Khi nhắc tới Nhật Bản ta thường nghĩ đến mộ đất nước xinh đẹp với cái tên rất quen thuộc đó chính là ” xứ sở hoa anh đào” . Đất nước Nhật Bản nổi tiếng không chỉ vì nơi đây có một nền kinh tế phát triển vượt bậc, có những con người cần cù siêng năng, chịu khó, có những công trình kiến trúc cỏ đại hùng vĩ mà nơi đây cũng được rất nhiều người biết đến bởi đây chính là cái nôi của rất nhiều môn phái võ thuật.
Võ thuật Nhật Bản có thể chia làm hai nhóm lớn – các kỹ thuật võ nghệ Cổ truyền được truyền lại qua nhiều thế kỷ và Võ đạo ngày nay, được tập như các môn thể thao.Cùng điểm qua những bộ môn tiêu biểu của nền võ thuật Nhật Bản để thấy nét đặc trưng của một nền văn hóa võ thuật.
Cùng kosei.edu.vn điểm qua những bộ môn tiêu biểu của nền võ thuật Nhật Bản để thấy nét đặc trưng của một nền văn hóa võ thuật Nhật Bản lâu đời nhé.
Sumo
Một trong số môn thể thao truyền thống mang tính đặc trưng quốc gia là Sumo, một môn đấu vật có nguồn gốc từ những buổi biểu diễn trong những lễ hội và ngày lễ tại các đền thờ đạo Shinto. Hình thức đấu gồm có hai người đàn ông lực lưỡng đứng đối mặt nhau trong một cái vòng đất và có một trận đấu Sumo được kết thúc khi người này vật người kia ra khỏi vòng hoặc chạm xuống đất. Sumo có các quy tắc phức tạp và toàn bộ về mặt hình thức cũng như kỹ thuật về tư thế, tấn công và các chiến thuật làm cho người xem thích thú bình luận.
Chúng ta hãy cùng nhau xem qua đôi nét về môn võ này nhé!
Mỗi năm 6 giải thi đấu được tổ chức vào các thời kỳ: Tháng Giêng, tháng Chín ở Tokyo, tháng ba ở Osaka, tháng Bảy ở Nagoya và tháng Mười Một ở Fukuoka. Mỗi đợt thi đấu khoảng 15 ngày. Nếu đi tour du lịch Nhật Bản, bạn nên đi vào những tháng trên để được tận hưởng những trận đấu vô cùng kịch tính.
Judo
Đây là một những môn võ thuật để tự bảo vệ bản thân có nguồn gốc từ Nhật Bản và bây giờ thì khá phổ biến đối với những người hâm mộ trên toàn thế giới. Dựa vào nguyên tắc đòn bẩy và dùng sức mạnh của đối thủ để tạo lợi thế cho mình. Vào ngày nay Judo là một môn thi đấu Olympic. Tại trung tâm đào tạo Kodokan ở Tokyo là nơi lý tưởng để xem học viên Judo được đào tạo và nhiều lúc có các chuyên gia trình diễn.
Dưới đây là đôi nét về môn võ thuật này.
Kendo
Kendo là một môn đấu kiếm mà trong đó hai đối thủ mặc một bộ áo giáp có lót bằng cotton khá nặng, được sơn bóng bên ngoài và tấn công đối phương bằng kiếm tre. Nhà thi đấu có tên Nippon Budokan ở Tokyo là nơi duy nhất để xem loại hình võ thuật thú vị này.
Cùng xem qua môn võ thuật này nhé!
Karate
Karate là một trong những hình thức chiến đấu không sử dụng vũ khí, được phát triển bởi người nông dân ở Okinawa khi họ bị tầng lớp cai trị cấm mang vũ khí. Điểm nổi trội trong đào tạo võ thuật karate là khi tập trung sức mạnh vào cú đánh của tay hoặc chân, một vận động viên karate chuyên nghiệp có thể làm đổ một chồng gạch hoặc một chồng gỗ dày chỉ với một cú xuống đòn duy nhất. Một hiệp hội Karate lớn của Nhật Bản ở Tokyo là nơi du khách khi đi tour du lịch Nhật Bản có thể đến xem học viên được đào tạo như thế nào cũng như các chuyên gia chính mình thực hành ra sao.
Dưới đây là đôi nét về môn võ này.
Naginata
Naginata ( Kích ) là một cây gậy dài có một lưỡi cong nhọn ở đầu . Ngày xưa nó được dùng trong chiến tranh, rồi được các bà trong các gia đình Samurai dùng để tự vệ vào thời Edo ( 1603 – 1867 ), vì đây là một môn võ thuật cần phải học của giai cấp này . Ngày nay , hầu như chỉ có phụ nữ tập môn này . Khoảng 55.000 người đã đạt một đẳng cấp nào đó trong môn thể thao này.
Dưới đây là đôi nét về môn võ này.
Môn võ thuật này có hai loại thi đấu : Trong một loại , các đấu thủ đánh vào những vùng nào đó của đối phương thì được tính điểm . Những chỗ này được bảo vệ bằng mặt nạ , găng tay , và các giáp ở ngực , eo và ống chân . Còn trong loại kia , những người dự thi sẽ biểu diễn một số bài quyền Kata theo một trình tự quy định. Kích dùng trong thi đấu dài khoảng 215 đến 225 cm . Một điều chú ý khác là : Trong khi thi đấu , các võ sinh dùng kích có gắn lưỡi bằng tre còn trong các bài biểu diễn Kata thì dùng kích có gắn lưỡi làm bằng gỗ sồi.
Aikido
Hiệp Khí Đạo được Sáng tổ Ueshiba Morihei hệ thống hóa năm 1922 dựa trên những kỹ thuật của chi phái Daito Aiki (Đại Đông Hiệp Khí ) của môn Nhu thuật. Mục tiêu là để chống trả một cuộc tấn công bằng chính sức mạnh của đối phương . Nhiều thế võ cần phải sử dụng tay chân như khóa ngoặc cổ tay, cùi tay , hoặc một khớp nào khác của đối phương, rồi ném hoặc đè anh ta xuống.
Dưới đây là đôi nét về môn võ thuật này .
Những kỹ thuật này có thể gây nguy hiểm, vì thế khi luyện tập phải theo đúng trình tự quy định . Ít khi có những cuộc thi đấu. Hiệp khí đạo được nữ giới và những người lớn tuối yêu thích vì nó là một nghệ thuật tự vệ ít dùng sức . Có khoảng 600.000 người tại Nhật và 1.200.000 người tại nước ngoài luyện tập môn võ công này.
Shorinji Kempo
Shorinji Kempo do Michiomi theo học các kỹ thuật chiến đấu của các Võ tăng ở chùa Thiếu Lâm, một chùa Thiền Tông tại Trung Quốc, rồi phát triển các kỹ thuật này thành một môn võ công mới sau. Đệ nhị Thế chiến.Các võ sĩ dùng kỹ thuật lien quan đến tay chân như chưởng và cước.
Cùng xem qua đôi nét về môn võ thuật này nhé!
Trên đây là bài viết về những môn võ thuật truyền thống của Nhật Bản, Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung các bạn thêm những thông tin về những môn võ của Nhật Bản cũng như giúp bạn hiểu thêm phần nào về những nét độc đáo của người Nhật Bản nhé!