Dựa trên quan niệm mà mỗi quốc gia sẽ có những biểu tượng khác nhau để cầu may mắn. Tại Nhật cũng có các đồ vật được xem là biểu tượng may mắn. Thực tập sinh, du học sinh hoàn toàn có thể mua về làm quà tặng cho người thân, bạn bè, cực ý nghĩa lắm đó. Hãy cùng khám phá những biểu tượng may mắn của người Nhật qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Búp bê Daruma – biểu tượng may mắn của người Nhật
Búp bê Daruma là một loại búp bê của người Nhật có dạng hình tròn, không chân, không tay; và được làm từ loại giấy bồi truyền thống của nước Nhật. Tư thế ngồi của búp bê giống hình hoa sen và theo tư thế ngồi thiền của Bodhidharma. Ngoài ra thì những con búp bê Daruma cũng thường sẽ không có mắt. Những người mua sẽ tự vẽ một mắt ở bên trái cho chúng rồi ước một điều. Nếu như đạt được mục tiêu, bên mắt còn lại sẽ được hoàn thành. Sau đó, những con búp bê Daruma với đôi mắt đã được hoàn thiện sẽ được tập trung và đem đốt tại các chùa.
Những con búp bê Daruma được sử dụng một màu sắc đỏ tươi; khuôn mặt của một người đàn ông có một bộ lông mày rậm và cùng với đó là một bộ râu quai nón. Đây cũng chính là biểu tượng may mắn được sử dụng nhiều nhất tại Nhật Bản. Những người dân tại đây cho rằng Daruma có thể đem lại sự may mắn trong tình yêu, quyền lực và lòng dũng cảm.
Bùa may mắn Omamori
Omamori là một loại bùa may mắn được người Nhật xem là một món quà vô cùng ý nghĩa sử dụng trong những dịp đặc biệt. Loại bùa này được làm bằng vải may rất tỉ mỉ với hình dạng một chiếc túi nhỏ. Ở bên trong những chiếc túi này có một lời cầu phúc được viết trên giấy hoặc một miếng gỗ. Theo quan niệm của những người Nhật Bản thì khi đem theo Omamori thì mọi người sẽ luôn được chúc phúc mọi lúc mọi nơi. Nhưng khi dùng thì mọi người không được mở chúng ra bởi điều này sẽ làm cho chiếc bùa mất đi sự linh thiêng.
Mỗi chiếc bùa lại có những màu sắc, kiểu dáng và mang những ý nghĩa khác nhau. Với nhiều loại khác nhau như bùa cầu tiền tài, bùa cầu an toàn giao thông, bùa cầu tình duyên, bùa cầu học tập, bùa cầu du lịch,… đáp ứng được mọi nhu cầu mà mình muốn. Không chỉ vậy, đây còn được xem là một món quà lưu niệm với đầy ý nghĩa có thể sử dụng để đeo vào những vị trí mà mình thích.
Mèo may mắn Maneki Neko
Maneki Neko là một chú mèo vẫy tay và còn được gọi với một cái tên khác là “mèo may mắn”, “mèo khách mời”, “mèo đại phúc”. Đây cũng là một trong những loại bùa mang lại sự may mắn được sử dụng nhiều tại đất nước Nhật Bản.
Từ Maneki Neko theo tiếng Nhật có nghĩa là “con mèo gọi thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc”. Những con mèo này mang đến ý nghĩa cầu mong sức khỏe, tránh khỏi bệnh tật, tà ma, bảo vệ khỏi những kẻ quấy rối và mang lại may mắn cho gia chủ. Ở Nhật Bản có nhiều loại tượng Maneki Neko khác nhau với mỗi loại lại có những màu sắc khác nhau có những ý nghĩa khác nhau như cầu hạnh phúc, cầu may mắn, cầu tài lộc.
Maneki Neko được làm bằng sứ hoặc gốm với hình dáng một chú mèo đang vẫy tay với mọi người. Maneki Neko cổ điển có ngoại hình giống như những chú mèo đuôi cộc của Nhật cùng với chiếc áo khoác vải; có một hoặc 2 bàn chân trước giơ lên như đang chào đón người đối diện.
Quẻ bói Omikuji
Omikuji quẻ bói là những mảnh giấy chứa đựng những sự đoán xấu hay tốt mà người Nhật sử dụng trong những đền chùa của Nhật Bản. Cách này cũng khá giống với việc xin quẻ tại nước ta. Nếu như là quẻ tốt thì mọi người sẽ giữ lấy lá xăm cũng như giữ lại may mắn cho bản thân; còn nếu như là những quẻ xấu thì mọi người lên buộc lá xăm lên trên một hàng rào hoặc một sợi dây ở đều chùa để bỏ lại những xui xẻo ở phía sau.
Con bò đỏ Akabeko
Akabeko được những người Nhật Bản làm hoàn toàn từ sơn mài và giấy bồi với 2 phần chính là phần thân và phần đầu – cổ. Khi những con bò Akabeko này di chuyển hay động đậy thì cái đầu của chúng cũng sẽ nhúc nhích theo. Akabeko cũng đã được lãnh chúa Gamo Ujisato xây dựng đền Enzo – ji theo truyền thuyết vào năm 807.
Búp bê Teru Teru Bouzu
Nhắc đến những biểu tượng mang lại may mắn được sử dụng nhiều ở đất nước Nhật bản thì chắc hẳn sẽ có nhiều người nhớ ngay được đến đến những con búp bê Teru Teru Bouzu. Loại búp bê này được làm bằng giấy thường hoặc vải được nhiều trẻ con sử dụng treo nhiều bên hiên nhà hay trên các cửa sổ; với mong muốn mưa nắng tùy theo mong muốn của bản thân.
1000 chú hạc Senbazuru
Nói đến những biểu tượng may mắn của đất nước Nhật Bản mà không nhắc đến những chú hạc Senbazuru thì quả là một thiếu sót lớn. Những người Nhật Bản quan niệm rằng nếu như ai đó gấp đủ được 1000 con hạc giấy rồi treo hết chúng lên thì người đó sẽ có được một điều ước cho sự thuận lợi, hạnh phúc và an lành. Ngay đến hiện nay vẫn quan niệm này vẫn được nhiều người tin tưởng và làm theo. Những con hạc giấy này không chỉ mang đến sự may mắn mà đây còn là hình thức gấp giấy được xuất hiện lâu đời tại đất nước này.
Câu chuyện về 1000 con hạc giấy
Đó là câu chuyện về một cô bé 12 tuổi bị nhiễm phóng xạ từ quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima. Cô bé này mang trong mình căn bệnh máu trắng và mạng sống của cô chỉ còn được tính theo từng ngày. Nhưng với một nghị lực phi thường thì cô bé đã gấp đủ được 1000 con hạc giấy với điều ước cho cả thế giới hòa bình.
Sadako Sasaki đã làm được 644 con hạc giấy rồi lìa đời khỏi thế gian. Và để tưởng nhớ tới cô bé thì mọi người cũng đã tiếp tục việc đang làm dở của cô bé; hoàn thành với 1000 con hạc giấy và điều mà cô bé ước nguyện cũng đã trở thành hiện thực, thế giới bình yên.
Cỏ bốn lá
Là một trong những biểu tượng may mắn của người dân Nhật Bản thì cỏ bốn lá cũng mang trong mình bốn ý nghĩa khác nhau là may mắn, tình yêu, hy vọng và niềm tin. Người Nhật Bản quan niệm rằng, nếu như ai tìm được cỏ bốn lá thì sẽ có được sự may mắn và hạnh phúc cả đời. Không chỉ là nước Nhật Bản mà mọi người cũng có thể thấy được hình ảnh cỏ bốn lá trong những trang sức tại nước ta.
Câu chuyện về loại cây cỏ bốn lá:
Tại đất nước Nhật Bản câu chuyện thượng đế và những đứa trẻ được lưu truyền rất phổ biến; và cứ mỗi đứa trẻ sau khi được sinh ra thì đều được thượng đế ban cho bốn món quà đó là may mắn, tình yêu, hy vọng và niềm tin.
Để có thể có được những món quà này thì mỗi đứa trẻ sẽ phải đi vào một khu rừng sâu để thử thách. Thử thách hi vọng, thử thách niềm tin, thử thách tình yêu và nếu như vượt qua được cả ba thử thách đó thì đứa trẻ sẽ được thượng đế ban tặng cho sự may mắn. Những cây cỏ 3 lá được tượng trưng cho những món quà mà thượng đế ban cho. Loài cỏ này chỉ có duy nhất 3 chiếc lá với hình dạng trái tim tượng trưng cho niềm tin, hy vọng và tình yêu. Và nếu như tìm thấy được một cây cỏ 4 lá thì tức là người đó đã có cả món quà mà thượng đế ban tặng đó là sự may mắn.
Cờ cá chép
Hình ảnh cá chép hóa rồng là tượng trưng cho lòng dũng cảm, sức mạnh vượt qua vô vàn gian lao và khó khăn để có được sự thành công. Vào những ngày lễ koinobori dành cho những bé trai thì ở Nhật thường treo những chiếc cờ cá chép với mong muốn cầu mong sự thành công và khỏe mạnh như cá chép. Cờ cá chép được sử dụng khác nhiều và cũng đã có mặt từ rất lâu tại xứ sở hoa anh đào.
Đồng 5 yên của Nhật Bản
Đồng 5 yên của Nhật được đọc là “gô – en”. Từ này chứng âm với một từ Hán có nghĩa là ‘kết duyên”. Do đó, đồng xu này cũng được xem như một đồng xu may mắn như đồng 2 đô của Mỹ.
Theo những người Nhật Bản thì nếu như tháng lương đầu tiên mọi người bỏ đồng 5 yên vào ví thì tiền tiêu sẽ luôn được rủng rỉnh về sau này. Ngoài ra, khi tặng ví thì những người Nhật cũng sẽ luôn bỏ thêm đồng 5 yên vào với mong muốn người được tặng sẽ không phải lo về mặt tiền bạc.
Hamaya cung tên may mắn
Hamaya là từ được ghép từ 2 chữ hama và ya. Ya có nghĩa là mũi tên, Tương tự như vậy, trong hamayumi thì yumi có nghĩa là cung tên. Còn Hama, được hiểu theo 2 nghĩa, nghĩa thứ nhất, đây là một từ cổ chỉ cái bia bắn tên hoặc các cuộc thi bắn cung (trong cuộc thi, người ta ném chiếc bia lên trời hoặc lăn chúng trên đất, các thí sinh phải ngắm thật chuẩn để bắn trúng bia chính xác), nghĩa thứ hai có nghĩa là “trừ tà”. Vì vậy, hamaya và hamayumi được hiểu là “mũi tên trừ tà” và “cung tên trừ tà”.
Khoảng 700 năm về trước, có một con quỷ đã xuất hiện ở lâu đài của hoàng đế. Nó khiến cho ngài bị ốm không thể dậy lo việc triều chính được. Và một dũng sĩ tên Yorimasu Minamoto đã được cử đến hạ yêu quái, ngay từ mũi tên đầu tiên, chàng đã tiêu diệt được con quỷ xấu xa và giúp hoàng đễ khoẻ mạnh trở lại. Tất nhiên sau đó Minamoto đã được hưởng những gì xứng đáng với việc chàng đã làm. Sau câu chuyện đó, người ta tin rằng mũi tên thứ nhất – haya là để tiêu diệt những “con ma đói” trong tâm hồn con người. “Con ma” đó chính là sự cám dỗ, tham vọng, những suy nghĩ xấu xa…Và mũi tên thứ 2 – otoya là để mời gọi hạnh phúc đến với bản thân sau khi đã trở nên trong sạch.
Vì thế, đến tận bây giờ, hamaya đã trở thành “tấm bùa may mắn” không thể thiếu trong ngày đầu năm mới. Các điện thờ Thần giáo sẽ bán những mũi tên này, đi kèm là các thẻ xăm gieo quẻ đoán vận trong năm. Không chỉ dùng để xem bói, hamaya còn được dùng làm quà tặng cho các bé trai trong Tết đầu tiên, đi kèm là chiếc cung hamayumi (hay còn gọi là Saiguyumi – cung tên dành cho các pháp sư). Hiện nay do nghi lễ này đã được rút gọn nhiều nên chỉ còn lại hamaya thôi. Nhưng vào ngày lễ khánh thành nhà mới – Joutousai, người ta vẫn sẽ thực hiện nghi lễ thanh tẩy một các nghiêm chỉnh, đó là chuẩn bị cả hamaya và hamayumi, đặt trong góc nhà theo , vì đó là những hướng dễ bị ảnh hưởng bởi ma quỷ nhất. Làm thế thì ngôi nhà sẽ 2 hướng Đông Bắc và Tây Namđược yên ổn, ma quỷ sẽ không đến quấy nhiễu.
Với người Nhật, có một chiếc hamaya trong nhà họ sẽ cảm thấy tâm hồn mình trở nên trong sạch và yên bình hơn, có thể tránh khỏi mọi cám dỗ và những ý nghĩ xấu xa do ma quỷ xúi giục, và như thế họ sẽ có một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc.
Trên đây là những biểu tượng may mắn của người Nhật Bản do kosei.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết hơn về đặc trưng văn hóa của người Nhật Bản nhé!