Tổng hợp phim điện ảnh Tây Ban Nha hay nhất màn ảnh

Mặc dù không ồn ào như mỗi khi nhắc đến Hollywood nhưng phim điện ảnh Tây Ban Nha lại có một vị trí riêng trong tim người hâm mộ, bởi sức hấp dẫn nằm ở kịch bản thông minh, quay phim ấn tượng và âm thanh độc đáo. Hãy cùng chúng tôi điểm qua top 10 bộ phim hay nhất của màn ảnh Tây Ban Nha qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Julia’s Eyes (2010)

Julia’s Eyes (2010)
Julia’s Eyes là một phim tâm lý hồi hộp xoay quanh Julia – một phụ nữ đang dần mất đi thị lực. Cùng lúc đó, cô bỗng nhận được tin em sinh đôi, người cùng chia sẻ với cô một căn bệnh di truyền hiếm gặp, vừa tự sát. Biết rõ em gái không bao giờ muốn kết liễu bản thân, Julia quyết tâm truy lùng kẻ đã ra tay giết người.
Đạo diễn Oriol Paulo chính là người đã chắp bút cho kịch bản Julia’s Eyes. Các tình tiết trong bộ phim đều được sắp xếp lắt léo theo kiểu mê cung: không rõ mình đang đứng ở đâu và chuẩn bị dẫm phải cái gì. Khán giả cũng như nhân vật chính đều sẽ không biết phải tin ai trong suốt cuộc thám hiểm. Ngay cả khi tên bệnh hoạn đã lộ mặt thì người xem vẫn phải nín thở chờ đón những gì xảy ra tiếp theo.
Nhờ nội dung hấp dẫn; tiết tấu dồn dập, nhiều nút thắt; diễn viên nhập vai tốt, đặc biệt là nữ chính, Julia’s Eyes xứng đáng là cái tên đầu tiên ở danh sách này.

The Hidden Face (2011)

The Hidden Face (2011)
Tại thủ đô Bogota, nơi mà Adrian (do Gutierrez thủ vai), quay trở về hồi hương từ Tây Ban Nha để sáng tác nhạc giao hưởng. Nhưng cuộc sống không chỉ đơn giản là bảy nốt thăng trầm, mà anh ta còn phải sống với sự thật rằng cô bạn gái Belen (Lago) bỗng dưng mất tích một cách đột ngột, nhẹ nhàng như thể cô ta bốc hơi vào không khí.
Trong thời khắc cô đơn, chàng nhạc sĩ lại vô tình rơi vào vòng tay ấm của một cô gái bán quán ăn đêm tên Fabiana (Garcia). Cả hai nhanh chóng lao vào nhau như định mệnh đã đặt sẵn số phận này cho họ. Chuyện trở nên phức tạp khi cô người yêu mới chuyển đến ở cùng anh và phát hiện ra những sự kiện kì lạ trong nhà.
The Hidden Face đem đến cho người xem rất nhiều cảm giác lẫn lộn. Nửa đầu phim có bầu không khí lạnh lẽo, u ám với những tình huống khiến cho ta có cảm tưởng như đang lạc vào một căn nhà bị ám. Nhưng nửa sau của phim thì chuyển hẳn sang thể loại tâm lí, với những trường đoạn đối đầu căng thẳng, khó lường.

The Skin I Live In (2011)

The Skin I Live In (2011)
The skin I live in mở đầu bằng màn thuyết trình về công nghệ cấy da mới mà bác sỹ phẫu thuật Robert Ledgard (Antonio Banderas) phát minh. Nơi ở của Robert cũng chính là nơi nghiên cứu và điều trị bệnh nhân. Dù không kể rõ chi tiết nhưng khán giả cũng có thể lờ mờ hiểu được, Vera (Elena Anaya), người phụ nữ đang bị giam giữ trong một căn phòng đặc biệt chính là kết quả của công trình thí nghiệm cấy da mà Robert đang theo đuổi. Bắt đầu từ đây, quá khứ bí mật của từng người mới dần được hé mở.
Bên cạnh những yếu tố quen thuộc trong phim của Pedro Almodovar trước đây như sự cô đơn, phản bội, lòng khát khao, tình dục, bí mật cần khám phá và cái chết, ông còn đưa vào The skin I live in tính ly kỳ, rùng rợn thông qua y học và một chút khoa học giả tưởng.
Hồi hộp và vô cùng đặc sắc, bộ phim không chỉ đem đến những trường đoạn căng thẳng, nghẹt thở mà còn chứa trong đó nhiều triết lí về tình yêu, hận thù và dục vọng. Đặc biệt, phim khiến khán giả cực kỳ sửng sốt trước chi tiết quan trọng được tiết lộ ở đoạn cuối. Nó vừa tàn nhẫn lại vừa chua xót.

Sleep Tight (2011)

Sleep Tight (2011)
Nội dung phim xoay quanh Cesar một người đàn ông cô đơn, luôn tự nhủ rằng mình không hạnh phúc nên muốn người khác cũng phải rơi vào cảnh tương tự. Cesar làm lễ tân ở một tòa chung cư, và một cô gái trẻ tên Clara đã rơi vào tầm ngắm của hắn.
Hằng đêm, ông ta chui vào gầm giường của cô gái trẻ, chờ cô ta thiếp đi rồi đánh thuốc mê, sau đó mặc sức làm cái việc mà đàn ông vẫn thường làm. Những buổi sáng sau đó khi thức dậy, Clara cảm thấy những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Liệu cô có kịp nhận ra điều tệ hại đang xảy đến với mình trước khi quá muộn?
Đây là một trải nghiệm điện ảnh có thể sẽ khiến bạn… không còn xem nhà mình là nơi an toàn nhất nữa. Phim hoàn toàn không sử dụng jump-scare để hù dọa khán giả mà khai thác khía cạnh bệnh hoạn trong tâm lí của một người đàn ông rồi biến nó thành nỗi ám ảnh khá dị về sự rình mò, khủng bố tinh thần và sự cô đơn.

The Body (2012)

The Body (2012)
Sở hữu một cốt truyện phức tạp, mạch phim dồn dập ngay từ những phút đầu, bạn sẽ bị The Body dẫn dắt từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và kết thúc bằng một cú knock-out ở cuối phim.
Phim mở đầu bằng hình ảnh tay bảo vệ già chạy thục mạng xuyên cánh rừng giữa đêm hôm khuya khoắt. Trong lúc vội vã băng qua đường, ông bị chiếc ô tô đi ngang đâm phải. Nhận được tin báo, thanh tra Jaime Pena (Jose Coronado) cùng đồng đội lập tức tới hiện trường tìm hiểu. Họ phát hiện tay bảo vệ đang trực đêm tại một nhà xác thuộc viện pháp y thì bỗng dưng hốt hoảng bỏ chạy khỏi đấy. Ngay trước đó, chính ông ta đã gọi điện cầu cứu cảnh sát do nhìn thấy… hiện tượng lạ xảy ra ở phòng lưu trữ tử thi.
Bộ phim tiếng Tây Ban Nha này gây tiếng vang lớn đến nỗi nó được nhiều nước mua lại tác quyền để tiến hành remake, trong đó có Hàn Quốc với phiên bản The Vanished (tựa Việt: Xác Chết Trở Về) do đạo diễn Lee Chang Hee cầm trịch.

Palm Trees in the Snow (2015)

Palm Trees in the Snow (2015)
Chuyển thể từ tiểu thuyết của tác giả Luz Gabas, “Palm Trees In the Snow” kể chuyện tình lãng mạn và bi thương trên hòn đảo châu Phi thời thực dân Tây Ban Nha dần sụp đổ.
Palm Trees in the Snow mở màn bằng đám tang ông Jacobo (Alain Hernández đóng) tại quê hương phía Bắc Tây Ban Nha đầy tuyết. Con gái ông, Clarence (Adriana Ugarte), trong lúc dọn dẹp kỷ vật đã tìm thấy một mẩu thư cũ nói về việc chuyển tiền thường xuyên của cha và chú mình tới Guinea cho một người phụ nữ nào đó. Cô lên đường tới hòn đảo châu Phi xa xôi, lần ngược về quá khứ, để tìm câu trả lời cho những bí mật gia đình tưởng chừng đã bị thời gian che phủ.
Chi ngân sách lớn, phim tạo ra được một số khuôn hình bắt mắt về mặt hình ảnh. Khung cảnh tuyệt đẹp của hòn đảo châu Phi lướt qua từng khung hình với rừng cọ, đồn điền ca cao, eo biển sóng vỗ trên nền nhạc guitar rạo rực. Kết quả này ghi nhận nỗ lực làm việc nhiều ngày của êkíp hơn 70 diễn viên và 2000 thành viên kỹ thuật Tây Ban Nha.

Boy Missing (2016)

Boy Missing (2016)
Một cậu bé câm điếc được phát hiện đang đi lang thang trong rừng với gương mặt đầy máu. Mẹ cậu, một luật sư nổi tiếng vô cùng yêu con quyết tâm tìm ra sự thật. Trong khi cảnh sát đang xác định xem kẻ mà Victor nhận diện có phải là hung thủ bắt cóc và hành hạ cậu hay không, thì bà mẹ đã lên kế hoạch trả thù trước. Chuyện trở nên khó lường khi một vụ án giết người xảy ra và khiến mọi chuyện trở nên phức tạp.
Boy Missing có mở màn chậm rãi xoay quanh một vụ mất tích tưởng chừng khá đơn giản. Tuy nhiên, nửa sau phim diễn ra vô cùng hồi hộp, căng thẳng trong cuộc chay đua che giấu tội lỗi và một kết thúc hoàn toàn bất ngờ.
Phim lấy cảm hứng từ câu chuyện về những bà mẹ sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ con. Nhưng không giống như phim Hollywood với hình ảnh những bà mẹ chân yếu tay mềm trở thành anh hùng tiêu diệt kẻ xấu, Boy Missing đem đến một khía cạnh khác khác, khi người mẹ vì thương con mà rơi vào vòng phạm pháp.

The Invisible Guest (2016)

The Invisible Guest (2016)
Cái chết của người tình trong căn phòng khép kín làm cho Adrian – một doanh nhân trẻ bị khép vào diện tình nghi số một. Trong thời gian ngắn ngủi được tại ngoại, Adrian buộc lòng phải kể lại đầu đuôi sự tình với Virginia Goodman – một nữ luật gia có khả năng giúp đỡ thân chủ đối phó với sự tra hỏi của công tố viên khi đứng trước tòa.
The Invisible Guest là một trong những bộ phim hình sự, tội phạm đúng nghĩa được ra mắt trong thời gian gần đây. Không sa đà vào những tình tiết lê thê, thừa thãi, tác phẩm của đạo diễn Oriol Paulo tập trung xây dựng một cuộc đấu trí cân não.
Trên đây là những bộ phim điện ảnh hay nhất của màn ảnh Tây Ban Nha do kosei.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thời gian thư giãn với những bộ phim hay bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *