Ngày nay nhu học tiếng Nhật ngày một tăng cao khi nhu cầu về xuất khẩu lao động, du học, giao tiếp, công việc,… ngày càng được mở rộng và hợp tác của Việt Nam – Nhật Bản ngày càng sâu rộng. Vì vậy, tiếng Nhật ngày càng trở nên quan trọng và đang được phổ biến rộng rãi. Hôm nay, kosei sẽ giúp các bạn tổng hợp Những thông tin học tiếng Nhật cần thiết bạn nên biết để hiểu hơn về tiếng Nhật cũng như lộ trình học như thế nào nhé!
1. Tiếng Nhật Bản (hay Nhật Ngữ)
Tiếng Nhật Bản hay Nhật Ngữ là một ngôn ngữ Đông Á được hơn 130 triệu người sử dụng ở Nhật Bản và cộng đồng cư dân Nhật Bản khắp thế giới. Nó là một ngôn ngữ chắp dính (khác biệt với tiếng Việt vốn thuộc vào loại ngôn ngữ đơn lập phân tích cao) và nổi bật với một hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt và rành mạch, đặc biệt là hệ thống kính ngữ phức tạp thể hiện bản chất thứ bậc của xã hội Nhật Bản, với những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một số từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa người nói, người nghe và người được nói đến trong cuộc hội thoại. Kho ngữ âm của tiếng Nhật khá nhỏ, với một hệ thống ngữ điệu rõ rệt theo từ.
Âm vị của tiếng Nhật, ngoại trừ âm “っ” (phụ âm đôi) và “ん” (âm gảy), mang đặc điểm của ngôn ngữ theo âm tiết kết thúc bằng nguyên âm, ngoài ra tiếng Nhật tiêu chuẩn cũng như đa số các phương ngữ tiếng Nhật được nói theo từng nhịp đều nhau. Ngữ điệu trong tiếng Nhật là ngữ điệu cao thấp. Trong bộ từ vựng Đại Hòa (大和 Yamato), các nguyên tắc sau đây được áp dụng:
Các âm thuộc hàng “ら” (ra) gồm có /ra/ /ri/ /ru/ /re/ /ro/, không đứng ở đầu một từ (do đó các từ bắt đầu bằng hàng “ら” rất hiếm gặp trong tiếng Nhật. Những từ như raku (楽, “lạc”, còn gọi là đậu phộng), rappa (らっぱ, “kèn”), ringo (りんご, “táo”)…không phải là từ trong bộ từ vựng Yamato)
Âm kêu không đứng ở đầu một từ (những từ như daku (抱く, “ôm”), dore (どれ, “cái nào”), ba (場, “nơi chốn”), bara (薔薇, hoa hồng) … là do thế hệ sau sửa đổi)
Các nguyên âm thuộc cùng một hàng không được liền kề nhau (a.o (青, “màu xanh”), ka.i (貝, con sò) trước đây được đọc lần lượt là [awo], [kapi], [kaɸi])
Những nguyên tắc khác được đề cập ở phần Phân loại cũng như Âm vị.
Về câu, thứ tự các thành phần trong một câu là “chủ ngữ – tân ngữ – động từ”. Tân ngữ đứng trước từ cần tân ngữ. Ngoài ra, để hiển thị danh từ cách, không chỉ đổi thứ tự và chia từ vĩ (phần đuôi từ), mà còn thêm từ khoá thể hiện chức năng ngữ pháp (trợ từ) vào cuối (chắp dính). Do đó, xét về mặt phân loại ngôn ngữ, theo quan điểm về thứ tự trong câu theo ngôn ngữ kiểu chủ-tân-động, tiếng Nhật được xếp vào loại ngôn ngữ chắp dính về hình thái (xem thêm phần Ngữ pháp).
Về từ vựng, ngoài bộ từ vựng Yamato, tiếng Nhật sử dụng rất nhiều chữ Hán được du nhập từ Trung Quốc, ngoài ra gần đây từ vựng phương Tây ngày càng nhiều hơn trong kho từ mượn của tiếng Nhật (xem thêm Hệ thống từ vựng).
Về biểu thị thái độ, tiếng Nhật có một hệ thống kính ngữ đa dạng về ngữ pháp và từ vựng để biểu hiện mối quan hệ một cách khôn khéo của người nói đối với người nghe và người được đề cập đến (xem thêm Biểu thị thái độ).
Về phương ngữ, có sự khác nhau lớn giữa miền Đông và miền Tây của Nhật Bản cũng như ở nhóm đảo Ryūkyū. Hơn nữa, nếu nhìn vào chi tiết, ở mỗi địa phương lại có một phương ngữ khác nhau.
Các đặc trưng của ngôn ngữ còn được thể hiện, đầu tiên là ở sự phức tạp của hệ thống chữ viết rất dễ nhận thấy.
2. Lộ trình học tiếng Nhật
1. Tổng quan về cấp độ kiến thức tiếng Nhật
Tiếng Nhật được chia ra thành 3 cấp độ: Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp.
Để đánh giá năng lực tiếng Nhật của người học, Hiệp hội và các tổ chức giáo dục tại Nhật lấy chứng chỉ JLPT làm thước đo trình độ chung , với các cấp chứng chỉ N tương đương với mức kiến thức:
N5 ( Cơ bản): Là mức độ tương đương với những người học tiếng Nhật được từ 01 tháng cho đến khoảng 04 tháng (khoảng 270 giờ học). Chứng chỉ N5 cần thiết cho các bạn có ý định đi du học Nhật Bản, vì đây là điều kiện bắt buộc của các trường tại Nhật.
N4( Sơ cấp): Là mức độ tương đương với những người học tiếng Nhật được từ 03 tháng cho đến khoảng 06 tháng (khoảng 400 giờ học)
N3(Trung cấp): Trình độ tiềng Nhật ở mức giữa chương trình trung cấp. Là mức độ tương đương với những người học tiếng Nhật từ 06 tháng cho đến khoảng 09 tháng (khoảng 600 giờ học), những người có mục tiêu tương lai sẽ thi vào đại học/trường chuyên môn và muốn làm việc cho công ty Nhật.
N2( Cao cấp): Trình độ tiếng Nhật ở mức độ trung-cao cấp. Là mức độ tương đương với những người học tiếng Nhật được từ 09 tháng cho đến khoảng 01 năm (khoảng 800 giờ học), các bạn muốn làm tại các công ty Nhật với chức danh Thông dịch, phiên dịch… các bạn chuyên ngành tiếng Nhật nhất thiết phải có N2 sẽ có nhiều cơ hội với mức lương cao.
N1(Mức độ hiểu biết tiếng Nhật đạt đỉnh điểm): Trình độ cao nhất trong tiếng Nhật. Là mức độ tương đương với những người học tiếng Nhật được khoảng 01 năm (khoảng 1,000 giờ học), những người học ở cấp độ cao, những người hướng mục tiêu thi vào đại học/cao học, giao tiếp tiếng Nhật chuyên nghiệp.
2. Lộ trình học tiếng Nhật
1. Trình độ N5 (Sơ cấp 1)
Đây là trình độ cơ bản nhất trong tiếng Nhật, tương đương với kiến thức 25 bài đầu trong giáo trình Minna no Nihongo. Ở trình độ này chúng ta bắt đầu học từ bảng chữ cái Hiragana và Katakana, cùng một số mẫu câu cơ bản thường dùng trong cuộc sống hàng ngày và học khoảng 150 chữ Kanji đơn giản nhất, ít nét viết.
N5 cũng là trình độ tối thiểu mà một học viên cần đạt được để có thể đi du học Nhật Bản. Với trình độ N5, bạn sẽ đọc hiểu được các cụm từ, câu, đoạn văn viết bằng chữ Hiragana, Katakana và Kanji đơn giản dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
Trung bình một người học tiếng Nhật cần 3 đến 6 tháng để học và thi được N5, tùy vào năng lực và sự đầu tư thời gian của mỗi người mà thời gian học có thể khác nhau.
2. Trình độ N4 (Sơ cấp 2)
Là 25 bài tiếp theo của sách Minna No Nihongo. Khi bạn học hết 50 bài trong giáo trình, bạn có thể thi được trình độ N4. Ở trình độ này bạn sẽ tiếp tục học những mẫu ngữ pháp thường dùng trong cuộc sống và công việc, song song với học thêm khoảng 170 chữ Kanji khó hơn. Lúc này, bạn đã nắm được khá nhiều từ vựng (khoảng 2000 từ) cùng các mẫu câu cơ bản và có thể giao tiếp được với người Nhật các chủ đề đơn giản trong cuộc sống thường nhật. Thời gian để học hết N4 cũng tương đương với thời gian học N5.
3. Trình độ N3 (Trung cấp)
Sau khi học hết giáo trình Minna no Nihongo, bạn cần học thêm khoảng 100 mẫu ngữ pháp, 300 chữ Kanji và gần 4000 từ vựng nữa để có thể thi được trình độ N3.
Đây là trình độ tối thiểu bạn cần đạt được nếu muốn xin vào làm trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Ở trình độ này, bạn có thể giao tiếp được với người bản xứ nhiều chủ đề hơn trong cuộc sống, có khả năng đọc hiểu văn chương diễn đạt nội dung cụ thể về các vấn hàng ngày và có thể nắm bắt khái quát thông tin từ các tiêu đề báo chí.
Để học và thi được trình độ N3, bạn cần thời gian trung bình chừng 4-6 tháng.
4. Trình độ N2 (Trung – Cao cấp)
Về mặt ngữ pháp và hán tự thì tiếng Nhật N2 tương đương với trình độ của học sinh cấp III bên Nhật. Các bạn sẽ phải học thêm khoảng 200 mẫu ngữ pháp, 6000 từ vựng và 600 chữ Kanji mới.
Ở trình độ N2, các bạn có thể nghe hiểu và giao tiếp tiếng Nhật trôi chảy trong các tình huống hàng ngày và hiểu ở mức nhất định tiếng Nhật trong các tình huống đa dạng. Với trình độ N2 thì các bạn có thể tự tin xin việc ở bất cứ doanh nghiệp Nhật Bản nào cần sử dụng nhiều đến ngôn ngữ Nhật khi làm việc. Ngoài ra đối với các bạn muốn học Đại học, Cao đẳng tại Nhật Bản thì N2 là trình độ tối thiểu cần để có thể học được.
5. Trình độ N1 (Cao cấp)
Đây là trình độ cao nhất trong tiếng Nhật. Tới đây, các bạn sẽ phải học thêm gần 100 mẫu ngữ pháp nâng cao, 800 chữ Kanji và khoảng 10.000 từ vựng nữa. Khi đạt đến trình độ N1 tức là bạn đã trải qua một chặng đường rất dài, tương đương với việc học tiếng Nhật hoàn thiện của một học sinh Nhật Bản.
Với tiếng Nhật N1, bạn hoàn toàn có khả năng nghe hiểu và giao tiếp thành thạo trong các tình huống đa dạng về nhiều đề tài cuộc sống, có thể đọc hiểu và bình luận được các bài viết phức tạp về mặt lý luận hay các bài có tính trừu tượng cao, hiểu cấu trúc nội dung bài văn cũng như dòng chảy câu chuyện và ý đồ diễn đạt. Một khi đã đạt trình độ tiếng Nhật N1 thì mọi cơ hội học tập, làm việc và phát triển sự nghiệp chắc chắn sẽ rộng mở đối với bạn.
Các kì thi năng lực tiếng Nhật phổ biến Nhất
Hiện nay khi số lượng người học tiếng Nhật ngày càng gia tăng thì cũng có ngày càng nhiều các kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật, trong đó phổ biến nhất là 3 kỳ thi JLPT, TOPJ, NAT-TEST, trong đó đặc biệt là JLPT.
Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT
JLPT là gì?
Tên trong tiếng Anh là Japanese Language Proficiency Test (JLPT), tiếng Việt gọi là kỳ thi Năng Lực Tiếng Nhật. Đây là kỳ thi đánh giá tiếng Nhật nổi tiếng, phổ biến và có uy tín nhất hiện hay. JLPT được tổ chức bởi Japan Foundation (国際交流基金 – こくさいこうりゅうききん), một tổ chức thuộc Bộ Ngoại Giao Nhật Bản. Hiện tại JLPT được tổ chức hàng năm tại 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Hiện tại, kỳ thi Năng lực Tiếng Nhật (Năng lực Nhật ngữ, hay Japanese Language Proficiency Test) được tổ chức với 5 cấp bậc từ N1 (khó nhất) tới N5 (dễ nhất).
Đối tượng tham gia: Tất cả mọi người không có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Nhật đều có thể tham gia kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT, không phân biệt tuổi tác, dân tộc, tôn giáo hay giới tính.
Các cấp độ của kì thi năng lực tiếng Nhật
N1 Có thể hiểu tiếng Nhật trong các tình huống đa dạng.
Đọc:
* Có thể đọc bình luận báo chí viết về các đề tài đa dạng, đọc văn viết hơi phức tạp về mặt lý luận, văn viết có độ trừu tượng cao và hiểu cấu trúc cũng như nội dung bài văn.
* Có thể đọc các bài có nội dung sâu về nhiều chủ đề, hiểu dòng chảy câu chuyện và cách diễn đạt.
Nghe:
* Có thể hiểu chi tiết dòng chảy câu chuyện, nội dung câu chuyện quan hệ giữa các nhân vật và cấu trúc lý luận của nội dung khi nghe các bài nói như hội thoại, tin tức, bài giảng ở các tình huống đa dạng.
N2 Hiểu tiếng Nhật trong các tình huống hàng ngày, thêm vào đó có thể hiểu ở mức nào đó tiếng Nhật trong các tính huống đa dạng.
Đọc
* Có thể đọc đoạn văn có chủ đề rõ ràng, hiểu nội dung như các bài báo, bài tạp chí, bài giải nghĩa, bình luận đơn giản… về các chủ đề đa dạng.
* Có thể đọc các bài viết về các chủ đề chung, hiểu dòng chảy câu chuyện và ý đồ diễn đạt.
Nghe
* Có thể nghe các tình huống thường ngày và các bài nói tự nhiên trong các tình huống đa dạng như hội thoại, tin tức, hiểu dòng chảy câu chuyện, nội dung, quan hệ giứa các nhân vật, nắm được ý chính.
N3 Có thể hiểu ở mức nhất định tiếng Nhật dùng trong các tình huống hàng ngày.
Đọc
* Có thể đọc hiểu văn chương diễn đạt nội dung cụ thể về các vấn đề hàng ngày.
* Có thể nắm bắt khái quát thông tin từ tiêu đề báo chí.
* Có thể hiểu văn chương hơi khó trong phạm vi nhìn thấy trong các tình huống hàng ngày nếu được nói diễn đạt lại theo cách khác.
Nghe
* Có thể hiểu nội dung cụ thể của câu chuyện cũng như quan hệ các nhân vật khi nghe hội thoại có chủ đề trong nói chuyện tự nhiên hàng ngày.
N4 Có thể hiểu tiếng Nhật căn bản.
Đọc
* Có thể đọc hiểu văn chương hay dùng hàng ngày viết bằng những từ vựng và chữ Kanji cơ bản.
Nghe
* Có thể hiểu nội dung hội thoại trong tình huống hàng ngày nếu nói chậm.
N5 Có thể hiểu ở mức nào đó tiếng Nhật căn bản.
Đọc
* Có thể đọc hiểu cụm từ, câu, đoạn văn dạng cố định viết bằng chữ Hiragana, chữ Katakana, chữ Hán cơ bản dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
Nghe
* Có thể nghe được thông tin cần thiết trong hội thoại ngắn, nói chậm trong các tình huống hay gặp hàng ngày như lớp học, cuộc sống xung quanh.
Trước đây, kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) được chỉ được chia thành 4 cấp độ chứ không phải 5 cấp độ (N5~N1) như hiện nay. Đó là Cấp độ 1 (1-kyuu), cấp độ 2 (2-kyuu), cấp độ 3 (3-kyuu), cấp độ 4 (4-kyuu). Sự khác nhau giữa các cấp độ mới (N=New,
Nihongo) và các cấp độ cũ như sau:
- N1: Giống cấp độ 1-kyuu cũ nhưng cao hơn một chút. Điểm đỗ giống nhau.
- N2: Hầu như giống cấp độ 2-kyuu cũ.
- N3: Là cấp độ trung gian giữa 2-kyu và 3-kyuu cũ.
- N4: Hầu như giống cấp độ 3-kyuu cũ.
- N5: Hầu như giống cấp độ 4-kyuu cũ.
Nếu bạn nào đã có 1-kyuu hay 2-kyuu thì bạn cũng sẽ đang có trình độ N1 hoặc N2. Còn nếu bạn đang có 3-kyuu thì bạn có trình độ N4, nếu bạn có 4-kyuu thì bạn có trình độ N5.
Tiếng Nhật ngày càng quan trọng, bạn nào đang muốn theo học tiếng Nhật có thể tham khảo bài viết trên để hiểu thêm về tiếng Nhật cũng như lộ trình học như thế nào