Nhật Bản được toàn thế giới biết đến không chỉ là một cường quốc kinh tế mà còn bởi những đức tính đáng quý của người dân nơi đây. Chính họ đã tạo nên vẻ đẹp cho đất nước kì diệu này. Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực cũng là một nét đẹp trong truyền thống của họ.
Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa. Do vị trí địa lý bốn bề bao quanh đều là biển, hải sản và rong biển chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn của người Nhật. Lương thực chính của người Nhật là gạo; người Nhật cuộn gạo trong những tấm rong biển xanh đen, tạo thành món sushi, được xem là quốc thực của Nhật Bản.
Và trước khi đến với những món ăn đặc trưng ở Nhật Bản thì trước hết chúng ta hãy cùng nhau điểm qua những quy tắc phải nhớ trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản nhé!
10 quy tắc phải nhớ trong văn hóa ẩm thực ở Nhật Bản
+ Không được dùng tay để hứng đồ ăn: Việc dùng tay để hứng đồ ăn khi gắp bị coi là bất lịch sự ở Nhật.
+Tránh dùng răng cắn đôi miếng thức ăn: Các món ăn ở Nhật thường được chia làm nhiều phần rất vừa miệng. Việc đặt miếng thức ăn cắn dở xuống bát bị coi là bất lịch sự. Bạn có thể che miệng lại khi nhai những miếng to.
+ Không trộn wasabi (mù tạt xanh) với xì dầu: Người dân các nước khác thường trộn đều xì dầu với wasabi khi ăn sashimi, nhưng đúng ra bạn không nên làm thế. Bạn cần cho một chút wasabi lên trên miếng sashimi, sau đó mới chấm xì dầu.
+ Đừng úp ngược nắp bát tô: Việc úp ngược nắp bát sẽ khiến người khác nghĩ bạn đã ăn xong rồi.
+ Đừng bỏ vỏ sò hay vỏ các loại hải sản lên nắp bát tô hay trên đĩa khác: Nhiều người hay có thói quen bỏ vò hải sản lên nắp bát hay một đĩa khác sau khi ăn xong. Người Nhật coi đó là một điều bất lịch sự và nên tránh.
+ Không cầm đũa trước khi cầm bát: Khi ăn đồ Nhật, bạn nên cầm bát hay đĩa lên trước rồi mới cầm đũa. Khi đổi bát, đầu tiên bạn cần đặt đũa xuống, sau khi cầm bát mới lên bạn mới cầm đũa lại.
+ Không dùng đũa chạm vào đồ ăn nếu không gắp: Bạn sẽ bị coi là người bất lịch sự nếu dùng đũa của mình chạm vào đồ ăn trên đĩa nhưng rồi lại không gắp.
+ Không đặt đũa lên trên bát: khi muốn đặt đũa xuống, bạn phải dùng gác đũa. Nếu không có, bạn phải bọc đũa trong tờ giấy quấn đũa ban đầu và đặt xuống trên bàn.
+Đừng đảo đầu đũa khi gắp thức ăn từ đĩa chung: Do đầu đũa đó là nơi bạn đặt tay nên thực chất không sạch và không nên dùng để gắp thức ăn. Du khách có thể nhờ phục vụ lấy thêm một đôi nữa để dùng gắp món ăn chung.
+Không giơ đồ ăn lên cao quá miệng: Việc giơ đồ ăn lên cao quá miệng bị coi là bất lịch sự.
Và sau đây, các bạn hãy cùng kosei.edu.vn khám phá thêm những món ăn độc đáo của ẩm thực nhật bản nhé!
Những món ăn độc đáo của ẩm thực Nhật Bản
Sushi
Từ xưa, người Nhật đã biết cách ủ cá, tôm, hải sản vào nắm cơm để giữ được mùi vị thơm ngon. Khi ủ, cơm thường được trộn với một chút giấm cho chua chua ngọt ngọt. Mà cũng chính vì thế mà cá ủ trong cơm được chuyển hóa thành sushi. Ngày nay với việc sử dụng thêm các gia vị chế biến bổ trợ đã tạo nên độ tươi, hương vị nguyên chất, và cảm nhận hết cái ngon của các loại hải sản giàu protein này. Sushi chính là một kiệt tác thành công trong cách chế biến ẩm thực của người Nhật Bản.
