Ngữ pháp tiếng Nhật N5

Bài 1: Giới thiệu bản thân

Trong Ngữ pháp tiếng Nhật N5 bài 1 – Giáo trình Minna no Nihongo, chúng ta sẽ học về cách giới thiệu bản thân nhé. Bắt đầu học tiếng Nhật cùng trung tâm Kosei nào!

 

1, みんなさん, はじめまして。

Rất hân hạnh được gặp bạn.
– Cách dùng: Đây là lời chào với người lần đầu tiên gặp, là câu nói đầu tiên trước khi giới thiệu về mình.

 

2. 私(わたし)は ともみ です。学生(がくせい)です.

Tôi là Tomomi. Tôi là sinh viên.
– Cấu trúc: N1 は N2 です.
ですđược sử dụng cuối câu khẳng định, biểu lộ sự lịch sự đối với người nghe
– Ý nghĩa: N1 là N2.

 

3. 私(わたし)は 会社員(かいしゃいん)じゃ (では) ありません.

Tôi không phải là nhân viên công ty.
– Cấu trúc: N1 は N2 じゃ (では) ありません.
じゃ ( では ) ありません là dạng phủ định của です.
– Ý nghĩa: N1 không phải là N2.

 

4. どうぞ よろしく [おねがいします].

Douzo yoroshiku [onegaishimasu].
Rất mong được sự giúp đỡ của anh/chị (Rất vui được làm quen với anh/chị).
– Cách dùng: Dùng làm câu kết thúc sau khi giới thiệu về mình.

 

5. さん

Cách dùng: sử dụng chữ さんđứng ngay sau tên của người nghe hoặc người thứ 3 để bày tỏ sự kính trọng đối với người đó (không sử dụng sau tên chính mình).
• Ví dụ: マイさん、たなかさん。。。

 

6. S + か。

はい。
いいえ。。。

6.1. Câu hỏi nghi vấn (Câu hỏi Có – Không)
• Các dùng: Để tạo một câu hỏi chỉ cần thêm … vào cuối câu.
• Ví dụ:
ハイさんはベトナム人(じん)ですか。Anh Hải là người Việt Nam phải không?
はい。ベトナム人(じん)です。Phải. Anh ý là người Việt Nam.
いいえ。ベトナム人(じん)じゃありません。Không. Anh ý không phải là người Việt Nam.
6.2. Câu hỏi có từ để hỏi
• Cách dùng:
– Vị trí đặt từ để hỏi chính là chỗ có từ mà bạn muốn hỏi
– Cuối câu hỏi đặt thêm trợ từ か。
• Ví dụ: あの人(ひと)(方(かた))はだれ(どなた)ですか。Người kia là ai vậy?
ハイさんです。Người đó là anh Hải.
どなた là cách nói lịch sự của だれ.  方(かた)là cách nói lịch sự của 人(ひと)

7. Nも

Ý nghĩa: N cũng
• Cách dùng: trợ từ も được sử dụng thay cho は khi những thông tin về chủ đề của câu giống với những thông tin của chủ đề trước đó.
• Ví dụ: マイさんは学生(がくせい)です。Mai là sinh viên.
ハイさんも学生(がくせい)です。Hải cũng là sinh viên.

8. N1のN2

Ý nghĩa: N2 của N1
• Cách dùng: Trợ từ … dùng để nối 2 danh từ.
• Ví dụ: マイさんはABCの社員(しゃいん)です。Mai là nhân viên công ty ABC.

9. ~ さい

Cách dùng: thêm chữ さい sau số thứ tự khi nói về tuổi
• Khi hỏi tuổi sử dụng nghi vấn từ なんさいhoặc lễ phép hơn dùng おいくつ
• Ví dụ:
あなたはな何歳(なんさい)ですか。Bạn bao nhiêu tuổi?

私(わたし)は21歳(さい)です。Tôi 21 tuổi

Kosei.edu.vn mong muốn đem lại cho các bạn những thông tin về du học Nhật Bản cũng như tổng hợp các tài liệu học và ôn thi tiếng Nhật.Ðây là những tài liệu mà trung tâm sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau do cho các bạn học dễ dàng hơn. Các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hơn tại Kosei

 Bài 2: Đại từ chỉ định

Trung tâm Kosei sẽ mang lại cho các bạn đọc Ngữ pháp tiếng nhật N5 bài 2- Giáo trình minna no nihongo chúng ta học cách sử dụng những đại từ chỉ định, thể hiện ý định của bạn vào một việc gì đó.

Học ngữ pháp tiếng Nhật N5 - Bài 2: Đại từ chỉ định

 

1, Các từ chỉ thị

1.1, これ・それ・あれはN です。

  • Ý nghĩa: Cái này/ cái đó/ cái kia là N
  • Cách dùng:

+ Được sử dụng như 1 danh từ, không có danh từ đi liền sau chúng.

+ これDùng để chỉ vật ở gần người nói, xa người nghe (trong phạm vi người nói)

+ それDùng để chỉ vật ở xa người nói, gần người nghe (trong phạm vi người nghe)

+ あれDùng để chỉ vật ở xa cả 2 người

  • Ví dụ: これはかさです。Đây là cái ô

あれは時計(とけい)です。Kia là cái đồng hồ.

 

1.2, このN・そのN・あのN

  • Ý nghĩa: Cái N này/ đó/ kia
  • Cách dùng:

+ この、その、あのlà các từ chỉ thị bổ nghĩa cho danh từ.

+ Tương tự như これ・それ・あれnhưng luôn phải có danh từ đi liền sau.

  • Ví dụ:

あの人は田中(たなか)さんです。Người kia là anh Tanaka.

 

1.3. Câu hỏi với từ để hỏi

  • Cấu trúc: Nはなんですか。N là cái gì?

なん được dùng để hỏi vật, còn だれ (bài 1) là từ để hỏi về người.

  • Ví dụ: これは何(なん)ですか。Đây là cái gì?

それは名刺(めいし)です。Đó là danh thiếp.

Khi hỏi これ thường trả lời là それ (trừ khi vật để hỏi ở gần cả người nói và người nghe) và ngược lại.

Khi hỏi あれ thì vẫn trả lời là あれ.

 

2, そうです・そうじゃありません: Đúng vậy / Không phải vậy

  • Cách dùng: そうđược sử dụng để trả lời câu hỏi nghi vấn mà tận cùng là danh từ
  • Ví dụ:

これは辞書(じしょ)ですか・Đây là từ điển phải không?

はい。辞書(じしょ)です。Vâng, đó là quyển từ điển.

はい。そうです。Vâng, đúng vậy.

 

それは本(ほん)ですか。Kia là quyển sách phải không?

いいえ。本(ほん)じゃありません。Không, không phải quyển sách.

いいえ。そうじゃありません。Không, không phải thế.

いいえ、違(ちが)います。Không, không phải thế.

 

3. N1 ですか、N2 ですか。

  • Ý nghĩa: N1 hay là N2?
  • Cách dùng: Đây là loại câu hỏi lựa chọn, được cấu tạo bởi hai câu đơn, dùng khi phân vân, không biết rõ đối tượng là cái gì.
  • Ví dụ:

それは本(ほん)ですか。ノートですか。Đó là quyển sách hay quyển sổ.

本(ほん)です。Là quyển sách

 

4. N1 の N2

  • Ý nghĩa: N2 của N1
  • Cách dùng: trợ từ の có ý nghĩa chỉ sự sở hữu. N2 thuộc sở hữu của N1. N2 có thể được lược bỏ khi đã được nhắc đến trước đó hay đã rõ nghĩa (trừ khi đó là từ chỉ người).
  • Ví dụ:

+ あれはだれのかぎですか。Kia là chìa khóa của ai vậy?

私(わたし)のかぎです。Là chìa khóa của tôi.

Hoặc   私のです。Là của tôi.

 

+ この鉛筆(えんぴつ)は山田(やまだ)さんのですか。Bút chì này của anh Yamada phải không?

いいえ。山田(やまだ)さんのじゃありません。Không, không phải của anh Yamada.

 

Bài 3: Đại từ chỉ phương hướng

Trong bài ngữ pháp tiếng nhật N5 bài 3 – Giáo trình Minna no Nihongo chúng ta học cách sử dụng những đại từ chỉ phương hướng: nhà ăn ở chỗ nào? Phòng học ở đâu? Cùng Kosei học tiếng nhật nhé.

Học ngữ pháp tiếng Nhật N5 Bài 3: Đại từ chỉ phương hướng

 

1. ここ・そこ・あそこ は N ( địa điểm ) です: Chỗ này/đó/kia là N

  • Cách dùng:

+ ここ・そこ・あそこ là các đại danh từ chỉ nơi chốn

+ ここ chỉ chỗ của người nói. (Trong phạm vi của người nói)

+ そこ là chỗ của người nghe. (Trong phạm vi của người nghe).

+ あそこ chỉ nơi xa cả hai người.

+ Khi hỏi ここ thường trả lời là そこ (trừ trường hợp người nói và người nghe ở cùng 1 địa điểm thì trả lời là ここ) và ngược lại.

  • Ví dụ: ここは事務所(じむしょ)です。Chỗ này là văn phòng.

 

2. N (địa điểm) は どこ ですか. N ở đâu?

[N (địa điểm) は] ここ・そこ・あそこです。[N] ở chỗ này/đó/kia/.

  • Ví dụ:

食堂(しょくどう)はどこですか。Nhà ăn ở đâu?

あそこです。Nhà ăn ở chỗ kia

教室(きょうしつ)はどこですか。Phòng học ở đâu?

そこです。Phòng học ở chỗ đó.

 

N1( người hoặc vật ) は N2 (địa điểm) です。  N1 ở N2.

田中さんはどこですか。Anh Tanaka ở đâu?

教室(きょうしつ)です。Ở trong lớp học.

 

3. こちら・そちら・あちら・どちら (đại danh từ chỉ phương hướng)

  • Cách dùng: Nghĩa và cách dùng giống với ここ・そこ・あそこ・どこ.

  • Ví dụ:

日本語(にほんご)の本(ほん)はどちらですか。Quyển sách tiếng nhật ở đâu?

…そちらです。Ở phía đó.

(お)国(くに)はどちらですか。Đất nước của bạn là ở đâu?

…ベトナムです。Việt Nam.

あなたの会社(かいしゃ)は どちらですか。Công ty của bạn là công ty nào?

…. ABC です。…. Là công ty ABC

(Với câu hỏi này thì có thể hiểu theo 2 nghĩa: Công ty bạn ở đâu? và Công ty bạn   là công ty nào? (tên công ty), nhưng phần lớn được hiểu theo nghĩa thứ 2)

 

4. これ・それ・あれ は N1 の N2 です。Cái này/cái kia/cái đó là N2 của N1

4.1 これ・それ・あれ は どこ の N2 ですか。

[これ・それ・あれ は ] N1 (địa danh…) の N2 です。

  • Cách dùng: chỉ xuất xứ của một sản phẩm.
  • Ví dụ:

これはどこの鉛筆(えんぴつ)ですか。Đây là bút chì của nước nào?

ベトナムの鉛筆(えんぴつ)です。Bút chì của Việt Nam

4.2 これ・それ・あれ は なん の N ですか。

[これ・それ・あれ は ] N1 (loại hình, thể loại) の N2 です。

  • Cách dùng: chỉ thuộc tính của đồ vật (lĩnh vực, chuyên ngành, tiếng nước nào…)
  • Ví dụ: 

それは何(なん)の新聞(しんぶん)ですか。Đó là tờ báo gì?

これは電話(でんわ)の新聞(しんぶん)です。Đó là tờ báo về điện thoại

これは英語(えいご)の新聞(しんぶん)です。Đó là tờ báo tiếng anh.

 

5. N は いくらですか。 N bao nhiêu tiền?

Ví dụ:

この本(ほん)はいくらですか。Quyển sách này giá bao nhiêu?

30円(えん)です. 30 Yên.

Kosei.edu.vn mong muốn đem lại cho các bạn những thông tin về du học Nhật Bản cũng như tổng hợp các tài liệu học và ôn thi tiếng Nhật.Ðây là những tài liệu mà trung tâm sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau để cho các bạn học dễ dàng hơn. Các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hơn tại Kosei

 

Bài 4: Cách nói về thời gian

Ở ngữ pháp tiếng Nhật Bài 4 – Giáo trình Minna No Nihongo chúng ta sẽ học về cách nói về thời gian nhé. Nhớ ghé trung tâm tiếng nhật kosei để có những bài học tiếng nhật bổ ích nhé!

1.  今(いま)何時(なんじ)ですか: Bây giờ là mấy giờ? …~ 時(じ) ~ 分(ぶん) で: Bây giờ là ~ giờ ~ phút

• Cách dùng:
– じ đặt sau số đếm, dùng chỉ giờ.
– ふん(ぷん)đặt sau số đếm, dùng chỉ phút.

• Ví dụ:
今(いま)何時(なんじ)ですか­。Bây giờ là mấy giờ?
8時(じ)30分(ぷん)(8時半(じはん))です。Bây giờ là 8:30 (8 rưỡi).
Chú ý: ~じはん :Sử dụng khi nói giờ rưỡi.

 

2. N (danh từ chỉ ngày) は 何曜日(なんようび)ですか。 N là thứ mấy?
N (danh từ chỉ ngày) は ~曜日(ようび)です: N là thứ ~.

Ví dụ:
今日(きょう)は何曜日(なんようび)ですか。Hôm nay là thứ mấy?
日曜日(にちようび)です。Hôm nay là chủ nhật.

明日(あした)は 何曜日(なんようび)ですか。Ngày mai là thứ mấy?
月曜日(げつようび)です。 Là thứ

 

3. Vます: Động từ dạng ます 

• Cách dùng: động từ biểu thị thái độ lịch sự với người nghe, thể hiện một hành động ở thì hiện tại hoặc tương lai.
• Ví dụ:
毎日(まいにち)11時(じ)に寝(ね)ます。Hàng ngày tôi ngủ lúc 11h
Trợ từ に được dùng sau từ chỉ thời gian xác định (sẽ được học ở các bài sau)

 

4. V ます/ V ません/ V ました / Vませんでした。Chia thì của động từ

• Cách dùng:
Quá khứ : Khẳng định : ました
Phủ định: ませんでした
Hiện tại: Khẳng định: ます
Phủ định: ません
• Ví dụ:
毎晩(まいばん)勉強(べんきょう)します。Hàng tối tôi đều học bài.
明日(あした)勉強(べんきょう)しません。Ngày mai tôi sẽ không học bài.
昨日(きのう)勉強(べんきょう)しました。Hôm qua tôi đã học bài.
おととい勉強(べんきょう)しませんでした。Ngày kia tôi đã không học bài.
5. N (chỉ thời gian) に+ V ます: làm gì vào lúc nào

• Cách dùng: để chỉ thời điểm tiến hành một hành động. Nếu thời gian không biểu hiện bằng những con số thì không thêm に. Sau danh từ là các thứ trong tuần ta có thể có に hay không đều được.
• Ví dụ:
私(わたし)は12時(じ)に食(た)べます。Tôi ăn vào lúc 12 giờ.
土曜日(どようび)(に)勉強(べんきょう)しません。Thứ 7 tôi thường không học bài.

 

6. ~から~まで: Từ ~ đến ~ 

• Cách dùng: cách nói khoảng thời gian, trợ từ から biểu thị điểm bắt đầu của thời gian hay nơi chốn, trợ từ まで biểu thị điểm kết thúc của thời gian hay nơi chốn (2 trợ từ không nhất thiết đi cùng nhau)
• Ví dụ:
8時(じ)から(11時(じ)まで)勉強(べんきょう)します。 Tôi học bài từ 8 giờ (đến 11 giờ)

毎日(まいにち)、7時(じ)から8時(じ)まで本(ほん)を読(よ)みます。Hàng ngày, tôi đọc sách từ 7 giờ đến 8 giờ.

 

7. N1 とN2: N1 và, với, cùng với N2

  • Cách dùng: Trợ từ と dùng để nối 2 danh từ.
  • Ví dụ:

この本(ほん)とあのノートは私のです。Quyển sách này và quyển sổ kia là của tôi.

 

8. ~ね

  • Cách dùng: ね được đặt ở cuối câu để truyền đạt cho người nghe tình cảm của mình hoặc kỳ vọng người nghe đồng ý với những gì mình nói. (Con gái Nhật thường hay sử dụng)
  • Ví dụ:

このお菓子(かし)はおいしいですね。Kẹo này ngon nhỉ.

Bài 5: Động từ chỉ sự di chuyển

Trong bài ngữ pháp tiếng Nhật bài 5 – Giáo trình Minna no Nihongo chúng ta sẽ học về các động từ chỉ sự di chuyển và cách nói Ngày, tháng trong tiếng Nhật nhé. Lấy các ví dụ minh hoa các mẫu câu cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé.

 

1. N は ~月(がつ)~日(にち)です。N là ngày ~ tháng ~

Nói năm, sau đó đến tháng và cuối cùng là ngày.

Một số câu hỏi thường dùng:

N は いつ/   何月(なんがつ)  / 何日(なんにち)ですか。 N là bao giờ / tháng mấy / mùng mấy?

  • Cách dùng: いつ (bao giờ, khi nào) có thể dùng thay thế cho các từ để hỏi có nghĩa tương tự như : なんじ、なんがつ、なんにち
  • Ví dụ:
  1. 今日(きょう)は何日(なんにち)ですか。Hôm nay là mùng mấy?

12日(にち)です。Là ngày 12.

  1. 来月(らいげつ)は何月(なんがつ)ですか。Tháng sau là tháng mấy?

12月(がつ)です。Là tháng 12.

  1. あなたの誕生日(たんじょうび)は いつですか。Sinh nhật của bạn là khi nào?

10  月(がつ)10日です。Ngày mồng 10 tháng 10.

 

2. N (Danh từ chỉ địa điểm)   へ   行(い)きます/ 来(き)ます/ 帰(かえ)ります: Đi/Đến/Về N

Ví dụ:

  1. 毎日(まいにち)うちへ帰(かえ)ります。Hàng ngày tôi về nhà.
  2. ハイさんはここへ来(き)ました。Bạn Hải đã đến đây.
  3. 昨日(きのう)どこへ行(い)きましたか。Hôm qua bạn đã đi đâu?

大学(だいがく)へ行(い)きました。Tôi đã đến trường.

どこへも行(い)きませんでした。Tôi không đi đâu cả.

  • Câu phủ định hoàn toàn:  どこ(へ)も行(い)きません。

– Ý nghĩa: Không đi đâu cả / Chỗ nào cũng không đi)

– Cách dùng: Trợ từ も + thể phủ định của động từ: dùng để phủ định tất cả những gì trong phạm vi mà từ để hỏi どこ đưa ra. Có thể dùngも hoặc để cả へも đều được, nhưng dùng へも thì ý nghĩa phủ định sẽ mạnh hơn.

 

3.〔~へ〕 なんで ~ (động từ) か。Đi/đến đâu bằng phương tiện gì?

~ で行(い)きます/ 来(き)ます / 帰(かえ)ります: Đi/ đến/ về bằng phương tiện ~

  • Ví dụ:

明日(あした)学校(がっこう)へ何(なん)で行(い)きますか。Ngày mai bạn đến trường bằng gì vậy?

バスで行(い)きます。Tôi đi bằng xe buýt.

歩(ある)いて行(い)きます。Tôi đi bộ.

  • Chú ý: Trường hợp muốn nói là “đi bộ” thì dùng あるいて thay cho で.

 

4. だれと ~ V  ますか。Bạn đã làm gì với ai?

N (Danh từ chỉ người) と V ます: Làm gì cùng với N

  • Cách dùng:
  • Trợ từ とcó ý nghĩa xác định đối tượng cùng tham gia hành động, có thể dịch tiếng Việt là “cùng, với, cùng với”.
  • Nếu làm gì đó “một mình” thì dùng từ ひとりで và không có と
  • Ví dụ:
  1. だれと公園(こうえん)へ行(い)きましたか。Bạn đã đi công viên với ai vậy?

友達(ともだち)と行(い)きました。Tôi đi cùng với bạn.

  1. 一人(ひとり)で国(くに)へ帰(かえ)りました。Tôi đã về nước một mình.

Bài 6: Ngoại động từ (たどうし)

Trong bài ngữ pháp tiếng nhật bài 6 – Giáo trình minna no nihongo chúng ta sẽ học về Ngoại động từ (たどうし). Ghé trung tâm tiếng Nhật Kosei thường xuyên để có những bài học bổ ích nhé.

1. 何(なに)を Vますか。Bạn làm cái gì (ăn gì, uống gì, đọc gì…)?

Hoặc 何(なに)を しますか。Bạn làm cái gì vậy? (Câu hỏi chung cho tất cả các động từ)

N をVます

  • Cách dùng: N là đối tượng của hành động, V là tha động từ (ngoại động từ), を là trợ từ (chỉ đối tượng tác động của hành động)
  • Ví dụ:
  1. あなたは何(なに)を飲(の)みますか。Bạn uống gì vậy?

水(みず)を飲(の)みます。Tôi uống nước

  1. 昨日(きのう)何(なに)をしましたか。Hôm qua bạn đã làm gì?

本(ほん)を読(よ)みました。Tôi đã đọc sách.

  • Chú ý:  + も   được thay cho を khi cùng chung một hành động với 2 đối tượng khác nhau (cùng V nhưng khác N)

私(わたし)は肉(にく)を食(た)べます。野菜(やさい)も食(た)べます。Tôi ăn thịt. Tôi cũng ăn cả rau.

 

2. なにもV ません: Không làm gì cả

  • Cách dùng: trợ từ も đi sau từ để hỏi và đi cùng với thể phủ định để phủ định hoàn toàn mọi đối tượng trong phạm vi từ để hỏi.

  • Ví dụ:

あなたは、明日(あした)何(なに)をしますか。Ngày mai bạn sẽ làm gì?

何(なに)もしません。Tôi không làm gì cả.

 

3. どこで V ますか。 Bạn đã/ sẽ làm gì ở đâu?

N1 で N2 を V ます: Làm ~ ở/tại N1.

Cách dùng:

– Khi để hỏi ai đó làm gì ở đâu, người ta sử dụng từ để hỏi どこ

– N1: Danh từ chỉ địa điểm diễn ra hành động

– N2: Danh từ chỉ đối tượng tác động của hành động

– で: Trợ từ chỉ địa điểm diễn ra hành động

Ví dụ:

どこでかばんを買(か)いましたか。Bạn đã mua cặp sách ở đâu?

スーパーで買(か)いました。Tôi đã mua ở siêu thị.

 

4. いっしょにV ませんか。: Cùng làm ~ nhé!

ええ、いいですね。/ Vましょう!   … Vâng, tốt quá! / Cùng làm thôi!

… すみません。ちょっと…    … Xin lỗi. Nhưng mà… (cách từ chối lịch sự)

  • Cách dùng: Đây không phải là câu phủ định, mà là câu mang ý mời mọc, rủ rê người khác cùng làm việc gì đó với mình.
  • Ví dụ:

いっしょに公園(こうえん)へ行(い)きませんか。Cùng đi công viên nhé!

ええ、いいですね / 行(い)きましょう: Vâng tốt quá! (Ý hay đấy) / Chúng ta đi thôi

すみません、ちょっと… Xin lỗi, nhưng mà…

 

5. V ましょう: Cùng làm ~ nhé!

  • Cách dùng: Là một lời để nghị cùng làm với mình nhưng trên cơ sở đã biết người kia sẽ đồng ý, mang tính chất hô hào mọi người cùng làm

  • Ví dụ:

行(い)きましょう。Chúng ta đi thôi!

はじめましょう。Nào, chúng ta bắt đầu nào!

  • Chú ý: Phân biệt V ましょう với V ませんか:

– V ましょう: trên cơ sở đã biết người kia sẽ đồng ý

– V ませんか: dùng khi chưa biết người kia có đồng ý hay không

 

6. なん/なに (何)

  • なん:

  • Khi 何 đứng trước một từ bắt đầu bằng “d, n hay t”: 何(なん)ですか。
  • Khi đứng sau 何 là các từ chỉ cách đếm: 何歳(なんさい), 何曜日(なんようび), 何日(なんにち)

 

  • なに: Các trường hợp khác

何(なに)を飲(の)みますか。Bạn uống gì?

 

Bài 7: Cách nói Cho – Nhận

Trong ngữ pháp tiếng Nhật N5 bài 7 – Giáo trình Minna no Nihongo chúng ta sẽ học về cách diễn tả hành động được sử dụng bằng công cụ gì? Và cách nói Cho – Nhận trong tiếng Nhật. Cùng trung tâm tiếng nhật Kosei tring phục tiếng nhật nhé.

 

1. なんで Vますか。Làm ~ bằng gì?     

N で V ます。: Làm ~ bằng N

  • Cách dùng: N: Danh từ chỉ phương tiện, công cụ, で: trợ tự chỉ phương tiện, phương thức, phương pháp thực hiện hành động (cả phương tiện ngôn ngữ).
  • Ví dụ:
  1. 何(なん)で書(か)きますか。Bạn viết bằng gì?

鉛筆(えんぴつ)で書(か)きます。Tôi viết bằng bút chì

  1. 何(なに)でご飯を食(た)べますか。Bạn ăn cơm bằng gì?

はしで食べます。Tôi ăn bằng đũa.

  1. 日本語(にほんご)で話(はな)します。Tôi nói chuyện bằng tiếng Nhật

 

2. (Từ/Câu) は ~語で 何ですか。“Từ/Câu” trong  tiếng~ là gì?

  • Cách dùng: dùng để hỏi cách nói một từ hoặc câu bằng một thứ tiếng nào đó. Khi viết, từ/câu được hỏi thường để trong dấu 「   」(dấu ngoặc kép trong tiếng Nhật)

  • Ví dụ:
  1. 「Cảm ơn」は日本語(にほんご)で何(なん)ですか。”Cảm ơn” trong tiếng Nhật là gì?

「ありがとう」です。Là “Arigatou”.

  1. 「おやすみなさい」は英語(えいご)で何(なん)ですか。 “おやすみなさい” trong tiếng anh là gì?

「Goodnight」です。“Goodnight” desu.  Là “Goodnight”.

 

 

3. だれにVますか。 Làm ~ cho ai?

 

N1(người, công ty, quốc gia)  に N2 を

 

あげます  : Cho, tặng, biếu N1

かします   : Cho N1 vay, mượn

かきます   : Viết cho N1

おしえます   : Dậy, chỉ bảo cho N1

 

 

 

 

 

  • Cách dùng: に là trợ từ chỉ hướng đến của hành động “cho ai”.
    Với động từ あげます, N1 không được dùng là 私(わたし)
  • Ví dụ:
  1. だれに手紙(てがみ)を書(か)きますか。Bạn viết thư cho ai vậy?

友達(ともだち)に書(か)きます。Tôi viết cho bạn.

  1. だれに日本語(にほんご)を教(おし)えますか。Bạn dạy tiếng Nhật cho ai vậy?

妹(いもうと)に教(おし)えます。Tôi dạy cho em gái.

 

4. だれ に(から)Vますか。~từ ai?

 

N1(người)    に    N2 を

 

もらいます : Nhận được từ N1

かります      : Vay, mượn từ N1

ならいます   : Học từ N1

 

 

 

 

 

  • Cách dùng:
  • N1 chỉ xuất xứ của thứ hoặc vật mà chủ hành động nhận được/vay mượn được/học được;
  • N2 chỉ thứ hoặc vật mà chủ hành động nhận được/vay mượn được/ học được.
  • Dùng trợ từ から thay cho にkhi N1 không phải là người mà là một cơ quan/tổ chức
  • Ví dụ:
  1. だれに 日本語(にほんご)を ならいましたか。Bạn đã học tiếng nhật từ ai vậy?

いとなが先生(せんせい)に ならいました。Tôi đã học từ cô Itonaga.

  1. だれから お金(かね)を 借(か)りましたか。Bạn đã vay tiền từ đâu?

銀行(ぎんこう)から 借(か)りました。Tôi đã vay tiền từ ngân hàng.

 

5. もう V ましたか?Bạn đã … rồi à?

はい、もう V ました。Vâng, tôi đã … rồi    

いいえ、まだです。Không, tôi vẫn chưa ~

  • Cách dùng:

もう+V ました:đã …rồi

まだ:vẫn/chưa, chỉ một hành động hay trạng thái chưa xảy ra, chưa hoàn thành ở thời điểm nói.

  • Ví dụ:

もう新聞(しんぶん)を読(よ)みしたか。Bạn đã đọc báo rồi à?

はい、もう読(よ)みした。Vâng, tôi đã đọc rồi.

いいえ、まだです。Không, tôi vẫn chưa đọc.

Bài 8: Tính từ

Trong bài ngữ pháp tiếng Nhật N5 – Bài 8 – Giáo trình Minna no Nihongo, chúng ta sẽ học về Cách sử dụng và cách nói câu có tính từ. Các bạn cùng trung tâm tiếng nhật Kosei học tập mỗi ngày nhé.

 

1. Tính từ:

  • Tính từ đuôi い:  Có đuôi tận cùng là い: 小(ちい)さい(nhỏ)、大(おお)きい(to)、熱(あつ)い(nóng)…
  • Tính từ đuôi な: Có đuôi tận cùng là な: ハンサム(な)(đẹp trai)、しんせつ(な)(tốt bụng)、 …
  •  Chú ý:

– Đuôi なcó lúc xuất hiện có lúc không xuất hiện trong từ và câu.

– Một số từ dễ nhầm với tình từ đuôi い: きれい(な)(đẹp, sạch)、きらい(な)(ghét, không thích)

 

2. Các mẫu câu với tính từ

  1. Câu khẳng định

N は どう ですか。 N thế nào?

N はA (な) です。

N はAいです。

  • Cách dùng:
  • どう là từ để hỏi cho tính chất, cảm tưởng về vật, sự vật, người; hỏi trực tiếp vào tính chất của danh từ (không có danh từ đằng sau)
  • tính từ đuôi い thì giữ nguyên い
  • tính từ đuôi な thì sẽ không có な
  • Ví dụ:
  1. あの人(ひと)はハンサムです。Người kia đẹp trai.
  2. このかばんはどうですか。Cái cặp này như thế nào?

高(たか)いです。Cái cặp đó đắt.

 

    1. Câu phủ định

A い -> A くないです

A (な) -> A ではありません / じゃありません

Trường hợp đặc biệt tính từ いsẽ đổi いいです thànhよくないです

Ví dụ:

  1. この食(た)べ物(もの)は美味(おい)しくないです。Món ăn này không ngon.
  2. ハノイは 静(しず)かではありません。Hà Nội không yên tĩnh.

 

3. N1は どんなN2ですか。 N1 là N2 như thế nào?

N1は + A い + N2です。

N1は + A (な) + な + N2です。

  • Cách dùng:
  • どんなlà nghi vấn từ để hỏi về cảm tưởng, tính chất, tình trạng của người hay vật; hỏi 1 danh từ nào có tính chất gì (phải có danh từ đi sau)
  • Tính từ được đặt trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó
  • Tính từ đuôi な giữ nguyên な
  • Tính từ đuôi い thì giữ nguyên い
  • Ví dụ:
  1. 田中(たなか)さんどんな人(ひと)ですか。Anh Tanaka là người như thế nào?

親切(しんせつ)な人(ひと)です。Anh ý là người tốt bụng

  1. 富士山(ふじさん)はどんな山(やま)ですか。Núi Phú Sĩ là núi như thế nào?

高(たか)い山(やま)です。Là núi cao.

 

4. あまり+...phủ định của tính từ: Không ~ lắm / Không ~ mấy

  • Cách dùng: あまり đứng trước tính từ dạng phủ định thể hiện sự phủ định một phần.

  • Ví dụ: 日本語(にほんご)は 難(むずか)しいですか。Tiếng Nhật khó phải không?

…いいえ、あまり難(むずか)しくないです。 Không, không khó lắm.

 

5. Sentence1 が、Sentence2: S1 nhưng mà S2

  • Cách dùng: Trợ từ が có nghĩa là “nhưng”, dùng để nối 2 mệnh đề có ý nghĩa tương phản nhau.

  • Ví dụ: この電話(でんわ)はきれいですが、高(たか)いです。Điện thoại này đẹp nhưng đắt.

 

6. Sentence1。そして Sentence2: S1. Và S2

  • Cách dùng: そして là liên từ có nghĩa là “và”, dùng để nối 2 câu có nội dung tương đồng. そして khác vớiと(とdùng để nối 2 danh từ).

  • Ví dụ:
  1. この部屋(へや)はきれいです。そして、広(ひろ)いです。Phòng này đẹp và rộng.
  2. この食(た)べ物(もの)はおいしいです。そして、安(やす)いです。Món ăn này ngon lại còn rẻ.

 

7. N はどれですか。N là cái nào?

  • Cách dùng: どれ: là từ để hỏi có nghía là “cái nào”, dùng để yêu cầu người nghe chọn một trong số những cái đưa ra (từ 2 thứ trở lên).

  • Ví dụ:

田中(たなか)さんの本(ほん)はどれですか。Sách của anh Tanaka là quyển nào?

白(しろ)いのです。Quyển màu trắng.

Bài 9: Sở thích – Năng lực 

Trong ngữ pháp tiếng Nhật N5 – Bài 9 – Giáo trình Minna no Nihongo chúng ta sẽ học về cách nói sở thích, ghét và năng lực của bản thân (giỏi việc gì? hay kém việc gì?…) nói cho trung tâm tiếng Nhật Kosei biết nhé.

 

1. N があります / わかります:  Có/ hiểu N

N が すきです / きらいです/ じょうずです / へたです: Thích/ ghét, không thích/ giỏi/ kém N

  • Cách dùng:
  • Trợ từ đi với các động từ あります/わかります là が.
  • Động từ あります chỉ sự sở hữu, dùng với đồ vật, không dùng cho người, động vật.
  • Một số tính từ như すき、きらい、じょうず、へた… cũng sử dụng trợ từ  が
  • Ví dụ:

私(わたし)は 新(あたら)しい かばんが あります。Tôi có cái cặp mới.

私(わたし)の友達(ともだち)は 豚肉(ぶたにく)が きらいです。Bạn tôi không thích thịt lợn.

私(わたし)は 日本語(にほんご)が へたです。Tôi không giỏi (kém) tiếng Nhật.

 

2. どんな N 

  • Cách dùng: どんな được sử dụng để yêu cầu người nghe lựa chọn 1 thứ trong nhóm mà danh sách sau どんな đưa ra.
  • Ví dụ: どんな 飲(の)み物(もの)が 好(す)きですか。Bạn thích đồ uống nào?

ジュースが 好(す)きです。Tôi thích nước hoa quả.

 

3. よく/だいたい/たくさん/少(すこ)し/あまり/全然(ぜんぜん)

  • Cách dùng:
  • Đây là các phó từ đặt trước động từ/ tính từ để chỉ mức độ của chúng.
  • Các phó từ あまり、ぜんぜん thường sử dụng với thể phủ định.
  • Ví dụ:
  1. 日本語(にほんご)が だいたい 分(わ)かります。Tôi biết tiếng Nhật cũng đại khái thôi.
  2. 文法(ぶんぽう)が あまり分(わ)かりません。Tôi không biết nhiều ngữ pháp lắm.
  3. Thong Nhat 公園(こうえん)で 木(き)が たくさん あります。Ở công viên Thống Nhất có rất nhiều cây.
  4. 今日(きょう)は少(すこ)し寒(さむ)いです。Hôm nay hơi lạnh.

 

4. どうして+Sentence か。Tại sao ~

どうしてですか。 : Tại sao lại thế?

S1 から、S2 : Vì S1 nên S2

  • Cách dùng:
  • どうして là từ để hỏi lý do.
  • から được đặt sau câu chỉ nguyên nhân để nối 2 câu có mối quan hệ nhân quả.
  • Ví dụ:

どうして日本語(にほんご)を勉強(べんきょう)しますか。

日本(にほん)の文化(ぶんか)が好(す)きですから。Bởi vì tôi thích văn hóa  Nhật.

 

明日(あした)は 休(やす)みます。Ngày mai tôi sẽ nghỉ làm

…どうしてですか。Tại sao thế?

忙(いそが)しいですから。Vì tôi có việc bận.

 

 

Bài 10: Các nói sự tồn tại của người, sự vật

Trong bài ngữ pháp tiếng nhật bài 10 – giáo trình minna no nihongo các bạn cùng trung tâm tiếng nhật kosei sẽ học cách nói về sự hiện hữu, sự tồn tại của người, vật sử dụng động từ.

 

1. N が あります/います: Có N

  • Cách dùng:
  • あります sử dụng khi N là đồ vật
  • います sử dụng khi N là người và động vật
  • Ví dụ:
  1. 私(わたし)は 新(あたら)しい電話(でんわ)が あります。Tôi có điện thoại mới.
  2. 妹(いもうと)が います。Tôi có em gái.

 

2. N1 (địa điểm) に 何(なに)が ありますか / いますか。Ở N1 có cái gì/ con gì?

N1 (địa điểm) に N2 が あります/います: Có N2 ở N1, ở N1 có N2

  • Cách dùng: dùng để miêu tả một sự thật. N1 là địa điểm tồn tại của N2 và được xác định bằng trợ từ に.
  • Ví dụ:
  1. 庭(にわ)に 何(なに)が ありますか。Ngoài sân có gì thế?

桜(さくら)の木(き)が あります。Có cây hoa anh đào.

  1. 教室(きょうしつ)に誰(だれ)が いますか。Trong lớp học có ai vậy?

雪(ゆき)さんが います。Có bạn Yuki

 

3. N1 は N2 (địa điểm) に あります/います: N1 ở N2

  • Cách dùng: chỉ nơi tồn tại ở người hay vật
  • Ví dụ:
  1. 田中(たなか)さんは 事務所(じむしょ)に います。Bạn Tanaka ở văn phòng.
  2. 電話(でんわ)は かばんに あります。Điện thoại ở trong cặp.
  3. Hoang Thanhはどこにありますか。Hoàng Thành ở đâu?

ハノイです。Ở Hà Nội.

(です thỉnh thoảng được sử dụng thay thế cho động từ chỉ vị trí あります / います khi những động từ đó đã được nói đến hoặc đã xác định)

 

4. N1 (vật, người, địa điểm) の N2 (danh từ chỉ vị trí): thể hiện tương quan vị trí:うえ、まえ、となり、ちかく。。。

 

Ví dụ:

  1. 机(つくえ)の上(うえ)に 花(はな)が あります。Trên bàn có hoa.
  2. 駅(えき)の前(まえ)に 図書館(としょかん)が あります。Trước nhà ga có thư viện.
  3. 公園(こうえん)の近(ちか)くで 友達(ともだち)に会います。Tôi gặp bạn ở gần công viên.

 

5. N1 や N2: N1 và N2

  • Cách dùng:

  • や dùng để nối các danh từ
  • と dùng để liệt kê toàn bộ, や chỉ liệt kê mang tính chất tượng trưng.
  • Ví dụ:
  1. 机(つくえ)の上(うえ)に 本(ほん) や ペン(ぺん)が あります。Trên bàn có sách, bút …
  2. 私(わたし)のかばんの中(なか)に 電話(でんわ)や 財布(さいふ)が あります。Trong cặp sách của tôi có điện thoại, ví ,…

 

Bài 11: Lượng từ tiếng Nhật

Trong ngữ pháp tiếng Nhật bài 11 – Giáo trình Minna no Nihongo chúng ta sẽ học về Lượng từ và cách sử dụng lượng từ trong tiếng Nhật nhé. Bạn có biết lượng từ không ??? Nào cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei vào bài học để tổng hợp các loại lượng từ nhé.

 

  1. Số đếm
  • ひとつ、ふたつ…とお là số đếm chung cho đồ vật đến 10. Từ 11 sử dụng như đếm số thông thường.
  • Các trợ từ số đếm: Là những từ được đặt sau số để đếm các đồ vật, người…
  • 人 (にん): dùng đếm người (đặc biệt đếm 1, 2 người dùng ひとり, ふたり)
  • 番 (ばん): dùng để đếm số thứ tự
  • 枚 (まい ): dùng để đếm vật mỏng (tem, áo sơmi, …)
  • 台 (だい) : dùng để đếm máy móc, xe
  • 冊 (さつ):  dùng để đếm sách vở
  • 着 (ちゃく): dùng để đếm quần áo
  • 個 (こ): dùng để đếm vật nhỏ
  • 足(そく): dùng để đếm giầy, tất
  • 軒 (けん):  dùng để đếm nhà
  • 階 (かい、がい):  dùng để đếm tầng của một căn nhà
  • 本 (ほん、ぼん、ぽん) : dùng để đếm vật thon dài
  • 杯 (はい、ばい、ぱい) : dùng cho đồ uống
  • 匹 (ひき、びき、ぴき) : dùng đếm con vật kích thước nhỏ
  •  回 (かい) dùng đếm số lần.

 

  • Cách dùng: 
  • Số đếm thường đứng ngay trước động từ mà nó bổ nghĩa.
  • Với các từ chỉ khoảng thời gian: số đếm được đặt ở mọi vị trí trong câu (trừ cuối câu)
  • Các từ để hỏi cho số đếm
  • いくつ là từ dùng để hỏi cho đồ vật đếm bằng ~つ
  • Các cách đếm khác dùng なん+trợ từ số đếm.
  • Ví dụ:
  1. かばんをいくつ買(か)いましたか。Bạn đã mua mấy cái cặp?

二(ふた)つ買(か)いました。Tôi đã mua 2 cái.

  1. 100円(えん)の切手(きって)を1枚(まい)ください。Lấy cho tôi 1 cái tem 100 yên.
  2. 家族(かぞく)は何人(なんにん)ですか。Nhà bạn có bao nhiêu người.

3(さん)人(にん)です。Nhà tôi có 3 người.

 

  1. どのくらい V ますか。 Làm ~ bao lâu?

… N(lượng thời gian )くらい(ぐらい)V ます。Làm ~ trong N thời gian

… N(lượng thời gian )くらい(ぐらい)かかります。Mất N thời gian

  • Cách dùng:
  • どのくらい là từ để hỏi cho khoảng thời gian
  • くらい・ぐらい đứng sau từ chỉ số lượng, có nghĩa là “khoảng”
  • Ví dụ:
  1. あなたはどのくらい日本語(にほんご)を勉強(べんきょう)しましたか。Bạn đã học tiếng Nhật bao lâu rồi?

3か月(げつ)勉強(べんきょう)しました。Tôi đã học 3 tháng rồi.

  1. あなたはうちから学校(がっこう)までバイクでどのくらいかかりますか。30分(ぷん)かかります。

Bạn đi từ nhà đến trường bằng xe máy mất bao lâu? Mất khoảng 30 phút.

Bài 12: Tính từ trong quá khứ

Trong bài ngữ pháp tiếng Nhật bài 12  chúng ta sẽ học về cách sử dụng tính từ trong quá khứ và cách so sánh tính từ trong một câu tiếng Nhật. Ở những bài trước các bạn đã được học các tính từ cơ bản. Vào bài học hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei học cách chia tính từ ở thì quá khứ nhé.

 

  1. Các thì của câu kết thúc bằng danh từ và tính từ đuôi “na”
  • Hiện tại:
  • Khẳng định: N/ Naです
  • Phủ định: N/ Naじゃ(では)ありません。
  • Quá khứ:
  • Khẳng định: N/ Naでした
  • Phủ định: N/ Naじゃ(では)ありませんでした。
  • Ví dụ: 

昨日(きのう)は雨(あめ)じゃありませんでした。Hôm qua không mưa.

先週(せんしゅう)、私(わたし)は暇(ひま)でした。Tuần trước tôi rảnh.

 

  1. Các thì của câu kết thúc bằng tính từ đuôi “i”
Hiện tại Quá khứ
Khẳng định Aいです A (bỏい) かったです
Phủ định A (bỏい) くないです A (bỏい) くなかったです
  • Ví dụ:

昨日(きのう)は寒(さむ)かったです。Hôm qua lạnh

おととい、パンは美味(おい)しくなかったです。Hôm kia, bánh mì không ngon.

 

  1. N1はN2よりです:N1 ~ hơn N2
  • Cách dùng: Mẫu câu so sánh hơn, kém. N1 được so sánh với N2
  • Ví dụ:

このかばんは そこかばんよりきれいです。Túi này đẹp hơn túi kia.

車(くるま)は バイク より速(はや)いです。Ô tô nhanh hơn xe đạp.

 

  1. N1 と N2 と どちらが Adj ですか。 N1 và N2 cái nào ~ hơn?

…N1 (N2) のほうが Adj です。N1 (N2) ~ hơn

  • Cách dùng: từ để hỏi どちら được dùng khi muốn so sánh giữa 2 vật hay người.
  • Ví dụ:
  1. 日本語(にほんご)と 英語(えいご)と どちらが 好(す)きですか。Tiếng Nhật và tiếng Anh, bạn thích tiếng nào hơn?

日本語(にほんご)の ほうが好(す)きです。Tôi thích tiếng Nhật hơn.

 

  1. 本(ほん)と 映画(えいが)と どちらが 面白(おもしろ)いですか。Sách và phim cái nào thú vị hơn?

どちらも面白(おもしろ)いです。Cả 2 đều thú vị.

 

  1. N1 [の中(なか)](]) で 何(なん)/どこ/だれ/いつ 一番(いちばん) Adj ですか。 Trong phạm vi N1 thì cái gì/ nơi nào/ ai/ khi nào thì Adj nhất?

N2 が一番(いちばん)Adj です。N2 ~ nhất.

  • Cách dùng: Là câu so sánh cao nhất, trong đó N2 thuộc phạm vi của N1 và tính chất ~ nhất.
  • Ví dụ:
  1. ベトナムで どこが一番(いちばん) きれいですか。Ở Việt Nam, nơi nào đẹp nhất?

ハノイが一番(いちばん)きれいです。Hà Nội là nơi đẹp nhất.

  1. 日本料理(にほんりょうり)の中(なか)で 何(なに)が一番(いちばん)好(す)きですか。Trong các món ăn của Nhật Bản, bạn thích món nào nhất.

たこ焼(や)きが一番(いちばん)ん好(す)きです。Tôi thích nhất món takoyaki.

 

Bài 13: Mong muốn cái gì, làm cái gì

Trong ngữ pháp tiếng Nhật bài 13 – Giáo trình Minna no Nihongo chúng ta sẽ học về cách nói, cách thể hiện sự mong muốn cái gì đó, muốn làm việc gì đó,… nhé. Cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei chinh phục tiếng Nhật nào.

1. 何(なに)が ほしいですか。Bạn mong muốn, muốn có cái gì?

(私は)N が ほしいです。(Tôi) muốn/ muốn có/ mong có N

  • Cách dùng: ほしい là tính từ đuôi いdùng để nói về ước muốn của người nói, không sử dụng để nói về mong muốn của người thứ ba.
  • Ví dụ:
  1. あなたは何(なに)がほしいですか。Bạn muốn có cái gì?

電話(でんわ)がほしいです。Tôi muốn có điện thoại。

  1. どんなうちがほしいですか。Bạn muốn một ngôi nhà như thế nào?

広(ひろ)いうちがほしいです。Tôi muốn một ngôi nhà rộng.

 

2. 何をしたいですかBạn muốn làm gì?

(私は)N を V (bỏます)+たいです。Tôi muốn, thích làm ~

  • Cách dùng:
  • Thể hiện mong muốn làm việc gì đó của người nói, không sử dụng để nói về mong muốn của người thứ ba.
  • Vたい được coi như một tính từ đuôi いnên cách biến đổi sang thể phủ định hay quá khứ đều giống với tính từ đuôi い
  • Ví dụ:
  1. 明日(あした)、あなたは何(なに)をしたいですか。Ngày mai bạn muốn làm gì?

映画(えいが)を見(み)たいです。Tôi muốn xem phim.

  1. 何(なに)を買(か)いたいですか。Bạn muốn mua gì?

花(はな)を買(か)いたいです。Tôi muốn mua hoa.

  1. 釣(つ)りをしたくないです。Tôi không muốn câu cá.

 

3. N1 (địa điểm) へ何(なに)をしに行(い)きますか。Bạn đi đến N1 để làm gì?

N2を V (bỏます)+に行(い)きます。Để làm ~

  • Cách dùng:
  •  Đây là mẫu câu sử dụng để nói về mục đích đi đến/ về đâu đó để thực hiện hành động nào đó.
  • Động từ chỉ mục đích để thể ます, danh từ chỉ mục đích là những danh động từ.
  • Ví dụ:
  1. 図書館(としょかん)へ何(なに)をしに行(い)きますか。Bạn đến thư viện để làm gì?

本(ほん)を借(か)りに行(い)きます。Tôi đến để mượn sách.

  1. レストランへ日本料理(にほんりょうり)にを食(た)べに行(い)きます。Tôi đến nhà hàng để ăn món ăn Nhật.

 

4. どこか / なにか : Đâu đó / cái gì đó

  • Cách dùng:
  •  どこか:dùng như một danh từ chỉ địa điểm, nghĩa là “chỗ nào đó, nơi nào đó”.
  • なにか được dùng như một danh từ chỉ đồ vật, sự việc; nghĩa là “cái gì đó”
  • Cả 2 từ khi đứng trước các động từ đi với các trợ từ へ、が、を thì các trợ từ này có thể được lược bỏ. Các trợ từ khác vẫn giữ nguyên
  • Ví dụ:

夏休(なつやす)みはどこか(へ)行きますか。Nghỉ hè bạn có đi đâu không?

はい。行きます。Có, tôi có đi.

暑(あつ)いですから、何(なに)か(を)飲(の)みたいです。Vì trời nóng nên tôi muốn uống cái gì đó

 

Bài 14: Động từ thể て

Trong ngữ pháp tiếng Nhật Bài 14 – Giáo trình Minna no Nihongo chúng ta sẽ học về Cách sử dụng và cách chia của động từ thể て. Và thể て được dùng như thế nào và có những mẫu ngữ pháp nào? Sau đây, các bạn cùng trung tâm tiếng nhật Kosei đi tìm hiểu ngay nhé.

1. Các nhóm của động từ

Động từ trong tiếng Nhật được chia làm 3 nhóm theo cách chia sang các thể của chúng.

  1. Nhóm 1

Bao gồm các động từ đứng trước đuôi ます là các chữ cái thuộc hàng “i”

Ví dụ: かきます     のみます

  1. Nhóm 2 

Hầu hết các động từ thuộc nhóm này có dạng đứng trước đuôi ます là các chữ cái thuộc hàng “e”.

Ví dụ:   たべます    みせます

Tuy nhiên cũng có một số động từ đứng trước đuôi ます là các chữ cái thuộc hàng “i”

Ví dụ: みます    おきます

  1. Nhóm 3

Bao gồm 2 động từ: します (làm)   きます (đến)

 

2. Thể て của động từ

Các động từ kết thúc bằng て、で được gọi là thể て. Cách chia của thể て phụ thuộc vào các nhóm động từ.

  1. Nhóm 1:
  • Vきます-> Vいて ( かきます -> かいて: viết)

Vぎます-> Vいで (いそぎます -> いそいで:  vội)

  • Vみ/び/にます – > Vんで

のみます -> のんで: uống

よびます -> よんで: gọi

しにます -> しんで: chết

 

  • Vい/り/ち ます-> Vって

かいます -> かって: mua

とります -> とって: lấy

まちます -> まって: đợi

*いきます->いって: đi

  • Vします-> Vして  (はなします -> はなして : nói chuyện)

 

  1. Nhóm 2
  • V (e) ます-> V (e)て

食べます ->食べて: ăn

ねます -> ねて: ngủ

  • V (i)ます-> V (i)て

みます -> みて: xem

おきます -> おきて : thức dậy

 

  1. Nhóm 3

します   -> して  ( 勉強(べんきょう)します -> 勉強(べんきょう)して: học)

来(き)ます ->   来(き)て : đến

Chú ý: Khi chia sang thể て, ý nghĩa của động từ không thay đổi. Thể て là 1 thể của động từ, dùng để cấu thành các mẫu câu khác nhau.

 

3. V て + ください。Hãy làm ~, Vui lòng làm ~

  • Cách dùng: dùng khi yêu cầu, nhờ ai đó làm gì một cách lịch sự.
  • Ví dụ:
  1. ちょっと待(ま)ってください。Vui lòng/Xin hãy chờ một chút.
  2. 薬(くすり)を飲(の)んでください。Hãy uống thuốc đi.
  3. 漢字(かんじ)を書(か)いてください。Hãy viết chữ kanji đi.

 

4. 今何をしていますか。Bây giờ bạn đang làm gì vậy?

V ています。Tôi đang làm ~

  • Cách dùng: dùng để diễn tả một hành động đang diễn ra tại thời điểm nói.
  • Ví dụ:
  1. 今(いま)あなたは何(なに)をしていますか。Bây giờ bạn đang làm gì vậy?

私(わたし)は映画(えいが)を見(み)ています。Tôi đang xem phim.

  1. 彼(かれ)は遊(あそ)んでいます。Anh ấy đang đi chơi.

 

5. V(thể ます)しょうか。đề nghị được làm giúp ai đó việc gì

ええ、お願(ねが)いします。Vâng, bạn giúp tôi nhé/ Cảm ơn bạn.

いいえ、けっこうです。Không, tôi làm được rồi.

  • Cách dùng: người nói ngỏ ý làm gì đó giúp cho người nghe.
  • Ví dụ:
  1. 地図(ちず)を書(か)きましょうか。Tôi vẽ bản đồ cho bạn nhé!

ええ、おねがいします。Vâng, bạn giúp tôi nhé!

  1. 電気(でんき)を消(け)しましょうか。Tôi tắt đèn giúp bạn nhé!

いいえ、けっこうです。 Không, tôi làm được rồi.

 

Bài 15: Mẫu câu được, không được làm gì.

Trong bài ngữ pháp tiếng Nhật Bài 15 – Giáo trình Minna no Nihongo, Chúng ta sẽ học về các mẫu câu nói về: Được phép làm, không được phép làm cái gì và cách diễn tả hành động trong quá khứ kéo dài đến hiện tại. Trung tâm tiêng Nhật Kosei giúp bạn học tiếng Nhật một cách hiệu quả nhất.

1. V てもいいですか。Tôi có thể làm ~, được phép làm ~ không?

ええ、いいです。Vâng, được

すみません、ちょっと。。。Xin lỗi, để tôi xem….

  • Cách dùng: chỉ một sự cho phép làm gì đó
  • Ví dụ:
  1. この本(ほん)を借(か)りてもいいですか。Tôi có thể mượn quyển sách này được không.

ええ、いいですよ。Vâng, được

すみません、ちょっと、、、今使(いまつか)っています。Xin lỗi, để tôi xem … bây giờ, tôi đang dùng nó.

  1. あなたはテレビをつけてもいいです。Bạn có thể bật tivi lên.

 

2. V ては いけません。Không được làm ~

  • Cách dùng: sử dụng khi muốn nói ý không được phép làm gì.
  • Ví dụ:
  1. ここでたばこを吸(す)ってはいけません。Ở đây không được hút thuốc.
  2. ここでサッカをしてもいいですか。Tôi đá bóng ở đây có được không?

いいえ、いけません。Không, không được

 

3. V ています。

  1. Một hành động nào đó đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại vẫn còn tiếp diễn, kết quả của nó vẫn hiển hiện trong hiện tại và tương lai.
  • Cách dùng: Một số động từ luôn chia ở thể tiếp diễn mặc dù hành động đã thực hiện trong quá khứ:  知(し)っています、住(す)んでいます、結婚(けっこん)しています、持(も)っています
  • Ví dụ:
  1. 私はハノイに住(す)んでいます。Tôi sống ở Hà Nội
  2. 私はリンさんの電話番(でんわばん)を知(し)っています。Tôi biết số điện thoại của Linh.

 

    1. Biểu thị những tập quán, thói quen, những hành động được lặp đi lặp lại trong thời gian dài. 
  • Ví dụ:
  1. 私は貿易大学(ぼうえきだいがく)で勉強(べんきょう)しています。Tôi học ở trường Đại học Ngoại thương
  2. 私はKoseiセンターで働いています。Tôi làm việc ở Trung tâm Kosei.

Bài 16: Cách sử dụng động từ thể “て”

Bài học ngày hôm nay, các bạn cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei học “Ngữ pháp tiếng Nhật Bài 16 – Giáo trình Minna no Nihongo”. Chúng ta sẽ học về: Cách sử dụng động từ thể “て”: Liệt kê các hành động diễn ra trong một chuỗi thời gian.

1. V1て、V2 て…V ます。: Làm V1 rồi làm V2,…

  • Cách dùng:
  • Liệt kê các hành động xảy ra theo trình tự thời gian, hành động đứng trước xẩy ra trước.
  • Thì của cả câu được chia ở động từ cuối cùng.
  • Ví dụ:
  1. 昨日(きのう)、散歩(さんぽ)して、ご飯(はん)を食(た)べて、新聞(しんぶん)を読(よ)みました。

Hôm qua, tôi đi bộ, rồi ăn cơm, sau đó đọc báo.

  1. 明日(あした)レストランで食(た)べて、うちへ帰(かえ)って、勉強(べんきょう)します。

Ngày mai, tôi ăn ở nhà hàng, rồi về nhà, sau đó sẽ học bài.

 

2. V1てから、V2 ます。: Sau khi làm V1 thì làm V2

  • Cách dùng:
  • Diễn tả sự liên tiếp của hành động nhưng nhấn mạnh hành động thứ nhất kết thúc rối mới đến hành động 2.
  • Thì của cả câu được quyết định ở cuối câu.
  • Ví dụ:
  1. うちへ帰(かえ)ってから、ご飯(はん)を作(つく)ります。Sau khi về nhà, tôi đun cơm.
  2. 勉強(べんきょう)してから、映画(えいが)をみました。Sau khi học bài, tôi đã xem phim.

 

3. N1 は N2 が Adj です。

  • Cách dùng: Dùng để miêu tả cụ thể một thành phần, một bộ phận của 1 vật hoặc người
  • Ví dụ:
  1. 彼(かれ)は頭(あたま)がいいです。Anh ấy thông minh.
  2. リンさんは髪(かみ)が短(みじか)いです。Linh có mái tóc ngắn.

 

4. Cách nối 2 hay nhiều tính từ với nhau, 2 hay nhiều danh từ với nhau

  • Cách dùng:
  • Khi nối 2 hay nhiều tính từ của cùng 1 chủ thể, với danh từ có thể là nối 2 câu có chủ ngữ khác nhau
  • Aい(bỏ い) + くて, ~
  • Na + で, ~
  • N + で, ~
  • Cách nối đó có nghĩa là “và” vì vậy không sử dụng để nối 2 câu có ý nghĩa trái ngược.
  • Thì của cả câu được chia ở câu đứng sau.
  • Ví dụ:
  1. 田中(たなか)さんは元気(げんき)で、親切(しんせつ)です。Anh Tanaka khỏe mạnh và tốt bụng.
  2. 彼女(かのじょ)は頭(あたま)が良(よ)くて、若(わか)いです、Cô ấy thông minh và trẻ.
  3. 山田(やまだ)さんは25歳(さい)で、独身(どくしん)です。Anh Yamada 25 tuổi và đang độc thân.

 

5. どうやって:Làm thế nào?

  • Cách dùng:
  • Là từ để hỏi cho cách làm, phương thức làm một việc nào đó và có nghĩa là “ Làm thế nào”
  • Thường trả lời bằng mẫu câu: V1て、V2 て…V ます。
  • Ví dụ:

大学(だいがく)までどうやって行(い)きますか。Đến trường bạn đi như thế nào?

…バス乗(の)り場(ば)まで 5分(ぷん)ぐらいあるいて, 20番(ばん)のバス(ばす)に乗(の)って、大学前(だいがくまえ)で降(お)ります。

…Tôi đi bộ khoảng 5 phút đến bến xe bus, lên xe số 20 và xuống ở đằng trước trường.

 

6. どの N: Là ~ nào?

この、その、あの + ~ N

  • Cách dùng:
  • どの là từ để hỏi cho các từ この、その、あの
  • Câu trả lời thường miêu tả cụ thể về vật, hoặc người đó.
  • Ví dụ:
  1. マイさんはどの人(ひと)ですか。Mai là bạn nào?

あの髪(かみ)が短(みじか)くて、背(せ)が高(たか)い人(ひと)です。Là người tóc ngắn và dáng cao.

 

Bài 17:Thể “ない”

Thể “ない” – thể phủ định ngắn của động từ. Bài ngữ pháp tiếng Nhật bài 17 – Giáo trình Minna no Nihongo này trung tâm tiếng Nhật Kosei giúp bạn học về cách chia và các mẫu ngữ pháp của thể “ない” nhé.

1. V ない: động từ phủ định dạng ngắn

  • Nhóm I: là các động từ đều có vần [-i] đứng trước ます.
  • Để chuyển sang thể ない chỉ cần thay thế [-i] bằng vần [-a].
  • Trường hợp đặc biệt, những động từ có đuôi là い thì chuyển thành わ.
 あい-ます →  あわ-ない
 かき-ます →  かか-ない
いそぎ-ます → いそが-ない
はなし-ます → はなさ-ない
 まち-ます →  また-ない
あそび-ます → あそば-ない
 よみ-ます →  よま-ない
 とり-ます →  とら-ない
  • Nhóm II: bỏ [-ます] thêm  ない

たべ-ます          → たべ-ない

み-ます              →   み-ない

  • Nhóm III:  

し-ます→  し-ない

き-ます        →  こ-ない

 

2. V ないで ください: Không được làm gì…

  • Cách dùng: khi muốn khuyên hay yêu cầu ai không làm gì việc gì đó.
  • Ví dụ:
  1. ここに自動車(じどうしゃ)を止(と)めないでください。Xin đừng đỗ xe ở đây.
  2. ここで写真(しゃしん)を撮(と)らないでください。Xin đừng chụp ảnh ở đây.

 

3. V なければなりません: phải…, bắt buộc phải…

  • Cách dùng: biểu thị một việc coi như nghĩa vụ phải làm, bất chấp ý hướng của người làm.
  • Ví dụ:
  1. 早(はや)くうちへ帰(かえ)らなければなりません。Tôi phải về nhà sớm.
  2. 病気(びょうき)ですから、薬(くすり)を飲(の)まなければなりません。Vì ốm nên tôi phải uống thuốc.
  3. 毎日(まいにち)いくつ問題(もんだい)いをしますか。Mỗi ngày, bạn phải làm mấy bài tập?

10問題(もんだい)をしなければなりません。Tôi phải làm 10 bài.

 

4. V なくても いいです: không cần … cũng được

  • Cách dùng: biểu thị sự không cần thiết của hành vi mà động từ diễn tả.
  • Ví dụ:
  1. 名前(なまえ)を書(か)かなくてもいいです。Không cần điền tên cũng được.
  2. 明日(あした)は図書館(としょかん)へ来(こ)なくてもいいです。Ngày mai không cần đến thư viện cũng được.
  3. ここで靴(くつ)を脱(ぬ)がなくてもいいですか。Ở đây không cởi giày ra được không.

いいえ。靴(くつ)を脱(ぬ)がなくてもいいです。Không, không cởi giày cũng được.

 

5. N (tân ngữ) は

  • Cách dùng:
  • Đưa tân ngữ lên làm chủ đề nhằm nhấn mạnh ý muốn diễn tả
  • Trợ từ を của tân ngữ được thay bằng は.
  • Ví dụ:
  1. ここに 荷物(にもつ) 置(お)かないでください。Đừng để hành lý ở đây.

→ 荷物(にもつ) ここに 置(お)かないでください。Hành lý thì xin đừng để ở đây

 

  1. 外(そと)でたばこを吸(す)ってください。Vui lòng hút thuốc ở bên ngoài.

→ たばこは外(そと)で吸(す)ってください。Thuốc thì hãy hút ở bên ngoài.

 

6. N (thời gian)までに V: chậm nhất, trễ nhất, trước (thời điểm)

  • Cách dùng: chỉ rõ thời gian cuối mà một hành động hay một công việc phải được tiến hành.
  • Phân biệt までに với trợ từ まで và trợ từ に:
  • まで:chỉ thời điểm chấm dứt một hành động
  • に:chỉ thời điểm mà một hành động diễn ra.
  • までに: chỉ thời điểm chậm nhất hành động phải được tiến hành.
  • Ví dụ:
  1. レポートはいつまでに出(だ)さなければなりませんか。Báo cáo phải nộp chậm nhất khi nào?

木曜日(もくようび)までに出(だ)してください。Nộp chậm nhất là thứ 5.

会議(かいぎ)は 5時(じ)までに 終(お)わります。Cuộc họp sẽ kết thúc trước 5 giờ.

Bài 18: Động từ khả năng

Động từ khả năng và cách nói về năng lực bản thân chính là nội dung của bài Ngữ pháp tiếng Nhật Bài 18 – Giáo trình Minna no Nihongo.

1. Thể nguyên mẫu (thể từ điển) của động từ

Thể nguyên mẫu (còn gọi là thể từ điển) là thể cơ bản (động từ gốc) của động từ, trong sách từ điển các động từ được trình bày ở thể này.

  1. Nhóm 1:  Là các động từ có kết thúc bởi các âm sau:
[-う] 、 [-つ] 、[-る] 、[-む] 、 [-ぬ] 、[-ぶ]  [-す] 、 [-く] 、[-ぐ]
  • Cách chuyển sang thể từ điển: Chuyển vần [-i] trước ます  thành vần [-u]
かいます ←  かう
まちます ←  まつ
とります ←  とる
すみます ←  すむ
しにます ←  しぬ
よびます ←  まぶ
はなします ← はなす
かきます ←  かく
およぎます ←  およぐ

 

 

 

  1. Nhóm 2: Là các động từ có dạng [-e る] [-i る]
  • Cách chuyển sang thể từ điển: bỏ ます thêm る

たべます ← たべる (ăn)

みます   ←  みる (xem)

Trừ một số động từ đặc biệt:

かえります  ← かえる (trở về)

しります   ← しる (biết)

  1. Nhóm 3:               します → する 、      きます → くる

 

2. Nができます。/ Vることができます。

  • Ý nghĩa: Có thể làm…, biết làm…
  • Cách dùng:
  • Danh từ được sử dụng phải có tính động tác (tức là những danh từ có thể ghép với し ます để trở thành động từ có nghĩa tương ứng)
  • Danh từ chỉ về những khả năng như 日本語(にほんご)、ピアノ、スキー cũng có thể sử dụng.
  • Phải thêm こと sau động từ thể nguyên mẫu để biến thành một nhóm danh từ
  • Động từ できます có 2 nghĩa là năng lực, khả năng
  • Ví dụ:
  1. 日本語(にほんご)ができます。Tôi biết tiếng Nhật/ có thể nói tiếng Nhật.
  2. 絵(え)を描(か)くことができます。Tôi biết/ có thể vẽ tranh (Năng lực)
  3. カードで払(はら)うことが できます。 Có thể thanh toán/ trả tiền bằng thẻ. (Khả năng)

 

3. あなたの趣味(しゅみ)は何(なん)ですか。Sở thích của bạn là gì

N/ Vることです:Sở thích của tôi là …

  • Cách dùng: dùng danh từ và danh từ hóa để nói về sở thích
  • Ví dụ:
  1. あなたの趣味(しゅみ)は何(なん)ですか。Sở thích của bạn là gì?

旅行(りょこう)です。Là đi du lịch.

  1. 歌(うた)を歌(うた)うことです。Là ca hát.
  2. 私(わたし)の趣味(しゅみ)は映画(えいが)を見(み)ることです。Sở thích của tôi là xem phim.

 

4. Vる・Nの・Từ chỉ thời gian + まえに、V2: Làm V2 trước…, trước khi làm …

  • Cách dùng:
  • Danh từ biểu thị hành động
  • Động từ: V1 luôn ở thể từ điển, V2 thể tùy ý.
  • Ví dụ:
  1. いつこの薬(くすり)を飲(の)みますか。Uống thuốc này khi nào?

寝(ね)る前(まえ)に飲(の)みます。Uống trước khi ngủ.

  1. 会議(かいぎ)の前(まえ)にレポートを準備(じゅんび)しました。Trước cuộc họp, tôi đã chuẩn bị báo cáo.
  2. 3月前(がつまえ)に、フエへ来(き)ました。3 tháng trước, tôi đã đến Huế.

 

5. なかなか + V phủ định: mãi mà không…

  1. バスが なかなか 来(き)ません。Xe buýt mãi mà không thấy tới
  2. ハノイでなかなか雪(ゆき)を見(み)ることができません。Ở Hà Nội, mãi mà tôi không nhìn thấy tuyết.

 

6. ぜひ: Nhất định, rất

  • Cách dùng:
  • Biểu thị sự hy vọng hay yêu cầu
  • Thường đi với các dạng câu ほしいです、V たいです、V てください với ý nghĩa nhấn mạnh sự biểu thị.
  • Ví dụ:
  1. ぜひ日本(にほん)へ行(い)きたいです。Tôi rất muốn đi Nhật Bản (nhất định sẽ đi)
  2. ぜひ遊(あそ)びに来(き)てください。Bạn nhất định phải đến nhà tôi chơi đấy nhé!

 

Bài 19: Thể た

Động từ thể た trong tiếng Nhật. Thể た trong tiếng Nhật dùng để làm gì? Và có những mẫu câu như thế nào? Các bạn cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei đi tìm hiểu ngay ngữ pháp tiếng Nhật bài 19 – Giáo trình Minna no Nihongo nhé.

1. Cách tạo động từ thể た: giống y như thể て. Chỗ nào chia là て và で thì thay bằng た và だ.

  • Nhóm I:

かいて  → かいたのんで  → のんだ

  • Nhóm II:

たべて  → たべた

みて  → みた

  • Nhóm III:

きて  → きた、して  → した

 

2. V たことが ありますか。đã từng (làm)…

はい。あります。

いいえ、ありません。

  • Cách dùng: nói về một kinh nghiệm đã gặp, đã từng trải qua trong quá khứ. Diễn tả việc không thường xuyên xảy ra.
  • Ví dụ:
  1. あなたは日本(にほん)へ行(い)ったことがありますか。Bạn đã bao giờ đến Nhật Bản chưa?

いいえ、ありません / いいえ、一度(いちど)ありません。Chưa, chưa lần nào.

  1. お酒(さけ)を飲(の)んだことがありますか。Bạn đã bao giờ uống rượu chưa?

はい。あります/ はい、2回(かい)あります。Có, đã từng / Có, đã 2 lần.

  1. 私(わたし)はすもうを見(み)たことがありません。Tôi chưa bao giờ xem vật Sumo.

 

3. Vたり、Vたり します。lúc thì… lúc thì… và… 

  • Cách dùng:
  • Dùng để liệt kê một vài hành động đại diện trong số nhiều hành động mà chủ thể thực hiện mà không theo thứ tự thời gian, không cần biết cái nào xảy ra trước, cái nào xảy ra sau. Thì của mẫu câu được biểu thị ở cuối câu.
  • Khác với cấu trúc: V1て、V2 て…V ます dùng để liệt kê hành động theo thứ tự thời gian
  • Không tự nhiên khi dùng để liệt kê những hành động mang tính chất hàng ngày của con người như ngủ dậy, ăn cơm hay đi ngủ…
  • Ví dụ:
  1. 日曜日(にちようび)掃除(そうじ)したり、選択(せんたく)したりします。

Chủ nhật, lúc thì tôi dọn nhà, lúc thì tôi giặt quần áo.

  1. 昨日(きのう)、公園(こうえん)を散歩(さんぽ)したり、レストランで食(た)べたりしました。

Hôm qua lúc thì tôi đi dạo ở công viên, lúc thì ăn ở nhà hàng.

  1. 毎晩(まいばん)音楽(おんがく)を聞(き)いたり、漢字を書(か)いたりします。

Mỗi tối, lúc thì tôi nghe nhạc, lúc thì viết kanji.

 

4. になります:trở nên (được)

  • Cấu trúc:

A (bỏい) く/ Naに / N に + なります

  • Cách dùng: chỉ sự thay đổi một tình trạng hay một điều kiện.
  • Ví dụ:
  1. 私(わたし)は21歳(さい)になりました。Tôi đã được 21 tuổi.
  2. 毎日日本語(まいにちにほんご)を勉強(べんきょう)しますから、日本語(にほんご)が上手(じょうず)になります。

Vì mỗi ngày tôi đều học tiếng Nhật nên tôi trở nên giỏi tiếng Nhật.

  1. 甘(あま)い物(もの)をたくさん食(た)べましたから、歯(は)が悪(わる)くなりました。

Vì tôi đã ăn quá nhiều đồ ngọt nên răng tôi trở nên xấu đi.

Bài 20: Thể thông thường và thể lịch sự

Thể thông thường và thể lịch sự trong tiếng Nhật.

Cách chuyển từ thể lịch sự sang thể thông thường như thế nào? Các bạn cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học ngay ngữ pháp tiếng Nhật Bài 20 – Giáo trình Minna no Nihongo nhé.

1. Thể văn thông thường và thể văn lịch sự

  • Thể lịch sự: là cách nói mà kết thúc câu luôn là –desu (với tính từ, danh từ) và –masu (với động từ) và các dạng phái sinh của nó (-deshita, -dewa arimasen, -masen, -mashita).
  • Thể thông thường: là cách nói không có –desu hay –masu. Dùng luôn dạng cơ bản, dạng gốc và các dạng phái sinh dạng ngắn của các loại từ đó.
  • Cách dùng: 

① Người lớn tuổi

② Người gặp lần đầu

    • Cấp trên
    • Mình là nhân viên mới
    • Trong các sự kiện nghiêm túc (họp hành, phát biểu…)

a. Người kém tuổi đầu tiên

b. Người ngang tuổi

c. Bạn thân

d. Người trong gia đình

Chú ý: 

(1) Trong trường hợp từ ① đến ⑤ mà sử dụng thể thông thường thì bị coi là thất lễ.

(2) Người Nhật đối với người nước ngoài hay nhân viên lâu năm khi chỉ đạo, hướng dẫn nhân viên mới để thể hiện sự thân mật tùy thuộc vào ý đồ vẫn có thể sử dụng được thể thông thường.

(3) Từ a~d, cũng tùy thuộc vào trường hợp vẫn có thể sử dụng thể lịch sự

 

Ví dụ: a: muốn giáo dục con nhỏ

b: trước khi gặp gỡ biết nhau

d: xưng hô với bố mẹ

 

2. Thể văn lịch sự và thông thường

  1. Động từ, tính từ, danh từ
Thể lịch sự Thể thông thường
Động từ かきます

かきません

かきました

かきませんでした

かく(thể từ điển)

かかない (thể ない)

かいた (thể た)

かかなかった (thể ない quá khứ)

Tính từ -i

 

あついです

あつくないです

あつかったです

あつくなかったです

あつい (bỏ です)

あつくない

あつかった

あつくなかった

ひまです ひまだ
 Tính từ -na

Danh từ

ひまではありません

ひまでした

ひまではありませんでした

ひまではない

ひまだった

ひまではなかった

 

 

    1. Thể văn lịch sự và thông thường của các nhóm từ ngữ theo sau
Thể lịch sự Thể thông thường Ý nghĩa Bài
飲みたいです 飲みたい Muốn uống 13
飲みに 行きます 飲みに 行く Đi uống
書いてください 書いて Xin hãy viết 14
書いています 書いている Đang viết
書いても いいです 書いても いい Có thể viết 15
書かなくてもいいです 書かなくても いい Không cần phải viết
書いてあげます 書いてあげる Sẽ viết giúp cho 24
書いてもらいます 書いてもらう Nhờ viết giúp
書いてくれます 書いてくれる Viết giúp đi
行かなければなりません 行かなければならない Phải đi 17
食べることが できます 食べることが できる Có thể ăn 18
食べることです 食べることだ (là) để ăn
読んだことがあります 読んだことがある Có đọc 19
読んだり、書いたりします 読んだり、書いたりする Đọc, viết và…

 

Chú ý:   Khi đổi những câu được nối với nhau bằng から hay が、けど (thường sử dụng trong hội thoại) thành thể văn thông thường thì tất cả các từ lịch sự trong câu phải được đổi sang thể thông thường.

  1. おなかが痛(いた)いですから、病院(びょういん)へ行(い)きます。

→ おなかが痛(いた)いから、病院(びょういん)へ行(い)く。

  1. 日本(にほん)の食(た)べ物(もの)はおいしいですが、高(たか)いです。

→ 日本(にほん)の食(た)べ物(もの)はおいしいが、高(たか)い。

 

3. Câu nghi vấn ở thể văn thông thường

* Cách dùng: 

– Bỏ trợ từ chỉ sự nghi vấn là か ở cuối câu, thay vào đó đọc cao giọng chữ ở cuối câu để biểu thị sự nghi vấn, câu trả lời thường đọc thấp giọng chữ cuối câu.

      Ví dụ:  コーヒーを 飲(の)む?

…うん、飲む

 

     Chú ý: cũng có những câu nghi vấn ở thể văn thông thường mà không bỏ chữ か ở sau như: 飲むか、見たか…, nhưng chỉ được sử dụng giới hạn trong phạm vi nam giới khi người trên hỏi người dưới hoặc những người quá thân nhau (như cha hỏi con trai)

Đối với câu nghi vấn danh từ hay tính từ thì chữ だ thể thông thường của です được giản lược.

Ví dụ:  今晩(こんばん) 暇(ひま)?

…うん、暇(だよ) / …ううん、暇では (じゃ) ない

=> Khi đàm thoại thường dùng じゃない

 

– Trợ từ trong câu nghi vấn ở thể văn thông văn cũng thường được lược bỏ

Ví dụ:

  • ご飯(はん)「を」食(た)べる?
  • 明日(あした)京都(きょうと)「へ」行(い)かない?
  • このりんご「は」おいしいですね。
  • そこに はさみ「が」ある?

 

– Trong thể thông thường, chữ い trong mẫu câu V ている cũng thường được lược bỏ

Ví dụ  辞書(じしょ)、持(も)って「い」る?

…うん、持って「い」る。

…ううん、持って「い」ない。

 

4. Thể thông thường của はい、いえ                              

はい   → うん

いいえ → ううん

Bài 21: Mẫu câu nêu lên quan điểm, suy nghĩ 

Trong Ngữ pháp tiếng Nhật Bài 21 – Giáo trình Minna no Nihongo chúng ta sẽ học về Cách thể hiện quan điểm, suy nghĩ cá nhân. Các bạn thử nói lên quan điểm, suy nghĩ về việc dạy học tại trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé.

1. Cách thể hiện suy nghĩ, quan điểm cá nhân

  • Cấu trúc:

Vる / Vない / Vた +と思(おも)います。

Aい + と思(おも)います。

Na / N+だ+ と思(おも)います。

  • Ý nghĩa: (tôi) nghĩ rằng, cho rằng ~
  • Cách dùng: thể hiện sự phỏng đoán, ý kiến chủ quan của cá nhân về 1 vấn đề, sự việc nào đó.
  • Ví dụ:

漢字(かんじ)は難(むずか)しいと思(おも)います。Tôi nghĩ chữ Hán khó.

携帯電話(けいたいでんわ)は便利(べんり)だと思(おも)います。Tôi nghĩ điện thoại di động tiện lợi.

明日(あした)雨(あめ)が降(ふ)らないと思(おも)います。Tôi nghĩ ngày mai trời sẽ không mưa.

田中(たなか)さんは時間(じかん)の使(つか)い方(かた)が上手(じょうず)だと思(おも)います。Tôi nghĩ anh Tanaka rất giỏi sử dụng thời gian.

彼女(かのじょ)は 日本人(にほんじん)だと 思(おも)います。Tôi nghĩ cô ấy là người Nhật Bản.

 

Chú ý:

  • Khi nói câu phủ định, có 2 cách thể hiện

日本語(にほんご)のテストは どうですか。Bài kiểm tra tiếng Nhật thế nào?

… 難(むずか)しくないと 思(おも)います。Tôi nghĩ là không khó.

… 難(むずか)しいと 思(おも)いません。Tôi không nghĩ là khó.

Cả 2 đều thể hiện sự phỏng đoán, ý kiến ở thể phủ định, nhưng về ý nghĩa có chút khác biệt. Cách nói thứ  2 có ý nghĩa phủ định mạnh hơn.

 

  • Cách nói ngắn khi đồng ý hay không đồng ý với quan điểm của ai đó:

A: ファクスは 便利(べんり)ですね。Máy fax thuận tiện thật đấy nhỉ!

B: 私(わたし)も そう思(おも)います。Tôi cũng nghĩ như vậy

C: 私(わたし)は そう[は]思(おも)いません。Tôi thì không nghĩ là như vậy

 

  • Câu hỏi: khi muốn hỏi quan điểm của ai đó về 1 vấn đề nào đó, ta dùng mẫu câu

~に ついて どう思(おも)いますか (không cần trợ từ と sau どう nữa)

新(あたら)しい空港(くうこう)に ついて どう思(おも)いますか。Bạn nghĩ thế nào về sân bay mới?

…きれいですが、ちょっと交通(こうつう)が 不便(ふべん)だと 思(おも)います。…

Tôi nghĩ rằng nó đẹp nhưng giao thông hơi bất tiện.

 

2. Cách trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp 1 câu nói, 1 ý kiến mà ai đó đã đưa ra

  • Cấu trúc:

「Câu 」+  と +   言(い)います/ 言いました。

Vる/Vない/Vた + と + 言います/ 言いました。

Aい/ Naだ / N だ + と + 言います/ 言いました。

  • Ý nghĩa: (ai đó) nói rằng/ đã nói rằng ~
  • Cách dùng:

+ Trích dẫn trực tiếp: nhắc lại chính xác nội dung câu nói: để nội dung đó trong ngoặc kép 「 」.

  • 食(た)べる前(まえ)に「いただきます」と言(い)います。

Trước khi ăn thì nói “Mời anh/chị dùng”.

  • ミラーさんは「来週(らいしゅう) 東京(とうきょう)へ 出張(しゅっちょう) します」と 言(い)いました。

Ông Miler đã nói rằng “Tuần sau tôi sẽ đi công tác Tokyo”.

 

+ Trích dẫn gián tiếp: sử dụng thể thông thường trước trợ từ と. Thì của câu trích dẫn không bị ảnh hưởng bởi thì của câu chính.

  • 田中(たなか)さんはお金(かね)が足(た)らないと言(い)いました。

Anh Tanaka đã nói rằng anh ý không có đủ tiền.

  • 田中(たなか)さんは会議(かいぎ)は大変(たいへん)だと言(い)いました。

Anh Tanaka đã nói rằng cuộc họp vất vả.

  • 山田(やまだ)さんは来月(らいげつ)ベトナムへいくと言(い)いました。

Anh Yamada đã nói là tháng sau sẽ đến Việt Nam.

  • ハイさんはこの食(た)べ物(もの)がおいしいと言(い)いました。

Hải đã nói rằng món ăn này ngon.

 

3. Cách xác nhận thông tin nào đó với mong muốn người nghe tán đồng với ý kiến của mình

  • Cấu trúc: V (thể thường) A いNa / N + でしょう?    
  • Ý nghĩa: ~ có đúng không/ có đúng không nhỉ?
  • Cách dùng: dùng khi kỳ vọng rằng người nghe cũng biết hoặc có sự hiểu biết về chuyện mình nói và mong muốn người nghe sẽ tán thành ý kiến của mình. でしょう được đọc lên giọng giống như 1 câu hỏi để xác nhận sự đồng tình của người nghe.
  • Ví dụ:
    • 日曜日(にちようび)映画(えいが)を見(み)に行(い)くでしょう? Chủ nhật bạn đi xem phim chứ nhỉ?

ええ、行(い)きます。Ừ, đi chứ.

  • そのかばんは高(たか)かったでしょう? Cái túi xách đó chắc đắt lắm nhỉ?

いいえ、そんなに高(たか)くなかったです。 Không, không đắt đến thế đâu.

  • 山田先生(やまだせんせい)は親切(しんせつ)でしょう? Thầy Yamada thân thiện nhỉ?

ええ、とても親切(しんせつ)です。Ừ, rất thân thiện.

  • ハイさんは日本語(にほんご)の先生(せんせい)でしょう。Hải là giáo viên tiếng Nhật nhỉ?

いいえ、英語(えいご)の先生(せんせい)です。Không, là giáo viên tiếng anh.

 

4. N1 (địa điểm)で N2 があります。 Ở N1 được tổ chức, diễn ra N2

  • Cách dùng: khi N2 là các sự kiện như bữa tiệc, buổi hòa nhạc, ngày hội, vụ tai nạn hay thảm họa… thì lúc đó あります có nghĩa là được tổ chức, diễn ra.
  • Ví dụ:
    • 神戸(こうべ)で 大(おお)きい 地(じ)震(しん)が ありました。

Ở Kobe đã (có) xảy ra trận động đất lớn.

  • 明日(あした)、雪(ゆき)ちゃんのうちでパーティーがあります。

Ngày mai, ở nhà Yuki sẽ tổ chức tiệc.

Bài 22: Định ngữ

Định ngữ là gì? Cách chia như thế nào? Các bạn cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học ngay bài ngữ pháp tiếng Nhật Bài 22 – Giáo trình Minna no Nihongo nhé.

1. Vる / Vない / Vた + N

Cách dùng:

  • Các danh từ đóng vai trò là các yếu tố khác nhau trong câu có thể được chọn ra và bổ nghĩa bằng chính động từ của câu đó tạo ra định ngữ.
  • Khi các danh từ được bổ nghĩa thì các trợ từ を, で, に ở câu gốc sẽ không cần nữa.
  • Định ngữ (danh từ được bổ nghĩa bằng câu động từ) có thể ở nhiều vị trí trong câu, đóng vai trò nhiều thành phần của câu (như 1 danh từ bình thường).

Ví dụ:

  • 日本(にほん)へ 行(い)く人(ひと) /(/) 行(い)かない人(ひと): Người sẽ đi Nhật / Người không đi Nhật

日本(にほん)へ 行(おこな)った人(ひと) /(/) 行(い)かなかった人(ひと): Người đã đi Nhật / Người đã không đi Nhật

  • これは ミラーさんが 住(す)んでいる家(うち)です。Đây là ngôi nhà ông Miller đang ở. (Định ngữ là vị ngữ).

ミラーさんが 住(す)んでいる家(うち)は 古(ふる)いです。Ngôi nhà ông Milller đang ở thật là cũ.  (Định ngữ là chủ ngữ).

ミラーさんが 住(す)んでいる家(うち)を 買(か)いました。Tôi đã mua căn nhà mà ông Miller đang ở. (Định ngữ là tân ngữ).

  • あの眼鏡(めがね)をかけている人(ひと)は山田(やまだ)さんです。Người đeo kính đó là anh Yamada.
  • 私(わたし)は広(ひろ)い部屋(へや)あるうちがほしいです。Tôi muốn ngôi nhà mà có phòng rộng.
  • 私(わたし)は朝(あさ)ご飯(はん)を食(た)べる時間(じかん)がありません。Tôi không có thời gian ăn sáng.

 

2. N が

Cách dùng: Khi câu dùng động từ bổ nghĩa cho 1 danh từ (tạo ra định ngữ) thì chủ ngữ (chủ thể của hành động) trong câu bổ nghĩa đó được xác định bởi trợ từ が

Ví dụ:

  • ミラーさん ケーキを 作(つく)りました。Ông Miller đã làm bánh ngọt.

→ これ ミラーさん作(つく)ったケーキです。Đây là cái bánh ngọt ông Miller đã làm.

  • ハイさんが生(う)まれたところはハノイです。Nơi mà anh Hải đã sinh ra là Hà Nội.
  • これは女(おんな)の人(ひと)が読(よ)む雑誌(ざっし)です。Đây là tạp chí mà phụ nữ thường đọc.

Bài 23: Khi ~, lúc ~

Trong ngữ pháp tiếng Nhật Bài 23 – Giáo trình Minna no Nihongo, các bạn cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tổng hợp 2 mẫu ngữ pháp chính:

1. ~とき、~Khi ~, lúc ~

Cấu trúc: Vる / Vない / Aい / Na な / N の + とき

Cách dùng:

  • Nối 2 mệnh đề của câu.
  • Biểu thị thời điểm mà trạng thái, động tác hay hiện tượng được diễn đạt ở mệnh đề sau diễn ra.
  • Thời của tính từ, danh từ bổ nghĩa cho không phụ thuộc vào thời của câu chính.

Ví dụ:

  • 新聞(しんぶん)を読(よ)む時(とき)、眼鏡(めがね)をかけます。Tôi đeo kính khi đọc báo.
  • 出(で)かける時(とき)、「行(い)ってまいります」と言(い)います。

Khi ra ngoài thì nói là “Tôi đi đây”.

  • 来(こ)ない時(とき)、私(わたし)に連絡(れんらく)してください。Khi bạn không đến thì hãy liên lạc với tôi.
  • 暇(ひま)な時(とき)、映画(えいが)を見(み)ます。Khi rảnh rỗi thì tôi xem phim
  • 27歳(さい)の時(とき)、結婚(けっこん)しました。Khi tôi 27 tuổi, tôi đã kết hôn.

 

2. Vる / Vた + 時(とき)

Cách dùng:

  • Vる + 時(とき): hành động chưa kết thúc
  • Vた + 時(とき): hành động đã kết thúc

Ví dụ:

  • 東京(とうきょう)へ行(い)く時(とき)、このかばんを 買(か)いました。

Tôi đã mua chiếc cặp này khi đi Tokyo。

(Chiếc cặp này được mua trên đường đi đến Tokyo  )

東京(とうきょう)へ行(い)った時(とき)、このかばんを買(か)いました。

Tôi đã mua chiếc cặp này khi đi Tokyo.

(Chiếc cặp này được mua sau khi đã đến Tokyo )

  • 出(で)かける時(とき)、電気(でんき)を消(け)してください。Khi ra khỏi nhà, hãy tắt điện.

出(で)た時(とき)、ドアを閉(し)めてください。Khi ra khỏi nhà, hãy đóng cửa.

 

3. Vる / Vない + と: ~ Là ~ / ~ thì ~

Cách dùng:

  • とnối 2 mệnh đề của câu
  • Biểu thị một kết quả tất yếu của một hành động nào đó.
  • Không sử dụng để biểu hiện một ý hướng, một hy vọng, rủ rê hay một sự nhờ vả.

Ví dụ:

  • このボタンを 押(お)すと、お釣(つ)りが 出(で)ます。

Nếu bấm nút này thì tiền thừa sẽ chạy ra

  • これを 回(まわ)すと、音(おと)が 大(おお)きく なります。

Nếu vặn cái này thì tiếng sẽ to lên.

  • 右(みぎ)へ 曲(ま)がると、郵便局(ゆうびんきょく)が あります。

Nếu rẽ phải thì sẽ có một cái bưu điện.

  • 日本語(にほんご)が 分(わ)からないと、困(こま)りますよ。

Nếu không biết tiếng Nhật thì sẽ khó khăn đấy.

  • もっと頑張(がんば)らない合格(ごうかく)できません。

Nếu không cố gắng hơn nữa thì sẽ không thể đỗ được

 

4. N が AdjV

  • Cách dùng: biểu thị một tình trạng hay quang cảnh như nó vốn có.
  • Ví dụ:

音(おと)が 小(ちい)さいです。Tiếng nhỏ.

天気(てんき)が 明(あか)るくなりました。Thời tiết trở nên quang đãng.

 

5. Động từ di chuyển

Cấu trúc:

  • N (địa điểm) を歩(ある)きます: đi bộ
  • N (địa điểm) を渡(わた)ります: băng qua
  • N (địa điểm) を散歩(さんぽ)します: đi dạo

Cách dùng: dùng để chỉ địa điểm, vị trí nơi mà 1 người hay 1 vật nào đó đi qua.

Ví dụ:

  • 橋(はし)を 渡(わた)ります。Đi qua cầu.
  • 公園(こうえん)を 散歩(さんぽ)します。Đi dạo trong công viên.
  • 交差点(こうさてん)を 右(みぎ)へ 曲(ま)がります。Rẽ phải ở ngã tư.

Bài 24: Mẫu câu cho, tặng

Trong bài ngữ pháp tiếng Nhật bài 24 – Giáo trình Minna no Nihongo, chúng ta sẽ học về mẫu câu ~ くれます: Cách nói ai đó tặng, cho mình và những người xung quanh cái gì. Cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu các mẫu câu nhé.

  1. N をくれます: tặng, cho (người nói)

Cách dùng: ý nghĩa giống với あげます. Tuy nhiên:

  • あげます: thể hiện việc người nói tặng cho ai, người nào đó tặng cho người khác.
  • くれます: thể hiện việc ai đó tặng, cho người nói hoặc người thân trong gia đình người nói.

Ví dụ:

  • 私は 佐(さ)藤(とう)さんに 花(はな)を あげました。Tôi đã tặng hoa cho chị Sato.
  • 佐藤(さとう)さんは キムさんに プレゼントを あげました。Chị Sato đã tặng quà cho bạn
  • 佐藤(さとう)さんは私(わたし)に クリスマスカードを あげました。

Chị Sato đã tặng thiệp giáng sinh cho tôi. (Câu này sai)

  • 佐藤(さとう)さんは 私(わたし)に クリスマスカードを くれました。

Sato đã tặng tôi một tấm thiếp Giáng Sinh.

  • 佐藤(さとう)さんは 妹(いもうと) に お菓子(かし)を くれました。

Sato đã tặng kẹo cho em gái tôi.

 

  1. Vてあげます: (làm cái gì) cho ai

Cách dùng:

  • Ai đó làm cho người khác một việc với ý nghĩa thiện chí, lòng tốt, thân thiện.
  • Chủ ngữ là người thực hiện hành động.

Ví dụ:

  • 私(わたし)はおじいさんに道(みち)を教(おし)えてあげました。Tôi đã chỉ đường cho ông.
  • 私(わたし)は雪(ゆき)ちゃんに日本語(にほんご)の本(ほん)を貸(か)してあげました。

Tôi đã cho bạn Yuki mượn quyển sách tiếng Nhật.

  • 私(わたし)はおばあさんに手紙(てがみ)を読(よ)んであげました。Tôi đã đọc thư cho bà.

 

  1. Vてもらいます: nhận (việc gì) từ ai; được ai đó làm gì cho.

Cách dùng:

  • Biểu thị lòng biết ơn của người được nhận hành vi giúp đỡ.
  • Chủ ngữ là người nhận.

Ví dụ:

  • 私(わたし)は田中(たなか)さんに日本語(にほんご)を教(おし)えてもらいました。

Tôi được anh Tanaka dạy cho tiếng Nhật.

  • 私(わたし)はハイさんに引(ひ)っ越(こ)しを手伝(てつだ)ってもらいました。

Tôi được anh Hải giúp chuyển nhà.

  • 私(わたし)は友達(ともだち)にケーキを作(つく)ってもらいました。

Tôi được bạn làm tặng bánh.

 

  1. V てくれます: ai làm cho cái gì

Cách dùng:

  • Thể hiện sự cảm tạ của người nhận hành vi giúp đỡ giống như ~てもらいます.
  • Trong mẫu ~てもらいます chủ ngữ là người nhận.
  • Trong mẫu ~てくれます, chủ ngữ là người thực hiện hành động.
  • Người nhận thường là người nói nên 私に (chỉ người nhận) thường được lược bỏ.

Ví dụ:

  • 私(わたし)は雪(ゆき)ちゃんに傘(かさ)を貸(か)してもらいました。Tôi được Yuki cho mượn ô.
  • 雪(ゆき)ちゃんは(私(わたし)に)傘(かさ)を貸(か)してくれました。Yuki đã cho tôi mượn ô.
  • 家内(かない)は(私(わたし)に)子供(こども)の写真(しゃしん)を 送(おく)ってくれました。

Vợ tôi gửi ảnh mấy đứa con (cho tôi).

  • 加藤(かとう)さんは(私(わたし)に)宿題(しゅくだい)を 出(だ)してくれました。

Bạn Kato đã nộp bài tập (giúp tôi).

  • だれに日本語(にほんご)を教(おし)えてもらいましたか。Bạn được ai dạy cho tiếng Nhật?

糸永先生(いとながせんせい)に教(おし)えてもらいました。Tôi được cô Itonaga dạy.

 

  • だれがお金(かね)を払(はら)ってくれましたか。Ai đã trả tiền cho bạn?

雪(ゆき)ちゃんが払(はら)ってくれました。Bạn Yuki đã trả tiền cho tôi.

Bài 25: Mẫu câu giả định, giả sử.

Bài cuối cùng trong series ngữ pháp tiếng Nhật N5 – Bài 25 – Giáo trình Minna no Nihongo chúng ta sẽ học về Cách nói giả định, giả sử trong tiếng Nhật nhé. Cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei chinh phục tiếng nhật qua những bài học tiếp theo nhé.

1. Cách nói giả định, giả sử

Cấu trúc:

Vた + ら

Aかった + ら

Na/ N +だった+ら

Ý nghĩa: Nếu …, giả sử …

Cách dùng: dùng khi người nói muốn biểu thị ý kiến, tình trạng, yêu cầu của mình trong trường hợp điều kiện được giả định.

Ví dụ:

  • お金(かね)が あったら、旅行(りょこう)します。Nếu có tiền tôi sẽ đi du lịch.
  • 時間(じかん)が なかったら、テレビを 見(み)ません。

Nếu không có thời gian tôi sẽ không xem ti vi.

  • 安(やす)かったら、パソコンを 買(か)いたいです。Nếu rẻ tôi muốn mua cái máy tính
  • 暇(ひま)だったら、手伝(てつだ)ってください。Nếu rỗi thì giúp tôi một tay nhé.
  • いい天気(てんき)だったら、散歩(さんぽ)しませんか。

Nếu thời tiết đẹp thì bạn có đi bộ cùng tôi không?

 

2. Vた+ら : sau khi ~

Cách dùng:

  • Biểu thị một động tác hay một hành vi nào đó sẽ được làm hoặc 1 tình huống sẽ xảy ra khi 1 sự việc nào đó mà được cho là chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai được hoàn thành hoặc đạt được.
  • Thì của mệnh đề chính luôn ở thời hiện tại.

Ví dụ:

  • 10時(じ)になったら、出(で)かけましょう。Chúng ta sẽ đi ra ngoài khi nào 10 giờ
  • 家(うち)へ 帰(かえ)ったら、すぐ シャワーを 浴(あ)びます。Về nhà là tôi đi tắm ngay.
  • 何時(なんじ)ごろ 見学(けんがく)に 行(い)きますか。Khoảng mấy giờ thì đi tham quan?

…昼(ひる)ごはんを 食(た)べたら、すぐ 行(い)きます。Sau khi ăn cơm trưa xong là đi ngay.

 

3. Điều kiện ngược

Cấu trúc:

Vて+も

Aくて+も

Na/ N +で+も

Ý nghĩa: dù ~ cũng ~

Cách dùng: dùng khi một hành động nào đó trong một hoàn cảnh nhất định đáng ra phải làm nhưng lại không làm, một việc nào đó đáng ra phải xảy ra nhưng lại không xảy ra, hoặc một kết quả trái với quan niệm thông thường của mọi người.

Ví dụ:

  • 高(たか)くても、このラジカセを 買(か)いたいです。

Mặc dù đắt nhưng tôi vẫn muốn mua cái radio-cassette này.

  • 静(しず)かでも、寝(ね)ることが できません。

Mặc dù yên tĩnh nhưng cũng không ngủ được.

  • 日曜日(にちようび)でも、仕事(しごと)を します。

Mặc dù là chủ nhật nhưng vẫn làm việc.

 

4. もし & いくら

Cách dùng:

  • もし được sử dụng trong mẫu câu ~たら、bao hàm ý nhấn mạnh về giả thuyết của người nói.
  • いくら được sử dụng trong mẫu câu ~ても(~でも), nhấn mạnh về mức độ điều kiện.

Ví dụ:

もし 1億円(おくえん)あったら、いろいろな国(くに)を 旅行(りょこう)したいです。

 Giả sử, nếu có 100 triệu yên tôi muốn đi du lịch thật nhiều nước.

 

いくら 考(かんが)えても、分(わ)かりません。

Mặc dù có suy nghĩ bao nhiêu đi chăng nữa cũng chẳng hiểu được.

 

いくら安(やす)くても、いらないものを買(か)わないほうがいいです。

Dù có rẻ thế nào thì đồ không cần thiết không nên mua thì tốt hơn.

 

5. N が

Cách dùng:

  • Trợ từ biểu thị chủ ngữ trong mệnh đề phụ.
  • Ngoài mệnh đề phụ với 「から」, trong mệnh đề phụ với 「~たら」、「~手も」、「~と」、「~とき」、「~まえに」、… cũng dùng 「が」để biểu thị chủ ngữ.

Ví dụ:

  • 友達(ともだち)が来(く)る前(まえ)に、部屋(へや)を掃除(そうじ)します。

Trước khi bạn đến chơi, tôi dọn phòng.

 

  • 妻(つま)が病気(びょうき)の時(とき)、会社(かいしゃ)を休(やす)みます。

Khi vợ bị ốm, tôi nghỉ làm.

 

  • 友達(ともだち)が約束(やくそく)の時間(じかん)に来(こ)ないがったら、どうしますか。

Nếu bạn không đến đúng giờ hẹn thì bạn sẽ làm gì?

 

 

 

 

Kosei.edu.vn mong muốn đem lại cho các bạn những thông tin về du học Nhật Bản cũng như tổng hợp các tài liệu học và ôn thi tiếng Nhật.Ðây là những tài liệu mà trung tâm sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau do cho các bạn học dễ dàng hơn. Các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hơn tại Kosei

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *