Nhắc đến núi Phú Sĩ chắc hẳn các bạn sẽ biết ngay đến biểu tượng của đất nước mặt trời mọc- Nhật Bản. Đây là ngọn núi lửa cao nhất Nhật Bản (3776m) với hình chóp nón trông rất hùng vĩ, lòng chảo phía trong là dấu tích của miệng núi lửa rộng khoảng 500m, sâu 200m. Hiện nay, Phú Sỹ là ngọn núi lửa đã chết, nhưng gần đây vẫn có tin đồn rằng nó có khả năng hoạt động trở lại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến ngọn núi Phú Sĩ qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Tìm hiểu về núi Phú Sĩ
Núi Phú Sĩ ( hay còn gọi là Fuji) đây được xem là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, và là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng Nhật Bản, đã được công nhận di sản văn hóa thế giới vào ngày 22 tháng 6 năm 2013.
Núi “Phú Sỹ mới” hiện nay được cho là hình thành trên đỉnh núi “Phú Sỹ cổ” khoảng mười nghìn năm trước, đây là nơi giao nhau của mảng lục địa Á Âu, mảng lục địa Okhotsk và lục địa Philippin. Đỉnh núi Phú Sỹ quanh năm tuyết phủ, nhiệt độ cao nhất vào mùa hè cũng chỉ từ 6 đến 10 độ C.
Tên núi Phú Sĩ xuất phát từ chữ 不二 (bất + nhị), có nghĩa là có một không hai hoặc 不尽 (bất tận), có nghĩa là không bao giờ kết thúc.
Vị trí địa lí núi Phú Sĩ nằm ở đâu?
– Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi ở phía Tây Nam Tokyo
Núi Phú Sĩ cách Tokyo bao xa?
Để đi từ Tokyo, bạn chỉ mất 100km về phía Tây Nam là đến chân núi Phú Sĩ
Lịch sử của núi phú sĩ
Núi Phú Sĩ (hay còn gọi là núi Fuji) được hình thành bởi trận động đất vào năm 286TCN. Vụ phun trào đầu tiên ở ngọn núi xảy ra vào khoảng 600.000 năm về trước, còn vụ phun trào mới nhất là vào năm 1708. Chính do dung nham phun trào đã kết dính 2 bên sườn núi, tạo thành hình chóp nón mà du khách nhìn thấy ngày nay.
Trên đỉnh cao nhất của núi Fuji là miệng núi lửa có đường kính hơn 50 mét và sâu khoảng 250 mét. Xung quanh núi Phú sĩ có nhiều đỉnh núi khác như: Osahidake, Izudake, Jojudake, Komagatake, Mushimatake, Kengamme, Hukusandake và Kukushidake.
Có nhiều hồ đẹp xung quanh núi phú sĩ để bạn chọn lựa, chẳng hạn như hồ Ashinoko (Hakone, tỉnh Kanagawa), hồ Tanuki (tỉnh Shizuoka), và đặc biệt là chuỗi 5 hồ với tên gọi “Phú Sĩ Ngũ Hồ” ( hồ Yamanaka, hồ Kawaguchi, hồ Sai, hồ Shoji, hồ Motosu) là điểm đến phổ biến trong các tour du lịch Nhật Bản.
Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với độ cao tuyệt đối: 3.776 mét cao hơn “nóc nhà Đông Dương” Phan Xi Păng của Việt Nam (3.143m)
Hồ Kawaguchi có vị trí thấp nhất và phản chiếu hoàn hảo hình ảnh núi Phú Sĩ đang soi bóng dưới mặt hồ
Đặc điểm núi Phú Sĩ
– Núi Fuji là núi lửa tròn đỉnh. Chu vi miệng rộng 3000m, sâu 237m, là miệng núi lửa để lại
– Từ năm 781 đến 1707 núi lử phun 18 lần và hiện vẫn còn hoạt động, đỉnh núi vẫn còn hiện tượng phụt hơi
– Sở dĩ Phú Sĩ còn gọi là Fuji vì đó là ngôn ngữ của dân tộc Hạ di, Fuji có nghĩa là núi lửa
– Những người bản xứ tôn sùng núi Fuji đã lập ra “Hội người leo núi Phú Sỹ” có tên là “Hội Fujiko” . Người sáng lập hội này đã leo núi Phú Sĩ trong vòng 106 năm với 128 lần.
– Việc chinh phục ngọn núi hùng vĩ này là điều mà bất cứ người dân Nhật nào cũng muốn được làm một lần trong đời.
– Đối với người dân Nhật Bản, núi Phú Sĩ chính là ngọn núi thiêng tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Đối với người Nhật, đêm mùng 1 Tết, nếu ai nằm mơ thấy một trong ba thứ sẽ cực kì may mắn suốt cả năm.
Thứ nhất Fuji (mơ thấy núi Phú Sỹ)
Thứ nhì naka (mơ thấy chim ưng)
Thứ ba nasu ( mơ thấy cà tím)
– Núi Phú sĩ đã phủ sóng wifi miễn phí vào tháng 7 năm 2015.
Bạn thử tưởng tượng xem, với đường kính rộng như vậy thì khi núi lửa hoạt động thì sức công phá của nó lớn tới mức nào
– Bức tranh cổ nhất vẽ hình núi Phú Sỹ là bức “Bảo vật tặng chùa Horyu” (Chùa Horyu ở cố đô Nara) do chính thái tử Shotoku vẽ năm 1069.
– Núi Phú Sỹ tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, kiên cường của người dân xứ Phù tang trong các tác phẩm văn học
– Núi Phú Sỹ cũng là một địa điểm tập luyện truyền thống của các chiến sỹ Samurai Nhật Bản.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm của núi phú sĩ do kosei.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về ngọn núi hùng vĩ này nhé!