Ngữ pháp tiếng Nhật N2

Bài 1: Những mẫu câu thể hiện thời điểm khi, ngay sau khi

Ở tiếng Nhật sơ cấp ngữ pháp N4, ngữ pháp N5 chúng ta vẫn thường bắt gặp cách thể hiện thời điểm là とき, đây là cách sử dụng đơn giản nhất. Với ngữ pháp N2, các bạn cần phải trang bị cho mình những mẫu câu phức tạp hơn, mang nhiều tầng ý nghĩa hơn. Dưới đây Trung tâm tiếng Nhật Kosei xin gửi đến các bạn một số mẫu ngữ pháp N2 bài 1 biểu đạt thời điểm đó.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 1: Những mẫu câu thể hiện thời điểm khi, ngay sau khi

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 1: Những mẫu câu thể hiện thời điểm khi, ngay sau khi

1. 〜祭(に)

Ý nghĩa: 〜祭(に)có nghĩa giống với とき nhưng mang sắc thái cứng hơn, được sử dụng trong những trường hợp trang trọng hơn.

Cách dùng: Đi kèm với những danh từ, động từ thể hiện hành vi có chủ đích. Thường được sử dụng nhiều trong những thông báo công cộng, mang tính quần chúng, không sử dụng nhiều trong đời sống thường ngày.

N ・ Vる・ Vた + 祭(に)

Ví Dụ: 

こちらの会議室をご利用になる際に、受付で必要事項をご記入ください。

Khi sử dụng phòng họp, hãy điền vào mẫu yêu cầu ở quầy lễ tân.

お食事のは、こちらのテーブルをお使いいただけます。

Khi dùng bữa, có thể sử dụng cái bàn này.

 

2. 〜に際して・〜にあたって

Ý nghĩa: に際して và にあたって đều có nghĩa là khi. に際して dùng với trường hợp cụ thể, trang trọng, còn にあたって được dùng trong dịp vui.

Cách dùng: Cả hai từ đều được dùng với những từ thể hiện thời gian đặc biệt, mang tính chủ ý, thường chỉ xảy ra một lần (kết hôn, mở cửa hàng…)  Trong đó にあたって mang tính tích cực hơn, thường không sư dụng với những trường hợp mang tính tiêu cực (nhập viện, phá sản…)

N ・ Vる + に際して・にあたって

Ví dụ:

父は手術を受けるに際して、医者にいろいろ質問した

Trước khi bố tôi phẫu thuật, ông đã hỏi bác sĩ rất nhiều điều.

新しく事業を始めるにあたって、しっかりと準備をしようと思っております

Khi chuẩn bị bắt đầu sự nghiệp mới, tôi sẽ chuẩn bị kĩ càng.

 

3. たとたん (に)

Ý nghĩa: Sau khi thực hiện một hành động thì một điều bất ngờ xảy ra ngay sau đó.

Cách dùng: Đi kèm với động từ thể hiện sự thay đổi, hoặc hành động xảy ra trong thời gian ngắn (Đứng lên, mở ra…) Phía sau たとたん là nội dung mang tính bất ngờ, không chủ đích. Mẫu câu không dùng thể hiện nguyện vọng, ý chí của nguời nói.

Vた + とたん(に)

Ví dụ:

夫は結婚前は優しかったが、結婚したとたんに、態度が変わった。

Chồng tôi trước khi kết hôn là một người rất dịu dàng, nhưng ngay sau khi kết hôn thì thái độ của anh ấy đã thay đổi.

僕が「さよなら」と言ったとたんに、彼女は走っていってしまった。

Ngay sau khi tôi nói “Tạm biệt” thì cô ấy chạy mất.

 

4. 〜(か)と思うと・〜(か)と思ったら

Ý nghĩa: Sự việc, hay một sự thay đổi đột ngột xảy ra sau một hành động, sự việc nào đó. Có thể dịch thuần là “Tôi vừa nghĩ là…”

Cách dùng: Không dùng cho hành vi của chính người nói.  Vế phía sau mang nội dung bất ngờ. Không dùng để thể hiện nguyện vọng, ý chí của người nói

Vた + ( か)と思うと・(か)と思ったら

Ví dụ:

Aさんは部屋に入ってきたかと思うと、いきなり窓を全部開けた。

A-san vừa bước vào phòng xong đã đột nhiên đóng hết cửa sổ lại.

部屋が片付いたかと思ったら、子どもたちがすぐまた散らかした。

Phòng vừa được dọn xong, đám trẻ đã lại làm loạn lên ngay sau đó.

 

5. 〜か〜ないかのうちに

Ý nghĩa: Một hành động, sự việc vừa kết thúc, ngay lập tức sự việc khác diễn ra.

Cách dùng:  Đi kèm với những từ thể hiện hành động hay sự thay đổi trong thời gian ngắn ( Đến nơi, kết thúc…) Vế sau không thể hiện ý hướng của người nói. Mẫu câu này mang sắc thái “gần như đồng thời” mạnh hơn so với ( か)と思うとvà(か)と思ったら.

Vる・Vた + か + Vない+  かのうちに

Ví dụ:

私は夜が明けたか明けないかのうちに家を出て、空港へ向かった

Trời vừa sáng tôi đã lập tức ra khỏi nhà, hướng đến sân bay.

雨がやんだかやまないかのうちに、せみが鳴き出した

Mưa vừa ngừng xong, lập tức về bắt đầu kêu.

Bài 2: Những mẫu câu thể hiện quá trình thực hiện của hành động

Chào các bạn, hôm nay Trung tâm tiếng Nhật Kosei xin gửi đến các bạn những mẫu câu ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 2: thể hiện quá trình thực hiện của hành động. Đây là những mẫu câu thường xuyên xuất hiện trong bài sắp xếp cụm từ thành câu trong đề thi năng lực tiếng Nhật N2

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 2: Những mẫu câu thể hiện quá trình thực hiện của hành động

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 2:

Những mẫu câu thể hiện quá trình thực hiện của hành động

1. 〜最中だ

Ý nghĩa: Đúng lúc đang thực hiện một hành động.

Cách dùng:  Được sử dụng với những từ thể hiện hành động trong thời gian ngắn (phát biểu, viết, ăn…)  Vế phía sau là một sự việc có tính bất ngờ xảy ra, gây cảm giác cản trở, làm phiền hành động đang thực hiện ở đằng trước.

Nの・ Vている + 最中だ

Ví dụ:

スピーチの最中に、突然電気が消えた

Đang phát biểu thì đột nhiên điện bị ngắt.

Aさんは今考えごとをしている最中だから、じゃましないほうがいい

A-san lúc này đang có việc suy nghĩ, đừng nên làm phiền anh ấy.

 

2. 〜うちに

Ý nghĩa: Trang thủ, trong lúc

Mẫu câu này Kosei đã từng viết trong ngữ pháp N3. Trong các đề thi N2, mẫu câu này thỉnh thoảng vẫn được sử dụng. Các bạn có thể xem lại mẫu câu tại đây

 

3. 〜ばかりだ・〜一方だ  

Ý nghĩa: Thể hiện sự biến đổi chỉ theo một chiều, một xu hướng.

Cách dùng: Đi kèm với những từ thể hiện sự thay đổi (Tăng lên, xấu đi…) Trong đó ばかりだ thường dùng với xu hướng biến đổi không tốt.

Vる + ばかりだ・一方だ

Ví dụ:

一度問題が起きてたら、彼と人間関係は悪くなる一方だ

Sau một lần có vấn đề xảy ra, mối quan hệ của mọi người với anh ấy xấu dần đi.

東京の交通機関が複雑になるばかりで、わたしはよくわからなくなってきた

Giao thông ở Tokyo ngày càng phức tạp, tôi cũng trở nên không hiểu rõ nữa.

 

4. 〜(よ)うとしている

Ý nghĩa: Chỉ ngay trước lúc sự việc xảy ra một chút.  Sắp sửa có một sự việc diễn ra.

Cách dùng: Đi với những động từ thể hiện hành động trong thời gian ngắn. Là cách nói cứng, trang trọng hơn so với cách dùng động từ đi kèm もうすぐ.

Vう・Vよう + としている

Ví dụ:

決勝戦が今始まろうとしています。みんな緊張しています。

Trận chung kết sắp bắt đầu bây giờ. Mọi người đều đang căng thẳng.

桜が満開になろうとしているとき、雪が降った。

Khi hoa anh đào sắp nở thì tuyết rơi.

 

5. 〜つつある

Ý nghĩa: Đang trong quá trình một sự vật, hiện tượng biến đổi.

Cách dùng: Đi kèm với những động từ thể hiện sự biến đổi.

Vます + つつある

Ví dụ:

明治時代の初め、日本は急速に近代化つつあった

Đầu thời Minh Trị, Nhật Bản có sự hiện đại hóa cấp tốc.

この会社は現在発展つつあり、将来が期待される

Công ty này hiện tại vẫn đang phát triển, tương lai được kì vọng.

 

6. 〜つつ

Ý nghĩa:  Vừa thực hiện hành động này, vừa thực hiện hành động kia. Mẫu này có ý nghĩa giống với ながら nhưng là cách nói cứng hơn.

Cách dùng: Đi với những động từ chỉ hành động kéo dài trong thời gian ngắt quãng. Phía trước và phía sau つつ phải cùng chủ ngữ.

Vます + つつ

Ví dụ:

あの空き地をどうするかについては、住民と話し合いつつ、計画を立てていきたい

Về việc sẽ sử dụng khu đất trống đó như thế nào, tôi muốn vừa thảo luận với người dân, vừa lên kế hoạch.

ボートをこぎつつ、いろいろなことを思い出した

Vừa chèo tuyền, tôi vừa nhớ ra thật nhiều điều.

O あるきながらたばこを吸わないでよ。

X あるきつつたばこを吸わないでよ。

Vì hành động đi và hút thuốc chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không kéo dài, nên ở câu này chỉ đơn giản dùng ながら chứ không dùng つつ

Bài 3: Những mẫu câu thể hiện thứ tự trước sau của hành động

Trung tâm tiếng Nhật Kosei xin gửi đến các bạn những mẫu ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 3 thể hiện thứ tự trước – sau của hành động, sự vật, sự việc. Những mẫu câu này có ưu điểm là dễ nhớ do có thể suy từ nghĩa gốc của từ cấu thành để hiểu được nghĩa của ngữ pháp. Tuy nhiên những mẫu này dễ nhầm lẫn vì những từ gốc khi đi kèm với trợ từ khác lại mang nghĩa ngữ pháp khác hẳn. Các bạn hãy lưu ý nhé.

Học ngữ pháp tiếng Nhật N2

Học ngữ pháp tiếng nhật N2 - Bài 3: Những mẫu câu thể hiện thứ tự trước sau của hành động

 

1. ~てはじめて

Ý nghĩa: Sau khi trải qua một sự kiện thì xảy một điều chưa từng có từ trước đến nay

Cách dùng: Vế sau てはじめてlà câu thể hiện ý nghĩa nhận ra một điều, xảy ra một điều mới.

Vて+ はじめて

Ví dụ:

実際に現地の様子を見てはじめて、今回の地震のひどさを知った。

Sau khi nhìn tận mắt tình hình nơi địa phương đó, tôi đã hiểu sự dữ dội của trận động đất lần này.

相手の話の途中で話を始まるくせがあると、人に言われてはじめて気がついた。

Thói xấu xen vào khi người khác đang nói, sau khi bị người khác bảo thì mới nhận ra.

 

2. 〜上で

Ý nghĩa: Phải làm một hành động trước, như là một sự chuẩn bị, sau đó mới tiếp tục thực hiện hành động sau.

Cách dùng: Mẫu câu có cùng chủ ngữ. Vế phía sau là kết quả sau hành động đằng trước, là hành vi mang ý chí của người nói. Trường hợp đi với danh từ thì có thể bỏで, chỉ cần 〜上. Cũng giống như 〜てから, mẫu câu không dùng cho trường hợp hành động xảy ra theo lẽ đương nhiên.

Vた +上で

Nの + 上(で)

Ví dụ:

文書が保存されていることを確かめた上でパソコンをシャットダウンしてください。

Sau khi xác nhận tài liệu đã được lưu, hãy tắt máy tính.

経済的なことをよく考えた上で、進路を決める必要がある。

Chúng ta cần quyết định lộ trình sau khi suy nghĩ kĩ càng về tính kinh tế.

 

3. 〜次第

Ý nghĩa: Sau khi xong một việc gì thì thực hiện một việc khác ngay sau.

Cách dùng: Đi kèm với những sự việc chỉ còn phụ thuộc vào thời gian để hoàn thành. Theo sau đó là sự việc, hành độngt hể hiện nguyện vọng, ý chí của người nói.

Vます + 次第

Ví dụ:

全員集まり次第、出発します。

Sau khi tất cả mọi người tập trung đủ, chúng ta sẽ xuất phát

留学期間が終わり次第、帰国して就職するつもりです。

Sau khi hết thời hạn du học, tôi dự định sẽ về nước tìm việc.

 

4. 〜て以来・〜てこのかた

Ý nghĩa: Sau một sự việc, sự kiện xảy ra thì có một tình trạng cứ mãi tiếp diễn.

Cách dùng: Đi kèm với những từ thể hiện thời điểm trong quá khứ, nhưng không dùng với thời gian quá khứ gần. Vế sau là câu mang ý nghĩa một điều cứ tiếp diễn cho đến nay. Không dùng để nói trong tương lai. てこのかた khi sử dụng mang tính lịch sự hơn so với て以来

Vて + 以来・このかた

Ví dụ:

父は新しい職場に移って以来、ずっと何か悩んでいるようです。

Từ sau khi bố tôi chuyển đến nơi làm mới, hình như ông ấy cứ mãi muộn phiền điều gì đó.

母がいなくなってこのかた、母のことを考えない日はない。

Từ sau khi mẹ mất, không có ngày nào tôi không nghĩ về mẹ.

 

5. 〜てからでないと・〜てからでなければ

Ý nghĩa: Nếu chưa hoàn thành một việc gì, thì một việc khác không thể thực hiện được

Cách dùng: Vế phía sau mang ý nghĩa phủ định.

Vて + からでないと・からでなければ

Ví dụ:

もっと情報を集めてからでないと、その話が本当かどうか判断できない

Nếu chưa thu thập thêm thông tin, tôi không thể phán đoán câu chuyện đó có thật hay không.

この家を買うかどうかは、家族でよく話し合ってからでなければ、お返事できません。

Về việc có mua ngôi nhà này hay không, nếu chưa thảo luận kĩ với gia đình, tôi chưa thể trả lời được.

 

Bài 4: Những mẫu câu thể hiện phạm vi, giới hạn

Ở ngữ pháp sơ cấp, chúng ta đã biết tới cách biểu đạt phạm vi, giới hạn một cách đơn giản nhất bằng trợ từ で hoặc cặp trợ từから – まで. Với “Ngữ pháp tiếng Nhật N2 bài 4:  Những mẫu câu thể hiện phạm vi, giới hạn:, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang tới cho các bạn những cách diễn đạt khác, phức tạp hơn khi có thêm tầng ý nghĩa riêng đối với mỗi mẫu câu. Hi vọng bài viết này sẽ đem lại cho các bạn kiến thức hữu ích trong kì thi năng lực tiếng Nhật sắp tới.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 4: Những mẫu câu thể hiện phạm vi, giới hạn

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 4:

Những mẫu câu thể hiện phạm vi, giới hạn

1. 〜をはじめ(として)

Ý nghĩa: Đưa ra một ví dụ tiêu biểu, ngoài ra còn có nhiều cái khác nữa.

Cách dùng: Lấy ra một thứ để đại diện trong số nhiều thứ. Vế phía sau thường có từ thể hiện số nhiều, thể hiện tập hợp mà có chứa thứ đại diện được đưa ra đó.

N + をはじめ(として)

N +  をはじめとする + N

Ví dụ:

この体育館では水泳をはじめ、いろいろなスポーツが楽しめる。

Phòng thể dục này, có thể chơi được nhiều môn thể thao, chẳng hạn như là bơi lội.

日本には「桃太郎」をはじめとして、おじいさん、おばあさんが出てくる昔話しが多い。

Ở Nhật Bản, có rất nhiều chuyện cổ tích xuất hiện nhân vật ông lão, bà lão, chẳng hạn như chuyện “Momotarou”

 

2. 〜からして

Ý nghĩa: Đưa ra một ví dụ nhỏ, từ đó chỉ ra cả toàn thể cũng đều như vậy.

Cách dùng: Ví dụ được đưa ra chỉ phần nhỏ là không phải là điểm trọng yếu của vấn đề. Vế sau của câu thường là đánh giá không tích cực.

N + からして

Ví dụ:

さすがプロの選手は走り方からしてわたしたちと違う

Quả là tuyển thủ chuyên nghiệp, từ cách chạy đã khác với chúng tôi

(Cách chạy là một điểm nhỏ được mang ra để so sánh, chỉ ra là đương nhiên cả kĩ thuật, kinh nghiệm,… hay những điểm quan trọng của một tuyển thủ cũng sẽ khác với chúng tôi)

この旅行の計画には無理がある。出発時間からして早すぎる。

Kế hoạch du lịch này có điểm vô lí. Ngay từ thời gian xuất phát đã quá sớm rồi.

(Chỉ ra là kế hoạch này không thể thực hiện, không chỉ thời gian xuất phát mà cả những điều quan trọng hơn, như là địa điểm, lịch trình… đều không được)

 

3. 〜にわたって

Ý nghĩa: Chỉ phạm vi, mà có một trạng thái, hiện tượng, sự việc nào đó đã lan rộng ra toàn thể phạm vi này.

Cách dùng: Đi kèm với những từ thể hiện phạm vi, như địa điểm, thời gian, số lần,…

N + にわたって

N + にわたる + N

Ví dụ:

連休の最終日、高速道路は20キロにわたって渋滞が続いた

Ngày cuối cùng của kì nghỉ dài, trên đường cao tốc vẫn tắc đường tới 20km.

3日間にわたる研究発表大会が、無事終了しました

Đại hội phát biểu công trình nghiên cứu kéo dài 3 ngày đã kết thúc tốt đẹp.

 

4. 〜を通じて・〜を通して

Ý nghĩa: Cả 2 mẫu đều có thể sử dụng với 2 ý nghĩa

a, Trong một khoảng thời gian, một trạng thái diễn ra không đổi.

b, Bằng cách, phương pháp nào đó để thực hiện việc gì.

Cách dùng:

N + を通じて・を通して

a, Với ý nghĩa chỉ phạm vi thời gian, mẫu câu đi kèm với từ thể hiện thời gian tương đối dài. Vế phía sau là một trạng thái liên tục tiếp diễn

Ví dụ:

この町には四季を通じて観光客が訪れる

Thị trấn này suốt 4 mùa đều có khách thăm quan ghé thăm.

この10年間を通し、彼はいつも新しことに挑戦していた

Suốt 10 năm qua, anh ấy luôn thử thách với những điều mới.

 

b, Mẫu câu mang ý nghĩa bằng cách, bằng phương pháp, nhưng không đi kèm với từ thể hiện phương pháp cụ thể, trực tiếp, mà chỉ nói chung chung về phương tiện, phương pháp đó.

Ví dụ:

今日では、インターネットを通じて世界中の情報が手に入る

Ngày nay, chúng ta biết được thông tin trên khắp thế giới thông qua internet.

子どもたちが書いた作文を通して子供会社の現状を知った

Thông qua bài văn được viết bởi bọn trẻ, tôi đã biết được thực trạng trong xã hội trẻ em.

 

5. 〜限り

Ý nghĩa: Chỉ toàn bộ những sự việc, hiện trượng, những điều nằm trong một phạm vi.

Cách dùng: Trong trường hợp đi kèm động từ, 限り thường đi kèm với thểている và thể khả năng.

Nの・Vる・Vている + 限り

Ví dụ:

君が知ってる限りのことを全部私に話してほしい

Tôi muốn anh kể cho tôi toàn bộ những chuyện trong giới hạn anh đã biết.

あしたは試合だ。力の限り頑張ろう

Ngày mai là cuộ thi rồi. Cố gắng bằng toàn bộ sức mình nào.

 

6. 〜だけ

Ý nghĩa: Đến mức giới hạn của một phạm vi.

Cách dùng: Thường xuyên đi với thể khả năng. Không đi với những động từ thể hiện thời gian ngắn, khoảnh khắc. Có nhiều trường hợp だけđứng giữa một động từ được lặp lại hai lần ở trước và sau. Ngoài ra còn đi kèm với 「〜たい・欲しい・好きな・必要な」. Có một cụm từ rất thường xuyên gặp mà các bạn nên nhớ, là できるだけ (hết sức có thể)

Vる + だけ

Ví dụ:

ここにあるダンボールを、車に積めるだけ積むんで持って帰ってください。

Những thùng cacton ở đây, hãy chất lên xe hết mức có thể chất được rồi mang về đi.

今日は部長に言いたいだけの不満を全部言って、すっきりした。

Hôm nay tôi đã nói với trường phòng toàn bộ những điều bất mãn đến mức tôi muốn nói ra, giờ cảm thấy thật nhẹ nhõm.

 

Bài 5: Những mẫu câu thể hiện giới hạn đi với 限り

Chữ 限 trong 限り có nghĩa là “Hạn” trong từ Hán Việt, mang ý nghĩa giới hạn. Có nhiều mẫu ngữ pháp tiếng Nhật N2 đi với 限り xoay quanh ý nghĩa này. Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang tới cho các bạn những mẫu ngữ pháp đó trong bài “Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 5: Những mẫu câu thể hiện giới hạn đi với 限り” . Hi vọng bài viết này sẽ đem lại cho các bạn kiến thức hữu ích trong kì thi năng lực tiếng Nhật sắp tới. Với mỗi trợ từ đi kèm khác nhau thì mẫu câu lại mang nghĩa khác, nên các bạn hãy chú ý nhé.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 5: Những mẫu câu thể hiện giới hạn đi với 限り

 

1. ~に限り 

Ý nghĩa: Ngoại lệ, đặc biệt chỉ giới hạn dành cho một số đối tượng

Cách dùng: Là cách nói được dùng khi trình bày với mọi người nói chung, với công chúng. Đi kèm với những từ thể hiện sự đối đãi khác biệt, ngoại lệ. Vế phía sau thể hiện sự đối đãi ngoại lệ dành cho đối tượng đó.  Thường không dùng thể phủ định.

N + に限り

Ví dụ:

欠席理由が正当な場合に限り出席扱いにしますが、それ以外の欠席は認めません.

Chỉ đối với trường hợp vắng mặt có lí do chính đáng thì mới được coi là có mặt, ngoài ra các trường hợp vắng mặt khác không được chấp nhận.

この病院は午後6時までですが、急を要す患者さんに限り、時間外でも診察いたします

Bệnh viện này làm việc đến 6 giờ, nhưng chỉ đối với những bệnh nhân cần được khám gấp, chúng tôi sẽ làm việc ngoài giờ.

 

2.~限り(は)

Ý nghĩa: Trong giới hạn khoảng thời gian một trạng thái tiếp diễn, cũng có một trạng thái khác diễn ra liên tục.

Thể thông thường (Na  – な / -である・N  -である) +限り(は)

Cách dùng: Cả vế trước và vế sau đều là từ thể hiện trạng thái. Vì là mẫu câu mang ý nghĩa điều kiện, nên vế phía sau không dùng thể quá khứ.

足が丈夫な限り、まだまだ山登りが楽しめるだろう

Chừng nào chân còn khỏe thì vẫn còn tận hưởng việc leo núi được phải không.

この町に住んでいる限り、いつでも新鮮な食べ物が手に入れる。ここは野菜も魚も豊富だ。

Chừng nào còn sống ở thị trấn này thì lúc nào cũng có đồ ăn tươi. Ở đây cả rau, cả cá đều phong phú.

 

3.〜に限りでは

Ý nghĩa: Trong giới hạn phạm vi của nguồn thông tin, có thể nói được điều gì.

Cách dùng: Đi kèm với những từ liên quan tới việc có được thông tin (nhìn, nghe, nhớ, biết, điều tra…) Vế sau là câu thể hiện thông tin hoặc phán đoán.

Nの・Vる・Vた・Vている + に限りでは

Ví dụ:

私が知っている限りでは、この近所に花屋はありません

Trong giới hạn những gì tôi biết, ở gần đây không có cửa hàng hoa nào cả.

今回の調査の限りでは、書類にミスはなかった

Trong giới hạn lần kiểm tra này, trong tài liệu không có sai sót nào cả.

 

4.〜に限って

Ý nghĩa: 〜に限って được dùng với 3 ý nghĩa

a, Khác với bình thường

b, Điều không may xảy đến đúng lúc không nên.

c, Vì đặc biệt tin tưởng, nên chắc chắn là không có chuyện xấu

Cách dùng:

N + に限って

a, Với ý nghĩa thứ nhất, mẫu câu thể hiện rằng bình thường thì luôn luôn thế này, nhưng chỉ riêng lần đó là không như vậy.

Ví dụ:

ふだん酒あまり飲まない彼が、今日に限ってかなり飲んだ。何かあったのだろうか。

Anh ấy bình thường không mấy uống rượu, chỉ riêng hôm nay lại uống khá nhiều. Hình như là có chuyện gì đó nhỉ.

私はいつも駅前で買い物するのだが、その日に限って車で遠くのスーパーまで行った

Tôi bình thường vẫn mua đồ ở trước nhà ga, chỉ riêng hôm đó lại đi xe đến siêu thị ở xa.

 

b, Với ý nghĩa thứ hai, vế phía sau mang ý nghĩa có tình huống xấu xảy ra. Toàn thể cả câu thể hiện sự bất mãn của người nói.

Ví dụ:

庭の手入れをしようと思っている日に限って雨が降る

Đúng cái ngày tôi định dọn vườn thì trời mưa.

今日は大切な用事があったのに、こんな時に限って子供が熱を出してしまった

Ngày hôm nay có công việc quan trọng vậy mà… Đúng vào lúc này thì con tôi lại bị sốt.

 

c, Với ý nghĩa thứ ba, vế sau dùng thể phủ định, mang ý nghĩa chắc chắn không xảy ra chuyện xấu đó, thể hiện phán đoán của người nói.

Ví dụ:

うちの子に限って友達をいじめることはないと思いますが・・・。とても優しい子なんですよ。

Riêng con nhà tôi thì tôi nghĩ không có chuyện bắt nạt bạn bè đâu… Nó là một đứa trẻ rất tốt bụng.

あのレストランに限って古い食材など使うはずはないとおもっていたのに・・・。

Riêng nhà hàng đó thì tôi nghĩ không có chuyện sử dụng nguyên liệu cũ đâu, vậy mà…

Bài 6: Những mẫu câu thể hiện ý không chỉ vậy, hơn nữa

Ở ngữ pháp sơ cấp, chúng ta đã biết tới cách biểu đạt ý “không chỉ” một cách đơn giản nhất bằng だけでなく hoặc ばかりでなく. Với “Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 6: Những mẫu câu thể hiện ý không chỉ vậy, hơn nữa” Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ hiểu và phân biệt được các mẫu ngữ pháp. Hi vọng bài viết này sẽ đem lại cho các bạn kiến thức hữu ích trong kì thi năng lực tiếng Nhật sắp tới.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 6: Những mẫu câu thể hiện ý không chỉ vậy, hơn nữa

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 6:

Những mẫu câu thể hiện ý không chỉ vậy, hơn nữa

1.〜に限らず

Ý nghĩa: Không chỉ trong phạm vi này, mà trong cả phạm vi lớn hơn thế.

Cách dùng: Vế sau thường có もthể hiện ý nghĩa còn cái khác cũng thế, thường có từ biểu hiện phạm vi rộng hơn (mọi người, nhiều, luôn luôn…)

N+ に限らず

Ví dụ:

うちに限らず近所の住民はみんな夜中のバイクの音に悩まされている

Không chỉ nhà tôi mà tất cả người dân quanh đây đều bị làm phiền bởi tiếng xe máy lúc nửa đêm.

近年、地方の町に限らず大都会でも書店の閉店が相次いでいる

Những năm gần đây, không chỉ ở các thị trấn địa phương mà cả ở các đô thị lớn, các cửa hàng sách liên tục đóng cửa.

 

2.〜のみならず

Ý nghĩa: Không chỉ cái này, mà cả cái khác.

Cách dùng: Khác với に限らず, mẫu câu này có thể dùng trong trường hợp thứ khác cũng vậy là thứ cùng cấp độ, cùng dạng (không cần có phạm vi lớn hơn). Vế phía sau thường có もthể hiện ý nghĩa cái khác cũng thế

N ・Thể thông thường (Na   / -である・N  -である) + のみならず

Ví dụ:

電気代のみならず、ガス代や水道代も値上がりするようだ

Không chỉ tiền điện, cả tiền gas và tiền nước cũng tăng giá

Aさんは、差別的な発言をしたのみならず、それについて謝ることもなかった

A-san không chỉ nói những lời phân biệt đối xử, anh ấy còn không xin lỗi vì chuyện đó.

 

3.〜ばかりか

Ý nghĩa: Không chỉ vậy, mà còn hơn nữa.

Cách dùng: Ở vế trước của câu nói một điều không xảy ra thường xuyên, ở vế sau là điều khác nữa thêm vào, có cảm giác ngoài dự đoán.

N ・Thể thông thường (Na  – な  / -である・N  -である) + ばかりか

Ví dụ:

A先生の説明は、子供にわかりやすいばかりか、非常に面白くてためになる

Bài thuyết minh của thầy A không chỉ dễ hiểu với trẻ em mà còn rất thú vị và hữu ích.

友達ばかりかおお親兄弟も彼の居場所を知らない

Không chỉ bạn bè, mà cả bố mẹ, anh em cũng không biết nơi ở của anh ấy.

 

4.〜はもとより

Ý nghĩa: Với việc này, thứ này thì đương nhiên, với việc khác, thứ khác cũng vậy.

Cách dùng: Đi kèm với những từ chỉ ví dụ mà người nói nghĩ là đương nhiên. Vế sau là một ví dụ khác được thêm vào. Câu thường đi kèm với もđể thiện ý còn có khác nữa.

N (+trợ từ) + はもとより

Ví dụ:

たばこは本人はもとより、周りの人にも害を及ぼす

Thuốc lá đối với người hút thì đương nhiên, nhưng với cả những người xung quanh cũng có hại

この学校は、教室内ではもとより教室の外でも禁煙を守ってください

Tại ngôi trường này, trong lớp học thì đương nhiên, nhưng cả ngoài lớp học cũng hãy tuân thủ quy định cấm hút thuộc.

 

5.〜上(に)

Ý nghĩa: Hơn nữa, thêm vào đó

Cách dùng: Vế trước và vế sau cùng một dạng đánh giá, tốt cùng tốt, xấu cùng xấu. Không dùng hai vế trái ngược nhau hoặc không liên quan đến nhau.

Thể thông thường (Na – な  / -である・N -の -である) +上(に)

Ví dụ:

今日は寝不足の上、少し熱がある。はやく帰りたい

Hôm nay tôi thiếu ngủ, hơn nữa còn sốt. Tôi muốn về sớm.

ここは空気がきれいな上、近くに明るいところがないので星がよく見える

Nơi này không khí trong sạch, hơn nữa gần đây còn không có nơi nào sáng, nên có thể thấy rõ được trời sao.

Bài 7: Những mẫu câu thể hiện thái độ, hành động xoay quanh một chủ đề, một đối tượng

Trung tâm tiếng Nhật Kosei xin gửi đến các bạn những mẫu ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 7: Những mẫu câu thể hiện thái độ, hành động xoay quanh một chủ đề, một đối tượng. Những mẫu này không chỉ có trong bài tập ngữ pháp mà còn nằm trong nội dung bài đọc hiểu. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong kì thi sắp tới.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 7: Những mẫu câu thể hiện thái độ, hành động xoay quanh một chủ đề, một đối tượng

 

1. 〜に関して

Ý nghĩa: Liên quan đến nội dung hoặc thông tin cụ thể

Cách dùng:  Vế sau hay đi với câu có động từ thể hiện việc có được thông tin (điều tra, thuyết minh…) Khác với について chỉ trực tiếp đối tượng, に関して chỉ đối tượng và bao hàm cả những vấn đề liên quan đối tượng

N + に関して

N + に関する + N

Ví dụ:

警察では、犯行の動機に関して、詳しい調査を開始した

Cảnh sát bắt đầu điều tra cụ thể về động cơ gây án

高齢者の生活に関するアンケートにご協力ください

Xin hãy giúp chúng tôi làm khảo sát liên quan đến cuộc sống  người cao tuổi

 

2. 〜をめぐって

Ý nghĩa: Tranh luận, đưa nhiều ý kiến đối lập về một vấn đề

Cách dùng: Chủ thể thực hiện hành động là số nhiều. Vế sau là câu chứa động từ thể hiện ý nhiều người đấu tranh, tranh luận về một điều gì đó

N + をめぐって

N +をめぐる + N

Ví dụ:

親が残した土地をめぐって親族が争ってる

Họ hàng tranh giành nhau về mảnh đất mà cha mẹ để lại

彼女の行動をめぐるうわさはたちまち社内に広がった

Lời đồn về hành động của cô ấy nhanh chóng lan rộng trong công ty

 

3. 〜にかけては

Ý nghĩa: Giỏi nhất về điều gì đó

Cách dùng: Đi kèm với từ thể hiện năng lực, kĩ thuật. Câu mang ý nghĩa có năng lực giỏi nhất về điều gì

N + にかけては

Ví dụ:

私は安い材料でおいしい料理を作ることにかけてはだれも負けませんよ

Về khoản nấu đồ ăn ngon từ nguyên liệu rẻ thì tôi không thua ai đâu

ボール運びのうまさにかけてはA選手の右に出るものはいない

Về việc chuyền bóng giỏi thì không ai hơn tuyển thủ A cả

 

4. 〜に対して

Ý nghĩa: 〜に対してđược dùng với 2 ý nghĩa

a, Đưa ra đối tượng để thể hiện thái độ, ý kiến. Có thể hiểu chữ対 ở đây là “đối” trong “đối tượng”

b, Thể hiện sự đối lập, khác hẳn nhau giữa haid dối tượng được đưa ra. Có thể hiểu chữ対 ở đây là “đối” trong “đối lập”

Cách dùng:

N + 対して

N + 対する +  N

a, Với ý nghĩa “đối tượng”, trước に対して thường là từ thể hiện chủ đề, người, quan điểm. Vế sau là câu thể hiện hành vi, thái độ, cảm xúc trực tiếp đối với đối tượng trước đó.

