Thế giới ma quỷ đáng sợ trong truyền thuyết của Nhật Bản

Thế giới ma quỷ đáng sợ trong truyền thuyết của Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản ẩn chứa những truyền thuyết đáng sợ về ma quỷ đang chờ chúng ta cùng nhau khám phá.

Cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu nhé!

Thế giới ma quỷ đáng sợ trong truyền thuyết của Nhật Bản

Thế giới ma quỷ đáng sợ trong truyền thuyết của Nhật Bản

Thế giới loài ma ở Nhật Bản được chia ra làm 4 loại:

  • Obake: nghĩa đen là vật có khả năng biến hình,thay đổi hình dạng. Ám chỉ một thế giới siêu thường, phi thường. Nó bao gồm cả yokai và yurei và là từ được sử dụng chung khi nhắc tới ma Nhật Bản hoặc tất cả những vật có hình dáng kì quặc.
  • Yokai: Có thể hiểu là yêu quái.Khi nhắc tới yokai người ta thường liên tưởng tới trùm hình ảnh của những con yêu tinh,quái vật. Một vài con thì thật đáng sợ, một vài con vui nhộn, còn một số thì kỳ quái.Yokai thường xuất hiện lúc hoàng hôn, sẩm tối.
  • Yurei: Nghĩa đen là những linh hồn vật vờ,những hồn ma uể oải. Đó là linh hồn của những người chết nhưng vẫn vương vấn ở trần gian với mục đích là trả thù, báo thù.Yurei thường xuất hiện lúc 2, 3 giờ sáng.
  • Oni : là quỷ, có thể là những con quỷ ăn thịt người ghê sợ. Tưởng tượng về oni thường là một con vật gớm ghiếc với sừng và răng nanh,có thể nó trông coi cánh cửa địa ngục và tra tấn những kẻ phải xuống địa ngục.
    Dưới đây là 1 số loài ma quỷ truyền thuyết nổi tiếng ở Nhật Bản.

 

1. Yuurei :

Yuurei luôn xuất hiện trong bộ kimono trắng toát (katabira), là thứ mà người ta mặc cho người chết và chôn theo vào ngày xưa, không có chân.

Chúng cũng luôn đeo một miếng tam giác bằng giấy hay vải trắng trên trán.

Có một truyền thuyết liên quan đến Yuurei đó là truyền thuyết về cái giếng Okiku thuộc đất của lâu đài Himeji. Từng được kể trong Doraemon và một cảnh quay của phim “The Samurai”

 

 2. Rokurokubi

Hay còn được biết tới là Ma cổ dài.

Những con ma này đa phần là oan hồn của các cô gái trẻ, ăn chơi bị chết và không thể siêu thoát. Chúng thường hay xuất hiện tại những điểm ăn chơi và xa hoa để dọa nạt người đi đường.

Ban ngày, Ma cổ dài hiện thân là một cô gái bình thường nhưng về đêm, con yêu nữ này bắt đầu cho dài chiếc cổ của mình ra, linh động và mềm dẻo hơn. Chúng làm vậy để bí mật theo dõi và khiến người khác khiếp sợ, đặc biệt người bị dọa càng tham lam, càng tự kiêu và hám sắc, sự sợ hãi càng lớn.
Với những người đoan trang,  biết kiềm chế, con yêu nữ này không thể thực hiện được ma lực của mình.

 

3. Yuki Onna

Onna được miêu tả giống với con người hơn với một vẻ đẹp rất huyền bí.

Được gọi với cái tên Ma tuyết. Con ma này được miêu tả là một thiếu nữ cô đơn chết trong giá lạnh khi không có ai bên cạnh.

Yuki Onna xuất hiện vào những đêm có tuyết trong hình ảnh một cô gái xinh đẹp thường mặc một bộ kimono màu trắng với mái tóc đen dài và đôi môi đỏ, trong miệng lúc nào cũng gỉ máu và thổi những hơi lạnh khiến người qua đường mê man tâm trí.

Nếu ai vững tinh thần có thể bỏ đi, ai không vững sẽ lạc đường trong bão tuyết mà chết cóng.

4. Tengu

Tengu ( nghĩa là “thiên cẩu” ) Được mô tả như những sinh vật nửa người nửa quạ, các tengu sở hữu trên lưng một đôi cánh lớn với những lông vũ đen dài và bộ móng vuốt nhọn sắc. Là một trong những yêu quái nổi tiếng nhất ở Nhật Bản.

Tengu sống chủ yếu ở những vùng rừng núi và đôi khi được coi trọng như thần thánh. Một số người còn tin rằng tengu là cầu nối giữa con người với thế giới thần linh.

Cũng giống như nhiều loài yêu quái khác, chúng thích trêu chọc, lừa gạt con người. Nhưng khác với các yêu quái khác, tengu ít khi giết người để ăn thịt.

 

Tengu không thích những người kiêu ngạo và ích kỷ, nhưng chính chúng lại có tiếng là kiêu ngạo, thù dai và rất dễ bị xúc phạm.

5. Kappa

“Đất có thổ công, sông có hà bá” ​

Kappa (Hà Đồng) là một loại thủy quái trong truyền thuyết Nhật Bản. Nó cao cỡ một đứa trẻ bốn hoặc năm tuổi, và còn được gọi là Kawako ( Xuyên Tử – đứa con của sông). ​
Kappa có dạng giống khỉ hoặc ếch hơn là giống người. Kappa có mũi khoằm, mắt tròn, bốn chi có màng, năm ngón, có thể thay đổi màu sắc tùy theo môi trường, nhưng chủ yếu có màu xanh xám.

Sinh vật này luôn khiến mọi người khiếp sợ, vì lẽ, sự tò mò đối với thế giới con người, và những trò đùa nghịch tai quái của chúng thường gây ra những hậu quả không nhỏ. Chúng thích lật váy, hoặc kimono của phụ nữ lên, xì hơi ầm ĩ, hay tồi tệ hơn, là cướp cây trồng, bắt cóc trẻ em, … ​

Mặc dù rất đáng sợ, nhưng thực chất Kappa không có chủ ý hại ai cả, chúng chỉ tò mò và nghịch ngợm mà thôi.

Tengu – sinh vật ma quái trong truyền thuyết Nhật Bản

Tengu 天狗- Thiên cẩu tương truyền là một loài yêu quái cổ xưa của Nhật Bản. Cùng trung tâ tiếng Nhật Kosei tìm hiểu về Tengu qua những truyền thuyết cổ xưa để biết thêm về nền văn hóa thú vị của đất nước mặt trời mọc nhé.

Tengu- sinh vật ma quái trong truyền thuyết Nhật Bản

Trong nghệ thuật truyền thống, Tengu được miêu tả như là một sinh vật giống người với mỏ chim dài hoặc là cái mũi như cái mỏ, có cánh và lông đuôi sau lưng, móng vuốt ngón tay và ngón chân. Một vài bản vẽ kỳ quái thì chúng có móng có vảy, môi, tai nhọn, miệng đầy răng sắc nhọn, chân chim 3 ngón. Giống như những người quái vật khác, chúng thường được gắn kết với màu đỏ.Tuy có hình dạng khá giống người, tengu lại có cách sống khá giống loài chim. Chúng nở ra từ những quả trứng rất lớn và làm tổ ở các cây cổ thụ trên núi cao. Có điều lạ là hầu hết các truyện kể về tengu đều miêu tả chúng dưới hình dạng đàn ông. Tengu cái dường như không được nhắc đến.

Ở Nhật Bản, những di chỉ bằng hình ảnh về Tengu hiện có niên đại sớm nhất từ thế kỷ 6 – 7, cũng là thời điểm Phật giáo du nhập từ Hàn Quốc và Trung Quốc vào Nhật Bản, Tengu trong tiếng Nhật được cho là bắt nguồn từ Tian – Gou (Thiên Cẩu: phát âm theo tiếng Hán). Trong nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, Tengu được miêu tả như một sinh vật hình người với mỏ chim dài, có cánh và móng vuốt nên được gọi là “Karasu Tengu”, nghĩa là “Thiên Cẩu hình người mỏ quạ”.

Tuy nhiên, về sau, hình ảnh Tengu dần được nhân cách hóa qua hình dáng một đạo sĩ mũi dài, gọi là “Hanataka Tengu”, hay “Thiên Cẩu hình người mũi dài”. Có rất nhiều cách lý giải khác nhau thú vị về sự biến đổi này.Ban đầu Thiên cẩu được cho là chuyên dùng phép thuật để bắt cóc trẻ em và gây nên chiến tranh, để thuận tiện  hành động nên đã biến thành hình người  tuy nhiên dù đã biến thành người nhưng chiếc mõm dài của Thiên Cẩu vẫn lộ ra với cái bóng của mình, do vậy hình tượng Thiên Cẩu dù mang hình người nhưng có thêm chiếc mũi dài kỳ lạ.

Tengu vẫn được tôn trọng và e ngại bởi con người ngày nay. Những gương mặt có đôi mắt hoang dại của chúng có thể tìm thấy bất kỳ nơi nào tại Nhật bản, những ngôi đền, chùa trên núi thì được bảo vệ bởi những hình ảnh cầm kiếm của chúng, là hiện thân con người khao khát ở một nơi yên lành trong những ngọn núi hùng vĩ . Duy nhất một ngọn núi cùng tên Tengu ở thành phố cảng Otaru trên vùng Bắc Hải Đạo (Hokkaido), là nơi có đền thờ Thiên Cẩu với gương mặt khổng lồ và bộ sưu tập hơn 700 mặt nạ Thiên Cẩu đọc đáo từ khắp Nhật Bản.

Trong khu rừng trên đỉnh núi Tengu, có ngôi đền nơi thờ vị linh thần Thiên Cẩu. Mỗi khi lên đỉnh núi, người Otaru, đều đến đền thờ này và dùng tay vuốt chiếc mũi dài để gửi gắm lời khấn nguyện. Rất nhiều người bản địa lên đỉnh Otaru mỗi ngày để gửi gắm linh thần Thiên Cẩu các lời khấn, khiến chiếc mũi của thần đổi màu do bị xoa quá nhiều.

Bên cạnh đền thờ, đỉnh Otaru cũng sở hữu một không gian trưng bày độc đáo khác là bộ sưu tập mặt nạ Thiên Cẩu. Từ các mặt nạ Thiên Cẩu thường thấy xuất hiện trong kịch Nô đến các mặt nạ phục vụ lễ hội, thờ cúng, và trong cả các sáng tác mỹ thuật,…tất cả được sắp xếp liên hoàn, tạo nên một không gian đặc biệt ấn tượng với những khuôn mặt Thiên Cẩu mang đủ hình thái cảm xúc khác biệt, nơi người xem phần nào hiểu thêm về ngoại hình, tính cách và tích truyện thú vị của linh thần Thiên Cẩu xứ Phù Tang.

Aokigahara – Nơi hoàn hảo để tự sát

Được nhắc đến trong cuốn sách “Những hướng dẫn đầy đủ để tự vẫn” của nhà văn Wataru Tsurumui, Aokigahara được mệnh danh là khu rừng hoàn hảo để tự sát. Tìm hiểu Nhật Bản cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé.

Khu rừng "tự sát" - Aokigahara

Chúng ta luôn biết đến Nhật Bản với những cảnh đẹp thơ mộng, những lễ hội đặc sắc,…nhưng bên cạnh đó ở đất nước xứ Phù Tang này vẫn có những nơi hết sức kỳ bí.

Người Nhật luôn làm việc hết sức chăm chỉ và cần mẫn, nhưng có thể chính vì áp lực quá lớn từ công việc và học tập để hướng tới sự hoàn hảo mà tỷ lệ người tự tử ở Nhật đang tăng lên mỗi năm. Và ở trong cuốn sách “Những hướng dẫn đầy đủ để tự vẫn” của nhà văn Wataru Tsurumui, một trong nơi bí ẩn được biết đến là nơi hoàn hảo để chết đã được nhắc đến – đó là khu rừng Aokigahara.

Khu rừng Aokigahara nằm ở phía Tây Bắc của núi Phú Sĩ – nó có một lịch sử ghê rợn và đáng sợ đến mức người ta gọi nó là khu rừng tự sát. Theo báo cáo của chính phủ Nhật Bản, Aokigahara là nơi có số lượng người tự tử lớn thứ hai trên thế giới, sau cây “cầu tự tử” Golden Gate, ở San Francisco của Mỹ.

Mỗi năm có khoảng 100 người tự tử thành công ở đây, có nghĩa là cứ 3-4 ngày là có một người tự tử.

Khu rừng rộng khoảng 3500 héc ta, được bao phủ trọn vẹn trong những lùm cây rậm rạp. Với địa hình rất hiểm trở và kỳ lạ ở nơi đây có rất ít loài động vật sinh sống nên nó thường tạo ra cảm giác vắng lặng và trống trải rất kì lạ.

Năm 2016, để tái hiện lại sự đáng sợ của khu rừng này, các nhà làm phim Mỹ đã cho ra mắt bộ phim kinh dị “The Forest”. Bộ phim kể về người em gái vào rừng Aokigahara để tìm lại người chị mất tích của mình và cô đã khám phá ra những bí ẩn rợn người. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về khu rừng, bạn hãy xem thử bộ phim này để hiểu hơn về khu rừng dưới góc độ điện ảnh.

Càng đáng sợ hơn là khi bạn rơi vào tình trạng nguy hiểm trong khu rừng, bạn không thể sử dụng được các thiết bị điện tử để cầu cứu. Bởi lẽ ở dưới lòng đất của khu rừng này có rất nhiều quặng sắt, làm thay đổi từ trường vì vậy nên các thiết bị di động thường bị nhiễu sóng và mất sóng. Vì vậy, những người du lịch và tình nguyện viên vào đây thường phải sử dụng băng dính và dây màu để đánh dấu lại đường đi.

Do tỷ lệ tự tử ở đây quá cao nên trong những năm gần đây, chính quyền địa phương đã không công bố về số liệu những người tự tự tại rừng Aokigahara. Nhưng những con số không chính thức vẫn được lan truyền trên các trang mạng. Người địa phương thường xuyên nhìn thấy cảnh người nhà vào trong rừng để tìm người thân của mình.

Để cố gắng giảm con số tự tử này, chính quyền Nhật Bản đã thực thi rất nhiều biện pháp khác nhau. Họ cho lắp đặt các máy quay an ninh tại lối vào của khu rừng, tăng nhân viên an ninh và tình nguyện viên và xem rất kĩ lưỡng những người mang theo vật dụng như lều vào rừng vì rất có thể họ sẽ dùng nó làm dụng cụ để tự tử.

Không những thế, ở xuyên suốt khu rừng được dựng lên các biển với những lời nhắn như: “Hãy suy nghĩ cho gia đình và con cái của bạn” hay “Mạng sống của bạn là món quà mà bố mẹ bạn trao tặng” nhằm giúp những người có ý nghĩ tự tử khi đến đây sẽ suy nghĩ lại về quyết định của mình.

Nhờ các biện pháp tư vấn và giáo dục, các nhà chính trị Nhật Bản đang làm mọi cách để giảm tỷ lệ tự tử ở đây. Nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, chỉ khi nào điều kiện kinh tế được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp giảm và mọi người có công việc ổn định thì nạn tự sát mới có thể giảm được. Và cho đến khi ấy, khu rừng Aokigahara vẫn sẽ là một địa điểm lý tưởng để người ta tìm đến cái chết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *