Khi viết một bức thư tiếng Nhật, sẽ có 2 hình thức chính là Tatekaki – viết dọc và Yokokaki – viết ngang. Bố cục của bức thư sẽ được trình bày như thế nào cho đủ ? Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei đi tìm hiểu cách trình bày 1 lá thư bằng tiếng Nhật nhé.
Đối với người học tiếng Nhật, để viết được một bức thư, một email “đúng chuẩn” thật không phải điều đơn giản. Hãy cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu các quy cách, lối hành văn của người Nhật để vận dụng trong thư hỏi thăm hay thư xin việc nhé.
I. Chào hỏi đầu thư
Khi viết lời tựa mở đầu, người Nhật thường đề cập đến 5 chủ đề : Thời tiết, Hỏi thăm sức khỏe đối phương, Kể về tình trạng của mình, Xin lỗi vì đã lâu không liên lạc hoặc đơn giản cảm là cảm ơn và báo cho đối phương biết mình đã nhận được thư của họ và giờ viết hồi âm.
Tháng 1 |
|
Tháng 2 |
|
Tháng 3 |
|
Tháng 4 |
|
Tháng 5 |
|
Tháng 6, 7 |
|
Tháng 8 |
|
Tháng 9,10 |
|
Tháng 11 |
|
Tháng 12 |
|
(2)相手の健康を気づかう表現 – Hỏi thăm sức khỏe
- お元気ですか。
Anh/chị có khỏe không?
- いかがお過(す)ごしですか。
Dạo này anh/chị thế nào?
(3)自分の状況を伝える表現 – Trình bày về bản thân
- 私も元気にしています。
Dạo này mình cũng khỏe lắm.
- おかげさまで、元気に暮らしております。
Ơn trời là dạo này mình vẫn khỏe.
(4)手紙を受け取ったことを伝える表現 – Nói về việc đã nhận được thư.
- お手紙ありがとうございました。
Cảm ơn vì lá thư của bạn.
- お手紙うれしく頂戴(ちょうだい)しました。
Em đã nhận được lá thư của anh.
(5)長い間連絡をしなかったことを謝(あやま)る表現 – Xin lỗi vì một thời gian dài không liên lạc
- ご無沙汰(ぶさた)しております。
Xin lỗi vì đã không gửi thư cho anh trong suốt thời gian qua.
- 長い間のご無沙汰(ぶさた)、お許(ゆる)しください。
Xin hãy thứ lỗi cho tôi vì thời gian dài không liên lạc.
Lời tựa kết thư
Để tránh đột ngột khi kết thư và thể hiện thiện chí của mình, người Nhật thường rào đón cảm ơn trước hoặc gửi lời chào hỏi gia đình, dặn dò giữ gìn sức khỏe hay bày tỏ nguyện vọng được phúc đáp.
(1)お願いをする時の表現 – Khi nhờ vả việc gì
- まずはお願いまで。
Cảm ơn anh/chị trước.
- 誠に勝手なお願いですが、よろしくお願いいたします。
Chỉ là mong muốn cá nhân nhưng rất mong sẽ được anh giúp đỡ.
- 宜しくお取り計らい下さいますよう、よろしくお願いいたします。
Rất mong sẽ được ngài chiếu cố xem xét.
(2)相手先の家族へのあいさつ表現 – Gửi lời chào đến gia đình
- ご家族の皆様によろしくお伝えください。
Xin cho tôi phép tôi được gửi lời chào đến mọi người trong gia đình.
- **様にくれぐれもよろしくお伝えください。
Kính mong được gửi lời chào đến ngài **.
(3)相手先の健康を気づかう表現 – Nhắc nhở giữ gìn sức khỏe
- **厳しき折、お体ご自愛ください。(注:**には「寒さ」「暑さ」かを入れます)
Dạo này thời tiết khắc nghiệt, hy vọng anh/chị sẽ giữ gìn sức khỏe.
- ご健康をお祈りしております。
Chúc anh/chị có sức khỏe thật tốt.
- お元気で。
Mong anh/chị khỏe mạnh. - お寒さの折からお体をお大切に
Giữ gìn sức khỏe nhé, trời lạnh đấy!
(4)返事をもらいたいときの表現 – Mong được phúc đáp
- お返事お待ちしています。(注:相手と親しい場合)
Chờ thư bạn/anh/chị.
- お忙しいことと存じますが、お返事いたらければ幸いです。
Dù biết anh/chị rất bận nhưng tôi sẽ vô cùng vui sướng nếu nhận được hồi âm.
- 大変申し訳ありませんが、大至急お返事いただきたく、よろしくお願い致します。
Dù biết thế này là phiền cho anh/chị, nhưng rất mong có thể nhận được hồi âm sớm.
①Lời mở đầu | Lời đầu tiên ngay khi mở đầu bức thư. Thường dùng「拝啓(はいけい)」 hoặc 「前略(ぜんりゃく)」, có nghĩa là “Kính gửi…” trong thư trang trọng. Thân mật thì có thể dùng 「~さんへ」. |
②Lời chào đầu thư | Trước khi trình bày nội dung chính, người viết thường chào hỏi bằng những câu hỏi thăm sức khỏe, hay nói về tình hình thời tiết… |
③Nội dung chính | Đây là phần ta sẽ trình bày nội dung chính, mục đích chính của bức thư. Có thể mở đầu bằng các từ như「さて、」 hay「ところで、」. Đây là phần không có khuôn mẫu nhất định nào cả, hãy chú ý trình bày dàng đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng và mạch lạc càng tốt. |
④Lời chào kết thư | Để tránh đột ngột khi kết thư và thể hiện thiện chí của mình, người Nhật thường rào đón cảm ơn trước hoặc gửi lời chào hỏi gia đình, dặn dò giữ gìn sức khỏe hay bày tỏ nguyện vọng được phúc đáp. |
⑤Kết thư | Kết thư và Lời mở đầu bao giờ cũng đi thành cặp. 「拝啓」sẽ đi với「敬具(けいぐ)」、「前略」đi với「草々(そうそう)」. Tạm dịch phần này tương đương với “Trân trọng” trong tiếng Việt. |
⑥Ngày tháng | Thời gian ở đây là ngày bạn viết bức thư đó. Có thể viết thêm năm để cụ thể hơn. Thứ tự thời gian sẽ là 年 (năm)・月(tháng)・日(ngày)(Ví dụ:2016年7月14日). |
⑦Người gửi | Viết tên của bạn- người gửi thư ở phần này. |
⑧Người nhận | Viết tên của người nhận thư. ( chú ý sự khác biệt vị trí ở thư dọc và thư ngang). |