Du học Nhật” có lẽ là một cụm từ quá quen thuộc tại Việt Nam trong những năm gần đây. Về lợi ích của nó, chắc không cần phải bàn nhiều. Du học Nhật Bản là lựa chọn tốt cho những ai có ý định du học trong một môi trường năng động, hiện đại với mức chi phí bỏ ra không quá cao. Nhưng, có nhiều điều bạn cần lưu ý trong quá trình du học Nhật. Dưới đây là 6 điều nên và không nên mà bạn cần phải biết.
Điều kiện du học Nhật Bản
Kosei đã nhận được khá nhiều những thắc mắc về các điều kiện du học Nhật Bản, bởi vậy, hôm nay Kosei xin phép đưa ra cho các bạn những điều kiện du học Nhật Bản để các bạn tham khảo
1. Một vài thông tin chung về du học
- Du học Nhật Bản thường tuyển sinh vào bốn kỳ chính, đó là: Kỳ tháng 1, 4, 7, 10.. Tuy nhiên, KHÔNG PHẢI tất cả các trường đều tuyển sinh vào tất cả các kỳ này. Vì vậy các bạn có nguyện vọng đi du học thì thật sự phải cần để ý thời gan để hoàn thiện và nộp hồ sơ
- Để có thể du học tại xứ sở hoa anh đào, bạn sẽ phải dành ra 1 đến 2 năm đầu mài quần trên ghế ở các trường Nhật Ngữ trước khi có thể học lên cao hơn, điển hình như: đại học, cao đẳng, trường nghề. Tại đây các bạn sẽ được rèn giũa khả năng tiếng Nhật để trợ giúp cho việc học sau này
2. Điều kiện du học Nhật Bản
- Tuổi tác: từ 18 đến 30 tuổi, tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt nằm ngoài tuổi vẫn có thể đi du học được nếu được trường chấp nhận
- Học vấn: Đạt tối thiểu trung học phổ thông (cấp 3) trở lên
- Yêu cầu về tiếng Nhật: đạt từ trình độ N5 hoặc tùy theo yêu cầu của nhà trường. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu rõ về yêu cầu du học của mỗi trường để đề ra cho bản thân kế hoạch học tiếng Nhật hợp lí
- Thể chất: Để có thể du học tại Nhật Bản, các bạn cũng cần phải để ý đến sức khỏe, thể chất, tuân thủ mọi quy định và luật pháp của đất nước mặt trời mọc này
- Tài chính: chi phí sống và sinh hoạt tại Nhật sự thực rất đắt đỏ so với ở Việt Nam. Vì vậy, để có thể thực hiện giấc mơ du học, các bạn cần có tài chính vững chắc cùng với kế hoạch chi tiêu hợp lý
Du học Nhật Bản – Nên và Không nên
1. Nên
Xác định mục tiêu: Nếu bạn có ý định sang Nhật, điều đầu tiên là bạn phải xác định rõ ràng mục tiêu của mình. Bạn sang Nhật để học hay để làm??? Câu trả lời cho câu hỏi trên rất quan trọng. Nếu bạn chọn sang Nhật để làm việc, hãy chọn hình thức tu nghiệp sinh. Hình thức này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn. Còn nếu bạn mong muốn học tập trong một hệ thống giáo dục hiện đại, với đầy đủ tiện nghi, bạn nên coi Du học Nhật như một sự đầu tư dài hạn.
Lựa chọn công ty tư vấn du học uy tín: Cùng với sự phát triển của xu hướng du học Nhật Bản, các công ty tư vấn du học cũng mở ra ngày càng nhiều và không phải công ty nào trong số đó cũng thực sự uy tín. Hàng loạt các chiêu trò được những công ty này sử dụng để thu hút du học sinh. Tại Trung tâm du học Kosei, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về việc du học của mình. Với phương châm “ Du Học Có Nhân Cách” Kosei mong muốn các bạn được thực hiện ước mơ Du học Nhật Bản của mình với chi phí rẻ nhất có thể mà vẫn đảm bảo chất lượng từ những bước đi đầu tiên.
Xác định trường mà bạn muốn theo học tại Nhật: Bạn có thể học trung cấp, cao đẳng hay đại học tại Nhật nhưng hãy tìm hiểu nó thật kỹ. Nó sẽ góp phần định hướng nghề nghiệp sau này của bạn.
Tìm việc làm thêm sau khi tới Nhật: Việc làm thêm này không chỉ giúp bạn trang trải chi phí mà còn giúp bạn tích lũy kiến thức về ngôn ngữ, về văn hóa Nhật, giúp bạn có thể giao tiếp tự nhiên hơn. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên làm thêm ở mức cho phép nếu không muốn trục xuất về nước.
2. Không nên
Không nên chi tiêu phung phí: Dù có những nét tương đồng về văn hóa nhưng khi du học Nhật, chắc hẳn không tránh được những khác biệt. Trong thời gian học tập tại Nhật, bạn hãy tránh chi tiêu phung phí để có thể đảm bảo cuộc sống tại Nhật.
Không nên đi làm thêm ngay sau khi đến Nhật: Khi vừa đến Nhật là khoảng thời gian khó khăn nhất, nhiều bạn nghĩ nên tìm việc làm thêm ngay để có thể trang trải cuộc sống. Nhưng không, đây là khoảng thời gian mà bạn chưa thích nghi được với cuộc sống ở đây, vốn giao tiếp của bạn còn khá hạn hẹp và nhiều cạm bẫy. Thay vì đi làm thêm, bạn hãy tranh thủ học cách giao tiếp của người Nhật, khi quen thuộc rồi, bạn có thể tìm được một công việc tốt hơn.
Có nên đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm?
Đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm – một hình thức học tập ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Thực hư về hình thức du học này ra sao, có nên hay không nên theo học, hãy cùng KOSEI tìm hiểu trong bài viết này
1. Đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm – Cơ hội có thật
Chương trình du học Nhật Bản vừa học vừa làm là một hình thức đi để học tập. Chi phí bỏ ra cho du học tại Nhật khoảng từ 119 triệu đồng cho đến 250 triệu tùy theo trường học và khu vực (đã bao gồm vé máy bay và tất cả các chi phí khác). Điều kiện tham gia là các bạn từ 18 đến 30 tuổi, trình độ tiếng Nhật tối thiểu N5 (chỉ cần học hai tháng); tốt nghiệp cấp 3 trở lên; không quan trọng về sức khỏe. Học sinh có thể lựa chọn khóa học phù hợp với tiêu chí và năng lực của mình từ một đến hai năm (học ngôn ngữ, học nghề, học đại học…). Song song với việc học, học viên được trường đảm bảo giới thiệu việc làm, được phép làm 28 giờ trong tuần với mức lương tốt thiểu 800 – 1.200 Yên một giờ (gần 22 triệu đồng một tháng).
Ngoài ra, trường bảo lãnh công việc, những kỳ nghĩ lễ, Tết, học viên được nghỉ học, được phép làm tăng ca đến 40 giờ trong tuần nếu có nhu cầu đi làm thì mức thu nhập sẽ tăng lên đáng kể (gần 40 triệu đồng). Việc đi làm không bị ép buộc, đủ để chi trả tiền ăn, ở và cả tiền học phí, thậm chí bạn cũng có thể để dành. Học viên có thể chuyển qua công việc có mức lương cao hơn nếu tiếng Nhật tốt hơn. Thời hạn visa của học viên được trường đảm bảo và có thể gia hạn ở lại Nhật làm việc sau khi tốt nghiệp hoặc có thể học cao hơn nếu có nhu cầu. Thời gian ở Nhật không bị giới hạn. Nếu đi làm tại Nhật và đóng thuế từ 5 năm trở lên, bạn sẽ có cơ hội được cấp visa vĩnh trú và được ở Nhật định cư, không bị bắt buộc trở về nước. So với việc sang Nhật theo hình thức Tu nghiệp sinh (Xuất khẩu lao động), thì đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm rõ ràng là có lợi hơn rất nhiều.
2. Đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm – Liệu có như lời quảng cáo?
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một sự thực là có rất nhiều trung tâm đã vẽ ra những viễn cảnh “màu hồng” như sang Nhật các bạn có thể làm việc với lương 60 triệu/tháng (một con số phải nói là quá hấp dẫn) để dẫn dụ các bạn sang Nhật với mục đích “làm giàu, đổi đời”. Thực tế thì, những người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách “lưu học” về nguyên tắc là không được đi làm. Những trường hợp muốn đi làm các công việc “không thuộc phạm vi quy định trong tư cách lưu trú” như là đi làm thêm cần “Giấy phép được tham gia các hoạt động không nằm trong tư cách lưu trú”
Những người đã được cấp phép cũng chỉ được đi làm thêm trong một khoảng thời gian quy định (không quá 28 tiếng/tuần) và cũng không được đảm bảo rằng sẽ có nơi làm thêm. Thực tế là trước khi trình độ tiếng Nhật của bạn tốt thì bạn rất khó có thể tìm được việc làm thêm
Thêm vào đó, dù bạn có vừa đi học vừa đi làm thì bằng việc làm thêm cũng không thể có được một mức thu nhập hơn 170 nghìn yên (35 triệu đồng) một tháng kể cả ở những thành phố trả mức lương cao như Tokyo. Với mức lương như vậy, chỉ có du học sinh nào chi tiêu thật khéo và chăm chỉ làm thêm mới có thể trang trải cuộc sống – chưa nói đến việc gửi tiền về nhà. Tiền làm thêm không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, như vậy càng không thể đủ để trang trải cả chi phí học tập và sinh hoạt được.
3. Đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm – Cần hiểu đúng bản chất
Trước hết phải hiểu rằng đi du học nói chung và đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm nói riêng, về bản chất là một hình thức đi học ở nước ngoài, không phải đi làm. Vì vậy các bạn nên xác định trước điều kiện của bản thân cũng như mục tiêu thực sự trước khi quyết định dấn thân.
Đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm không phải là không có lợi ích. Đó là một trải nghiệm thú vị, mang tới sự trưởng thành và chắc chắn cả cơ hội đổi đời thật sự dành cho những bạn có ý chí phấn đấu và quyết tâm cao. Trong thực tế không hề ít những trường hợp đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm đã tìm được một công việc ổn định với mức lương tốt, đủ chi tiêu và không phụ thuộc vào gia đình
Du học Nhật Bản chi phí Khoảng bao nhiêu?
Trung Tâm Du Học Nhật Bản Kosei gửi đến quý học viên chi phí du học Nhật bản năm 2017-2018. Công ty sẽ chấp nhận những hồ sơ khó, hồ sơ đã từng đi Tu nghiệp sinh và các trường hợp khác. Đặc biệt Du học Nhật bản Kosei có chi nhánh tại Tokyo và Nagoya – Nhật bản đảm bảo 100% việc làm thêm với giá 0 đồng cho tất cả các bạn theo học tiếng nhật tại Trung Tâm Tiếng Nhật Kosei.
THÔNG TIN CHI PHÍ DU HỌC NHẬT BẢN TẠI KOSEI
Đừng đi du học Nhật nếu chưa chắc chắn!
Đi du học Nhật Bản từ lâu đã trở thành một trong những trào lưu HOT và đến bây giờ vẫn không có xu hướng giảm, một trong những lý do Nhật trở thành điểm đến cho các du học sinh là bởi chính sách làm thêm 28h/ tuần cùng với những mức lương ưu đãi mà Du học sinh nhận được khi sang Nhật. Tuy nhiên, tôi đã từng nghe về một du học sinh khoe về việc đi làm thêm tại Nhật nhiều đến mức dành thời gian lúc học trường tiếng để tranh thủ ngủ, cũng có khi các bạn bỏ cả học để đi làm…
60-70 TRIỆU ĐỒNG là mức lương mà một du học sinh nhận được khi làm những công việc làm thêm liên tục 20 tiếng/ngày. Đây cũng là một trong những lý do khiến Nhật Bản trở thành điểm đến lý tưởng cho du học sinh Việt Nam
NHƯNG, đây liệu có phải là con đường khôn ngoan
Để các bạn có thể định hướng đúng hướng đi tương lai, Kosei xin phép đưa ra cho các bạn một vài lời khuyên
LUÔN TỈNH TÁO
Có rất nhiều người sẽ tác động vào bạn khi bạn lựa chọn những bước đường tương lai cho bản thân như gia đình, bạn bè, những người xung quanh… Và cũng sẽ có rất nhiều lời “đường mật” về những “trái ngọt” khi du học Nhật mà bỏ qua mặt trái. Việc các bạn cần chính là một tinh thần hoàn toàn tỉnh táo, bởi một khi đặt chân lên máy bay thì chỉ có bạn mới có thể chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bạn khi bước sang đất nước xa lạ này.
CÂN NHẮC VỀ NHỮNG LỰA CHỌN
Khi các bạn lựa chọn Nhật để tạo nên một phần tuổi thanh xuân của mình, các bạn sẽ phải đối mặt với một câu hỏi lớn
Đi du học hay Xuất khẩu lao động?
Câu trả lời là: hoàn toàn tùy vào mục đích sang Nhật của bạn. Tuy nhiên, các bạn cần cân nhắc rất kỹ lưỡng về những cơ hội cũng như thách thức, khó khăn mà các bạn sẽ gặp phải khi lựa chọn con đường của mình.
KIÊN ĐỊNH VỚI QUYẾT ĐỊNH BẠN ĐƯA RA
Khi đưa ra quyết định đi du học, các bạn cần ghi nhớ nó xuyên suốt chặng đường tại Nhật Bản. Cuộc sống của du học sinh tại Nhật thực chẳng hề dễ dàng, nhưng những lúc nản lòng, các bạn hãy nhớ cho mình lý do mà bạn quyết định lựa chọn đi theo con đường này nhé
KOSEI chúc các bạn sẽ thành công với những quyết định của mình
Lựa chọn vùng du học Nhật Bản sao cho phù hợp?
Đã bao giờ bạn phân vân trong việc lựa chọn vùng khi du học Nhật Bản chưa? Nếu đã từng thì đây là một bài viết hoàn toàn PHÙ HỢP với bạn
Với những bạn lựa chọn cho mình con đường du học để thực hiện giấc mơ, thì việc chọn trường, chọn vùng du học là một điều quả thật rất khó khăn. Những ai đã có người thân, quen ở trên xứ sở hoa anh đào, Kosei vẫn luôn khuyên các bạn nên đi chính những vùng mà người thân bạn sống hay những vùng lân cận. Bởi khi mới bước chân sang đất nước xa lạ này, có được một người thân thích sẽ giúp các bạn dễ bắt kịp với cuộc sống ở đây hơn.
Tuy nhiên, không phải bạn nào cùng may mắn như thế. Vậy tiêu chí nào để các bạn có thể lựa chọn vùng? Kosei xin phép đưa ra một tiêu chí đó chính là sự tương thích của tính cách với nhịp sống ở các khu vực. Vậy lựa chọn như thế nào cho phải? các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé
Từ khóa tính cách: Năng động, tham vọng, dễ thích nghi
Với những bạn vốn đã năng động, hoạt bát và đặc biệt là có khả năng chịu áp lực SIÊU LỚN, thì các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn nơi phù hợp với sở thích hay nguyện vọng. Dù thế, Kosei khuyên các bạn nên thử sức hợp với những thành phố lớn như là thủ đô Tokyo hay vùng trung tâm sầm uất như Osaka.
TẠI SAO ư? Những khu vực này tuy có mức chi phí sinh hoạt khá cao, nhưng bù lại tại đây, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội như cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến, mặt bằng chung tiền lương cũng cao hơn.
Tuy vậy, các bạn vẫn cần cân nhắc thêm về trình độ cũng như khả năng tiếng Nhật của bản thân nhé. Bởi nếu khi vào những vùng trung tâm như thế này mà không nắm vững tiếng Nhật. các bạn có thể sẽ KHÓ kiếm được việc làm
Từ khóa tính cách: Nội tâm, ít nói, khó hòa đồng
Còn những bạn sống nội tâm thì sao? Những vùng ngoại ô yên bình như Chiba,Saitama, Gunma, Kobe… sẽ tạo cho bạn môi trường phát triển phù hợp. Một điểm cộng là ở những khu vực này, chi phí sinh hoạt khá rẻ so với những vùng trung tâm, arubaito cũng rất dễ kiếm.
Nơi đây cũng hoàn toàn phù hợp với những bạn chưa thực sự giỏi tiếng Nhật, bởi tại những cửa hàng, nhà xưởng tại đây không yêu cầu quá cao về tiếng Nhật. Chỉ cần năm vững những điều cơ bản là bạn đã có thể xin được việc làm thêm rồi
Chưa phân định được cá tính bản thân
òn những bạn chưa phân định được cá tính của bản thân thì sao? Hãy đến với Kosei nhé, Kosei sẽ tư vấn cho bạn kỹ lưỡng những nơi bạn phù hợp, hơn nữa chi phí tư vấn lại hoàn toàn MIỄN PHÍ. Vậy bạn còn ngại ngần gì nhỉ?
Bảng mã trượt COE du học Nhật Bản
COE hay còn được gọi với cái tên Tư cách lưu trú là một trong những điều kiện quan trọng để có thể du học Nhật Bản. Mặc du thế, hiện nay khi bị trượt COE, không nhiều bạn biết nguyên nhân, lý do mình bị trượt. Chính vì thế, hôm nay Kosei xin phép gửi đến các bạn Bảng mã trượt COE
Lưu ý:
Bảng mã trên có thể thay đổi, thêm bớt ký hiệu và đầu mục theo thời gian do cục xuất nhập cảnh quy định.
Trường hợp cục xuất nhập cảnh không có thông báo mới về bảng mã, các bạn có thể sử dụng bảng mã dưới đây để tra cứu.
Lý do trượt COE | ||||
Điều kiện | STT | Ký hiệu | Lý do | |
Không chấp nhận việc xin cấp COE mà có hành vi gian lận | 1 | Sau khi kiểm tra lý lịch xuất cảnh, tình trạng cư trú của người nộp đơn nhận thấy không có sự tin tưởng | ||
A | Có tiền sử đã xuất cảnh | |||
B | Có tiền sử bị trục xuất | |||
C | Tình hình tạm trú, học tập trước đây không tốt | |||
D | Không khai báo tiền sử xuất cảnh trước đây | |||
2 | Qua xem xét lý lịch của người nộp đơn thấy không đáng tin cậy | |||
A | Không có bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp COE trước đây | |||
B | Không chấp nhận các bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp COE trước đây | |||
C | Không chấp nhận hồ sơ liên quan đến người nộp đơn không đầy đủ | |||
3 | Sau khi xem xét quá trình học tập nhận thấy người nộp đơn không có năng lực, ý ý học tập | |||
A | Không có tính hợp lý trong lý do du học và quá trình học tập | C. Không tin tưởng vào việc học tập tiếng Nhật | ||
B | Không có đầu đủ bằng chứng về năng lực, ý chí học tập | D. Không có đầy đủ bằng chứn về năng lực tiếng Nhật | ||
4 | Nhận thấy không có sự tin tưởng trong hồ sơ nộp. Không có tính toàn vẹn trong nội dung ghi ở hồ sơ đã nộp | |||
A | Bằng tốt nghiệp | G Học bạ | ||
B | Chứng nhận học tiếng Nhật | H Chứng nhận sinh viên | ||
C | Bản công chứng | I Giấy khai sinh | ||
D | Sơ yếu lý lịch | J Sổ hộ khẩu | ||
E | Chứng minh số dư ngân hàng | K Sổ ngân hàng, sao kê tiền gửi tiền rút | ||
F | Chứng minh việc làm, chứng minh thu nhập | L Khác | ||
5 | Nộp thiếu hồ sơ | |||
Do nộp thiếu hồ sơ yêu cầu nên không có bằng chứng đầy đủ về lý lịch của người nộp đơn và năng lực chi phí của người bảo lãnh | ||||
Không được thừa nhận việc phù hợp với các tiêu chuẩn được qui định ở Điều 7 Khoản 1, mục 2 của Pháp lệnh về kiểm soát xuất nhập cảnh và người tị nạn liên quan đến tư cách lưu trú khi đi du học | 6 | Liên quan đến người bảo lãnh
|
||
A | Không tin tưởng việc có thể chi trả chi phí học tập và sinh hoạt ở trường | |||
B | Không đủ bằng chứng chứng minh có thể chi trả chi phí ổn định, liên tục trong quá trình học (quá trình hình thành tài sản) | |||
C | Vì hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh không đầy đủ nên độ tin cậy về nội dung liên quan đến cam kết chi trả chi phí cũng không đáng tin cậy | |||
D | Không có lý do chính đáng về việc hoàn trả chi phí của người nộp đơn cho người bảo lãnh | |||
7 | Lý do khác |
NHỮNG CHÚ Ý KHI DU HỌC NHẬT BẢN
Trước khi đưa ra quyết định đi du học Nhật Bản, có rất nhiều điều mà các bạn du học sinh cần lưu ý.Trên các diễn đàn, hội thảo, website đã có rất nhiều bài viết, thảo luận về chủ đề này, tuy vậy còn nhiều bạn vẫn thắc mắc về những lưu ý khi học tập và làm việc tại đất nước mặt trời mọc. Bởi vậy, hôm nay Kosei xin phép tổng hợp lại các ý kiến về những điều cần chú ý khi du học Nhật Bản
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DU HỌC NHẬT BẢN
Bạn đã sẵn sàng để đi du học?
Lưu ý 1: XEM XÉT ĐIỀU KIỆN DU HỌC
Trước khi đưa ra quyết định đi du học, bạn hãy nhớ đọc kỹ các điều kiện du học để xem mình có đạt yêu cầu để đi du học không nhé, Kosei đã viết rất kỹ về các điều kiện du học Nhật ở bài viết này cho các bạn tham khảo rồi
Lưu ý 2: NÊN LỰA CHỌN TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC
Bạn hoàn toàn có thể lo cho bản thân các công đoạn đi du học từ A đến Z như là chọn trường, tự làm hồ sơ, xin visa, đặt vé máy bay các thứ. Tuy nhiên, công việc này không hề dễ dàng, nhất là trong vấn đề xin visa hay làm hồ sơ. Với những bạn cẩn thận, thì việc tạo lập cho mình một bộ hồ sơ là không khó, nhưng bộ hồ sơ tự làm sẽ không bao giờ hoàn hảo bằng hồ sơ do các công ty du học làm. Bởi vậy, Kosei khuyên các bạn nên lựa chọn cho mình một công ty uy tín để công việc du học của các bạn có thể thuận tiện hơn
Lưu ý 3: HỌC TIẾNG THẬT TỐT
Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu khi bạn đi du học. Bởi vậy, bạn hãy để công việc này lên đầu danh sách To do list để không quên nhé. Hãy nhớ tìm cho mình những trung tâm thật tốt với giáo viên có tâm các bạn nhé
Lưu ý 4: BẠN BIẾT KHÔNG, TẠI NHẬT, CUỘC SỐNG KHÔNG MÀU HỒNG…
Đã có rất nhiều bài báo viết về thực trạng sinh viên “vỡ mộng” khi sang du học tại đất nước này. Bởi vậy, các bạn cần chuẩn bị trước tinh thần, sức khỏe để sang đất nước này học tập. Tại Kosei, chúng tôi luôn tư vấn cho các bạn thực tế du học tại Nhật. Dù cuộc sống tại Nhật không màu hồng, nhưng chắc chắn không phải là một màu gì u tối nếu các bạn biết cố gắng
Lưu ý 5: LUÔN LUÔN CHÚ Ý CÁC GIẤY TỜ TÙY THÂN
Giấy tờ tùy thân luôn là những vật tối quan trọng khi bạn đi sang một đất nước khác. Vì thế hãy luôn nhớ kỹ trong đầu thật rõ ràng về vị trí của những vật này nhé
Lưu ý 6: ĐỪNG QUÁ LO VỀ VIỆC SỐC VĂN HÓA KHI MỚI SANG NHẬT
Về văn hóa, ứng xử, ngôn ngữ …. sẽ đều khác khi bạn sang Nhật. Việc sốc văn hóa ai cũng sẽ gặp phải chỉ có điều các bạn sẽ thích ứng với nó nhanh hay chậm mà thôi. Nói vậy để các bạn đừng lo lắng nếu vừa sang Nhật bị sốc văn hóa mà đòi về nước thì mệt lắm đấy.
Lưu ý 7: ĐỪNG SỢ ẨM THỰC NHẬT BỞI CHÚNG CÓ THỂ KHIẾN BẠN NGHIỆN
Đây là điều mà Kosei luôn được nghe tâm sự từ các bạn du học sinh sang Nhật, cảm giác đầu tiên nếm thử đồ ăn Nhật của các bạn có thể các bạn sẽ không thấy thích vì sự khác biệt về văn hóa. Tuy nhiên, chỉ sau 1 thời gian ngắn, các bạn sẽ không còn cảm giác như vậy nữa, thậm chí có bạn còn trở nên thích đồ ăn Nhật.
Lưu ý 8: HÃY LUÔN ĐỂ Ý VỀ VIỆC CHI TIÊU KHI DU HỌC
Khác với khi ở Việt Nam, các bạn đa phần có thu nhập ổn hay được trợ cấp từ cha mẹ. Tuy nhiên, khi đi du học, các bạn sẽ phải quản lý chi tiêu thật hơp lý, bởi chi phí ở Nhật khá đắt đỏ. Bởi vậy hãy luôn để ý lượng tiền trong túi mình bạn nhé
Lưu ý 9: HÃY CỐ GẮNG TÌM VIỆC LÀM THÊM SỚM NHẤT CÓ THỂ
Việc làm thêm là cứu cánh của tất cả các bạn du học sinh Nhật Bản. Làm thêm vừa trang trải tiền học phí vừa trang trải chi phí sinh hoạt. Vì vậy với môi trường cuộc sống đắt đỏ như ở Nhật Bản các bạn hãy tìm cho mình một việc làm thêm càng sớm càng tốt nhé.
Lưu ý 10: NHỚ HỌC CÁCH CÂN BẰNG THỜI GIAN
Thời gian làm thêm quy định cho các du học sinh tại Nhật là 4 giờ/ ngày. Tuy nhiên, có một vài trường hợp các bạn làm thêm quá giờ. Bởi thế, Kosei khuyên các bạn, hãy luôn nhớ về mục đích chính của các bạn khi đi du học Nhật để lựa chọn cho bản thân những quyết định đúng đắn
Lưu ý 11: BUÔN BÁN CŨNG LÀ MỘT CÁCH KIẾM THÊM
Chỉ cần ở Nhật Bản khoảng 1 tháng, các bạn CÓ THỂ BIẾT biết người Việt Nam buôn bán gì trên các nhóm facebook. Các bạn cũng có thể tìm hiểu và học theo để kiếm thêm chút thu nhập trang trải học phí mà không cần đi làm thêm tại các quán ăn hay siêu thị.
Lưu ý 12: THƯỜNG XUYÊN CẬP NHẬT THÔNG TIN
Là du học sinh, có một số thông tin rất quan trọng đôi khi các bạn không thể bỏ qua được. Vì vậy hãy thường xuyên cập nhật thông tin trên diễn đàn, mạng xã hội hay các web tin tức uy tín nhé. Nếu trình độ tiếng Nhật tốt, các bạn cũng có thể cập nhật thông tin trên tivi hay đọc báo vừa rèn luyện tiếng Nhật vừa hữu ích cho bản thân.
Lưu ý 13: LUÔN TRONG TÂM THẾ HỌC HỎI KINH NGHIỆM
Những senpai đi trước luôn dày dạn kinh nghiệm và việc lắng nghe các chia sẻ không bao giờ là thừa cả. Hãy gom góp các kinh nghiệm quý báu nhé, nó sẽ rất hữu ích nếu bạn gặp phải trong cuộc sống đấy.
Lưu ý 14: CẨN THẬN KHI LÀM NHỮNG GÌ BẠN CHƯA BIẾT
Có rất nhiều điều bạn có thể làm ở Việt Nam nhưng ở Nhật thì không. Khi sang Nhật, bạn hãy tìm hiểu mọi thứ để tránh mọi rắc rối có thể gặp phải. Một ví dụ đó là ở Nhật cấm đi xe đạp đèo 2 mà người ngồi sau là người lớn. Vì vậy nếu có “gấu” bạn cũng đừng vi vu trên chiếc xe đạp nhé nếu không muốn cảnh sát hỏi thăm.
Lưu ý 15: ĐẶT MỤC TIÊU HOÀN THÀNH KHÓA HỌC VÀ VỀ NƯỚC
Nếu các bạn chỉ đi du học để học tiếng các bạn hãy đặt mục tiêu hoàn thành khóa học và về nước làm mục tiêu. Còn đối với các bạn có mục tiêu xa hơn như học lên đại học, làm việc lâu dài hay vĩnh trú tại Nhật các bạn hãy cố gắng lên nhé. Chắc chắn sẽ có một ngày các bạn làm được.
Lưu ý 16: ĐỪNG BỎ TRỐN
Các bạn đó là đừng bỏ trốn trong bất cứ trường hợp nào. Cơ hội việc làm dành cho các bạn sau khi tốt nghiệp về nước là rất nhiều nhưng nếu các bạn bỏ trốn cơ hội này sẽ khép lại không ít đâu. Đặc biệt Việt Nam đã có quy định phạt lao động bỏ trốn sau khi về nước, các lao động này sẽ bị cấm đi sang Nhật và phạt 100 triệu VNĐ.
Lưu ý 17: ĐỪNG TRỘM CẮP
Có rất nhiều người Việt Nam trộm cắp ở Nhật đã bị bắt. Dù cuộc sống vất vả, khó khăn như thế nào cũng hãy giữ mình trong sạch để đúng với tính cách “ngay thẳng” của người Việt các bạn nhé