Những nét đặc trưng trong ngày Tết của người Nhật

Chỉ còn vài giờ nữa thôi là chúng ta sẽ bước sang một năm mới – Năm 2020 với bao nhiêu ấm ủ, ước mơ và kỳ vọng. Đặc biệt ở các nước ăn Tết dương lịch như Nhật Bản và các nước phương Tây, không khí lúc này đang rất thiêng liêng và hạnh phúc, mọi người trong gia đình đang quây quần bên nhau và chờ đón tiếng chuông giao thừa.

Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngày tết của người Nhật, trong chuyên mục Văn hoá Nhật ngày cuối cùng của năm, trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ giới thiệu tới các bạn những nét đặc trưng trong ngày Tết của người Nhật. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngày Tết của người Nhật xem có gì thú vị. có gì giống và khác Tết cổ truyền của người Việt nhé!

Những nét đặc trưng trong ngày Tết của người Nhật

お正月

Tết

現在ではお正月といえば新年を祝う行事、という考えが一般的になっているかと思いますが、もともとはどのようなイベントだったのか、ご存知でしょうか?

お正月の起源は諸説あると言われていますが、仏教伝来の 6 世紀よりも前から存在していたとも言われています。その頃は、お正月はお盆と同じようにご先祖様を祀る行事だったと言われています。

Ngày nay, nói đến Tết là nói đến việc mọi người chúc mừng nhau vào dịp năm mới, bây giờ Tết đã trở thành một dịp thường niên và phổ biến, nhưng bạn có biết sự kiến này bắt đầu từ khi nào không?

Có nhiều những giả thuyết khác nhau về ngày Tết, nhưng người ta cũng cho rằng Tết đã tồn tại từ trước thế kỷ thứ 6 từ Phật giáo truyền lại. Vào thời điểm ấy, người ta nói rằng Tết là một dịp để mọi người thờ cúng tổ tiên, giống như là lễ hội múa Bon.

表現の例

日本では、新年の1ヶ月、とりわけ 1 1 日〜 7 日までを「お正月」と呼びます。日本ではクリスマスは国民の祝日ではありませんが、1 1 日は国民の祝日になっています。お正月は、フィリピンにとってのクリスマスのような、家族で集まって過ごす行事です。多くの会社やお店が年始の 3 日間はお休みです。お正月はもともと神道の「年神様」を迎え、その年の豊作を祈る「神祭り」だったそうです。現在は、新しい年を祝う行事として考えられています。

Ở Nhật, khoảng thời gian tháng 1 của năm mới, từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 7 tháng 1 được gọi là Tết. Giáng sinh không phải là một ngày lễ truyền thống, ngày nghỉ lễ của Nhật Bản nhưng ngày 1 tháng 1 thì là một ngày nghỉ lễ của quốc dân. Tết là dịp để cả gia đình tập trung, quây quần bên nhau cũng giống như dịp Giáng sinh ở Philipin. Phần lớn các công ty sẽ đóng cửa trong ba ngày đầu tiên của năm mới.

お正月の挨拶

Lời chào năm mới

お正月の伝統的な挨拶の言葉といえば、「明けましておめでとうございます」ですね。

新年のこの挨拶や、年末の「よいお年を」などの挨拶は日本独特の慣習となっています。

けれども、最近は携帯電話やインターネットの普及に伴って、メールや LINE などのインターネットアプリで年始の挨拶を済ます人も多くなっています。年賀状の発行枚数は、2003 年がピークの約 44.6 億枚でしたが、2014 年用は約32.2億枚と、10億枚以上減っています。

Lời chúc mừng năm mới truyền thống của người Nhật thì sẽ là、「(あ)けましておめでとうございます」– Chúc mừng năm mới.

Những lời chào năm mới như 「よいお年を」là một phong tục độc đáo của Nhật Bản.

Tuy nhiên, những năm gần đây, do sự phổ cập của điện thoại di động và internet, nhiều người đã gửi những lời chào chúc mừng đầu năm trên các ứng dụng internet như là mail hay qua Line. Số lượng thiệp chúc mứng năm mới được phát hành nhiều nhất vào năm 2003 với khoảng 4.46 tỷ thiệp nhưng nó đã giảm hơn 1 tỷ tấm thiệp và chỉ còn khoảng 3,2 tỷ tấm thiệp vào năm 2014.

年が明けてから初めて会った人には、「明けましておめでとう(ございます)」という挨拶をします。一方で、年末に最後に合う人には「よいお年を」という挨拶をします。

Hãy nói lời chúc mừng năm mới: 「明けましておめでとうございます」với những người bạn gặp đầu tiên của năm mới. Ngược lại, hãy nói 「よいお年を」với những người bạn gặp cuối cùng của năm cũ.

お正月には、カードを友人や同僚に送ります。

Vào ngày Tết, bạn hãy gửi những tấm thiệp đến những người bạn bè và đồng nghiệp nhé!

初詣

Đi lễ chùa đầu năm

お正月には、神社やお寺に初詣に行く人が多いと思います。東京の明治神宮や千葉の成田山などでは、毎年約 300 万人の人が参拝するそうです。

Vào ngày Tết, có rất nhiều người đi đến đền thờ và chùa để lễ đầu năm.  Mỗi năm, có khoảng 3 triệu khách tham quan ở những đền chùa như là đền thờ Thiên hoàng Minh Trị ở Tokyo và chùa Naritasan Shinshoji ở Chiba.

一年の最初に神社やお寺にお参りに行くことを「初詣」と言います。初詣では、お守りを買ったり、おみくじを引いたりします。

Việc đi lễ chùa, đền thờ vào dịp đầu năm được gọi là初詣(はつもうで). Khi đi lễ chùa đầu năm, người ta thường hay mua bùa và đi rút thẻ.

お守りには学業、就職、交通安全、家内安全など様々な種類があります。人それぞれの目的によって、一つもしくは複数買います。

Có rất nhiều loại bùa khác nhau như bùa như bùa xin học tập, xin cho công việc, xin cho đi lại an toàn, cho gia đình an ổn. Tuỳ theo mục đích của từng người mà sẽ mua một hay nhiều bùa khác nhau.

おみくじには(その年の)運勢が書いてあります。6 つほどの運勢があり、一番良いのが「大吉」、一番良くないのが「大凶」です。

Ở thẻ sẽ viết những vận may rủi trong năm đó. Sẽ có sáu điều, trong đó tốt nhất là Đại cát 「大吉」, xấu nhất là Đại hung 「大凶」.

お正月の飾り

Trang trí cho năm mới

クリスマスにクリスマスツリーやリースなどの専用の飾りがあるように、お正月にもお正月専用の飾りがあります。代表的なものとしては、門松や注連飾り、鏡餅があります

Cũng giống như Giáng sinh có cây thông Noel, Tết cũng có những thứ riêng dành để trang trí. Trong đó, những vật tiêu biểu nhất là cây nêu ngày tết, sợi dây thiêng shimekazari, và bánh mochi.

門松とは、家の門の前などに置く、松と竹を使ったお正月の飾りです。松は冬でも緑を茂らせる常緑樹であることから、若さや不老不死の象徴とされています。

Cây nêu trang trí sẽ được đặt ở trước cửa nhà, nó được làm từ cây thông hoặc tre. Cây thông vì chúng có màu rất xanh nên được tượng trưng cho tuổi trẻ và sự bất tử.

12 13 日〜 12 30 日までに飾り始め、1 15 日までに片付けるのが一般的です。

Thường thì nó sẽ được trang chí bắt đầu từ ngày 13 đến ngày 30 tháng 12 và sau đó đến ngày 15 tháng 1sẽ được dọn đi.

鏡餅とは、丸い餅を2つ重ねて、その上にダイダイやみかんを置いた飾りです。

Bánh mochi được trang trí bởi hai chiếc bánh gạo tròn và đặt trên nó cam và quýt

Người Nhật treo Shimekazari đầu năm với phong tục là để mời thần Toshigami- vị thần của năm mới, được cho là linh hồn của tổ tiên, đã che chở gia đình khoẻ mạnh trong năm qua, xuống và ghé thăm, cầu chúc mang lại phước lành trong năm tiếp theo.

Cách trang trí Shimekazari rất đa dạng phong phú, khác nhau ở mỗi vùng miền, địa phương, mỗi nhà có thể có cách trang trí khác nhau nhưng chúng đều “đầy ắp”, mang màu sắc ấm cúng, thể hiện mong muốn no ấm, hạnh phúc và đoàn tụ của người chủ.

お正月の食べ物

Đồ ăn ngày Tết

お正月と言えばおせちにお雑煮にお餅に…たくさん美味しい食べ物がありますね!

Nói đến Tết thì sẽ có rất nhiều những món ăn ngon như bánh mochi và các món ăn ngày Tết khác.

Vì Osechi là một bữa ăn chứ không phải một món ăn truyền thống của người dân Nhật Bản cho nên rất đa dạng về kiểu dáng cũng như cách thức thực hiện. Ở Nhật Bản một mâm Osechi phải có các món như sau. Rượu, món canh: món canh hầm nhiều nguyên liệu trong đó có Omochi, rau củ hầm, món muối chua, món nướng. Ở vùng Kanto thì 3 món này thông thường bao gồm đậu đen, khô cá mòi và trứng cá trích. Còn ở vùng Kansai thì 3 món này là rễ cây ngưu bàng, trứng cá trích và khô cá mòi / đậu đen.

おせちには、様々な種類の料理が入っています。子孫繁栄を表す数の子や、長寿を表すエビなど、それぞれの料理が象徴するものがあります。

Có rất nhiều món ăn trong Osechi. Và mỗi món ăn lại tượng trưng cho những ý nghĩa khác nhau, ví dụ như trứng cá trích tượng trưng cho sự thịnh vượng của con cháu, hay tôm tượng trưng cho tuổi thọ.

Trên đây là một số những tìm hiểu về ngày tết được dịch từ http://blog.langrich.com . Các bạn hãy cùng chúng mình tìm hiểu thêm về ngày Tết và các dịp lễ hội khác của người Nhật trong những bài viết tới nhé!

皆さま良いお年を!

Thưởng thức lễ hội pháo hoa tại Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước có rất nhiều lễ hội truyền thống độc đáo được tổ chức mỗi năm. Một trong những lễ hội được mong chờ nhất mỗi năm là lễ hội pháo hoa. Thưởng thức lễ hội pháo hóa tại Nhật Bản cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei qua bài viết sau nhé.

Thưởng thức lễ hội pháo hoa tại Nhật Bản

Lễ hội pháo hoa tại Nhật thường được tổ chức trên toàn quốc vào khoảng cuối tháng 7 và đầu tháng 8 mỗi năm.

Pháo hoa được người Bồ Đào Nha du nhập vào Nhật Bản từ cuối thế ký 16. Màn trình diễn pháo hoa đầu tiên được ghi lại vào năm 1613 do tướng quân Tokugawa Ieyasu tổ chức.

Sau đó, các nhà sản xuất pháo hoa bắt đầu xuất hiện và Tamaya và Kagiya là hai người có công lao lớn nhất đưa pháo hoa trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người Nhật. Hai nghệ nhân đã gây dựng được rất nhiều thành công và kỳ tích trong việc phát triển pháo hoa.

Tuy nhiên, năm 1843, không may trong khi thử nghiệm một loại pháo hoa mới đã xảy ra sự cố, xưởng của Tamaya đã bị thiêu cháy và lan ra cháy nửa thành phố. Tamaya đã bị trục suất nhưng người ta vẫn rất tôn trọng ông về những thành tựu và sáng tạo của ông trong lĩnh vực pháo hoa.

Năm 1733, lễ hội pháo hoa đầu tiên được tổ chức tại thành phố Edo, Nhật Bản. Lễ hội được tổ chức để hy vọng 900.000 linh hồn bị chết do nạn đói có thể được siêu thoát.

Đôi khi các màn trình diễn pháo hoa bị cấm vì chính quyền lo sợ hoả hoạn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, với trình độ phát triển vượt bậc của khoa học và kỹ thuật, pháo hoa đã được tổ chức rất rộng rãi ở Nhật.

Từ thế kỷ thứ 18, pháo  hoa đã được xem như một đồ chơi để tổ chức trong các lễ hội. Lễ hội pháo hoa hoành tráng nhất là ở ven sông Sumida- chảy dọc theo Tokyo về phía đông. Mỗi năm có đến 2 vạn quả pháo được sử dụng với khoảng 900.000 người đến xem..

Từ năm 1879, pháo hoa được cải tiến với rất nhiều màu sắc và kiểu dáng thú vị, như pháo hoa cà hoa cải, pháo hoa “chuột”,…

Hàng năm, có hàng trăm lễ hội pháo hoa lớn nhỏ được tổ chức ở đây.

Vào những ngày diễn ra lễ hội, từ trẻ em đến người già, mọi người sẽ mặc yukata tới các điểm bắn pháo hoa ở bên sông để thường thức những màn trình diễn pháo hoa kéo dài từ 1-2 tiếng. Không chỉ là dịp để mọi người vui chơi bên nhau, ý nghĩa ẩn sâu trong mỗi lễ hội lại càng ý nghĩa hơn.

Lễ hội pháo hoa được tổ chức để muốn ghi nhớ và tưởng niệm về các linh vật, những người đã mất, cũng như lời cảm ơn đến những người đã xây dựng và bảo vệ đất nước, cầu mong cho đất nước luôn được bình an.

Trong rất nhiều hình thù của các loại pháo hoa: như hoa, cây cỏ, trái cây, mèo Hello Kitty,…thì pháo hoa hình phượng hoàng thường được mọi người mong chờ nhiều nhất. Pháo hoa này có ý nghĩa như sự hồi sinh của chim phượng hoàng, giống lời thỉnh cầu cho sự xây dựng lại đất nước từ thiệt hại của động đất, thiên tai.

Những lễ hội pháo hoa lớn nhất và thu hút nhiều du khách nhất tại Nhật là:

    • Lễ hội pháo hoa sông Sumida: thường được tổ chức vào thứ bảy cuối cùng của tháng 7.
    • Lễ hội pháo hoa Tenjin ở Osaka
    • Lễ hội pháo hoa dọc theo sông Nagaoka (tỉnh Niigata)
    • Lễ hội pháo hoa vịnh Tokyo: thường được tổ chức vào thứ bảy thứ 2 của tháng 8. Vịnh Tokyo và đường chân trời của Tokyo là một phông nền tuyệt đẹp cho lễ hội pháo hoa này.
    • Lễ hội pháo hoa Miyaj
    • Lễ hội pháo hoa Miyajima Suichu (Hiroshima)
    • Lễ hội pháo hoa Omagari
      Pháo hoa mang một vẻ đẹp hết sức đặc biệt, giữa truyền thống và hiện đại. Những bông hoa phát sáng giữa bầu trời đêm như những lời cổ động và chúc phúc của người dân Nhật Bản đến mọi người xung quanh, để mọi người tiếp tục cùng cố gắng để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Hi vọng qua bài viết này, mọi người sẽ hiểu hơn về nguồn gốc và ý nghĩa sâu sa của các lễ hội pháo hoa- một điểm sáng văn hoá tại Nhật. Các bạn hãy cùng theo dõi trang web của Kosei để đón đọc các thông tin chia sẻ văn hoá khác về Nhật Bản và con người Nhật Bản nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *