“Luyện tập thể thao nâng cao sức khỏe”, các bạn đã từng tham gia một môn thể thao truyền thống của Nhật Bản bao giờ chưa nhỉ, nếu chưa thì các bạn có thể tìm hiểu thông tin qua loạt bài viết về các môn thể thao truyền thống Nhật Bản nhé. Trong bài viết này các bạn cùng Kosei tìm hiểu Judo và Kendo nhé.
Các môn thể thao truyền thống của Nhật Bản
1. Judo- Môn võ Nhu đạo Nhật Bản
Judo 柔道 -Nhu đạo là một môn võ thuật của người Nhật Bản do võ sư đồng thời là giáo sư môn thể chất Kano Jigoro (嘉納治五郎) (1860-1938) sáng lập ra vào năm 1882 trên nền tảng môn võ cổ truyền jujitsu 柔術- Nhu thuật của Nhật Bản ju: Nhu là khéo léo, uyển chuyển còn do là đạo với mục đích lấy nhu thắng cương. Nhu thuật là một môn võ thuật chiến đấu với những đòn như bẻ tay, bẻ cổ..dễ gây thương tổn nên Kando đã bỏ bớt các yếu tố bạo lực và làm cho judo mang tinh thần thể thao nhiều hơn. Môn võ judo không dùng binh khí mà chủ yếu dùng các đòn tấn công chủ yếu là quật ngã, vật, đè, ngáng, du đẩy, siết cổ và khóa chân, tay…chủ yếu là các miếng đòn áp sát, cận chiến với đối phương.
Môn võ này tương tự Thái cực quyền với phương châm “lấy nhu thắng cương”, “tá lực đả lực” (mượn sức đánh sức), “tứ lạng bát thiên cân” (bốn lạng đẩy ngàn cân) v.v. Ứng dụng chủ yếu vào việc tự vệ bản thân, rèn luyện sức khỏe, độ khéo léo và tinh thần.
* 10 điều tâm niệm mà mỗi võ sinh Judo phải thuộc lòng:
- Tôn trọng kỉ luật, nội quy nhà trường.
- Kính thầy yêu bạn, bênh vực người yếu đuối.
- Kính trọng các bạn trong môn phái võ nghệ khác.
- Ngoài những trận đấu giao hữu, tuyệt nhiên không thách đấu với bất kì ai.
- Thắng không kiêu, bại không nản, lúc nào cũng phải bình tĩnh.
- Chỉ tự vệ trong trường hợp bị tấn công, luôn dung thứ người thất thế.
- Luôn luôn tự rèn luyện để thân thể khỏe mạnh, tư tưởng ngay thẳng trong sạch khoan dung, tính nết nhẫn nhục, nhu hào và kiên trì.
- Nghe lời nói tư lợi thì ngoảnh mặt đi, khi bàn việc công thì băng mình tới.
- Thà chịu thiệt hại còn hơn làm điều hèn nhát, bất công.
- Mục tiêu của võ sinh Judo là Nhân-Trí-Dũng
* Đẳng cấp: trong Judo thể hiện trình độ kỹ thuật và khả năng thi đấu của mỗi võ sĩ. Từ đai vàng đến đai nâu, cuộc thi đấu tổ chức ở phòng tập và do võ sư trực tiếp dạy mình thăng cấp cho.Từ đai nâu đến đai đen võ sĩ phải thi đấu trước một hội đồng có uy tín. Việc thăng đẳng cấp này có quy định về quốc tế.
Đẳng cấp Judo được ấn định như sau:
- Cấp 6: Đai trắng
- Cấp 5: Đai vàng
- Cấp 4: Đai cam
- Cấp 3: Đai xanh lá cây
- Cấp 2: Đai xanh lam
- Cấp 1: Đai nâu
Từ 1 đẳng đến 5 đẳng đai đen thì có các vạch trắng.Từ 6 đến 8 đẳng đai đoạn đỏ, đoạn trắng.Từ 9 đẳng đến 10 đẳng đai màu đỏ.
* Võ phục:
Kendo- nghệ thuật kiếm đạo nhật bản
Kendo (剣道 (劍道) / けんどう/ Ken có nghĩa là kiếm, Do có nghĩa là đạo; Kendo -Kiếm đạo hay Đạo dùng kiếm), là một môn võ thuật sử dụng kiếm hiện đại của Nhật Bản, phát triển từ các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật.
Kendo là một loại hình võ thuật chiến đấu bằng kiếm dựa trên tinh thần kiếm sĩ đạo samurai truyền thông của Nhật Bản, hay kiếm thuật. Kendo là sự kết hợp giữa luyện tập thể chất lẫn tinh thần có kèm các yếu tố mang tính đối kháng thể thao. Kendo là sự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân cả đời thông qua đạo dùng kiếm. Trong Kendo không có đai đeo trên người khi tập luyện như các bộ môn võ thuật khác, mỗi người tập luyện kendo sẽ phấn đấu được công nhận trình độ, đạo đức thông qua kỳ thi cấp đẳng của các liên đoàn kendo trên thế giới, khi mọi người tập luyện giao lưu với nhau sẽ hỏi về trình độ của nhau, các kendoka (người tập kendo) đã nói trình độ bao nhiêu đẳng thì sẽ đúng như vậy, vì người tập kendo chân chính phải trung thực.
Hình thức tập luyện:đấu đối kháng, người tập mặc giáp bảo vệ và sử dụng kiếm tre để thi đấu. Một trận đấu có 3 điểm được tính. bên nào đạt 2 điểm trước sẽ dành chiến thắng. các mục tiêu đạt điểm gồm: mặt, tay, bụng, cổ họng. 1 điểm được công nhận sẽ bao gồm đầy đủ các yếu tố về khí kiếm thể .
* Mục đích tập luyện của Kendo:
- Rèn luyện trí óc và thân thể
- Trau dồi tu dưỡng sức mạnh tinh thần
- Thông qua cách tập luyện đúng và nghiêm khắc:
- Để cố gắng phát triển nghệ thuật của Kendo
- Gìn giữ tính nhân bản, sự tôn trọng và lịch sự giữa con người.
- Để kết giao với mọi người trên cơ sở chân thành, ngay thật.
- Và luôn luôn tự trau dồi tu dưỡng bản thân.
* Võ phục:
Bộ võ phục mặc bên trong bao gồm một áo khoác (kendogi or keikogi ) và hanakama , một loại quần có dây buộc ở thắt lưng với 2 ống quần rất rộng. Cái khăn bằng cotton (手拭い / てぬぐい/- tenugui ) được quấn quanh đầu trước khi đội men dùng để thấm mồ hôi đồng thời làm cho “men” được đội chặt。
Thanh kiếm tre shinai được dùng thay thế cho thanh kiếm Nhật Katana trong tập luyện và nó được làm từ bốn thanh tre ghép lại, giữ chặt với nhau bằng các miếng da. Ngày nay còn có thêm cây Shinai được làm từ vật liệu carbon được gia cố bằng các thanh nhựa tổng.
Hai môn thể thao này thật hay và thú vị phải không các bạn, vẫn còn rất nhiều các môn thể thao truyền thống khác sẽ được khám phá trong các phần tiếp theo trong chuyên mục Văn hóa Nhật Bản, hãy đón xem nhé.
Karate- tinh hoa của nghệ thuật chiến đấu Nhật Bản.
Karate (空手, からて) hay Karate-Do (空手道, からてどう)- Không Thủ Đạo là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate có tiếng là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những miếng đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime , để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.
Khác với Karate hiện đại Karate nguyên thủy mang tính chiến đấu cao hơn, bên cạnh đó Karate truyền thống rất coi trọng lễ tiết và sử dụng nhiều bài quyền cổ xưa trong khí đó Karate hiện đại chủ yếu phục vụ cho thi đấu thể thao gồm 2 phần KATA và KUMITE Về KATA (biểu diễn quyền)
* Về võ phục: ở thời nguyên thủy, người luyện tập và đấu Karate cởi trần. mặc quần dài hoặc quần cộc. Ngày nay, người luyện tập Karate mặc áo màu trắng là học theo áo của môn Judo. Karate truyền thống thường mặc áo mà tay áo dài đến cổ tay, ống quần cũng dài đến cổ chân.
* Về đẳng cấp và màu đai: Ban đầu chỉ có đai đen (huyền đai) và đai trắng. Đai đen dành cho những người đã có quá trình luyện tập, còn đai trắng dành cho người mới bắt đầu. Giữa đai trắng và đai đen có từ 1 đến 3 đai nữa tùy theo từng lưu phái. Hay dùng nhất là đai màu xanh lá cây (màu trà Nhật). Ngoài ra tùy lưu phái có thể có đai vàng, đai đỏ, đai nâu, đai tím, v.v … Trong đai đen lại có khoảng 10 đẳng, thấp nhất là nhất đẳng (nhất đẳng huyền đai). Những người đạt đến trình độ ngũ đẳng huyền đai đến lục đẳng huyền đai được gọi là renshi (錬士) ngũ đẳng và renshi lục đẳng, từ thất đẳng huyền đai đến bát đẳng huyền đai được gọi là kyoshi (教士) hoặc tatsushi (達士), từ cửu đẳng huyền đai trở lên gọi là hanshi (範士). Tùy vào từng lưu phái mà các danh hiệu này sẽ được sử dụng hoặc không sử dụng.
* Hai mươi điều về Karate của sư tổ Funakoshi:
1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.
2. Karate không nên ra đòn trước.
3. Karate phải giữ nghĩa.
4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.
5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.
6. Cần để tâm thoải mái.
7. Khinh suất tất gặp rắc rối.
8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về karate.
9. Rèn luyện karate cả đời không nghỉ.
10. Biến mọi thứ thành karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.
11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.
12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.
13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.
14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.
15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.
16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.
17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.
18. Phải tập kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.
19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.
20. Luôn chính chắn khi dụng võ.
4. Akido
Aikido ( 合氣道 /あいきどう/) nghĩa Hán Việt là Hiệp khí đạo là một môn võ thuật hiện đại của Nhật Bản được Ueshiba Morihei (1883-1969) sáng tạo ra trên cơ sở các môn võ thuật cổ truyền của Nhật Bản như Nhu thuật (Jujitsu), Kiếm thuật (Kenjutsu), và Thương thuật (Sojutsu).
Môn võ này dựa trên sự tập trung sức mạnh của một người và tận dụng sức mạnh của đối thủ. Aikido đặc biệt hữu ích đối với những người theo học bộ môn võ thuật này vì nó là cách để duy trì thể lực và tăng cường thể chất rất hiệu quả.
Xét về mặt thuần vật lý thì Aikido là một môn võ bao gồm những đòn ném và khóa khớp. Aikido không chú trọng vào các đòn tấn công đối phương, mà nó sử dụng lại chính lực của đối phương để chống chế lại họ hoặc ném họ đi. Vì thế Aikido không phải là một môn võ tĩnh. Di chuyển hợp lý và hiểu biết về cái “động” khi di chuyển là rất quan trọng. Người tập Aikido sẽ luyện tập được kỹ năng tự vệ, tinh thần, sức khỏe và tình yêu thương vạn vật. Tổ sư Morihei Ueshiba sau nhiều năm miệt mài tìm kiếm chân lý của võ thuật đã nói rằng: “Nguyên lý căn bản của võ thuật là tình yêu trời đất và vũ trụ”. Aikido không là gì khác hơn sự biểu hiện của tình thương bởi vì trong môn Aikido, mục tiêu không phải là chinh phục kẻ thù, mà là chinh phục chính mình.
*Lợi ích của Akido:
- Không có đối kháng, không nhằm chiến đấu hay tiêu diệt kẻ thù.
- Đối thủ chủ yếu của Aikido là chính mình. Tập trung rèn luyện thể chất và ý chí tinh thần.
- Thế tập nhẹ nhàng, uyển chuyển, phù hợp với mọi lứa tuổi.
- Aikido là con đường đưa đến sự hòa hợp trong một tập thể.
* Danh hiệu và việc thăng cấp trong akido: Theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Aikido quốc tế (IAF) và Liên đoàn Aikido Hoa Kỳ (USAF), có 6 cấp trước khi đạt trình độ đẳng (đai đen). Các cấp này gọi chung là “kyu”.Việc có đủ tiêu chuẩn thi thăng cấp hay không trước hết phụ thuộc vào thời gian (số giờ luyện tập). Các điều kiện khác có thể bao gồm thái độ luyện tập (tôn trọng đồng môn, chuyên cần…) và kể cả, ở một số đạo đường, sự đóng góp vào việc duy trì đạo đường cũng như phổ biến Aikido.
* Trang phục của môn võ Akido: Võ phục chuẩn dùng trong môn võ Aikido là Hakama là loại quần nhiều li trông giống váy mà chỉ có các môn sinh đẳng cấp cao mới được mặc. Hakama tượng trưng cho nhiều giờ và nhiều năm tập luyện, tận tâm và kỷ luật nhưng còn tùy võ đường mà người ta bắt buộc mặc hakama hay cho mặc hakama khi lên huyền đai. Đai chuẩn trong Aikido bắt đầu từ màu trắng, là sơ đẳng. Khi trình độ cao, đai sẽ khác. Từ trắng sẽ thành xanh rồi thành xanh 2 gạch xanh 3 gạch sau đó là đai nâu, nâu 2 gạch nâu 3 gạch rồi cuối cùng thành đai đen.
Từng môn võ đều mang các nét đặc trưng của đất nước Nhật Bản, vừa tập luyện sức khỏe, khả năng tự vệ vừa học làm người, học cách sống trong từng môn võ, các bạn có thể đăng kí học các môn võ ở cơ sở của Việt Nam để cảm nhận rõ những tinh hoa trong nghệ thuật chiến đấu của Nhật Bản.
5. Sumo- Một nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản
Một trong những môn thể thao mang tính truyền thống và đặc trưng, tiêu biểu của Nhật Bản là Sumo. Sumo vừa là một môn thể thao vừa là biểu tượng cho văn hóa tinh thần của người Nhật .
Sumo xuất hiện ở Nhật Bản vào khoảng 1500 trước và gắn liền với Thần đạo (đạo Shinto). Trước đây Sumo là một nghi thức đi kèm với những điệu múa linh thiêng để cầu mùa màng được bội thu và cho đến tận bây giờ một số nghi lễ vẫn được giữ và biểu diễn trong các trận đấu. Sumo trước đây chủ yếu gồm các võ sĩ tự do tuy nhiên do ảnh hưởng của chiến tranh, các võ sĩ được tập hợp lại và dần được lưu giữ và phát triển trở thành một môn thể thao.
* Võ sĩ Sumo, để trở thành một võ sĩ là một việc vô cùng khó khăn, các võ sĩ được tuyển chọn một cách kĩ càng như độ tuổi từ 15 – 23 tuổi với các yêu cầu về học vấn, xuất thân và tình trạng cân nặng chiều cao, cân nặng tối thiểu để tuyển chọn là 67kg. Không những thế, võ sĩ Sumo phải là người xuất thân từ một gia đình nề nếp, gia giáo, phải có sự tiến cử từ những người trong giới Sumo Nhật Bản thì mới được bước chân vào con đường trở thành võ sĩ Sumo. Trải qua quá trình luyện tập hà khắc với một lịch trình chặt chẽ và chế độ ăn uống đặc biệt bởi cân nặng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng với mỗi samurai.
* Cấp bậc: cấp bậc khác nhau tùy theo năng lực, thành tích và kinh nghiệm thi đấu của mỗi người. Cụ thể cấp bậc trong Sumo sẽ phân thành 6 cấp bao gồm: Yokozuna, Ozeki, Sekiwate, Komusubi, Maegashira và Jyuryo.
* Trang phục: trang phục thông thường khi thi đấu của các võ sĩ Sumo là đóng khố và búi tóc. Bên cạnh đó một nét đặc sắc của Sumo là các nghi lễ truyền thống trang nghiêm, đầy màu sắc mà không phải bất cứ môn thể thao nào cũng có. Khi thực hiện các nghi lễ này, tất cả võ sĩ Sumo đều phải mặc thêm một khăn lớn phía truớc gọi là “kesho-mawashi” bản to thật dày với hoa văn riêng của từng võ sĩ và trang trí các hoa văn trong Thần đạo.
6. Cung đạo- Nghệ thuật bắn cung Nhật bản
弓道- Cung đạo là nghệ thuật bắn cung của Nhật hay còn gọi là xạ nghệ. Cung đạo là một trong những nét văn hóa lâu đời nhất của Nhật Bản. Vốn là một trong các kĩ năng của những chiến binh samurai thời phong kiến, Cung đạo Nhật Bản hiện đã và đang được tập luyện với hàng nghìn người tại Nhật Bản nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Người Nhật không coi Cung đạo là một môn thể thao mà coi nó linh thiêng như là một nghi thức tôn giáo, với mục đích chính của người bắn cung là nắm vững cái nghệ thuật bắn cung chứ không phải nhằm nhằm bắn trúng bia. Khi cung thủ thoát ra khỏi cái ý muốn thường ám ảnh là muốn tên phải bắn trúng đích mà hoàn thiện từng động tác một cách chính xác nhât – thì mũi tên sẽ tự lao đến đích. . Do đó “đạo” của Cung đạo chẳng phải nói về thể thao gia tập luyện thân thể mà nói về năng lực phát huy từ việc rèn luyện tâm linh, với mục đích bắn trúng mục tiêu tâm linh. Cho nên, trên căn bản, cung thủ nhắm vào chính mình và thậm chí có thể thành công trong việc bắn trúng chính mình.
Vì vậy Cung đạo chủ yếu là để rèn luyện tâm linh cá nhân và tăng cường sự tập trung. Tại các đền chùa thỉnh thoảng có tổ chức các cuộc thi bắn cung kết hợp với các nguyên tắc của Phật giáo Thiền tông.
* Dụng cụ: Cây cung (弓- yumi) dùng trong Cung đạo lớn hơn 2 mét. Cây cung này cũng không được cân đối. Sợi dây của cây cung không được chạm vào vòng cung. Mũi tên cũng dài hơn thường lệ. Chiều dài của mũi tên cũng như tầm cao của cây cung tương xứng với vóc dáng của cung thủ. Cung thủ thường dùng cái găng tay bằng da để nắm cung. Khoảng cách và vòng tròn của cái bia xa gần, lớn nhỏ tuỳ thuộc vào người tổ chức. Thông thường, một cái bia tiêu chuẩn có 36cm đường kính, đặt cách cung thủ 28m và trên mặt đất 9cm. Ngoài ra còn các dụng cụ như: găng tay (Yugake), giáp, dây cung, mũi tên…Trang phục là hakama đã được giới thiệu chi tiết trong các môn thể thao truyền thống của Nhật Bản (P2).
Môn thể thao này nhấn mạnh đến sự cân bằng giữa sự tĩnh lặng và hành động, vì vậy điều quan trọng là cung thủ chuyển thông suốt từ tĩnh lặng để hành động như người ấy đang chuẩn bị bắn. Một tập hợp các nguyên tắc cổ xưa chia bắn một mũi tên vào tám phần, giải thích điểm như trạng thái của tâm archer nên phấn đấu.
Các môn thể thao truyền thống đều thể hiện những nét rất riêng của tinh hoa văn hóa Nhật Bản, thể thao không chỉ để rèn luyện thân thể mà qua đó còn tôi rèn cả tinh thần và phẩm chất của con người.
5 trò chơi truyền thống được yêu thích nhất ở Nhật Bản
Nhật Bản là một đất nước với truyền thống văn hoá lâu đời. Tại xứ sở hoa anh đào này, không chỉ có ẩm thực hay những lễ hội truyền thống thú vị mà còn có các trò chơi dân gian, truyền thống là một phần không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về nữa.
Trong chuyên mục Văn hoá Nhật đầu năm này, trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ giới thiệu tới các bạn 5 trò chơi truyền thống của người Nhật rất được du khách yêu thích.
Cùng nhau khám phá nào!
1. Hanetsuki – Trò chơi đánh cầu truyền thống Nhật Bản
Với người Nhật, Hanetsuki không đơn thuần chỉ là một trò chơi mà còn có ý nghĩa mang lại may mắn cho trẻ em vào dịp năm mới.
Loại vợt dùng để chơi Hanetsuki được làm bằng gỗ, hình mái chèo, trên có in các hoạ tiết rất bắt mắt như hoa, lá hay các nhân vật hoạt hình, nhân vật trong kịch cổ truyền Nhật Bản. Quả cầu được làm bằng quả bồ hòn màu đen và có lông sặc sỡ sắc màu. Trò chơi này không cần đến lưới như chơi cầu lông hiện đại, và người thua cuộc trong trò chơi sẽ bị đối phương quẹt mực vào mặt.
2. Tako – Trò chơi thả diều truyền thống ở Nhật
Tako là một trò chơi được các em bé người Nhật rất yêu thích. Trước kia, thả diều là một trong những thú tiêu khiển lúc nhàn rỗi của người Nhật. Nhưng hiện nay, nó đã trở thành một lễ hội lớn của đất nước mặt trời mọc này. Với hơn 100 các mẫu diều in các hoa văn, hoạ tiết khác nhau, thường sẽ là các hình vẽ truyền thống của Nhật Bản.
Trò chơi này giúp mọi người có những khoảng thời gian vui vẻ, thoải mái và lại gần nhau hơn.
3. Kendama
Đây là một trò chơi tuyền thống rất phổ biến ở Nhật. Hầu hết mọi lứa tuổi và giới tính đều rất yêu thích trò chơi này. Nếu nhìn qua bạn có thể nghĩ đây là một trò chơi hết sức đơn giản nhưng Kendama là một trò chơi cần rất nhiều kỹ năng với hơn 1.000 kỹ thuật khác nhau để người chơi cố gắng để làm chủ.
Chính vì đặc điểm này, Kendama giúp người ta học được tính kiên trì và tập trung.
4. Komamawashi
Hơn 1000 năm trước, trò chơi được du nhập từ Trung Quốc sang Nhật. Thời gian đầu, nó chỉ được dùng trong các nghi lễ hoàng gia, sau đó nó dần trở nên phổ biến và trở thành một trò chơi bình dân. Trò chơi con quay này rất được những bé trai yêu thích.
5. Fukuwarai
Đây là một trò chơi không thể thiếu vào dịp Tết củ người Nhật. Nó bắt đầu có từ thời Minh Trị. Trò chơi này hết sức đơn giản, bạn sẽ bị bịt mắt và nghe theo chỉ dẫn của mọi người xung quanh để sắp xếp các hình mắt, mũi,… vào trong một khuôn mặt được vẽ trước. Thường thì những hình xếp tạo ra sau đó sẽ rất hài hước nên làm mọi người vui vẻ cười đùa. Cũng nhờ điều này, trò chơi giúp mọi người nở nụ cười những dịp đầu xuân và mang phước lành về nhà.
Kendama – Trò chơi truyền thống của Nhật Bản
Những ai từng đọc bộ truyện tranh nổi tiếng Doremon chắc hẳn không còn xa lạ gì món đồ chơi Kendama. Bài viết hôm nay, trung tâm tiếng nhật Kosei sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn rõ ràng hơn về món đồ chơi truyền thống đặc sắc này của Nhật Bản, để tìm hiểu thêm nhiều nét văn hóa khác các bạn đừng quên theo dõi chuyên mục văn hóa Nhật Bản nhé.
Kendama là một loại đồ chơi bằng gỗ truyền thống ở Nhật Bản. Kendama có cấu tạo gồm một tay cầm (ken) có hình dạng như thanh kiếm nối với một quả bóng (tama) bằng một sợi dây, đỉnh của tay cầm vừa vặn khớp với một cái lỗ trên quả bóng, ngoài ra còn có 3 miệng chén với kích cỡ khác nhau nằm ở hai phía tay cầm và phía dưới.Quả bóng có một lỗ bên trong khới với đầu nhọn của tay cầm. Ở hai bên của tay cầm còn có 2 chén lõm với kích thước khác nhau và một chén lõm nhỏ hơn nằm ở phía đuôi của tay cầm.
Cùng tìm hiểu về cách chơi Kendama nhé:
1. Những thế đứng cơ bản.
Ở thế đứng thẳng, cây gậy được cầm trên tay và quả banh đung đưa ở phía dưới.
Ở thế đứng góc, quả banh được giữ ở một tay trong khi chiếc gậy được giữ ở tay còn lại ở vị trí gó c 45 độ
2. Những kĩ thuật cơ bản:
Ozara (Tách to), chuzara (Tách trung), và kozara (tách nhỏ)
Ozara (tách to), chuzara (tách trung), và kozara (tách nhỏ) là ba kỹ thuật cơ bản nhất. Để biểu diễn bất cứ sự chuyển động nào, hãy bắt đầu với trái banh treo phía dưới cây gậy, sau đó nhanh chóng thảy trái banh lên không trung và chụp nó vào cái tách (Cả ba cái tách đều biểu diễn như vậy, vì thế chúng ta chỉ đưa ví dụ với tách to thôi). Phải chắc rằng đầu gối bạn khụy xuống và cố gắng bắt được trái banh như thể nó là một quả trứng vậy.
Tomeken (pull up in)
Để biễu diễn tomeken (pull up in), ta bắt đầu với quả banh treo ở dưới sợi dây, nhưng lần này chúng ta bắt cái lỗ của quả banh vào đầu nhọn của cây gậy.
Hikoki (Máy bay)
Kỹ thuật tiếp theo, thay vì bạn giữ cây gậy, bạn sẽ giữ trái banh. Đây được gọi là kỹ thuật máy bay. Sử dụng thế đứng góc và đung đưa cây gậy phía trước mặt bạn. Khi nó quay trở lại, ta chụp đầu nhọn của gậy vào lỗ ở trên trái banh. Điều bí mật để biểu diễn trò này là bạn phải giữ đầu gối của mình thật linh động và cố gắng chụp cây gậy thật nhẹ nhàng. Đây là một kỹ thuật khó, vì vậy một khi bạn làm được nghĩa là bạn là “dân chuyên nghiệp” rồi đấy
Vòng quanh Nhật Bản
Để biểu diễn kỹ thuật “vòng quanh Nhật Bản”, bạn sử dụng cách cầm đầu nhọn (đã hướng dẫn ở trên) và để quả banh đung đưa dưới cây gậy. Sau đó quăng trái banh lên và chụp nó bằng kozara. Tiếp đến, quăng nó từ kozara và chụp nó ở ozara. Cuối cùng, quăng nó từ ozara và chụp nó ở điểm nhọn của cây gậy. Chúng ta có thể biểu diễn kozara trước hay ozara trước đều được. Nếu bạn làm được kỹ thuật này, bạn thật sự giỏi môn kendama.