Phương pháp học Tiếng Nhật hiệu quả

Các bạn nói tiếng Nhật khó, nhưng bản thân mình không thấy nó khó. Mình chỉ duy nhất cảm thấy tiếng Nhật khó khi lần đầu tiên mình nhìn bảng chữ thấy 92 chữ cái Hiragana, Katakana, viết mãi mà không nhớ. Làm thế nào để có phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả. Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ trả lời giúp bạn câu hỏi này nhé.

Làm thế nào để học tốt tiếng Nhật ?

Các bạn nói tiếng Nhật khó, nhưng bản thân mình không thấy nó khó. Mình chỉ duy nhất cảm thấy tiếng Nhật khó khi lần đầu tiên mình nhìn bảng chữ thấy 92 chữ cái Hiragana, Katakana, viết mãi mà không nhớ. Lúc nhớ xong rồi thì mọi chuyện đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Cách chia động từ trong tiếng Nhật không phức tạp bằng tiếng Anh, không có hiện tại-quá khứ-tương lai ( Đơn, tiếp diễn, hoàn thành) rồi phân từ II này kia. Ngữ pháp trong tiếng Nhật gọi là 曖昧(あいまい)nhưng chính vì aimai mà mình có sử dụng thế nào vẫn có thể được chấp nhận.

Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ chia sẻ cho các bạn làm thế nào để học tốt tiếng Nhật và học như thế nào thì hiệu quả nhé!

Học tiếng Nhật hay các ngoại ngữ khác thì cần nhất là sự chăm chỉ, cứ học, rồi luyện; luyện rồi đưa ra ngoài thực hành; thực hành, bị chê; bị chê xong rồi nhớ, nhớ mãi không quên.

Vậy muốn ĐÚNG trước hết phải SAI, muốn TỐT trước hết phải biết mình còn KÉM chỗ nào và nhìn thẳng vào đó mà sửa chữa, tuyệt đối ĐỪNG GIẤU DỐT.

Bây giờ, thì cùng mình điểm lại những vấn đề chính trong quá trình học tiếng Nhật nhé.

Mình luôn đề cao tầm quan trọng của NGHE và NÓI. Nếu không nghe được âm thanh, cảm nhận được âm thanh thì nói sẽ bị sai và không giao tiếp được. Vậy muốn nghe và nói tốt hãy bắt đầu từ bảng chữ cái và ngữ điệu.

1. Bảng chữ cái

Các bạn khi học bảng chữ cái phải nghe rõ và phát âm chuẩn. Vì phát âm chuẩn bảng chữ cái rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến phát âm sau này của bạn. Nếu bạn phát âm không chuẩn, sau này bạn nghe cũng sẽ không chuẩn, có khi sẽ dẫn đến nghe nhầm

Các chữ cái ở hàng た (TA)、ら(RA)、が(GA), theo tai mình nghe có người Nhật đọc hoặc hát rõ ràng là TA, nhưng có người đọc là THA. RA thì có RA hoặc LA, GA thì có GA hoặc NGA. Cảm giác khi đọc là THA, LA, NGA thì âm sẽ nhẹ hơn. Các bạn nên chú ý các chữ cái ở hàng này.

Đặc biệt, các bạn chú ý luyện phát âm ở các từ cùng hàng với nhau đứng gần nhau. ví dụ như: 食べられる、食べさせられる, vì những âm này khi nói nhanh sẽ rất dễ bị dính, dẫn đến líu lưỡi.

2. Trọng âm, ngữ điệu

Trọng âm và ngữ điệu trong tiếng Nhật không nhấn mạnh, lên bổng xuống trầm như trong tiếng Anh. Phát âm, ngữ điệu của tiếng Nhật khá nhẹ, nhưng nó cũng còn tùy thuộc vào chất giọng của từng người. Nên khi phát âm tiếng Nhật, các bạn không cần phải cố gắng phát âm nhẹ đâu nhé. Phát âm sao cho rõ ràng, âm nào ra âm đó là được.

3. Nghe ở đâu? Nói thế nào?

Nghe ở đâu? Hãy để đôi tai làm quen với tiếng Nhật bất kỳ nơi đâu. Bạn không cần thiết phải chú tâm nghe rõ nó nghĩa là gì, cứ bật ti vi, bật nhạc để đó và đi làm việc bạn cần làm. Âm thanh sẽ vào tai bạn một cách rất tự nhiên. Mình đã từng làm, và thấy rất hiệu quả.

Nói thế nào? Hãy cố gắng nói tiếng Nhật mọi lúc mọi nơi, khi có cơ hội, còn không hãy tự tạo cơ hội nói cho chính mình. Nói càng nhiều càng tốt. Bạn có thể đứng trước gương và tự rèn luyện khả năng nói của bản thân.

4. Từ mới.

Học từ sau quên từ trước là biểu hiện bệnh lý thường gặp khi học ngoại ngữ. Đừng bắt não hoạt động quá sức, thay vì luyện nhớ từ mới bằng cách ngồi viết dài mấy trang giấy, sao bạn không thử tập đặt câu với từ đó và nói ra. Hoặc luyện nhớ bằng việc nhìn thẻ học từ, giấy nhớ dán lên tường, đầu giường, tủ lạnh, thậm chí là cửa WC,…những nơi bạn hay tiếp xúc hoặc sử dụng. Cứ nhìn nhiều muốn quên cũng khó.

5. Đọc hiểu thế nào? Viết ra sao?

Đọc hiểu: Riêng đọc hiểu bạn cần ngữ pháp chắc. Ngữ pháp thì học đến đâu nên tự đặt cho mình một câu với cấu trúc đó và học thuộc nó ( Nhớ là câu của mình tự đặt nhé). Từ đầu đọc chậm từng câu, sau đó tập đọc nhanh nắm bắt đại ý của bài.

Viết: Tập dịch đoạn văn từ tiếng Nhật sang tiếng Việt để luyện cách diễn đạt, vì thực tế có rất nhiều bạn, dịch một câu tiếng Nhật sang tiếng mẹ đẻ đọc vẫn lủng củng, ý tứ không rõ ràng. Sau đó tập viết từ tiếng Việt sang tiếng Nhật. Học cách viết tiếng Nhật trong cuộc sống hàng ngày từ trên facebook của bạn bè người Nhật. Đọc sách để học cách viết văn cứng trong luận văn, báo cáo…

6. Chữ Hán.

Có lẽ chữ Hán là “ác mộng” của rất nhiều người khi học tiếng Nhật nhưng nếu không có ác mộng này thì chẳng mấy chốc đôi mắt của các bạn sẽ bị đau nhức vì toàn phải nhìn Hiragana hoặc Katakana. Mình thích chữ Hán lắm dù chữ mình rất xấu, nhưng học chữ Hán và khám phá ra nhiều cách đọc, thấy rất thú vị. Mình không học chữ Hán theo cách nhớ từng chữ (chữ hán này có cách đọc là gì?) mà mình học theo các bộ trong âm Hán Việt và tập làm để Kyu nhiều.

Mỗi người có một cách học, các bạn có thể tham khảo từ các sempai , nhưng nhớ rằng dù học bằng cách nào, nếu bạn không thật sự thấy yêu thích, và khổ luyện thì học sẽ không vào và không đạt được hiệu quả.
Bình tĩnh, đừng sốt ruột, đừng so sánh mình với ai, đặc biệt với những người đi trước, vì ai cũng có những xuất phát điểm như nhau. Phải cho chính mình và năng lực của mình thời gian để kiểm chứng.

Cố gắng nhé. Chúc các bạn thành công! Kosei luôn đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật!

Học và ôn thi hiệu quả với phương pháp Kaizen

Các bạn đã từng thử nghiệm phương pháp tư duy của người Nhật chưa? Hãy cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei khám phá cách học và ôn thi hiệu quả với phương pháp Kaizen nhé.

Học và ôn thi hiệu quả với phương pháp Kaizen

Kaizen là một phương pháp học tập bắt nguồn từ Nhật Bản.

Kaizen theo triết tự từ được ghép bởi hai từ Kai và Zen. Trong đó, Kai nghĩa là cải cách liên tục, Zen nghĩa là làm cho tốt đẹp hơn. Kaizen có nghĩa là Cải cách liên tục để tốt đẹp hơn.

1. Hai tính chất của phương pháp Kaizen

Thứ nhất: Kaizen là những thay đổi nhỏ, thậm chí là rất nhỏ trong những vấn đề cần giải quyết. Có nghĩa là, khi gặp phải một vấn đề lớn và không biết phải bắt đầu từ đâu, bạn hãy chia chúng ra thành những phần nhỏ và đi vào giải quyết từng phần.

Chia một lần chưa thấy hướng giải quyết thì tiếp tục chia thêm lần thứ hai, lần thứ ba,… đến khi tìm được hướng giải quyết. Tất nhiên việc chia phần nhỏ cũng yêu cầu sự tư duy và suy nghĩ của người tham gia. Bạn hãy chia sao cho hợp lý, chứ không phải là khiến nó phức tạp lên.

Thứ hai: Kaizen là làm liên tục và liên tục không ngừng. Nghĩa là những thay đổi nhỏ nhưng phải làm liên tục, có sự kết nối với nhau mà không bị ngắt quãng. Bởi một lí do đơn giản là vì những vấn đề đã được chia nhỏ và đã nhỏ thì cần phải giải quyết thật nhanh và liên tục, nếu không thì sẽ rất mất thời gian.

Tóm lại, phương pháp Kaizen thú vị vì các vấn đề nhỏ, đến mức khiến cho người giải quyết không gặp nhiều khó khăn và không còn cảm thấy sợ hãi.

2. Áp dụng Kaizan vào học tập và ôn thi

– Mỗi ngày một câu hỏi

Có thể bạn đã biết, não là một bộ phận đặc thù của cơ thể, nó bị kích thích bởi những câu hỏi và các mệnh đề cần hướng giải quyết. Chính vì thế hãy đặt ra những câu hỏi để kích thích trí não sáng tạo để trả lời câu hỏi.

Nhưng không phải là những câu hỏi lớn lao, trừu tượng,… khiến chính ta không biết bắt đầu từ đâu. Mà hãy chia các câu hỏi ra nhỏ hơn, đơn giản hơn để giải quyết nó.

Ví dụ: Thay vì câu “Làm sao để học giỏi?”, hãy chia câu hỏi đó ra thành những câu nhỏ hơn như “Làm sao ta có thể dậy sớm hơn?”, “Làm sao ta chịu khó làm bài tập hơn?”, “Làm sao ta đến lớp đúng giờ hơn?”, “Làm sao ta tập trung nghe giảng hơn?”,…

– Hành động liên tục trong ngày

Đừng chỉ đặt ra quyết tâm “ảo” bằng lý thuyết, hãy hành động ngay khi đặt ra vấn đề để giải quyết nó.

Việc hành động liên tục sẽ tạo nên những hiệu quả nhất định. Nhưng quan trọng hơn nhất là nó giúp chúng ta hình thành những thói quen tốt và tích cực.

Đầu tiên là về bộ não, việc hành động tư duy liên tục sẽ giúp hàng tỉ nơ-ron thần kinh có thể tạo liên kết với nhau, giúp bộ não hoạt động hiệu quả và bền hơn khi có áp lực.

– Đơn giản hóa vấn đề

Kaizen nghĩa là chia nhỏ vấn đề hay đơn giản hóa các vấn đề. Khi làm một công việc, để hoàn thành nó, không nhất thiết phải lao vào làm nó ngay lập tức và hoàn hảo ngay. Hãy từ từ nhìn lại và làm nó từ từ, làm từng phần một.

Ví dụ trong chi tiêu hàng tháng, bạn cảm thấy việc chi tiêu cần phải cắt giảm. Tháng trước bạn tiêu 2 triệu 500 ngàn đồng, tháng này bạn muốn giảm 500 ngàn đồng. Đừng ngay lập tức cắt lại 500 ngàn đồng lúc đầu tháng mà hãy từ từ giảm mỗi ngày một ít. Việc cắt giảm mỗi ngày một ít sẽ giúp bạn không bị “ngợp”.

Hay việc ngủ dậy buổi sáng, vì đã quen với việc dậy vào lúc 9h. Thay vì ngay lập tức thức dậy lúc 5h30 sáng, bạn hãy từ từ tập luyện mỗi hôm dậy sớm hơn một chút (khoảng 15 đến 30 phút), việc này sẽ giúp cơ chế hoạt động cơ thể không bị đảo lộn và giúp bạn khỏe hơn.

– Tự thưởng

Hãy thưởng cho mình khi thành công, đó là động lực chính mình tạo ra. Nhưng tất nhiên nó cũng dựa trên tiêu chí “nhỏ và ý nghĩa” như tôn chỉ của phương pháp Kaizen vậy.

– Để ý và trân trọng từng khoảnh khắc nhỏ bằng “cuốn sổ hạnh phúc”

Hãy để ý và trân trọng những điều tưởng như nhỏ và tất yếu trong cuộc sống. Và một lời khuyên dành cho các bạn là hãy có một cuốn sổ mang tên: Cuốn sổ hạnh phúc!

Cuốn sổ này ghi lại tất cả những niềm vui, hạnh phúc lớn, vừa, bé, thậm chí là rất bé trong cuộc đời bạn. Một buổi học tốt, một lần giơ tay lên bảng, một lần điểm cao khi thi, một lời khen của cô,… hay “đời’ hơn là: một bữa cơm gia đình, (hay bữa cơm với bạn cùng phòng, nếu ở trọ), một chuyến đi chơi mang lại cho bạn nhiều cảm xúc,…

Bạn thấy phương pháp này thế nào? Bản thân Ad thấy rất hay và hiệu quả nên Ad khuyên bạn nên thử, biết đâu thử xong lại yêu nó thì sao, phải không nào?

4 vật dụng không thể thiếu của một cao thủ tiếng Nhật

Học tập kinh nghiệm của những người giỏi là cách vô cùng khôn ngoan để tiến độ trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi. Nếu tiếng Nhật là môn mà bạn đang “cày quốc”, hãy cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei khám phá những bí quyết của siêu cao thủ tiếng Nhật qua những vật dụng không thể thiếu trong balo của họ sau đây.

4 vật dụng không thể thiếu của một cao thủ tiếng Nhật

1. Giấy nhớ

Khi học tiếng Nhật, khi bắt gặp bất kì một từ mới nào, bạn nên ghi vào giấy nhớ dán ở những nơi dễ nhìn thấy hay thường xuyên đi qua như bàn làm việc, cửa phòng, giá sách, thậm chí là phòng vệ sinh. Không chỉ đơn thuần là chỉ ghi từ và ý nghĩa của từ đó, mà bạn nên đặt câu với từ để ghi nhớ ngay cách sử dụng của nó. Học từ trong ngữ cảnh sẽ giúp bạn nhớ từ hiệu quả hơn là học từ đơn lẻ bởi sự liên kết mạnh mẽ với tình huống thực.

Phương pháp này được rất nhiều siêu cao thủ sử dụng để học từ mới. Chính vì thế, những tệp giấy nhớ đầy màu sắc chính là một trong những vật dụng không thể thiếu của một siêu cao thủ tiếng Nhật. Học theo bí kíp này, bạn sẽ bất nhờ vì vốn từ vựng tăng lên một cách nhanh chóng

2. Cuốn sổ nhỏ

Ngoài việc học từ vựng, học cấu trúc câu hay cụm từ cũng hết sức quan trọng. Nếu chỉ học từ thì sẽ không thể nào nói hay viết được một câu hoàn chỉnh. Do đó, một cuốn sổ nhỏ để ghi chép cấu trúc câu và cụm từ thường xuyên đi với nhau là rất quan trọng. Đương nhiên, một cao thủ tiếng Nhật không thể nào thiếu được vật dụng này trong tư trang của mình. Nếu bạn chưa có một cuốn sổ nhỏ để ghi chép khi học tiếng Nhật, hãy mua ngay một cuốn để tích lũy kiến thức dần dần trong cuốn sổ đó. Một lưu ý đó là cuốn sổ không nên quá khổ để có thể mang đi mọi nơi một cách dễ dàng. Với cuốn sổ thần thông này, chắc chắn bạn sẽ tự tin giao tiếp với người Nhật với vô vàn cấu trúc câu khác nhau.

3. Bút highlight

Một vật dụng nghe có vẻ rất đơn giản nhưng lại cực kỳ hữu dụng. Khi bạn đọc bất cứ một tài liệu tiếng Nhật nào, bạn nên có bút highlight để bôi đậm những từ vựng mới, cấu trúc hay. Không chỉ giúp ích cho việc bổ sung từ mới và độc hiểu dễ dàng hơn, chiếc bút nhỏ xinh còn giúp bạn nhớ những cấu trúc hay có thể áp dụng được khi bạn viết bằng tiếng Nhật. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bút highlight có màu vàng chanh là màu giúp trí não lưu được thông tin lâu nhất.

4. Laptop

Trong thế giới công nghệ thông tin ngày nay, laptop có kết nối mạng Internet chính là chìa khóa mở ra kho tàng tri thức nhân loại. Chính vì lẽ đó, laptop chính là vật dụng bất ly thân của một siêu cao thủ học tiếng Nhật. Với chiếc laptop, bạn có thể tiếp cận với nguồn học liệu vô cùng tận như phim tiếng Nhật, bài hát tiếng Nhật, đọc tin tức bằng tiếng Nhật mà không mất nhiều thời gian và công sức.

Điều quan trọng nhất mà vật dụng này đem lại đó là cơ hội vàng để giao tiếp với người Nhật. Thực tế, người Việt vẫn chưa có thói quen sử dụng tiếng Nhật trong cuộc sống. Chính bởi vậy, tìm kiếm một môi trường để luyện khả năng nghe nói tiếng Nhật ngoài đời thực mất khá nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó, chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính, bạn có thể thoải mái luyện giao tiếp với hàng ngàn người bạn người Nhật.

Những siêu cao thủ tiếng Nhật chắc chắn đã khai thác tối đa lợi thế này của Internet để có được sự thành thạo Nhật ngữ như hiện tại. Tuy nhiên trước đó, họ cũng từng phải rất vất vả trong thời gian đầu tiếp xúc online với người bản ngữ do vốn tiếng Nhật còn ít và tâm lý ngại ngùng.

Chúc các bạn học tập tốt!

Phương pháp luyện nghe nói hiệu quả – Shadowing

Bạn có một vốn từ vựng phong phú, nắm chắc ngữ pháp, đọc – hiểu luôn đạt mức điểm cao, vậy tại sao vẫn không nghe tiếng Nhật tốt hay nói năng trôi chảy, lưu loát? Khả năng lớn là do không có môi trường luyện tập, mà nghe nói là kỹ năng rất cần phản xạ tốt. Nhưng nếu không sống ở Nhật thì làm sao để cải thiện 2 kỹ năng này? Shadowing chính là giải pháp cho bạn! Hãy cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu Phương pháp luyện nghe nói hiệu quả – Shadowing nhé!

Phương pháp luyện nghe nói hiệu quả – Shadowing

 

Shadowing là gì?  - シャドーイングとは?

  • Shadowing có nghĩa là “bóng”, “cái bóng”.
  • Phương pháp Shadowing chỉ việc học nghe, nói bằng cách lặp lại một cách giống y hệt và ngay lập tức những gì mình nghe được.

Thực hiện phương pháp Shadowing như thế nào?

  • Chọn một nguồn tài liệu để nghe: các đoạn hội thoại, file nghe các bài tập trong sách, hoặc bản tin, phim ảnh,… Tốt nhất là nên có script, bản dịch, đặc biệt cho những bạn mới học theo phương pháp này để có thể hiểu bao quát nội dung trước khi nghe.
  • Bắt đầu nghe và lặp lại liên tục, hạn chế dừng hoặc tua đi tua lại trong lúc nghe để tăng sự thử thách và tập trung cho bản thân. Mỗi lần nên nghe – lặp lại ít nhất 3 lần.
    Đối với những bạn có vốn từ vựng chưa chắc hoặc khả năng nghe chưa tốt, có thể nghe trước một lần rồi lặp lại vào lần thứ hai. Trong lúc nghe, nhắc lại, việc quá chú ý đến từ mới, ngữ pháp hay cấu trúc câu là không cần thiết.

Lợi ích của Shadowing:

  • Giúp bạn cải thiện khả năng nghe cũng như ghi nhớ thông tin hơn nhiều có với nghe thông thường, vì khi nghe để nhắc lại, não bộ của bạn sẽ buộc phải tập trung tối đa để vừa bắt được từ, vừa ghi nhớ để nhắc lại.
  • Bạn có thể nhanh chóng học được cách phát âm, ngữ điệu của người Nhật để “bắt chước” sao cho giống nhất, tự nhiên nhất, đồng lời luyện được phản xạ nói tiếng Nhật nhanh hơn.
  • Đối với phương pháp này, để “lâu lâu” mới thực hiện một lần thì sẽ không hiệu quả. Có thể không cần nhiều nhất định duy trì học shadowing mỗi ngày khoảng 1-2 tiếng thôi thì chắc chắn phản xạ tiếng Nhật của bạn sẽ tăng lên đáng kể!

Tài liệu học Shadowing:

  • Nếu mới bắt đầu, bạn có thể học Shadowing ngay qua các đoạn hội thoại đơn giản của cuốn Minna no nihongo – sách có đoạn hội thoại, hình minh họa, phân vai đơn giản và kèm file nghe. Hoặc các cuốn sách luyện Choukai cũng đều dễ dàng tìm được script.
  • Giáo trình chuyên về Shadowing 「シャドーイング 日本語を話そう」(Shadowing: Let’s Speak Japanese!) cũng là một bộ giáo trình luyện học phương pháp này vô cùng hiệu quả.

  • Nếu khả năng nghe và vốn từ vựng tốt, ở mức độ N3 trở lên, bạn đã bắt đầu có thể nghe được các bản tin thời sự như NHK qua website http://www3.nhk.or.jp/news/ hoặc trên youtube https://www.youtube.com/user/NHKonline .

3 Phương pháp luyện nghe tiếng nhật hiệu quả

Phương pháp luyện nghe tiếng Nhật hiệu quả? Phải làm sao? Bài viết này, Trung tâm tiếng Nhật Kosei xin trình làng 3 nguyên tắc, phương pháp luyện nghe tiếng Nhật cực hiệu quả. Cùng mở phần nghe và áp dụng ngay các bạn nhé.

3 Phương pháp luyện nghe tiếng nhật hiệu quả.

1. Bạn phải đặt mục tiêu nghe tiếng Nhật thường xuyên

Bạn cần lưu ý ở giai đoạn này bạn tập nghe cho quen ngôn ngữ chưa cần phải hiểu nghĩa hãy nghe những bài nói tiếng Nhật thật chậm, ngắn, giọng phổ biến. Bạn cố gắng lên kế hoạch dành 1-2 tiếng kiên trì luyện nghe thường xuyên.

Nhiều bạn dừng lại việc nghe tiếng Nhật ở giai đoạn này vì thiếu quyết tâm và luôn than phiền rằng tiếng Nhật khó nghe quá hoặc nói quá nhanh khiến họ không thể hiểu hết. Mặc dù đã cố gắng nghe tiếng Nhật trên lớp, tại trung tâm học tiếng Nhật, nhưng về nhà nghe lại 2-3 lần vẫn không hiểu gì cả.

Đừng vội nản chí khi thấy mình không hiểu được tất cả. khi mới bắt đầu học nghe tiếng Nhật, sao lại đòi hỏi mình nghe hiểu được tất cả hãy luyện nghe liên tục và đều đặn trong một thời gian dài, chúng tôi tin chắc các bạn dần dần không chỉ nghe quen được các âm, chữ mà còn hiểu được ý từ khái quát.

Đó cũng là cách giúp bạn cải thiện phát âm tiếng Nhật của mình.

2. Ghi chép lại nội dung nghe

Lúc này bạn nghe tiếng Nhật vừa hiểu ý chính vừa hiểu chi tiết của bài nói , trong giai đoạn này chúng ta nghe những bài nói tiếng Nhật nhanh hơn, dài hơn, đa dạng hơn.

Khi tập trung nghe hiểu thì phải thật sự cố gắng để hiểu nội dung chớ không nên chủ yếu tập trung để nghe một đoạn văn dài, Do đó sau khi nghe một bài tiếng Nhật, cách kiểm tra là tự hỏi các câu hỏi từ chung nhất trước rồi mới đi vào những câu hỏi hẹp hơn, cụ thể hơn.

Đó là luyện nghe hiểu tổng hợp thường thử thách mặt hiểu nhiều hơn, song đối với luyện nghe chính xác thử thách mặt nghe nhiều hơn.

Để luyện nghe giai đoạn này đạt được hiệu quả tốt nhất, chúng ta cần lưu ý ghi chép trong lúc nghe bạn nên tập trung vào nội dung, bạn phải cố gắng ghi toàn bộ từng câu, trong từng câu nếu không ghi kịp hết khi nghe lần đầu hoặc chỉ được nghe một lần thì áp dụng nguyên tắc từ chính yếu ( danh từ, động từ, chủ ngữ, định từ, bổ ngữ) đến thứ yếu ( tính từ, trạng từ, đại danh từ, mạo từ..).

Ngoài ra chúng ta nên chủ động thử nghe đa dạng những giọng khác nhau theo từng cấp độ nhanh, chậm để phân tích và so sánh sự khác biệt giữa các giọng đồng thời cũng giúp chúng ta nói đúng và tự tin khi giao tiếp tiếng Nhật với những người trên.

3. Học đọc, hát theo trong khi nghe

Chọn một số bài hát mà mình thích, sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu trong tiếng Nhật).

Nếu gặp từ bạn không biết thì khi nghe bạn sẽ không nhận ra được từ đó. Và nếu khi đọc mà không phân tích được chủ ngữ, động từ thì khi nghe bạn sẽ không hiểu được đó là âm thanh gì. Đây chính là lý do khiến bạn nên học đọc và nghe cùng lúc. Sau đó viết ra nội dung mình đã nghe. Khi viết bạn cần thực hiện lần lượt từng bước.

Nếu bạn muốn ngay từ đầu viết được toàn bộ nội dung thì quả là điều khó, bạn không viết được và như thế chỉ gây ra cảm giác thất vọng và khiến bạn bỏ cuộc. Bạn hãy tập viết chính tả theo những bước sau đây:

  • Điền vào chỗ trống. Hãy chuẩn bị bản thảo có để trống vài từ hoặc thành ngữ quan trọng, rồi bắt đầu bằng dạng bài tập nghe và điền vào chỗ trống.
  • Điền cụm từ, mệnh đề: Là bước tiếp theo, nghe và điền vào chỗ trống dài những cụm từ, mệnh đề và câu.
  • Viết cả bài: Đây là bước cuối cùng, bạn hãy viết lại tốt…

Tóm lại, việc nghe thường xuyên là phương pháp luôn đem lại hiệu quả cao cho bạn. Đây chính là bước ngoặt giúp bạn hoàn thiện các kĩ năng còn lại. Khi nghe tiếng Nhật tốt, khả năng phản xạ của bạn khi giao tiếp sẽ cao hơn.

Hãy bắt đầu rèn luyện kỹ năng nghe của bạn cùng với sự kiên trì và lòng quyết tâm, chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả bất ngờ.

5 Phương pháp học từ vựng tiếng Nhật hiệu quả

Làm sao để có thể học từ vựng tiếng Nhật một cách hiệu quả nhất ?. Đối với người học ngoại ngữ, đặc biệt là học tiếng Nhật, từ vựng là vấn đề rất dễ khiến các bạn “nản” và “bỏ cuộc”. Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật Kosei chia sẻ tới các bạn 5 phương pháp học từ vựng tiếng Nhật hiệu quả. Các bạn cùng Kosei thực hiện ngay nhé.

5 Phương pháp học từ vựng tiếng Nhật hiệu quả

1. Học những từ, cụm từ có liên quan đến nhau

Bạn nên học những từ, cụm từ có liên quan đến nhau, vì những từ này thường cùng xuất hiện và sẽ giúp bạn dễ nhớ hơn.

vd: 日本語がわかりますか。 (Nihongo ga wakarimasu ka.) : Bạn có hiểu tiếng Nhật không ?. Khi học từ 日本 (Nhật Bản) các bạn có thể ghép với 語 (ngôn ngữ) để tạo thành cùm từ 日本語 (tiếng Nhật). Và sau đó có thể đặt những câu hỏi liên quan đến cụm từ đó nữa nhé.

2. Học từ vựng theo chủ đề yêu thích

Nếu bạn quan tâm và yêu thích một chủ đề hay một vấn đề nào đó, bạn sẽ có nhiều hứng thú học những từ mới liên quan đến chủ đề đó bằng tiếng Nhật hơn. Ví dụ, bạn quan tâm hoặc yêu thích làm những món ăn, bạn đọc và xem những tài liệu hướng dẫn làm các món ăn đó. Nếu bạn không hiểu hay không rõ các nguyên liệu nấu ăn trong tiếng Nhật như thế nào thì hãy nhanh chóng tìm kiếm hay tra từ điển ngay. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ từ vựng nhanh hơn và hiệu quả hơn.

3. Ghi chú trong sổ tay

Khi bạn tình cờ gặp những từ vựng mà bạn cảm thấy hữu ích và muốn học nó, hãy ghi lại những từ đó trong một cuốn sổ tay nhỏ, khi đó bạn sẽ xây dựng được một kho từ vựng phong phú cho riêng mình. Và đừng quên mang theo cuốn sổ tay bên mình và xem lại chúng bất cứ khi nào bạn rảnh rỗi nhé.

4. Luyện từ mới khi viết luận

Khi bạn đặt câu hay viết luận, hãy cố sử dụng những từ mới mà bạn mới học hoặc tìm những từ mới khác bằng cách tra từ điển, đừng cố bám vào những từ quá đơn giản và phổ biến. Vì việc này có thể khiến chính bạn cảm thấy nhàm chán. Nếu bạn không sử dụng từ mới, bạn sẽ nhanh chóng quên nó và cảm thấy “hoang mang” khi gặp một từ có vẻ quen nhưng lại không nhớ ra nghĩa.

5. Luyện tập từ mới ngay khi học ngữ pháp

Đừng nên lãng phí bất kì cơ hội nào để gợi nhắc vốn từ mà bạn đã học. Khi làm bài tập ngữ pháp, bạn nên tra từ để hiểu nghĩa của câu. Việc này khiến bạn làm quen dần với các từ mới và tăng khả năng ghi nhớ từ vựng.

Làm thế nào để học tốt ngữ pháp tiếng Nhật

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Tiếng Việt khó vậy mà mình cnf học được, Vậy thì tiếng Nhật tại sao lại không học tốt được phải không các bạn. Ngữ pháp tiếng nhật cũng khá là khó nhưng nếu bạn biết cách học thì sẽ trở nên đơn gian hơn rất nhiều. Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ chia sẻ tới các bạn biết cách làm thế nào để học tốt ngữ pháp tiếng Nhật. Hi vọng rằng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trihf học tiếng Nhật nhé.

Làm thế nào để học tốt ngữ pháp tiếng Nhật ?

1. Tập suy nghĩ theo cách người Nhật

Nếu bạn đã từng ít nhiều học qua tiếng Nhật, bạn sẽ thấy rằng ngữ pháp tiếng Nhật ngược so với tiếng Việt. Đây có thể là một khó khăn cho những bạn bắt đầu học tiếng Nhật. Tuy nhiên bạn hãy cố gắng luyện tập cho não của mình làm quen với cách suy nghĩ ngược này. Và cách tốt nhất để luyện tập đó là cố gắng đọc và hiểu các giải thích ý nghĩa, cách dùng… của những mẫu ngữ pháp bằng chính tiếng Nhật, ĐỪNG CỐ GẮNG DỊCH NGHĨA của mẫu ngữ pháp đó sang tiếng Việt mà thay vào đó, hãy liên hệ với các mẫu đơn giản hơn bạn đã học trước đó. Bởi nếu bạn nhớ tiếng Nhật (hay bất cứ ngôn ngữ nào khác) bằng cách nhớ một từ tiếng Việt tương đương, khi muốn sử dụng một câu tiếng Nhật nào đó, não bạn phải làm thêm thao tác dịch ngược, sắp xếp chữ trước khi có thể đưa ra một câu tiếng Nhật hoàn chỉnh, như vậy khả năng vận dụng tiếng Nhật của bạn sẽ không thể linh hoạt được. Có thể lúc đầu khi vốn tiếng Nhật còn ít, bạn sẽ gặp khó khăn khi muốn học một mẫu ngữ pháp mới. Những lúc như vậy, bạn hãy áp dụng phương pháp 2 ở dưới đây.

2. Học ngữ pháp theo ví dụ

Khi học một mẫu ngữ pháp tiếng Nhật mới, các bạn thường cố gắng nhớ mẫu ngữ pháp theo cách rất rời rạc: nhớ mẫu ngữ pháp, nhớ cách thành lập và nhớ ý nghĩa của mẫu ngữ pháp đó. Như vậy 1 mẫu ngữ pháp bạn sẽ phải ghi nhớ 3 thứ, ngoài ra, lúc ôn tập sẽ rất vất vả vì phải ôn tập lại cả 3 thứ đã học như trên. Thay vào đó, khi học một mẫu ngữ pháp, bạn nên học theo ví dụ. Nếu bạn thuộc lòng ví dụ của mẫu ngữ pháp đó bạn có thể từ đó suy ra cách ghép, nhớ mẫu ngữ pháp và cả ý nghĩa của mẫu đó. Mấu chốt là bạn phải cố gắng tìm một ví dụ nào đó thật ấn tượng, thật dễ nhớ hoặc những ví dụ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày để mỗi lần nghe thấy bạn có thể ôn tập nó lại nhiều lần. Ví dụ:

  • つもり: Nhớ bằng mẫu câu ấn tượng
    私を殺ころすつもりですか
    (Chú định giết anh sao?)
  • Về thể sai khiến:  Nhớ bằng câu thường gặp
     お待たせしました
    (Xin lỗi, đã khiến quý khách phải đợi)
  • 〜際: Nhớ bằng câu thường gặp
    乗り降りの際さいは足下あしもとにご注意ください.
    (Khi lên xuống tàu, quý khách hãy chú ý dưới chân)

Hãy tìm những câu ví dụ ngắn gọn, ấn tượng để có thể ôn lại bất cứ lúc nào khi cần. Như vậy vừa tiết kiệm thời gian khi học, vừa có thể ôn lại nhiều lần bất cứ khi nào có thể.

3. Học, vận dụng và ôn tập hàng ngày

  • Nhớ mẫu ngữ pháp bằng ví dụ và dùng ví dụ đó vào trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Học 3 – 5 mẫu ngữ pháp mới mỗi ngày.
  • Ôn lại tất cả những mẫu đã học trước khi học mẫu mới.
  • Ghi danh sách những mẫu đã học ra sổ tay, nhìn vào ôn tập lại mỗi khi có thời gian rảnh.
  • Mẫu nào quên thì đừng dở sách ra ngay mà cố gắng nhớ lại ví dụ của mẫu đó.
  • ĐỪNG câu nệ ngữ pháp bạn học được là ngữ pháp N3 hay N2, N1. Nếu các bạn để ý kĩ thì cách thành lập của hầu hết các mẫu ngữ pháp đều dựa trên nền tảng là ngữ pháp sơ cấp. Như vậy chỉ cần nắm vững ngữ pháp sơ cấp, bạn có thể học mọi mẫu ngữ pháp từ N3 trở lên.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *