Ngành công nghiệp điện ảnh xứ chuột túi bước sang tuổi 110 năm nay và ghi dấu ấn với những tác phẩm được cả thế giới biết đến như “The Piano” hay loạt phim “Mad Max”. Và để biết thêm những bộ phim hay nhất của Úc thì bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Animal Kingdom (2010)
Một bộ phim tội phạm giới thiệu rằng các nhà làm phim Úc đang lên đó với những người giỏi nhất trong thể loại này. Khi được thả, Animal Kingdom được ca ngợi với sự ca ngợi quan trọng, với tất cả các buổi biểu diễn, và Jacki Weaver là bà của nhân vật chính nói riêng, được ca ngợi. Câu chuyện được lấy cảm hứng từ những sự kiện thực tế của gia đình Pettingill ở Melbourne. Nó tập trung vào 17 năm tuổi Joshua Cody, người cuối cùng đã tham gia với một gia đình tội phạm khét tiếng sau khi mẹ anh, người trước đó cũng đã tham gia với gia đình, chết vì quá liều heroin. Một câu chuyện phức tạp nhưng hấp dẫn cho thấy các sắc thái khác nhau của thế giới ngầm hình sự cùng với nỗ lực của cảnh sát tiếp tục bên cạnh nó.
Max Mad (1979 – 2014)
Ra mắt hồi tháng 5, Mad Max: Fury Road gây sốt với người hâm mộ thế giới. Cách đây hơn 35 năm, tập đầu tiên của loạt phim kinh điển chào đời với tên Mad Max (1979) cũng làm khuynh đảo ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầu. Có sức sống hơn 40 năm, mỗi tập trong loạt phim bốn phần của đạo diễn George Miller đều được coi là những đỉnh cao gây ảnh hưởng tới dòng phim hành động hậu tận thế (postapocalyptic).
Trước khi công chiếu ở hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập bốn mở màn ấn tượng ở Liên hoan phim Cannes. Tờ The New York Times viết: “Đạo diễn Miller chứng minh rằng bom tấn không chỉ có tiềm năng trở thành nghệ thuật mà còn có tính đột phá về tầm nhìn”. Bộ phim hành động hạn chế không sử dụng công nghệ đồ họa vi tính, dùng diễn viên đóng thế cho các cảnh mạo hiểm hoành tráng mang lại hơn 350 triệu USD doanh thu. Hiện các nhà làm phim lên kế hoạch sản xuất tập năm mang tên Mad Max: The Wasteland.
The Babadook (2014)
Bộ phim kinh dị, tâm lý kể về hai mẹ con đơn thân bị ám ảnh bởi một nhân vật từ truyện tranh thiếu nhi. Khi ra mắt ở Liên hoan phim Sundance, phim được giới phê bình và công chúng Bắc Mỹ cũng như châu Âu đón nhận nồng nhiệt. Stephen King – nhà văn người Mỹ nổi tiếng về thể loại kinh dị và giả tưởng – gọi tác phẩm này là “rất đáng sợ” với ý khen ngợi. William Friedkin – đạo diễn phim kinh dị phim The Exorcist – chia sẻ: “Thế giới từng có Psycho, Alien, Diabolique và giờ có The Babadook”.
Nhà phê bình gạo gội người Anh – Mark Kermode – coi phim là tác phẩm yêu thích năm 2014 của bản thân. Tim Teeman của Daily Beast chia sẻ rằng tác phẩm thực chất nói về những hệ quả của cái chết tới người thân còn sống. Phim độc lập có ngân sách hai triệu USD mang lại gần 10 triệu USD doanh thu.
Samson và Deliah (2009)
Mô tả chân thực cảnh sống của thổ dân nơi hoang mạc xa xôi, bộ phim đầu tay của đạo diễn kiêm nhà biên kịch Warwick Thornton lập tức được thế giới biết đến. Ra mắt ở Cannes 2009, Samson và Deliah sau đó giành giải Camera Vàng của liên hoan phim.
Tác phẩm đánh động xúc cảm công chúng khi kể về hành trình hai thiếu niên thổ dân 14 tuổi ở sa mạc đánh cắp xe hơi rồi bỏ trốn khỏi cảnh sống khốn khó ở vùng sa mạc hoang vu. Chuyên trang Rotten Tomatoes tổng hợp 48 bài điểm phim của giới phê bình quốc tế, đưa ra ý kiến đồng thuận: “Bộ phim có bối cảnh đẹp xao xuyến, diễn xuất tự nhiên và những khung hình hoàn hảo này giới thiệu với khán giả bức tranh chân thực về Australia”.
The Adventures of Priscilla, Queen of the Desert (1994)
Chuyện phim kể về chuyến phiêu lưu của hai chàng trai thích mặc đồ nữ sặc sỡ và một phụ nữ chuyển giới. Không chỉ là một trong những phim đáng xem nhất về chủ đề đồng tính, phim của đạo diễn Stephan Elliot còn được công nhận là tác phẩm hiếm hoi đưa phim Australia được biết rộng rãi ở thị trường thế giới. Phim được giới phê bình tung hô nồng nhiệt và ăn khách ở Australia cũng như nước ngoài.
Cùng Young Einstein (1988), Sweetie (1989), Strictly Ballroom (1992), phim góp phần khiến điện ảnh chính thống Australia nổi lên với phong cách “kỳ quái”, “cực đoan”.
The Piano (1993)
The Piano là sản phẩm hợp tác Australia, New Zealand và Pháp. Phim không đơn thuần là tác phẩm được chính phủ Australia đầu tư ngân sách lớn mà còn là câu chuyện hình ảnh phản ánh văn hóa đặc trưng châu Đại Dương (Australia và New Zealand) giữa thế kỷ 19.
Phim kể về một người đàn bà câm từ Scotland di cư sang châu Đại Dương sống cùng người chồng mới là một địa chủ. Sống trong khu rừng bên những thổ dân bản địa, bị day dứt giữa tình yêu và dục vọng, người đàn bà phương Tây luôn bị ám ảnh với cây đàn dương cầm.
Sau khi ra mắt, tác phẩm thành công cả về doanh thu lẫn chất lượng nghệ thuật. Phim thu về 140 triệu USD toàn cầu, trong khi kinh phí là bảy triệu USD. Ngoài giải Cành Cọ Vàng ở Liên hoan phim Cannes, The Piano cũng mang về cho bộ đôi Holly Hunter và Anna Paquin giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc” và “Nữ diễn viên phụ xuất sắc” ở Oscar. Tác phẩm đưa tên tuổi nữ đạo diễn Jane Campion thành một trong những nhà làm phim hàng đầu thế giới.
Crocodile Dundee (1986)
Đây là phim đầu tay của đạo diễn Peter Faiman, chuyển thể từ một đoạn quảng cáo mô tả thiên nhiên hoang dã xứ chuột túi. Tác phẩm kể về một chàng Tarzan kiểu Australia (Paul Hogan thủ vai), vốn là một tay săn cá sấu trong một khu rừng rậm. Vì yêu nữ nhà báo Mỹ, chàng người rừng ngây thơ sang New York tìm cô và gặp nhiều bỡ ngỡ ở đô thị hiện đại.
Đây là một trong những phim hài Australia được biết đến rộng rãi, với những chi tiết như chiếc mũ kiểu Akubra, con dao đầy uy lực và những lời thoại hài hước kiểu Australia. Hồi ra mắt, Crocodile Dundee đánh bại phim Top Gun của Tom Cruise giành vị trí quán quân doanh thu Bắc Mỹ năm 1986.
Evil Angels (1988)
Chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên, Evil Angels là một trong những dự án đắt đỏ và công phu nhất từng được ghi hình ở Australia. Phim quy tụ 350 nhân vật có lời thoại và 4.000 diễn viên quần chúng. Trong phim, Meryl Streep vào vai một người vợ có con gái chín tuần tuổi biến mất và cô bị nghi ngờ sát hại con.
Diễn xuất của minh tinh và bạn diễn Sam Neill thuyết phục giới chuyên môn, công chúng. Cố phê bình gia Roger Ebert nhận định: “Meryl Streep khiến người xem thấy rõ một phụ nữ Australia khôn ngoan và luôn không cho người ngoài biết bà ta nghĩ gì trong lòng”. Tháng 6/2008, phim được Viện phim Mỹ xếp thứ chín trong danh sách Ten Top Ten (10 phim hay nhất ở 10 thể loại khác nhau).
Young Einstein (1988)
Lấy hình mẫu nhà khoa học Albert Einstein, phim hài hước xoay quanh một nhà vật lý học lập dị, sáng tạo ra nhạc Rock and Roll và môn lướt ván. Tác phẩm này do nhà làm phim có biệt danh Yahoo Serious – một cây hài ở Australia – đạo diễn và thủ vai chính. Tác phẩm ăn khách mang không khí hài hước, kỳ quặc như tên gọi của nhà làm phim.
Sau khi ra mắt, kiểu tóc xoăn lập dị của Yahoo Serious trong phim trở thành hiện tượng truyền thông, lên bìa tạp chí Times và giúp anh mở ra chương trình giải trí riêng mang tên Yahoo Serious trên kênh MTV.
Picnic at Hanging Rock (1975)
Chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên năm 1967, Picnic at Hanging Rock kể về chuyến dã ngoại của bốn nữ sinh Melbourne ra ngoại ô nhưng gặp chuyện huyền bí. Ngoài cốt truyện hấp dẫn, bộ phim tâm lý rùng rợn cũng quảng bá phong cảnh hoang dã, đẹp như tranh của xứ chuột túi.
Đây cũng là tác phẩm điện ảnh có tác động lớn đến nền du lịch Australia khi có nhiều người muốn được trải nghiệm như bốn cô gái sau khi xem phim.
The Story of the Kelly Gang (1906)
Bộ phim dài đầu tiên của thế giới được ghi hình không phải ở Mỹ hay Pháp mà là ở Melbourne – Australia. Được chuyển thể từ truyện dân gian cùng tên, The Story of the Kelly Gang đánh dấu sự ra đời của nền điện ảnh Australia. Phim kể về một anh hùng lục lâm nổi tiếng bản địa.
Có thời lượng hơn một tiếng, tác phẩm được làm trên bản phim dài hơn 1.000 mét (dài kỷ lục so với hồi điện ảnh mới khai sinh). Sự kết hợp giữa công nghệ làm phim hồi đầu thế kỷ 20 và kỹ thuật kể chuyện mới mẻ đã giúp ngành công nghiệp điện ảnh Australia trở thành một môi trường năng động và cấp tiến.
Romper Stomper (1992)
Một bộ phim khác của Russell Crowe từ những ngày anh tạo ra những làn sóng trong cảnh quay phim Úc. Các bộ phim tội phạm đã được phổ biến trong suốt lịch sử điện ảnh Úc, và niềm đam mê của họ với thể loại này đã khiến họ sản xuất một số phim hay nhất trên thế giới. Romper Stomper theo sau một nhóm người phát xít mới trong một vùng ngoại ô màu xanh da trời Melbourne, những người đang bị quấy rầy theo cách mà khu phố của họ đang thay đổi. Đó là một vai diễn thô lỗ của cuộc sống, khai thác và sự sụp đổ cuối cùng của họ. Những gì tội phạm Úc làm tốt hơn so với nhiều bộ phim khác là nhân vật và phát triển nhóm, tất cả trong khi cốt truyện và diễn xuất phát triển một cách tự nhiên. Bộ phim này cảm thấy rất chân thực, điều này làm cho nó vang dội với người xem hơn nữa.
Trên đây là những bộ phim hay nhất màn ảnh Úc do kosei.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những bộ phim chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có một kỳ nghỉ thú vị và ý nghĩa nhé!