Nhật Bản nổi tiếng với hoa Anh Đào, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Phú Sĩ mà còn là cái nôi của một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng với những con người thân thiện, hiếu khách và nền khoa học tiên tiến. Cũng chính vì thế mà rất nhiều bạn trẻ muốn được đi du học, sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản. Vậy, để đi du học ở Nhật bản hồ sơ cần những gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết Hướng dẫn chi tiết để chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản sau nhé!
1. Du học là gì?
Du học là việc đi học ở một nước khác nước hiện tại đang sinh sống nhằm bổ sung kiến thức, ngành nghề nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của bản thân hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức tài trợ.
du học là một hình thức đi học tại nước ngoài, những người đi du học tại nước ngoài thường được gọi là du học sinh. Đối tượng đi du học gần như không hạn chế từ cấp tiểu học đến thạc sĩ tiến sĩ cũng có tuy nhiên điều kiện dành cho mỗi đối tượng đi du học sẽ có sự khác biệt nhất định.
Ngoài du học tại nước ngoài, hiện còn có một số hình thức thức cũng gọi là du học nhưng không phải sang nước ngoài được gọi là du học tại chỗ. Du học tại chỗ tức là các trường tại nước ngoài sẽ liên kết hoặc mở chi nhánh đào tạo tại Việt Nam với giáo viên 100% là người nước ngoài, giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, giáo trình nước ngoài luôn. Sau khi các bạn tốt nghiệp trường này sẽ có bằng tốt nghiệp của chính trường tại nước ngoài cấp và có giá trị quốc tế.
Lợi ích của đi du học
Tăng kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.
Mọi hoạt động, giao tiếp hay học tập của bạn đều cần tiếng Anh hay tiếng đang được sử dụng tại nước mà bạn đang theo học. Khi bạn chăm chỉ giao tiếp và học hỏi thì kỹ năng ngoại ngữ của bạn cũng tăng theo. Việc thông thạo ngoại ngữ trong thời đại hiện nay sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội trong cuộc sống và nghề nghiệp.
Kết nối giáo sư, bạn bè
Sau một học kỳ hay một năm học, mọi việc có thể khép lại về mặt thời gian và kế hoạch nhưng sẽ vẫn được tiếp tục duy trì, củng cố và thậm chí là sâu đậm hơn nếu bạn cởi mở hơn trong việc tiếp xúc, giao lưu với giáo sư, bạn bè. Bạn sẽ học thêm được nhiều điều hay khi bạn có những người thầy nhiệt tình và những người bạn chân tình.
Sống trong một môi trường đa văn hóa.
Khi đi du học bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều sinh viên quốc tế thì bạn sẽ có cơ hội biết thêm nhiều nền văn hóa khác nhau. Mỗi đất nước có những bản sắc văn hóa riêng và thật thú vị khi bạn được chứng kiến, được tham gia hơn là việc chỉ nghe, nhìn qua truyền hình.
Mở rộng tầm nhìn.
Được đi, được học thì tầm nhìn của bạn không còn gói gọn trong không gian chật hẹp nữa. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” mà. Nhìn một vấn đề, một sự việc trong cái nhìn đa chiều sẽ tốt hơn là trong một không gian chật hẹp.
Nâng cao được kiến thức, kỹ năng.
Kiến thức bạn có được khi đi du học sẽ giúp bạn nhiều ở tương lai. Nhưng, kiến thức vẫn là chưa đủ mà còn cần đến những kỹ năng. Kỹ năng nghề nghiệp là điều mà các công ty cần ở một người tốt nghiệp đại học. Và khi đi du học, bạn có nhiều cơ hội để không những “học” mà còn được “hành” để hình thành những kỹ năng cần thiết.
Thay đổi thái độ, thói quen, hành vi.
Những thói quen như phân loại rác, hạn chế dùng còi xe (nếu đi ô tô hay xe máy) hoặc giảm tiếng ồn ở nơi công cộng ở nước ngoài buộc bạn phải nhìn lại bản thân để thay đổi. Đến một lúc nào đó, nó sẽ trở thành thói quen cho chính bạn và đây là điều cần duy trì thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi.
Bằng cấp tốt.
Cho dù có nhiều ý kiến đánh giá trình độ thật là bằng cấp nhưng sở hữu được một tấm bằng đại học hoặc sau đại học ở nước ngoài thì đó là mơ ước của rất nhiều người.
Được là chính bạn.
Điều này không có nghĩa rằng chỉ học trong nước thì bạn không phải là bạn. Nhưng, khi bạn có nhiều “khoảng trống” hơn để tự do quyết định nhiều việc thì bạn cũng sẽ khám phá được những “tiềm ẩn” trong chính bạn. Sự khác biệt luôn là cần thiết và đi du học là để chín chắn hơn, để trưởng thành hơn và có thể tự lập hơn.
Cơ hội mới, ý tưởng mới.
Cơ hội trong nghề nghiệp, trong cuộc sống sẽ đến với bạn nếu như bạn đã tích lũy được cả kiến thức tốt và kỹ năng giỏi. Bên cạnh đó, những ý tưởng mới sẽ được hình thành và áp dụng. Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn khi bạn có một nền tảng tốt và trong “thế giới phẳng” như hiện nay thì người thành công chính là người biết nắm lấy những cơ hội cũng như có những ý tưởng táo bạo.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản
1. Điều kiện nộp hồ sơ du học Nhật Bản
- Học sinh đã tốt nghiệp THPT trở lên
- Có trình độ tiếng Nhật sơ cấp
- Có đủ điều kiện tài chính để học tập
2. Các giấy tờ cá nhân của người đi du học
- Ảnh
Quy định:
+ Nền trắng, áo trắng, chụp trong vòng 3 tháng
+ Kích thước: 3×4 cm (10 chiếc) và 4,5 x 4,5 cm (2 chiếc), 4×6 cm (8 chiếc)
Số lượng: Tổng 20 chiếc
- Giấy khai sinh
Số lượng: 2 bản photo công chứng
Ghi chú: Bản photo công chứng phải có số hiệu, số quyển ở góc phải trên cùng. Công chứng trong vòng 6 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ xin visa
- CMND của học sinh
Số lượng: 2 bản photo công chứng
Ghi chú:
+ Bản photo công chứng phải rõ mặt, rõ số và còn thời hạn tối thiểu 6 tháng
+ 2 mặt của chứng minh thư phải nằm trên cùng 1 mặt của tờ A4
- CMND của người bảo lãnh
Hộ khẩu có thông tin học sinh
Số lượng: 2 bản photo công chứng
Ghi chú: Nếu người bảo lãnh không chung hộ khẩu với học sinh, phải nộp cả Hộ khẩu người bảo lãnh.
- Hộ chiếu
Số lượng: 1 bản gốc
Ghi chú: Có thể nộp bổ sung sau, nhưng phải nộp sớm hơn ít nhất 2 tháng trước thời điểm xuất cảnh.
- Giấy xác nhận công việc của học sinh (nếu đã từng đi làm)
Số lượng: 1 bản gốc và 2 bản sao công chứng
- Sơ yếu lý lịch
Bản gốc, có dán ảnh và xin xác nhận của xã/phường
- Giấy khám sức khoẻ ( bản gốc)
3. Các giấy tờ của người bảo lãnh
- Chứng minh thư: 03 bản sao (Photo phải rõ số, chữ và CMT còn hạn dùng).
- Xác nhận công việc: 02 bản gốc
- Xác nhận thu nhập: 02 bản gốc
- Xác nhận thuế: 02 bản gốc
Người bảo lãnh là những người có quan hệ cận huyết với người đi du học như: bố mẹ, anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác. Ngoài những giấy tờ cá nhân và chứng minh có quan hệ huyết thống thì còn có một vài điểm chú ý như sau: người bảo lãnh phải có giấy xác nhận nơi công tác, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và cũng có nguồn thu nhập cao và ổn định đủ để lo cho các bạn du học sinh trong quá trình du học tại Nhật. Thêm vào đó là phải có sổ tiết kiệm trong ngân hàng để chứng mình tài chính là đủ để lo cho con đi học.
4. Các giấy tờ học vấn của người đi du học
- Bằng cấp
+ Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
+ Bằng tốt nghiệp Trung Cấp/ Cao đẳng/ Đại học (nếu đã tốt nghiệp); hoặc giấy xác nhận sinh viên/ thẻ sinh viên (nếu chưa tốt nghiệp)
Số lượng: 1 bản gốc + 2 bản photo công chứng
- Học bạ/ bảng điểm
Học bạ cấp 3 hoặc bảng điểm Trung cấp/Cao đẳng/Đại học
Ghi chú: 1 bản gốc + 3 bản photo công chứng
Chú ý:
Tuỳ từng trường hợp, các bạn sẽ được yêu cầu phải nộp cả bằng và học bạ cấp 3 cùng với bảng điểm và bằng Trung cấp/Cao đẳng/Đại học.
5. Giấy chứng nhận tiếng Nhật
Khi đi du học ở Nhật Bản họ sẽ yêu cầu bạn nộp bằng năng lực Nhật ngữ. Việc này cũng khá khó khăn cho những bạn mới học tiếng Nhật để thi được bằng này. Thế nhưng nếu cố gắng thì bạn vẫn có thể vượt qua kì thi này một cách dễ dàng. Các bạn có thể tham gia những khóa học tiếng Nhật ngắn hạn nhưng chất lượng của những trung tâm tiếng Nhật uy tín thì sẽ dễ dàng thi đậu bằng tiếng Nhật thôi. Thêm vào đó là quy định của Nhật đối với du học sinh, là không có thời gian trống quá 6 tháng, vì nếu để trống thời gian 6 tháng trở lên mà không chứng minh được trong thời gian đó bạn đã làm gì, ở đâu, thì sở nhập cảnh Nhật sẽ đặt dấu chấm hỏi và có thể hồ sơ sẽ bị rớt.
Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT, NAT-TEST, TOPJ, JTEST,…cấp độ N1~5)
Số lượng: 2
Ghi chú: Bản gốc Bằng + bảng điểm chi tiết đi kèm
Trong quá trinh xét tuyển du học Nhật Bản, Việc chuẩn bị hồ sơ lại là một vấn đề khá áp lực và phức tạp mà các bạn du học sinh phải đối mặt. Kosei.edu.vn nhằm giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất về hồ sơ tuyển sinh du học Nhật thông qua bài viết có thể gúp ích cho các bạn trong công tác chuẩn bị.