Có lẽ nhắc đến ẩm thực Nhật Bản thì sushi là món ăn mà nhiều người nhớ đến ngay đầu tiên. Một góc độ nào đó có thể hình dung sushi là một hình ảnh biểu tượng cho ẩm thực Nhật Bản.
Wasaghi
Wagashi là tên gọi chung của các món bánh truyền thống của Nhật Bản từ lâu đời, được làm từ bột nếp, nhân đậu và hoa quả, được trình bày đẹp mắt, dùng trong các tiệc trà đạo, tên gọi Wagashi có nghĩa là Vẻ đẹp tự nhiên
Vị ngọt nhẹ nhàng của wagashi sẽ làm giảm vị chát của trà xanh. Vì thế người ta luôn dọn vào bữa trà, dùng với một cây xiên nhỏ.Wagashi cũng là biểu tượng của sự hiếu khách, người ta thường tặng nó trong các buổi lễ cưới, lễ sinh nhật…Wagashi tượng trưng cho sự hài hòa với thiên nhiên. Người làm C2010-597 wagashi luôn lấy cảm hứng từ thiên nhiên bốn mùa của trời đất, từ văn chương, nghệ thuật, thơ ca. Tùy theo mỗi mùa, những nghệ nhân làm wasaghi sẽ dùng những lọai nguyên liệu của từng mùa để cho ra đời những chiếc bánh Wagashi độc đáo, như bánh Sakura Mochi và bánh Kashiwa Mochi chỉ có vào mùa xuân.
Tempura
Được biết đến là món ăn nổi tiếng thứ 2 sau sushi. nhưng đây lại là món ăn có xuất xứ từ châu Âu. Tempura được du nhập vào Nhật Bản từ thời kỳ Edo, được những người truyền giáo Bồ Đào Nha đem đến. Sau một thời gian du nhập vào Nhật Bản, Tempura đã được cải biến lại cho phù hợp với khẩu vị của người Nhật.
Tempura là một món ẩm thực của Nhật Bản gồm các loại hải sản, rau, củ tẩm bột mì rán ngập trong dầu. Cái làm nên sự khác biệt giữa tempura với các món có tẩm bột rán khác chính là bột, dầu và nước chấm và gia vị ăn kèm. Thành phần chính trong nguyên liệu làm tempura là các loại hải sản, phổ biến nhất là tôm, mực, cá, một số loại rau củ như bí ngô, cà dái dê, khoai lang, lá tía tô, ớt ngọt, đỗ ván. Với bản tính sáng tạo và ưa thích sự hoàn mỹ, người Nhật đã cải biến Tempura theo nhiều cách khác nhau và trang trí cũng đẹp hơn. Tempura được sử dụng như một món ăn nhẹ.
Rượu sake
Đối với người dân Nhật Bản, rượu sa-kê không đơn thuần chỉ là một loại đồ uống trong bữa ăn! Ý nghĩa văn hóa – tôn giáo đặc biệt của rượu sa-kê là ở chỗ nó không chỉ là cầu nối giữa con người với con người mà còn là cầu nối giữa con người với thần linh.
Những nét đặc sắc của rượu sa-kê so với nhiều loại rượu danh tiếng khác trên thế giới bắt nguồn từ vị trí địa lý cách biệt của Nhật Bản. Qua nhiều thế kỷ, người Nhật vẫn giữ vững phương pháp làm rượu sa-kê độc đáo của mình như một nét văn hóa riêng không hề bị pha trộn. Sake có thể uống khi nguội, khi ấm hoặc nóng tùy theo mùa và theo loại sake. Thường thì khi mùa Đông, người ta hay uống sake nóng.
Shabu-shabu
Shabu-shabu cũng là một món lẩu nhưng nguyên liệu chính là thịt bò. Những lát thịt bò tươi mới, chất lượng được thái mỏng khá điệu nghệ, thực khách lần lượt nhúng những lát thịt này vào nước dùng nóng và ăn khi còn hơi tái sẽ đảm bảo vị ngon của món ăn. Nước lẩu shabu-shabu có vị ngọt thanh, nước trong và thường được nấy với bắp cải, rong biển, nấm shiitake và một số nguyên liệu lành mạnh, tốt cho sức khoẻ khác
Sukiyaki
Sukiyaki là món ăn “thống trị Nhật Bản” với thành phần chính là thịt bò Rib eye, cùng đa dạng các loại nấm thiên nhiên. Khi nấm và các nguyên liệu khác trong nồi bắt đầu chín, nhúng thịt bò được cắt lát theo kiểu “Sukiyaki” đến độ chín vừa đủ tùy theo khẩu vị của mỗi người. Món này được chấm với nước sốt trứng hoặc sốt làm từ tương Kikkoman và thưởng thức ngay.
Mì Udon, Ramen và Soba
Mì Udon
Udon được làm từ bột mì, muối và nước, có thể ăn nóng hoặc lạnh nhưng ăn nóng vẫn là hấp dẫn hơn cả. Sợi mì Udon có màu trắng đục, to và dai. Nước dùng có vị lạ và đặc trưng – mặn nhẹ và ngọt thanh
Ramen
Ramen khác hoàn toàn với Udon ở chỗ sợi mì nhỏ xíu và vàng tươi. Mì Ramen thường được dùng với nhiều loại đồ ăn kèm khác nhau như: thịt lợn thái lát, rong biển khô, chả cá Nhật Bản, trứng, ngô, bắp cải…tùy theo khẩu vị mỗi người. Nước dùng chủ yếu được hầm từ xương heo.
Mì Soba
Sợi mì soba dài và dai, có màu nâu sẫm, được làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mỳ, nhào nặn và cắt thành từng sợi nhỏ. Cũng như mì Udon, mì Soba có thể ăn nóng hoặc lạnh. Mì soba ăn lạnh được chấm với nước tương, củ cải mài, rong biển, mù tạt và hành lá. Người Nhật Bản ăn mì Soba trong tết truyền thống theo Dương lịch.
Tonkatsu
Tonkatsu làm từ thịt lợn ra đời vào cuối thế kỷ 19 và là một món ăn phổ biến tại Nhật Bản. Nguyên liệu bao gồm một gói bột chiên, thịt thăn lợn dày từ một đến hai centimet và được thái lát thành những miếng vừa ăn, thường được ăn kèm với bắp cải và súp miso. Ta cũng có thể dùng phần thịt lườn và thịt lưng; thịt sẽ được ướp muối, tiêu và được rắc nhẹ một lớp bột mì, sau đó ta nhúng vào trứng và tẩm bột chiên xù trước khi cho vào rán.
Kaiseki Ryori
Yakitori là một trong những món ngon của Nhật Bản được nhiều du khách đến Nhật yêu thích lựa chọn thưởng thức. Để làm món này, người ta thường dùng thịt gà để nướng. Thịt gà được ướp kỹ với muối và nước sốt đặc trưng được gọi là “tare”. Tare được làm từ nước tương, mirin, rượu sake, và đường với một công thức chế biến tạo sự cân bằng giữa độ mặn và độ ngọt. Ngoài ra có thể thêm gừng cho mùi thơm nồng, phảng phất thêm chút vị béo của dầu vừng và ngọt thanh của mật ong, tạo nên phong vị rất đậm đà đặc trưng, hút hồn du khách ngay lần đầu tiên thưởng thức.
Bánh Mochi
Sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua bánh Mochi khi nhắc đến văn hóa ẩm thực đường phố Nhật Bản. Với lớp vỏ mềm, dẻo làm từ bột nếp và phần nhân ngọt ngào từ đậu đỏ bánh Mochi khiến những thực khách hảo ngọt không nỡ lòng chối từ.
Trên đây là những món ăn độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản và những quy tắc cần nhớ đối với việc thưởng thức các món ăn tại nơi đây mà kosei.edu.vn muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết để khi các bạn có cơ hội ghé qua đất nước xinh đẹp này khám phá về văn hóa ẩm thực nơi đây.