Giới thiệu tổng quan về đất nước và con người Philippines

Philippines có tên chính thức là Cộng Hòa Philippines, là một đảo quốc có chủ quyền tại Đông Nam Á. Philippine là một hòn đảo gồm 7.107 đảo và tổng diện tích xấp xỉ 300.000 kilômét vuông – quốc gia rộng lớn thứ 64 trên thế giới, có 36.289 kilômét bờ biển,  chiều dài bờ biển đứng thứ 5 thế giới. Philippines có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng sinh học ở mức độ cao. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về đất nước và con người ở quốc gia này bạn nhé!

Vị trí địa lý Philippines

Lịch sử hình thành đất nước Philippines

Lịch sử hình thành đất nước Philippines
Vào thế kỷ XIV-XVI, ở quàn đảo này đã hình thành các công quốc phong kiến. Ma-gien-lăng (1480-1521), người Tây Ban Nha gốc Bồ Đào Nha khám phá ra quần đảo Phi-líp-pin vào năm 1521 và đặt tên cho quần đảo này theo tên vua Phi-líp-pin từ giữa thế kỷ XVI, nhưng quần đảo này luôn bị người Hà Lan và hải tặc Mô-rô từ đảo Min-đa-nao quấy rối. Chế độ thuộc địa Tây Ban Nha tại Phi-líp-pin rất khắc nghiệt. Tuy thương mại phát triển, nhưng tăng trưởng kinh tế không phù hợp với hệ thống chính trị. Quần đảo có hệ thống quản lý cổ lỗ và chịu nhiều ảnh hưởng của dòng Tên (đây là Hội Giê-xu được lập năm 1534 ở Pa-ri với mục đích chống Tân giáo, năm 1773 Giáo hoàng giải tán, 1814 được khôi phục trở lại). Năm 1896, một cuộc khởi nghĩa chống lại ách thống trị của Tây Ban Nha nổ ra, kéo dài đến 1898, thành lập nước cộng hoà, nhưng không thành công, vì Mỹ đàn áp.
Sau cuộc chiến tranh giữa My và Tây Ban Nha, năm 1989, Phi-líp-pin bị nhượng cho Mỹ, nhưng sự cai trị của Mỹ vẫn phải dựa trên vũ lực, và trào lưu chống ngoại xâm vẫn tiếp diễn cho đến năm 1906. Sự hiện diện của Mỹ đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Phi-líp-pin vốn mang dấu ấn của cả nền văn hoá châu Á và của Thiên Chúa giáo Tây Ban Nha. Chính sách của Mỹ ở Phi-líp-pin đắn đo giữa hai việc: hoặc thúc đẩy, hoặc trì hoãn việc tự quản của người Phi-líp-pin. Năm 1953, lãnh tụ dân tộc Ma-nu-en Quê-dôn trở thành Tổng thống của Khối thịnh vượng Phi-líp-pin nửa độc lập. Cuộc xâm lược bất ngờ của Nhật (1941) vào Phi-líp-pin đã gây nhiều tổn thất về sinh mạng cho người Mỹ và người Phi-líp-pin. Nhật lập ra nước Cộng hoà Phi-líp-pin bù nhìn, nhưng sau khi Mỹ giành lại quần đảo, năm 1946, nước Cộng hoà Phi-líp-pin hoàn toàn độc lập, ra đời.
Từ năm 1953 đến 1957, Tổng thống Ra-môn Mác-sây-sây đã trấn áp và hoà giải với phong trào du kích cộng sản Húc-ba-la-háp, nhưng khi ông chết, chương trình cỉa cách ruộng đất cũng chem. Dứt. Sauk hi lên nắm quyền vào năm 1965, Phéc-đi-nan Mác-cốt đã thực hiện các dự án phát triển khoa trương trong khi bộ máy hành chính thật sự là một bộ máy tham nhũng. Mác0cốt đã viện cớ chiến tranh du kích để bào chữa cho các cuộc cách mạng, ủng hộ bà Cô0ra0dôn A0qui0nô, khi có hành động gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1986. Tổng thống A-qui-nô là bà quả phụ của người đứng đầu đảng đối lập đã bị ám sát theo lệnh của Mác-cốt (1983). Chính phủ của bà phải đối mặt với một số âm mưu đảo chính ở các năm 1986, 1889. Sự chống đối của các nhóm, trong đó có những người cộng sản và những người dân tộc chủ nghĩa theo đạo Hồi nổi lên từ những năm 70 đang còn là những ván đề của Phi-líp-pin.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1992, tướng Phi-đen Ra-mốt, Bộ trưởng bộ Quốc phòng, lên nắm quyền; trong cuộc bầu cử năm 1998, nhà đạo diễn điện ảnh G. E-xtơ-ra-đa được bầu vào cương vị Tổng thống nước cộng hoà này.
Liên minh cầm quyền hiện nay là ba đảng (LAMMP – Đảng Lao động Dân chủ – LDP, Liên minh những người dân tộc chủ nghĩa – NPC, Đảng quyền chúng Phi-líp-pin – PMP).
Tuy vậy, tình hình ở Phi-líp-pin vẫn chưa thực sự ổn định sau khi bầu Tổng thống. Ngày 23 tháng Tư năm 2000, bọn khủng bố Hồi giáo cực đoan A-bu-xay-áp đã tổ choc bắt cóc các nhà báo, các khách du lịch là người Anh, Pháp, Đức, ô-xtrây-li-a, Mã Lai và Phi-líp-pin tại một đảo của Ma-lai-xi-a làm con tin đưa về sào huyệt của chúng ở đảo Giô-lô, miền Nam Phi-líp-pin.
Cộng đồng thế giới hết sức bất bình trước hành động khủng bố này. Qua thương thuyết nhiều lần không xong,ngày 16 và 17 tháng Chính, Tổng thống G.E-xtơ-ra-đa đã quyết định cho quân đội tấn công vào sào huyệt của bọn khủng bố. Hầu hết các con tin đã được giải thoát; trừ con tin người Mỹ – G.Xkin-linh, 25 tuổi, mãi tới ngày 12 tháng Tư năm 2001 con tin này mới được giải thoát khỏi đảo Giô-lô.
Chính trường Phi-líp-pin vẫn căng thẳng sau 28 tháng cầm quyền của Tổng thống G.E-xtơ-ra-đa. Chính quyềnđịa phương buộc tội Tổng thống ăn hối lộ 8,7 triệu USD của các sòng bạc và đề nghị Quốc hội bầu Tổng thống trước thời hạn (với nhiệm kỳ 6 năm; ông E-xtơ-ra-đa phải đến năm 2004 mới hết nhiệm kỳ). Ngày 22 tháng Mười, ông E-xtơ-ra-đa dự định sẽ bầu Tổng thống trước thời hạn nếu nhân dân tán thành như vậy.
Sang tháng Mười Một năm 2000, phái đối lập đòi đưa ông ra xử trước toà án của Thượng viện vào đầu tháng Mười Hai, nhưng luật sư của ông cho rằng ông không phải ra toà, vì không đủ chứng cớ.
Tuy vậy, phái đối lập vẫn tổ choc biểu tình, bãi công, bãi thị, đòi ông từ choc, mặc dù toà án thượng viện công bố ông vô tội.
Tổng thống G. E-xtơ-ra-đa đã từ choc và bà G.M.Ô-rô-giô, Phó tổng thống, 53 tuổi đã chem. Chức tổng thống ngày 20 tháng Giêng năm 2001.
Ngày 14 tháng Năm năm 2001, Phi-líp-pin tiến hành bầu cử Thượng viện. Liên minh cầm quyền của bà Tổng thống đương nhiệm, M. A-rô-giô chiếm 8 ghế trên 13 ghế.

 Thể chế nàh nước Philippines

Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, chế độ lưỡng viện (từ năm 1987), đa đảng.

Hiến pháp được ban hành ngày 11 tháng Hai năm 1987.

Có 72 tỉnh và 61 thành phố đặc quyền.

Tổng thống và Thượng nghị viện gồm 24 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm, Tổng thống chỉ được một nhiệm kỳ. Quốc hội gồm 208 thành viên được bầu trực tiếp và khoảng 52 đại biểu của các dân tộc thiểu số do Tổng thống bổ nhiệm. Tổng thống cũng bổ nhiệm các thành viên Nội các.

Đô thị Philippines

Đô thị Philippines
Vùng đô thị Manila đông dân nhất trong số 12 vùng đô thị được xác định tại Philippines và là vùng đô thị đông dân thứ 11 trên thế giới. Theo điều tra dân số năm 2007, vùng đô thị Manila có dân số là 11.553.427, chiếm 13% tổng dân số toàn quốc. Đại đô thị Manila bao gồm cả các tỉnh lân cận (Bulacan, Cavite, Laguna, và Rizal) có dân số khoảng 21 triệu.
Tổng sản phẩm khu vực của Vùng đô thị Manila theo ước tính vào tháng 7 năm 2009 là 468,4 tỷ peso (theo giá so sánh 1985) và chiếm 33% GDP của quốc gia. Năm 2011, nó được xếp hạng là quần thể đô thị thịnh vượng thứ 28 trên thế giới và đứng thứ hai tại Đông Nam Á, theo PricewaterhouseCoopers.

Ngôn ngữ Philippines

Ngôn ngữ Philippines
Vào thời gian chuyển giao giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, liên tiếp diễn ra cách mạng Philippines; chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ; và Chiến tranh Philippines–Mỹ. Kết quả là Hoa Kỳ trở thành thế lực thống trị quần đảo. Vì vậy, tiếng Anh trở thành một trong những ngôn ngữ được nói nhiều nhất ở Philippines. Theo Hiến pháp Philippines 1987, tiếng Filipino và tiếng Anh là những ngôn ngữ chính thức của quốc gia này. Cả tiếng Filipino và tiếng Anh đều được sử dụng trong chính quyền, giáo dục, xuất bản, truyền thông, và kinh doanh. Philippines còn là quốc gia nói tiếng Anh tốt nhất Đông Nam Á.

Giáo dục Philippines

Giáo dục Philippines
Văn phòng thống kê quốc gia báo cáo rằng tỷ lệ biết chữ giản đơn là 93,4% và tỷ lệ biết chữ chức năng là 84,1% vào năm 2003. Tỷ lệ biết chữ đối với nam và nữ là ngang bằng.[52] Chi tiêu cho giáo dục là khoảng 2,5% GDP. Ủy ban Giáo dục Đại học (CHED) liệt kê 2.180 cơ sở giáo dục bậc đại học, 607 trong đó là trường công và 1.573 là trường tư. Trường học khai giảng vào tháng 6 và bế giảng vào tháng 3. Đa số các trường bậc đại học theo lịch học kỳ từ tháng 6 đến tháng 10 và từ tháng 11 đến tháng 3. Có một số trường nước ngoài với các chương trình học tập.[82] Đạo luật Cộng hòa số 9155 cung cấp khuôn khổ giáo dục cơ bản tại Philippines và quy định giáo dục tiểu học bắt buộc và giáo dục trung học miễn phí.
Một số cơ quan của chính phủ có liên hệ với giáo dục. Bộ Giáo dục quản lý giáo dục tiểu học, trung học, và phi chính thức; Cơ quan phát triển chuyên môn giáo dục và kỹ năng (TESDA) quản lý đào tạo và phát triển giáo dục trung cấp sau trung học; và Ủy ban giáo dục đại học (CHED) giám sát các trường bậc đại học và chương trình.

Con người Philippines

Con người Philippines
Cuộc sống của người dân Philippines dù khó khăn và bươn chải nhưng họ luôn đón nhận mọi điều với tinh thần vui vẻ. Họ không lo lắng, than vãn nhiều mà luôn có nụ cười nở trên môi. Chúng ta luôn cảm nhận được sự vui vẻ và hài lòng ẩn sâu trong đôi mắt biết cười của người dân thân thiện nơi đây.
Người dân Philippin rất dể kết bạn. Họ yêu thích sự vui vẻ. Ai cũng có thể hát và nhảy múa.
Mỗi người dân là một vũ công tuyệt vời, họ yêu thích các điệu nhảy đường phố. Nơi đây cũng nổi tiếng với nhiều lễ hội diễn ra : lễ hội Sinulog ở Cebu, lễ hội Hoa Panagbenga ỏ Baguio, lễ hội Aliwan Fiesta ở Manila…….Nhìn những cô gái nhảy múa với nụ cười hang say và trìu mến như muốn xích mọi người đến gần nhau hơn.
Và để dể dàng tham quan thắng cảnh, sopping, đi bơi, tham quan các hang động kì vĩ của đất nước ngàn đảo này các bạn có thể chọn cho mình một trong những phương tiện công cộng: Xe 3 bánh, xe Jeepny, xích lô, xe bus……là những hình ảnh quen thuộc mà bạn sẽ bắt gặp trên đường phố. Các anh tài xế cũng rất ư là thân thiện và thành thạo tiếng anh nên bạn tranh thủ dịp này tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân Philippines nhé.

Kinh tế của Philippines

Kinh tế của Philippines
Nền kinh tế quốc gia của Philippines lớn thứ 41 thế giới, theo ước tính, GDP vào năm 2013 là 272.207 triệu USD (2012 đạt 250.182 triệu USD và 2009 đạt 161.196 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Philippines bao gồm các sản phẩm bán dẫn và điện tử, thiết bị vận tải, hàng may mặc, các sản phẩm đồng, các sản phẩm dầu mỏ, dầu dừa, và quả. Các đối tác thương mại lớn của Philippines bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Hà Lan, Hong Kong, Đức, Đài Loan và Thái Lan. Đơn vị tiền tệ quốc gia là peso Philippines (₱ hay PHP).
Philippines là một quốc gia công nghiệp mới, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ dựa vào nông nghiệp sang dựa vào các ngành dịch vụ và chế tạo. Tổng lực lượng lao động trên toàn quốc là khoảng 38,1 triệu, lĩnh vực nông nghiệp sử dụng gần 32% lực lượng lao động song chỉ đóng góp 14% GDP. Lĩnh vực công nghiệp thu hút gần 14% lực lượng lao động và đóng góp 30% GDP. 47% lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực dịch vụ và đóng góp 56% GDP.
Kinh tế Philippines dựa nhiều vào kiều hối, nguồn ngoại tệ từ kiều hối vượt qua cả đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các khu vực phát triển không đồng đều, đảo Luzon mà đặc biệt là Vùng đô thị Manila giành được hầu hết tăng trưởng kinh tế so với các khu vực khác, song chính phủ có những bước đi để phân phối tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng đầu tư vào các khu vực khác của quốc gia. Bất chấp các hạn chế, các ngành dịch vụ như du lịch và gia công quy trình nghiệp vụ, được xác định là các khu vực có một số cơ hội tăng trưởng tốt nhất. Goldman Sachs xếp Philippines vào danh sách các nền kinh tế “Next Eleven”.

Văn hoá – xã hội của Philippines

Văn hoá – xã hội của Philippines
Số người biết đọc, biết viết đạt 94,3%, nam: 95%, nữ: 94,3%.
Mô hình giáo dục gần giống như của Hoa Kỳ. Hầu hết trẻ em đến tuổi đều được đến trường. Ở thành thị, phần lớn trẻ em theo học bậc trung học, trong bậc trung học có một năm dành cho huấn luyện quân sự. Các trường trung và đại học quản lý theo những quy tắc của đạo Thiên Chúa. Trường đại học Phi-líp-pin ở Qué-dơn Xi-ty là trường có uy tín thế giới.
Công tác chăm sóc y tế ở cả khu vực Nhà nước, tư nhân và tôn giáo đều tốt với những người có thu nhập cao. Trẻ em được tiêm chủng miễn phí.
Tuổi thọ trung bình đạt 66,58 tuổi, nam: 63,78, nữ: 69,8 tuổi.
Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: các khu nghỉ mát ở bãi biển, các khu phố cổ thời Tây Ban Nha đô hộ, núi lửa Ta-an, đảo Một trăm, đảo Vi-sa-y-a, các khu rừng nguyên thuỷ ở Min-đa-nao…
Trên đây là những thông tin tổng quan về đất nước Philippines do kosei.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều những thông tin hơn về đất nước này bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *