Top 11 điều cần biết về du học Nhật Bản

Du học là một trong những giải pháp tốt nhất cho bất cứ ai muốn phất triển bản thân. Đặc biệt du học tại một đất nước tiên tiến như Nhật Bản, vừa có không khí trong lành, mọi thứ tiện lợi và hiện đại từ cửa hàng tự động đến phương tiên đi lại, con người thì lại rất thân thiện, có truyền thống văn hóa đặc sắc, các địa danh nổi tiếng. Ngoài ra, phương pháp giáo dục ở đây cũng rất khác biệt. Vì vậy, nơi đây chính là điểm đến lý tưởng của các du học sinh. Nhưng bạn đã biết gì về du học Nhật Bản chưa, sau đây kosei.edu.vn  tổng hợp giúp các bạn Top 11 điều cần biết về du học Nhật Bản

1. Du học là gì?

Du học là gì? 
Du học là gì?

Quan niệm về du học

Du học là việc đi học ở một nước khác nước hiện tại của người học đang sinh sống nhằm bổ sung thêm kiến thức, ngành nghề nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của bản thân hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức tài trợ.

Ngoài ra, còn có du học tại chỗ:  Là một hình thức đào tạo học tập mà học viên được theo học chương trình đào tạo ở nước ngoài mà không cần phải đến nước đó.

Các hình thức đi du học:

Các hình thức đi du học
Các hình thức đi du học

Có nhiều loại du học trong đó thường có hai kiểu đó là du học tự túc và du học do nhận được học bổng. Trong đó du học do nhận học bổng bao gồm học bổng bán phần, học bổng toàn phần và học bổng do sự hợp tác của chính phủ.

Học bổng là khoản tiền được cấp cho một học sinh, sinh viên, học viên,… để giúp họ học tiếp trong một trường nào đó. Trường, tổ chức khác, hay cá nhân cấp học bổng vì nhiều lý do, ví dụ tài năng trong thi cử hay thể thao, hay khó khăn về tài chính của sinh viên. Tiêu chuẩn cấp học bổng thường phản ánh mục đích của người cho. Học bổng được trao nhằm khuyến khích các học sinh, sinh viên cố gắng học tập.

Mục đích và lợi ích của việc đi du học:

Mục đích và lợi ích của việc đi du học:
Mục đích và lợi ích của việc đi du học

Bổ sung cho những kiến thức hiện đại, ngành nghề, môi trường đào tạo mà trường lớp trong nước còn thiếu hoặc yếu kém

  • Tăng kỹ năng sử dụng ngoại ngữ:

Mọi hoạt động, giao tiếp hay học tập của bạn đều cần tiếng Anh hay tiếng đang được sử dụng tại nước mà bạn đang theo học. Khi bạn chăm chỉ giao tiếp và học hỏi thì kỹ năng ngoại ngữ của bạn cũng tăng theo. Việc thông thạo ngoại ngữ trong thời đại hiện nay sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội trong cuộc sống và nghề nghiệp.

  • Nâng cao được kiến thức, kỹ năng.

Kiến thức bạn có được khi đi du học sẽ giúp bạn nhiều ở tương lai. Nhưng, kiến thức vẫn là chưa đủ mà còn cần đến những kỹ năng. Kỹ năng nghề nghiệp là điều mà các công ty cần ở một người tốt nghiệp đại học. Và khi đi du học, bạn có nhiều cơ hội để không những “học” mà còn được “hành” để hình thành những kỹ năng cần thiết.

  • Sống trong một môi trường đa văn hóa.

Khi đi du học bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều sinh viên quốc tế thì bạn sẽ có cơ hội biết thêm nhiều nền văn hóa khác nhau. Mỗi đất nước có những bản sắc văn hóa riêng và thật thú vị khi bạn được chứng kiến, được tham gia hơn là việc chỉ nghe, nhìn qua truyền hình.

  • Mở rộng tầm nhìn.

Được đi, được học thì tầm nhìn của bạn không còn gói gọn trong không gian chật hẹp nữa. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” mà. Nhìn một vấn đề, một sự việc trong cái nhìn đa chiều sẽ tốt hơn là trong một không gian chật hẹp.

  • Thay đổi thái độ, thói quen, hành vi.

Những thói quen như phân loại rác, hạn chế dùng còi xe (nếu đi ô tô hay xe máy) hoặc giảm tiếng ồn ở nơi công cộng ở nước ngoài buộc bạn phải nhìn lại bản thân để thay đổi. Đến một lúc nào đó, nó sẽ trở thành thói quen cho chính bạn và đây là điều cần duy trì thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi.

  • Kết nối giáo sư, bạn bè.
Kết nối giáo sư, bạn bè khi du học
Kết nối giáo sư, bạn bè khi du học

Sau một học kỳ hay một năm học, mọi việc có thể khép lại về mặt thời gian và kế hoạch nhưng sẽ vẫn được tiếp tục duy trì, củng cố và thậm chí là sâu đậm hơn nếu bạn cởi mở hơn trong việc tiếp xúc, giao lưu với giáo sư, bạn bè. Bạn sẽ học thêm được nhiều điều hay khi bạn có những người thầy nhiệt tình và những người bạn chân tình.

  • Bằng cấp tốt.

Cho dù có nhiều ý kiến đánh giá trình độ thật là bằng cấp nhưng sở hữu được một tấm bằng đại học hoặc sau đại học ở nước ngoài thì đó là mơ ước của rất nhiều người.

  • Cơ hội mới, ý tưởng mới.

Cơ hội trong nghề nghiệp, trong cuộc sống sẽ đến với bạn nếu như bạn đã tích lũy được cả kiến thức tốt và kỹ năng giỏi. Bên cạnh đó, những ý tưởng mới sẽ được hình thành và áp dụng. Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn khi bạn có một nền tảng tốt và trong “thế giới phẳng” như hiện nay thì người thành công chính là người biết nắm lấy những cơ hội cũng như có những ý tưởng táo bạo.

  • Được là chính bạn.

Điều này không có nghĩa rằng chỉ học trong nước thì bạn không phải là bạn. Nhưng, khi bạn có nhiều “khoảng trống” hơn để tự do quyết định nhiều việc thì bạn cũng sẽ khám phá được những “tiềm ẩn” trong chính bạn. Sự khác biệt luôn là cần thiết và đi du học là để chín chắn hơn, để trưởng thành hơn và có thể tự lập hơn.

2. Nguồn gốc chương trình du học Nhật Bản

Nước ta trong thời kỳ kháng chiến trải qua nhiều thế hệ thực dân, phong kiến xâm lược. Với mong muốn thay đổi tương lai và vận mệnh đất nước trong khi giáo dục và học thức chuẩn mực còn yếu kém thì việc truyền đạt lại là hết sức khó khăn. Muốn xây dựng đất nước hùng mạnh và tri thức thì cần phải học tập, tiếp nhận kiến thức từ nhiều quốc gia khác nhau nhằm phục vụ cho đất nước sau này. Nhận thức được điều này, những nhà tri thức “hiếm hoi” của chúng ta sớm nhìn ra con đường tri thức mang lại cơ hội, tương lai và thay đổi vận mệnh của đất nước.

Nguồn gốc chương trình du học Nhật Bản
Nguồn gốc chương trình du học Nhật Bản

Những người đi du học ở Nhật Bản đầu tiên là Lê Khiết, Nguyễn Thức Canh và Nguyễn Điển là 3 người trong tốp đầu tiên sang Nhật Bản du học theo phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu khởi xướng 1905. Như vậy, cách đây hơn 100 năm đã có hình thức đi du học tại Nhật chứ không phải ngày nay mới có nhé. Và chính 3 ông là những người đã bắt đầu cho phong trào du học và mở ra cho một con đường mới cho các bạn du học sinh Việt Nam đến với đất nước Nhật Bản.

3. Đi du học Nhật Bản có tốt không?

3. Đi du học Nhật Bản có tốt không?
Đi du học Nhật Bản có tốt không?

Nhật Bản là một đất nước phát triển và luôn là điểm lựa chọn của nhiều sinh viên Việt Nam khi có ý định du học châu Á trong những năm vừa qua. Là đất nước được cả thế giới công nhận với trình độ cao về nhiều ngành, Nhật Bản có đầy đủ các cơ sở giáo dục thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ lý hóa, công học, nông học, y, văn học, môi trường, kinh doanh cho đến âm nhạc, nấu ăn… Đồng thời, chất lượng giáo dục ở Nhật Bản cũng nổi tiếng thế giới với sự hiện đại, tiên tiến của mình. Từ những điều này ta có thể thấy rằng Nhật Bản thật sự là đất nước có sự giáo dục và rèn luyện con người rất tốt, ứng dụng giúp phát triển tư duy của chính sinh viên. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn với câu hỏi Đi du học Nhật Bản có tốt không? Thì câu trả lời chính xác nhất là ”có” với những lý do sau:

Nhật Bản – đất nước quen thuộc với người Việt Nam: từ những cuốn truyện tranh hay những bộ phim hoạt hình, những chiếc ô tô chạy trên đường phố hay những món ăn. Không chỉ vậy, khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình Việt Nam như ti vi, tủ lạnh, điều hòa…

Du học Nhật Bản – môi trường giáo dục lý tưởng: Được đánh giá thứ 3 thế giới, hệ thống giáo dục Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ và Anh. Đến với đất nước này, bạn không những được học trong môi trường lý tưởng mà còn giúp bản thân rèn luyện được tính kỷ luật, tư duy sáng tạo….

Môi trường sống tuyệt vời: Tuổi thọ trung bình của người Nhật đang đứng đầu thế giới. Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất để thấy được môi trường sống của Nhật Bản thật sự tuyệt vời.

Cơ hội việc làm cho tương lai: Không thể phủ nhận gì nữa, nhu cầu về nguồn nhân lực biết tiếng Nhật hiện nay là rất lớn khi mà mối quan hệ thân thiết Việt – Nhật đang ngày càng phát triển. Chính vì vậy, cơ hội nghề nghiệp trong các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và Nhật Bản là rất lớn.

Tự lập về tài chính khi đi du học Nhật Bản: Chính phủ Nhật Bản luôn tạo điều kiện cho du học sinh đi làm thêm vào ngày nghỉ và thời gian trống – không quá 28 tiếng/tuần. Đến với đất nước này, hầu hết du học sinh đều có thể tự trang trải các chi phí sinh hoạt cho bản thân trong quá trình du học.

4. Điều kiện du học Nhật Bản

Một khi có ý định du học Nhật Bản thì chắc chắn điều điều đầu tiên mà hầu hết các bạn sinh viên và phụ huynh đều quan tâm và mong được giải đáp đó chính là một câu hỏi khá đơn giản: Điều kiện để được đi du học nhật bản” là gì và như thế nào? Và trong bài viết này, Toplist sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết nhất.

A. Điều kiện để được đi du học Nhật bản (Áp dụng với từng diện khác nhau) như sau:

Điều kiện chung để được đi du học Nhật Bản

  1. Tốt nghiệp THPT trở lên
  2. Tuổi đời từ 18 đến 35 tuổi
  3. Học lực từ 5.0 trở lên
  4. Học tiếng Nhật khoảng 150 giờ tại Việt Nam hay tham gia thi đỗ năng lực tiếng Nhật với chứng chỉ thấp nhất.
  5. Nếu đã từng đi Tu Nghiệp Sinh tại Nhật Bản hay các quốc gia khác vẫn được phép nộp hồ sơ du học tại Nhật

Thủ tục hồ sơ du học Nhật Bản

  1. Giấy khai sinh (1 bản sao)
  2. Hộ chiếu (1 bản sao + gốc)
  3. Chứng minh nhân dân học sinh, bố, mẹ (mỗi người 1 bản sao)
  4. Chứng chỉ tiếng Nhật “nếu có” (1 bản sao + gốc)
  5. Bằng tốt nghiệp THPT, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học “nếu có” (mỗi cái 1 bản sao + gốc)
  6. Học bạ THPT, bảng điểm Trung cấp, Cao đẳng, Đại học “nếu có (mỗi cái 1 bản sao + gốc)
  7. Hộ khẩu gia đình (1 bản sao)
  8. Nếu đang đi học hoặc đi làm thì xin giấy xác nhận ở đó
  9. 8 ảnh 3×4 và 8 ảnh 4×6
  10. Số tiết kiệm 500 triệu “nếu có” (2 bản sao)
  11. Trường hợp tu nghiệp sinh về nước nay đăng ký đi du học nhật bản trở lại cần nộp Sơ yếu lý lịch, Hộ chiếu, Jitco “nếu có”

B. Điều kiện để được đi du học Nhật Bản với các bạn đang học PTTH

  1. Tốt nghiệp lớp 9 ở Việt Nam
  2. Không cần có bằng tốt nghiệp PTTH ở Việt Nam, không phải thi đầu vào
  3. Tối thiểu có chứng chỉ N5 để được du học diện THPT tại Nhật Bản. (Nếu không có chứng chỉ, điều kiện để du học là bắt buộc học trên 150 giờ Tiếng Nhật ở Việt Nam, sau đó sẽ được học bổ túc thêm ở Nhật)
  4. Học THPT ở Nhật Bản hỗ trợ tư vấn những điều kiện du học Nhật Bản miễn phí

C. Điều kiện du học diện: Du học tự túc, diện học bổng, vừa học vừa làm

  1. Tốt nghiệp THPT trở lên: Tuổi từ 18 đến 30
  2. Những bạn không đậu đại học, có nguyện vọng muốn đi du học nhật bản vừa học vừa làm.
  3. Tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam là một lợi thế
  4. Các bạn tu nghiệp sinh về nước sau 1 năm cũng có thể tham gia
  5. Có mong muốn làm việc tại Nhật Bản
  6. Có chứng nhận năng lực tiếng Nhật tương đương 288 tiết – 6 tháng (hết sơ cấp) của một trung tâm ngoại ngữ uy tín được chấp nhận hoặc của các trường Đại
  7. Học ở nhật bản hay bằng năng lực Nhật Ngữ cấp độ từ N5 (nếu có) .
  8. Người bảo lãnh cần chứng minh tài chính, thu nhập và có mối quan hệ thân thiết với sinh viên (tốt nhất là người có quan hệ huyết thống trong gia đình).
  9. Bạn có thể liên hệ với những công ty tư vấn du học uy tín để được hỗ trợ chứng minh tài chính.

5. Đăng ký du học như thế nào?

Để đăng ký du học tự túc Nhật Bản, các bạn cần liên hệ với trường để tìm hiểu về thời gian tuyển sinh và hồ sơ đăng ký. Sau khi đã biết đầy đủ mọi thông tin cần thiết, các bạn cần làm hồ sơ theo yêu cầu của nhà trường sau đó gửi hồ sơ sang Nhật cho trường để đăng ký. Nhà trường sau khi nhận hồ sơ sẽ xét duyệt và xác minh thông tin trong hồ sơ đó. Nếu trúng tuyển nhà trường sẽ thông báo vơi các bạn để hoàn thiện tài chính và chuẩn bị nhập học.

6.  Chi phí du học Nhật bản là bao nhiêu

Chi phí du học Nhật bản là bao nhiêu
Chi phí du học Nhật bản là bao nhiêu

Chi phí du học đi Nhật bao gồm một số khoản chính sau:

Chi phí liên hệ nộp hồ sơ du học

Khi bạn xác định muốn đi du học tại Nhật Bản, bạn cần tìm một trường Nhật ngữ tại Nhật để liên hệ nộp hồ sơ du học. Việc liên hệ qua Email đôi khi mất khá nhiều thời gian và bạn cần liên hệ qua cả điện thoại. Giá cước điện thoại gọi quốc tế cũng là một khoản chi phí không nhỏ nếu bạn không gọi đúng cách.

Bạn nên mua các thẻ gọi quốc tế, với các thẻ gọi này bạn chỉ mất khoảng 1,500 VNĐ/phút gọi. Như vậy chi phí điện thoại quốc tế của bạn mất khá ít thậm chí không đáng kể.

Chi phí làm hồ sơ

Chi phí làm hồ sơ tốn bao nhiêu
Chi phí làm hồ sơ tốn bao nhiêu

Đây là một phần tốn khá ít chi phí nhưng lại không hề đơn giản. Chi phí làm hồ sơ du học gồm 2 phần chính là các mẫu đăng ký nhập học, sơ yếu lý lịch và chứng minh tài chính du học.

Mẫu đăng ký nhập học và sơ yếu lý lịch bạn chủ yếu đi photo công chứng nên chi phí rất nhỏ. Tuy nhiên có một số giấy tờ yêu cầu dịch sang tiếng Nhật nên bạn cần nhờ các đơn vị dịch thuật công chứng làm giúp. Giá cho 1 trang dịch là 95,000 VNĐ. Nếu trương yêu cầu dịch bằng tốt nghiệp THPT, bằng đại học và học bạ hay bảng điểm, chi phí dịch thuật công chứng cũng sẽ tốn kha khá đấy. Mục này tạm tính là 2 triệu VNĐ nhé.

Để làm chứng minh tài chính du học bạn cần nhờ ngân hàng xử lý giúp, nếu bạn vay vốn ngân hàng để đi du học, ngân hàng sẽ giúp bạn làm chứng minh tài chính miễn phí. Nếu bạn không vay vốn mà muốn làm dịch vụ chứng minh tài chính, chi phí mất khoảng 4 triệu VNĐ.

Chi phí gửi hồ sơ

Sau khi hoàn tất các giấy tờ mà trường yêu cầu, một số giấy tờ bạn có thể gửi qua email nhưng có một số giấy tờ bạn cần gửi bản gốc sang Nhật như học bạ hay bằng tốt nghiệp. Chi phí gửi hồ sơ sang Nhật khoảng 23,5$/0,5kg tương đương với 500,000 VNĐ.

Chi phí xin visa du học

Sau khi trường thông báo bạn trúng tuyển, điều đầu tiên bạn phải nghĩ đến là đi xin visa du học. Để xin visa bạn cần làm hộ chiếu. Phí làm hộ chiếu lần đầu bạn chỉ mất phí là 200,000 VNĐ. Bạn mang hộ chiếu và các giấy tờ cần thiết đến đại sứ quán để xin visa và lệ phí xin visa là 650,000 VNĐ.

Chi phí du học Nhật Bản tự túc

Học phí của mỗi trường đều khác nhau, bạn nên xem thêm trên website của trường để có thông tin chính xác và cập nhật nhất về mức học phí trong năm nay. Các trường thường yêu cầu đóng tiền học phí ngay sau khi bạn được thông báo trúng tuyển vào trường. Giấy nhập học sẽ được gửi cho bạn sau khi bạn nộp học phí 6 tháng hoặc 1 năm.

7. Học tiếng Nhật trong bao lâu mới có thể đi du học Nhật Bản

Học tiếng Nhật mất bao lâu?
Học tiếng Nhật mất bao lâu?

Học tiếng Nhật để đi du học: chỉ cần 4 đến 6 tháng

Học tiếng Nhật trước khi sang Nhật là vô cùng quan trọng. Bởi vốn tiếng Nhật của bạn tốt thì cuộc sống bên Nhật của bạn sẽ thuận lợi, cũng như việc làm thêm của bạn sẽ nhanh chóng thích nghi và đỡ vất vả hơn. Bởi vậy, bạn cần ý thức được việc học tiếng Nhật là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập của bạn sau này.

Ngôn ngữ Nhật Bản là ngôn ngữ đặc thù riêng biệt từ cách viết lẫn cách phát âm. Tuy nhiên, đây cũng là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng thứ hai sau tiếng Anh. Vì vậy, đối với những người muốn làm việc trên đất nước Nhật Bản hay làm việc cho các doanh nghiệp, công ty của Nhật tại Việt Nam thì việc thành thạo tiếng Nhật là một trong những yếu tố giúp bạn thăng tiến và phát triển sự nghiêp hơn.

Chỉ cần học tiếng Nhật liên tục trong vòng 4 -6 tháng là bạn đã có đủ điều kiện để sang Nhật học tập và làm việc. Trong thời gian 4 tháng bạn đã có đủ khả năng thi đỗ bằng N5 tiếng Nhật, 6 tháng bạn có thể học hết chương trình sơ cấp tiếng Nhật. Vì vậy mà với khoảng thời gian 4 -6 tháng bạn sẽ đủ khả năng tiếng Nhật để sang Nhật Bản học tập.

8. Du học Nhật Bản có những ngành nào?

Các ngành du học Nhạt Bản:

  1. Du học Nhật Bản ngành quản trị kinh doanh
  2. Du học Nhật Bản ngành công nghệ thông tin
  3. Du học Nhật Bản ngành thiết kế nội thất
  4. Du học Nhật Bản ngành y học cổ truyền
  5. Du học ngành xây dựng tại Nhật Bản
  6. Du học Nhật Bản ngành điều dưỡng
  7. Du học Nhật Bản ngành môi trường
  8. Du học Nhật Bản ngành kiến trúc
  9. Du học Nhật Bản ngành Marketing
  10. Du học Nhật Bản ngành mỹ thuật
  11. Du học Nhật Bản ngành du lịch
  12. Du học Nhật Bản ngành kinh tế
  13. Du học Nhật Bản ngành dược sĩ
  14. Du học Nhật Bản ngành điện tử
  15. Du học Nhật Bản ngành sư phạm
  16. Du học Nhật Bản ngành kế toán
  17. Du học Nhật Bản ngành luật
  18. Du học nấu ăn Nhật Bản

9. Cần biết những gì trước khi đi du học Nhật Bản

Đát nước Nhật Bản
Đát nước Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia duy nhất bạn không lo đói, kể cả giữa đêm khuya: Các quán ăn như Matsuya, Yoshinoya… mở cửa 24 giờ, các cửa hàng tiện lợi (kombini) và một số siêu thị cũng mở cửa 24 giờ, 365 ngày một năm.

Nhật Bản là nước an toàn nhất trên thế giới: Bạn có thể đi dạo vào giữa đêm khuya trên một con đường vắng. Người Nhật có thói quen lịch sự là đi cách xa bạn (hoặc lùi sau hẳn, hoặc tiến lên hắn) để không làm bạn lo lắng về sự an toàn cá nhân. Khi vượt ngang nhau họ cũng đánh vòng rất xa để tránh gây phiền về tâm lý cho bạn.

Người Nhật mê truyện tranh, bất kể tuổi tác. Lý do: Đi tàu chẳng biết làm gì ngoàiđọc truyện tranh giết thời gian. Sunrise Vietnam cũng làm đại diện của một số trường chuyên dạy vẽ truyện tranh, có khoá dài hạn và ngắn hạn cho bạn lựa chọn.

Phần lớn người Nhật sử dụng tàu điện làm phương tiện đi lại: Họ đi bộ ra ga, lên tàu, xuống tàu ra khỏi ga và đi bộ tới trường hoặc nơi làm. Tàu điện tại Nhật chính xác từng phút. Điều này khác châu Âu hay Mỹ và tất nhiên là cả tàu hỏa của Việt Nam chúng ta. Một ngày trung bình người Nhật dành 1 giờ đến 3 giờ ngồi trên tàu để đi học và đi làm.

Không khí tại Nhật rất trong lành. So với các thành phố lớn của Trung Quốc hay Việt Nam thì Nhật Bản là thiên đường về không khí sạch.

Ở Nhật không thiếu các công viên để các bạn nghỉ ngơi, thư giãn. Trong mọi khu dân cư đều có công viên.

Xe đạp ở Nhật có thể dựng ở siêu thị, cửa hàng. Tuy nhiên, nếu bạn để vào những chỗ cấm để xe, xe bạn có thể bị phạt.

Khi bạn mua xe đạp ở Nhật, cửa hàng xe đạp sẽ làm “Đăng ký chống mất cắp” (防犯登録 bouhan touroku = phòng phạm đăng lục) cho bạn với giá 500 yên. Xe bạn sẽ được dán một mã số với thông tin bạn đăng ký. Bạn có thể không làm cũng được.

Nếu bạn không “Đăng ký chống mất cắp” cho xe đạp của bạn, khi xe của bạn bị mất, bị tạm giữ do để sai chỗ thì bạn sẽ khó tìm lại được. Ngoài ra, nếu bạn có đăng ký thì khi cảnh sát chặn lại họ sẽ dễ dàng gọi về trung tâm để xác minh đó là xe của bạn.

Nếu xe bạn bị giữ do để sai chỗ, một giấy báo sẽ gửi về địa chỉ đăng ký (khi bạn làm “Đăng ký chống mất cắp”) của bạn. Bạn đến địa chỉ lưu xe cùng với giấy tờ tùy thân và nộp phạt (3000 yên/xe) rồi lấy xe về. Nếu bạn không có giấy báo (do đã chuyển địa chỉ chẳng hạn) thì lên mạng tra xem khu vực bạn để xe sẽ bị hốt về bãi xe nào và đến đó tìm.

Nhật Bản rất ít trộm cắp. Trong 8 năm ở Nhật tôi không hề khóa cửa nhà! Nếu bạn có lỡ để quên máy tính, ví tiền, đồ đạc trên tàu điện, thư viện, nơi công cộng, … thì hầu như bạn sẽ tìm lại được. Lý do: Nhật Bản có tầng lớp trung lưu lớn, đồ và hàng hóa không phải thứ có giá trị lớn và cũng không có nơi tiêu thụ, việc làm thêm để kiếm sống ở Nhật khá dễ dàng,….

Nhà cửa ở Nhật đều thiết kế chống động đất. Nhà dân chống động đất bằng nhà gỗ và các hệ thống neo, móc. Các tòa nhà cao tầng là nơi có thiết kế chống động đất tốt nhất. Ở Nhật không bao giờ có nhà lắp ghép tấm bê tông hay nhà gạch vì lý do động đất.

Một nhân viên công ty của Nhật thường ở công ty từ 10 tiếng tới 16 tiếng một ngày. Lýdo: Người Nhật rất e ngại nếu về trước cấp trên.

Tỷ lệ tự sát ở Nhật là cao nhất trong các nước phát triển (30 / 100.000 dân), khoảng 30 ngàn người một năm. Lý do tự sát: Trầm cảm, bế tắc.

Nhật Bản không phải là nước dẫn đầu về tự sát. Quán quân là Nga và sau đó là một số nước Đông Âu. Nhật chỉ dẫn đầu trong nhóm nước tư bản phát triển cao mà thôi.

Nước máy tại Nhật có thể uống ngay. Vì không như Việt Nam, hệ thống lọc nước máy của Nhật rất khoa học và bảo đảm. Tuy nhiên, phần lớn người Nhật cho rằng nước máy không ngon và họ thường mua nước tinh khiết đóng chai.

10. Những điều cần chú ý khi đi du học ở Nhật Bản

Những điều cần chú ý khi đi du học ở Nhật Bản
Những điều cần chú ý khi đi du học ở Nhật Bản

Giao tiếp tiếng Nhật lưu loát

Muốn du học thì điều kiện đầu tiên là thành thạo ngoại ngữ rồi. Ở Nhật, ngoài tiếng Anh thì bạn phải dắt lưng cả vốn tiếng bản xứ cho thật nhuyễn nữa.

Tiếng Anh khá thông dụng tại bậc sau đại học nhưng ở bậc đại học, trừ một số chương trình quốc tế, các bài giảng và tài liệu đều dùng tiếng Nhật. Ngoài ra, tiếng Nhật còn được sử dụng ở hầu hết các hội thảo khoa học và các tạp chí trong nước. Tiếng Nhật cũng cần thiết cho bạn trong đời sống sinh hoạt do khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của người Nhật không cao. Tất cả các bảng hiệu, cửa hàng, thậm chí là thực đơn… đều được ghi hoàn toàn bằng tiếng địa phương, rất ít khi ghi kèm thêm một loại ngoại ngữ nào khác.

Nếu bạn siêu tiếng Anh còn tiếng Nhật thì mù tịt. Lời khuyên dành cho bạn là hãy mau mau đăng kí một khoá tiếng Nhật và chăm chỉ cày trước khi đăng kí du học tại một trường Đại học nào đó tại đất nước sushi nhá!

Tôn trọng người lớn tuổi

Người Nhật nổi tiếng biết cách chăm sóc sức khoẻ và Nhật Bản là đất nước có dân số già rất đông. Vì thế khi đến Nhật bạn có thể sẽ ngạc nhiên: Ồ, ở đây sao nhiều cụ già đến vậy? Hehe, có thể bạn sẽ phải thường xuyên nhường ghế trên xe buýt, giúp đỡ các cụ qua đường và đặc biệt phải thật lễ phép khi chào hỏi và nói chuyện với các cụ đấy nha.

Tập ăn cá sống cho bằng được!

Chắc chắn có nhiều teen nhà ta không dám đụng đũa đến huống chi là đưa những miếng cá sống vào miệng. Tuy nhiên nếu bạn muốn du học tại Nhật Bản thì trước tiên phải tập ăn bằng được món cá sống này.

Ở Nhật, món cá này có ở khắp nơi trên đường phố, bạn sẽ thấy rằng, ăn chúng tuyệt ngon và chất lượng vệ sinh cũng như độ an toàn thì… khỏi phải bàn. Thế thì người Nhật mới sống được bao lâu nay mà không bị tiêu chảy hay mắc bệnh về đường ruột liên tục do chén phải món cá này chứ, phải không nào?

Thi cử ở Nhật cũng cam go phết!

Ở Nhật Bản, đa số các trường đại học, cao đẳng và cao học đều là dân lập, còn các trường trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật nghiệp vụ là của quốc gia hoặc thuộc hệ thống công lập.

Ngoài việc tổ chức kỳ thi tuyển, nhiều trường đại học ở Nhật có chế độ xét tuyển đặc biệt dành cho du học sinh. Một số nơi chọn sinh viên căn cứ theo điểm kiểm tra năng lực tiếng Nhật và kỳ thi dành cho du học sinh tự túc nước ngoài. Kỳ thi này do Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Nhật Bản tổ chức. Ngành nhân văn thi Toán, Sử thế giới, Anh văn; ngành khoa học thi Toán và 2 trong 3 môn Lý, Hóa, Sinh.

Nếu muốn tham dự các chương trình cao học chính quy bạn phải qua kỳ thi tuyển. Thí sinh sẽ làm bài kiểm tra viết các môn như tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, chuyên môn và thi vấn đáp. Đối với nghiên cứu sinh thì phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học.

Để vào học cao đẳng thì phải đậu kỳ thi đầu vào do nhà trường tổ chức. Thi tuyển vào trường trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật nghiệp vụ được tổ chức bằng cách kết hợp như xét hồ sơ, phỏng vấn, thi tiếng Nhật, môn học, làm bài luận, kiểm tra kỹ năng, năng khiếu.

Từ bỏ thói quen ăn cay

Nếu bạn thích ăn những món ăn cay xé lưỡi, du học ở Nhật, bạn phải tập ăn uống thanh đạm không gia vị nồng đi thôi. Đa số người Nhật không ăn cay nên hầu hết thức ăn không có ớt, không có vị cay hoặc nếu có thì chỉ phảng phất.

Ở Nhật nếu bạn mua chai tương ớt tại siêu thị thì chắc chắn 100% khi mở ra nó sẽ có mùi vị của tương cà Việt Nam.

Tại các nhà hàng, quán ăn, canteen ở Nhật bạn có kiếm mòn mắt cũng sẽ không thấy bóng dáng của những trái ớt hay những chai tương ớt đâu cả. Có lẽ, thời gian đầu sẽ rất khó với những teen ghiền ăn cay, nhưng dần dà nhịn riết rồi cũng quen thôi!

Tôn trọng giờ giấc

Không có chuyện ngồi chờ xe buýt “dài cổ” đâu nhé. Người Nhật vốn nổi tiếng là tôn trọng giờ giấc và rất đúng giờ. Thế nên, chẳng có chuyện bạn phải chờ xe buýt dài cổ đâu. Để cho chắc ăn, bạn nên cẩn thận ghi lại lịch chạy của xe buýt được dán sẵn ở mỗi bảng thông báo tại các trạm xe buýt, hay bạn có thể dùng máy ảnh, điện thoại di động chụp nhanh mà cũng tiện.

11. Kinh nghiệm du học Nhật Bản

Kinh nghiệm du học Nhật Bản
Kinh nghiệm du học Nhật Bản

Chuẩn bị hành trang lên đường du học để chắp cánh cho ước mơ tri thức của mình, đến một đất nước hoàn toàn mới chưa một lần đặt chân ” Nhật Bản – Đất nước hoa anh đào”, chắc hẳn bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ và cảm thấy lo lắng trước những điều mà mình có thể gặp phải và những kinh nghiệm quý báu sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn.

Kinh nghiệm chọn trường ở Nhật để đi du học:

Nếu là đi du học để làm việc là chính – vừa học vừa làm thì thường là các bạn phải sang học ngôn ngữ (dự bị) và trong thời gian này các bạn có thể đi kiếm tiền thêm. Mức thu nhập trung bình khoảng hơn 28 triệu mỗi tháng, thời gian nào kiếm được việc làm tốt cũng được gần 40 triệu/tháng. Điều kiện trường học lý tưởng: ở trung tâm, học phí thấp, có nhiều thời gian đi làm. Vậy trước khi đi bạn cần tìm hiểu kỹ điều này hỏi rõ ở công ty tư vấn du học cho bạn.

Kinh nghiệm học ở Nhật Bản

Kinh nghiệm học ở Nhật Bản
Kinh nghiệm học ở Nhật Bản

Các trường đại học Nhật Bản được trang bị đầy đủ từ thư viện, phòng máy tính, phòng học, phòng thí nghiệm và ký túc xá, nhà ăn, phòng tập thể dục, hồ bơi, sân tennis … nhằm phục vụ tốt nhất với mục đích giáo dục, nghiên cứu và giải trí của sinh viên.

Ví dụ, thư viện là tòa nhà rộng rãi với một hiệu sách lớn , học sinh cũng có thể mượn một quyển sách miễn phí để mang về nhà, ở trường hoặc thư viện trường học. Phòng máy tính cũng được trang bị rất hiện đại, bất cứ ai đều có thể sử dụng và nhiều nơi cũng cho phép học sinh sử dụng 24/24. Các phòng học của trường được trang bị đầy đủ máy lạnh, lò sưởi giúp bạn cảm thấy rất thoải mái trong những ngày mùa đông lạnh hay ngày hè nóng nực.

Thức ăn ở trường rất thuận tiện và giá rẻ. Nhiều sinh viên không nấu ăn ở nhà mà chủ yếu ăn trong nhà ăn. Ngoài ra, các trường đại học cũng có nhà sách, đại lý vé, cửa hàng giặt ủi, cửa hàng văn phòng phẩm, máy ATM, … rất thuận tiện. Trong phòng tập thể dục thể thao, bể bơi, sân bóng, sinh viên có thể thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng.

Giờ giấc ở Nhật Bản

Văn hóa đúng giờ ở Nhật
Văn hóa đúng giờ ở Nhật

Hầu hết các trường đại học dạy bằng tiếng Nhật. Đa số các du học sinh khi lần đầu tiên đến Nhật Bản, vốn tiếng Nhật đều không đủ, họ gặp rất nhiều khó khăn với các bài giảng. Chính vì vậy, trước khi vào học chính thức tại một trường đại học, bạn nên cố gắng trang bị càng nhiều tiếng Nhật càng tốt.

Ngoài ra, trong các bài giảng của các giáo sư Nhật, bên cạnh sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được sử dụng rất nhiều, và số lượng sinh viên phải học cũng rất lớn. Bạn đọc càng nhiều sách tham khảo càng có lợi thế. Kết quả học tập của mỗi khóa học sẽ được đánh giá thông qua các kỳ thi giữa kỳ, cuối kỳ, báo cáo và phát biểu trong các cuộc thảo luận.

Kinh nghiệm tìm việc làm thêm ở Nhật

Việc làm thêm ở Nhật
Việc làm thêm ở Nhật

Đối với những bạn là sinh viên tự túc thì chắc hẳn rất cần một công việc làm thêm. Bạn có thể làm tại các nhà hàng Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch thuật … Thù lao làm thêm giờ trong các nhà hàng thường xuyên khoảng 800 ¥ / giờ, bao gồm cả bữa ăn trưa hoặc ăn tối. Các công việc khác như dạy tiếng Việt, dịch thuật, có mức lương cao hơn, nhưng rất khó tìm và không phải lúc nào cũng có sẵn.

Qua top 11 điều cần biết được nêu trên, mong rằng có thể giúp bạn có thể hiểu biết về vấn đề du học Nhật Bản. Nhật Bản là điểm đến du học có rất nhiều thế mạnh. Vì vậy, trong những năm qua Nhạt Bản là điểm đến nằm trong top đầu của các du học sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *