Đối với những ai yêu thích văn hóa Nhật Bản thì ắt hẳn hình ảnh búp bê cầu mưa của nhật đã không còn quá xa lạ với mọi người. Búp bê cầu mưa của nhật là một trong những hình ảnh đặc trưng của văn hóa Nhật Bản nên cũng chẳng có gì quá bất ngờ khi hình ảnh của búp bê cầu mưa của nhật thường xuất hiện trong các bộ truyện tranh, một phim hay một câu truyện của Nhật. Vậy con búp bê này là gì mà lại quen thuộc đến thế ? Ý nghĩa của con búp bê này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Búp bê cầu mưa Nhật Bản là gì?
Búp bê cầu mưa Nhật Bản hay còn được gọi với một cái tên khác là Teru teru bouzu. Ở trong tiếng Nhật Bản thì bozu có nghĩa là thầy pháp thuật còn teru có nghĩa là nắng. Và từ Teru teru bouzu có ý nghĩa đầy đủ là cậu bé có phát lực chuyển đổi thời tiết.
Cách sử dụng những con búp bê này cũng khá đơn giản; được nhiều trẻ nhỏ của đất nước này làm. Sử dụng Teru teru bouzu thì nếu như mọi người treo chúng theo đúng chiều thì sẽ là cầu nắng; còn nếu như treo theo ngược chiều thì sẽ là cầu mưa. Tùy theo sự sáng tạo và sở thích của mỗi người làm mà hình dáng, màu sắc của những con búp bê này lại có sự khác nhau. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn không thể thay đổi là búp bê có một chiếc váy dài và đầu trọc.
Lịch sử ra đời của búp bê cầu mưa Nhật Bản
Những con búp bê cầu mưa có khá nhiều câu chuyện khác nhau. Nhưng trong đó chỉ có duy nhất 2 câu chuyện là được những người dân Nhật Bản nhắc đến nhiều nhất.
Câu chuyện thứ nhất
Những con búp bê cầu mưa Teru teru bouzu được làm bằng vải vuông trắng hoặc giấy trắng đem lại cho người nhìn một cảm giác vô cùng dễ gần. Nhưng những con búp bê này cũng được xuất hiện cùng nhiều khởi nguồn được những người dân Nhật Bản tương truyền đến ngày nay.
Những con búp bê cầu mưa Teru teru bouzu có một nguồn gốc ra đời khá mơ hồ. Tuy nhiên, câu chuyện phổ biến được nhiều người Nhật truyền tai nhau kể lại nhiều nhất được bắt nguồn từ một vị pháp sư muốn giúp cho dân làng cầu nắng.
Câu chuyện này kể về một vị sư đã hứa với lãnh chúa và dân làng là sẽ khiến cho trời ngừng mưa và mang đến một thời tiết đẹp trong một khoảng thời gian dài. Bởi trong thời điểm đó, trời mưa quá nhiều trong một khoảng thời gian dài khiến cho người dân không thể nào mà trồng trọt. Nhưng vị sư đã làm hết sức, cầu mãi mà mưa không tạnh và cuối cùng thì ông đã thất hứa rồi phải chịu hình phạt là treo cổ.
Sau khi ông bị treo cổ chết thì lãnh chúa đã cho người chặt lấy đầu của nhà sư đó bọc vào một tấm vải rồi treo nó trước cổng làng để mong trời đừng mưa nữa.
Câu chuyện thứ 2
Theo một câu chuyện khác thì những con búp bê cầu mưa Teru teru bouzu không hề liên quan đến nhà sư, dân làng hay lãnh chúa nào cả. Như câu chuyện thứ 2 này thì nhân vật chính là một cô bé cầm chổi sống ở thời kỳ mà văn hóa của Trung Hoa đang ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến văn hóa của Nhật Bản.
Theo như câu chuyện thì và lúc mưa lớn tầm tã thì ở trên trời bỗng vọng sống một âm thanh nói sẽ nhấn chìm cả ngôi làng nếu như không tìm được một cô gái làm vật hiến tế. Do đó, tất cả mọi cô gái đều được tuyển chọn để tìm ra được cô gái đẹp nhất để mang đi hiến tế giúp cho dân làng thoát nạn. Những người dân Nhật Bản cho rằng cô gái sẽ sử dụng một cây chổi để có thể quét hết được mây đen và giúp cho trời quang trở lại.
Cách làm búp bê cầu mưa
Nguyên liệu
- 2 mảnh vải hoặc giấy
- ruy băng
- bút màu
Thực hiện
-Một mảnh vải làm thành một quả bóng
-Bỏ quả bóng đó vào mảnh vải còn lại
-Túm mảnh vải lại và dùng một sợi dây để buộc.
-Vẽ mặt
-Buộc thêm một sợi dây để treo lên.
Một số hình ảnh của búp bê cầu mưa
Trên đây là những thông tin liên quan đến Búp bê cầu mưa Teru teru bouzu do kosei.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về con búp bê cầu mưa này nhé!