Ví dụ:

目上の人に対してそんな乱暴な言い方をしてはいけません

Không được có cách nói hỗn láo như vậy với người trên

政府の案に対して住民は大反対した

Dân chúng phản đối mạnh với đề án của chính phủ

 

b, Với ý nghĩa “đối lập”, chủ thể ở cả vế trước và vế sau là cùng cấp tương đương và có phương diện trái ngược nhau

Ví dụ:

やる気がなかった前の会長に対して、新しい会長は素晴らしい行動力がある

Đối lập với vị chủ tịch trước không có động lực làm việc, chủ tịch mới có năng lực tuyệt vời

うちでは、父は感情が激しいのに対して、母は穏やかな性格です

Ở nhà, đối lập với bố cảm xúc lúc nào cũng mạnh mẽ, mẹ lại có tính cách nhẹ nhàng

 

5. 〜にこたえて

Ý nghĩa: Làm điều gì đó để mong chờ, kì vọng thành hiện thực

Cách dùng: Đi kèm với những từ thể hiện nguyện vọng như “Kì vọng, yêu cầu, hi vọng…” Vế sau là câu mang động từ.

N + にこたえて

N + にこたえる + N

Ví dụ:

応援してくれる人の気持ちにこたえて立派な試合をしよう

Đáp lại cảm xúc của những người tới cổ vũ, hay chơi một trận đấu tuyệt vời nào

皆様のご期待にこたえて精いっぱい頑張ります

Đáp lại kì vọng của mọi người, tôi sẽ cố gắng hết sức

Bài 8: Những mẫu câu thể hiện hành động dựa theo, tuân theo

Ở ngữ pháp sơ cấp, chúng ta đã quen với mẫu ngữ pháp được sử dụng để thể hiện hành động dựa theo điều đã có trước là とおり, どおり. Với bài ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 8: Những mẫu câu thể hiện hành động dựa theo, tuân theo, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang đến cho các bạn những mẫu ngữ pháp N2 khác cũng mang nghĩa chung là tuân theo, dựa theo, nhưng với những tầng ý nghĩa khác nhau.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 8: Những mẫu câu thể hiện hành động dựa theo, tuân theo

 

1. 〜をもとに(して)

Ý nghĩa: Từ dữ kiện, nền tảng cơ bản để làm ra cái gì đó mới

Cách dùng: Không dùng với nguyên liệu mang tính vật chất thực tế. Vế sau thường là câu có động từ thể hiện ý nghĩa làm ra cái gì mới.

N + をもとに(して)

N + をもとにした + N

Ví dụ:

漢字をもとにしてひらがなとカタカナができた

Hiragana và Katakana được tạo nên từ Kanji

あのアメリカの映画は日本の実話をもとにして作られたものだそうだ

Nghe nói bộ phim Mỹ đó được làm nên từ câu chuyện có thật ở Nhật Bản

 

2. 〜に基づいて

Ý nghĩa: Dựa theo dữ liệu, cơ sở rõ ràng để làm điều gì đó

Cách dùng: Thường đi kèm với những từ mang ý nghĩa chuẩn mực, rõ ràng (phương pháp, dữ liệu, kế hoạch, phương châm, kết quả điều tra…) Vế sau là từ thể hiện hành động

N +  に基づいて

N + に基づく・ に基づいた + N

Ví dụ:

最新おデータに基づいて売り上げ計画を立てたいと思います

Tôi muốn lên kế hoạch bán hàng dựa vào dữ liệu mới nhất

今日の留学説明会で実際の経験に基づいくいい話を聞くことができた

Tại buổi thuyết trình về du học hôm nay, có thể nghe những câu chuyện hay dựa theo những kinh nghiệm thực tế

 

3. 〜に沿って

Ý nghĩa: Tuân theo, dựa theo, không thể lệch khỏi điều gì.

Cách dùng: Thường đi với những từ mang tính quy tắc, chuẩn mực (Luật, phương châm, quy định…) Vế sau là câu thể hiện hành động tuân theo chuẩn mực đó

N + に沿って

N + に沿う・に沿った+ N

日本の運動会はプログラムに沿って順番に進めています

Hội thể thao của Nhật Bản dựa theo chương trình mà lần lượt tiến hành

新人の店員たちはアニュアルに沿ってやり方でお客様に応対している

Các nhân viên của hàng mới dựa theo cách làm hàng năm mà đối đãi với khách hàng

 

4. 〜のもとで・〜のもとに

Ý nghĩa: Chịu sự ảnh hưởng của điều gì, dưới sự bảo vệ của điều gì

Cách dùng: のもとで đi với từ chỉ người là chính, mang ý nghĩa là chịu sự ảnh hưởng của người đó. Vế sau hay là câu thể hiện hành vi. のもとにđi với danh từ thể hiện trạng thái là chính, mang ý nghĩa là trong trạng thái đó, trong tình huống đó. Vế sau là câu thể hiện hành vi, thái độ.

N + のもとで・のもとに

Ví dụ:

チームは新しい監督のもとで練習に励んでいる

Đội bóng đang nỗ lực luyện tập dưới sự chỉ đạo của quản lí mới.

公園は国の保護のもとに、環境守られている

Công viên này dưới sự bảo trợ của quốc gia, môi trường được bảo vệ.

 

5. 〜向けだ

Ý nghĩa: Hướng đến đối tượng đặc biệt

Cách dùng: Chủ yếu đi kèm với những danh từ chỉ người. Vế sau thường là câu đi với các động từ có ý nghĩa là làm, thiết kế,.. dành cho đối tượng đó

N + 向けだ

Ví dụ:

これは理科が好きな子供向けに編集された雑誌

Đây là tạp chí được biên tập dành cho trẻ em yêu thích khoa học

このマンションは一人暮らしの高齢者向けに設計されています

Tòa nhà này được thiết kế dành cho người cao tuổi sống một mình

 

Bài 9: Những mẫu câu thể hiện quan hệ kéo theo, phụ thuộc tương ứng

Chào các bạn, hôm nay Trung tâm tiếng Nhật Kosei xin gửi đến các bạn những mẫu ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 9: Những mẫu câu thể hiện quan hệ kéo theo, phụ thuộc tương ứng. Đây là những mẫu câu thường xuyên xuất hiện trong đề thi năng lực tiếng Nhật N2. Hi vọng bài viết này sẽ phần nào giúp ích cho các bạn trong kì thi sắp tới.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 9: Những mẫu câu thể hiện quan hệ kéo theo, phụ thuộc tương ứng

 

 

1.〜につれて・〜にしたがって

Ý nghĩa: Cùng với sự thay đổi theo một chiều hướng của một sự vật, hiện tượng, cũng có một sự vật hiện tượng khác thay đổi theo một chiều hướng.

Cách dùng: Vế trước là những từ thể hiện sự thay đổi dần dần (進む・上がる・多くなる…) Trong đóにつれて chỉ dùng cho trường hợp cùng thay đổi theo một chiều hướng (A tăng thì B tăng, A giảm thì B giảm) . Còn にしたがって không thay đổi theo một chiều hướng cũng được (Có thể A tăng thì B giảm hoặc ngược lại).

Nする・Vる + につれて・にしたがって

Ví dụ:

台風の接近につれて、雨や風が強くなってきた

Cơn bão càng tiến gần, mưa và gió càng trở nên mạnh

車のスピードが上がるにしたがって、事故の危険性も高くなる

Càng tăng tốc độ chạy xe, nguy cơ xảy ra tai nạn càng tăng cao

 

2.〜に伴って・〜とともに

Ý nghĩa: Cùng với sự thay đổi theo một chiều hướng của một sự vật, hiện tượng, cũng có một sự vật hiện tượng khác thay đổi, không theo chiều hướng rõ ràng

Cách dùng: Vế trước và sau đều là câu thể hiện sự thay đổi. Với とともに sự thay đổi ở hai vế trước và sau là cùng chiều ( A càng xấu thì B càng xấu, A càng tốt thì B càng tốt). に伴って không cần cùng chiều cũng được.

Nする・Vる + に伴って・とともに

Nする + に伴う + N

Ví dụ:

入学する留学生数の変化に伴って、クラス数を変える必要がある

Với lượng du học sinh nhập học thay đổi kéo theo  số lớp học cũng cần thay đổi

経済の回復とともに、人々の表情も明るなってきた

Kinh tế hồi phục kéo theo việc biểu cảm của mọi người rạng rỡ hơn

 

3.〜次第だ

Ý nghĩa: Nếu yếu tố nào thay đổi thì kết quả cũng thay đổi. Quyết định phụ thuộc vào một yếu tố

Cách dùng: Đi kèm với những từ thể hiện sự đa dạng, có nhiều cái khác nhau. Vế sau là sự thay đổi ứng với phần đằng trước hoặc đưa ra quyết định.

N +  次第だ

Ví dụ:

人生が楽しいかどうかは考え方次第だ

Cuộc sống có vui hay không là phụ thuộc vào cách suy nghĩ

この夏のトレーニング次第で秋の試合に勝てるかどうかが決まる

Phụ thuộc vào luyện tập trong mùa hè mà việc có thể thắng trận đấu mùa thu hay không sẽ được quyết định

 

4. 〜応じて

Ý nghĩa: Sự thay đổi cho phù hợp, ứng với điều gì đó

Cách dùng: Đi với những từ thể hiện sự thay đổi có thể dự đoán được (thể lực, tuổi tác, thời tiết…) Vế sau là câu mang ý nghĩa thay đổi cho phù hợp, ứng với điều đó.

N + に応じて

N + に応じた + N

Ví dụ:

お子さんの年齢に応じて本を選んであげてください

Hãy trọn sách ứng với lứa tuổi của con bạn

無理をしないで体力に応じた運動をしましょう

Đừng quá sức, hãy vận động phù hợp với thể lực của mình nào

 

5. 〜につけて

Ý nghĩa: Mỗi khi làm điều gì thì có cảm xúc thế nào

Cách dùng: Vế sau là câu liên quan đến cảm giác, cảm xúc. Ngoài ra, 何かにつけてlà cách nói thông dụng có nghĩa là “Mỗi khi có điều gì đó xảy ra”, với trường hợp này có thể không phải là câu thể hiện cảm xúc cũng được.

Vる + につけて

Ví dụ:

この絵を見るにつけて、心に希望がわいてくる

Mỗi lần ngắm bức tranh này, hi vọng trong tim tôi lại sôi sục

彼女のうわさを聞くにつけて、心配になる

Mỗi lần nghe tin đồn về cô ấy, tôi lại thấy lo lắng

Bài 10: Các mẫu câu dùng để đưa ra ví dụ

Trong tiếng nhật, việc đưa ra ví dụ cụ thể cũng là một cách để cho người nghe, người đọc dễ hiểu hơn về điều mà chúng ta muốn trình bày. Sau đây, Trung tâm tiếng Nhật Kosei xin gửi đến ngữ pháp tiếng Nhật N2  – Bài 10: Các mẫu câu dùng để đưa ra ví dụ, mức độ khó hơn so với 〜や〜など、〜とか mà chúng ta đã biết từ trước.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 10: Các mẫu câu dùng để đưa ra ví dụ

1.〜やらやら

Ý nghĩa: Đưa ra ví dụ, ngoài ví dụ đưa ra còn có nhiều cái khác nữa

Cách dùng: Dùng với những từ cùng một nhóm cạnh nhau, nhấn mạnh là có rất nhiều ví dụ, khi đưa ra không có sắp xếp theo thứ tự. Hay dùng với những trường hợp người nói nghĩ là có quá nhiều ví dụ, hoặc là không thể giới hạn rõ ràng được.

N・Vる・Aい + やら

Ví dụ:

娘の結婚式の日は、うれしいやら寂しいやら複雑な気持ちだった

Vào ngày cưới của con gái, cảm xúc của tôi thật phức tạp, có vui, có cô đơn,…

テーブルの上には四角いものやら丸いものやらいろいろな形の皿が置いてあった

Trên bàn có đặt nhiều đĩa nhiều loại hình thù, như hình tròn, hình tứ giác…

 

2. 〜というかというか

Ý nghĩa: Có thể nói cách này, hay có thể nói cách khác

Cách dùng: Dùng khi giải thích về một sự vật, hiện tượng, đưa ra hai cách nói, nhận định nhưng không thể xác định rõ cái nào chính xác hơn

Thể thông thường (N・Na) +  というか

Ví dụ:

あの子は元気がいいというか落ち着きがないというか、静かにじっとしていない子です

Đứa bé ấy có thể nói là năng động, hay có thể nói là không bình tĩnh được, nó là một đứa bé không thể ngồi yên một chỗ

この部屋は、仕事場というか物置というか、とにかく仕事に必要な物が全部おいてあるんです

Căn phòng này, có thể nói là nơi dành cho công việc, hay là nơi để đồ, nói chung là toàn bộ những đồ cần thiết cho công việc thì để ở đây

3. にしてもにしても・〜にしろにしろ・〜にしよにちよ

Ý nghĩa: Dù với ví dụ này hay với ví dụ khác thì đều có thể nói cùng một điều

Cách dùng: Đưa ra hai ví dụ cùng loại, hoặc có ý nghĩa đối lập. Vế sau thường là câu thể hiện phán đoán của người nói.  にしよ〜にちよ là cách nói mềm hơn.

N・Vる・Vない + にしても・にしろ・にしよ

Ví dụ:

野菜にしても魚にしても、料理の材料は新鮮さが第一です

Dù là rau hay là cá, với nguyên liệu nấu ăn thì độ tươi luôn đặt lên trên hết.

テレビにしろ新聞にしろ、ニュースには主観が入ってはいけません

Dù là trên TV hay báo chí, trên tin tức thì không được đưa ý kiến chủ quan của mình vào

論文を書くにせよ討論をするにせよ、十分にデータを集めておく必要がある

Dù là viết luận văn hay là thảo luận, việc thu thập dữ liệu một cách đầy đủ là cần thiết

 

4. 〜といった

Ý nghĩa: Đưa ra một loạt ví dụ để sau đó tóm lại điểm chung của các ví dụ

Cách dùng: Đi với những từ thể hiện rằng có nhiều ví dụ có thể đưa ra. Tổ hợp や, とか được sử dụng khá nhiều.

Ví dụ:

京都とか鎌倉といった古い街には寺が多い

Ở những con phố cổ như ở Kyoto hay Kamakura, có rất nhiều chùa

私はケーキ、ポテトチップス、ハンバーガーといったカロリーの高いものが大好きなんです

Tôi thích những thứ có lượng calo cao như bánh, khoai tây chiên hay hambuger

Bài 11: Những mẫu câu diễn đạt ý không liên quan tới, không màng tới

Chào các bạn, hôm nay Trung tâm tiếng Nhật Kosei xin gửi đến các bạn những mẫu ngữ pháp tiếng nhật N2 – Bài 11: Những mẫu câu diễn đạt ý không liên quan tới, không màng tới thường xuất hiện trong các mẫu tuyển dụng, thông tin, hay dùng để nhấn mạnh điều muốn chú ý. Hi vọng những mẫu câu này sẽ giúp ích cho các bạn trong bài thi cũng như tăng thêm vốn mẫu câu sử dụng trong giao tiếp thường ngày.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 11: Những mẫu câu diễn đạt ý không liên quan tới, không màng tới

 

1.〜を問わず

Ý nghĩa: Không hỏi đến, không yêu cầu về phương diện nào đó, dù có hay không cũng giống nhau

Cách dùng: Đi kèm với những từ có nghĩa bao hàm nhiều mức lớn nhỏ, hoặc nhiều loại khác nhau (年齢 tuổi tác, 国籍  quốc tịch, 天候 thời tiết…) và từ chỉ sự đối lập (男女 Nam nữ, 内外 Trong ngoài, 有無 Có không)

N + を問わず

Ví dụ:

このマラソン大会は性別、年齢を問わず、誰でも参加できます

Cuộc thi maraton này không yêu cầu về giới tính, tuổi tác, ai cũng có thể tham gia

この仕事は経験の有無を問わず、誰でもできます

Công việc này không đòi hỏi về kinh nghiệm có hay không, ai cũng có thể làm được

 

2.〜にかかわりなく・〜にかかわらず

Ý nghĩa: Không liên quan đến một phương diện nào đó,dù thế nào cũng giống nhau

Cách dùng: Đi kèm với những từ có nghĩa bao hàm nhiều mức lớn nhỏ (距離 khoảng cách, 金額 lượng tiền, 大きさđộ lớn…) Ngoài ra còn đi với cặp từ thể hiện sự đối lập (行く、行かない・多く、多くない), đi với từ nghi vấn kèm theo 〜か thể hiện ý nghi vấn

N + にかかわりなく・にかかわらず

Ví dụ:

この路線バースの料金は、乗った距離にかかわりなく一律200円です

Tiền xe bus tuyến này không liên quan đến cự li đi xa hay không, đều là 200 yên

使う、使わないにかかわらず、会場にはマイクが準備してあります

Không liên quan đến việc có dùng hay không, ở hội trường đã có chuẩn bị mic

 

3. 〜もかまわず

Ý nghĩa: Xuất phát từ động từ 構うcó nghĩa là để tâm, quan tâm.  もかまわず có nghĩa là không để tâm đến điều gì đó mà hành động

Cách dùng: Vế sau là câu thể hiện hành động không bình thường, hành động gây cảm giác bất ngờ.  Không thể hiện ý chí, nguyện vọng người nói.

N・Thể thông thường (Na・N  – な/ -である) + の + もかまわず

Ví dụ:

人目もかまわず、道で大泣きしている人を見かけた

Tôi đã thấy có người không màng đến ánh mắt mọi người mà khóc lớn giữa đường

母は人を待たせているのかまわず、まだ鏡の前で化粧している

Mẹ tôi  không màng tới việc để người khác phải chờ, vẫn đứng trước gương mà trang điểm

 

4. 〜はともかく(として)

Ý nghĩa: Vì có điều khác muốn nhấn mạnh hơn, nên trước hết tạm bỏ qua điều này

Cách dùng: Vế phía trước はともかくlà điều được tạm bỏ qua vì không phải là điều người nói muốn chú trọng tới. Thường hay đi với từ nghi vấn kèm theo 〜か thể hiện ý nghi vấn. Ở vế sau là câu muốn nhấn mạnh hơn so với vế đằng trước

N (+trợ từ) + はともかく(として)

Thể thông thường, hiện tại (Na・N  – な) + の + はともかく(として)

Ví dụ:

この店は、店の雰囲気はともかく、料理の味は最高だ

Cửa hàng này, chưa cần đến không khí trong cửa hàng, vị đồ ăn là tuyệt nhất.

外ではともかく、家の中でたばこを吸うのやめて

Chưa cần nói đến bên ngoài, hãy dừng việc hút thuốc trong nhà đi

 

5.〜はさておき

Ý nghĩa: Vì có điều khác quan trọng hơn, nên trước hết hãy bắt đầu từ chuyện quan trọng trước

Cách dùng: Hay đi với những từ thể hiện chuyện quan trọng, chuyện trở thành chủ đề sau đó. Thường hay đi với từ nghi vấn kèm theo 〜か thể hiện ý nghi vấn. Vế phía sau được xếp ưu tiên cao hơn so với vế trước, có tính quan trọng vì là điều cơ bản.

N (+trợ từ) +  はさておき

Ví dụ:

どんな家がいいかはさておき、どんな地域に引っ越したいかを考えよう

Tạm gác chuyện nhà thế nào thì được, hãy nghĩ xem muốn chuyển đến khu vực nào đã

冗談はさておき、次回のミーティングのテーマを決めておきたいを思います

Tạm gác chuyện đùa vui lại, tôi muốn quyết định trước về chủ đề cho buổi họp lần tới

 

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 12: Những mẫu câu phủ định dùng mang ý nhấn mạnh

Có những mẫu câu phủ định không phải chỉ dùng để phủ định một điều, mà còn chứa đựng hàm ý muốn nhấn mạnh điều người nói muốn nói ở phía sau. Chủ đích của người nói là muốn truyền đạt điều muốn nhấn mạnh đó. Sau đây, Trung tâm tiếng Nhật Kosei xin gửi đến các bạn “Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 12: Những mẫu câu phủ định dùng mang ý nhấn mạnh”.

Học ngữ pháp tiếng Nhật N2

 Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 12: Những mẫu câu phủ định dùng mang ý nhấn mạnh

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 12:

Những mẫu câu phủ định dùng mang ý nhấn mạnh

1. 〜わけがない

Ý nghĩa: Tuyệt đối không, không thể có chuyện

Cách dùng: Là cách nói dùng khi người nói xác nhận lại là không thể có chuyện đó, không có lí nào chuyện đó xảy ra

Thể thông thường (Na   – な/ -である・N  –  の/ -である) + わけがない

Ví dụ:

この仕事を今日中に全部ですか。私一人でできるわけがありませんよ

Công việc này phải làm hết tất cả trong hôm nay ư. Chỉ có mình tôi thì chắc chắn không thể làm được

A先生の試験がそんなにかんたんなわけがない。寂しいことで有名な先生なのだ

Bài thi của thầy A chắc chắn không thể đơn giản thế này được. Thầy ấy nổi tiếng vì nghiêm khắc mà.

 

2. 〜どころではない・〜どころか

Ý nghĩa: Không chỉ ở mức độ này, mà còn hơn thế

Cách dùng: Vế trước và sau của どころか thể hiện mức độ có độ lớn khác nhau, hoặc trái ngược nhau. Thường hay dùng để nói trạng thái sau mức độ tệ hơn trạng thái trước

N・ Thể thông thường (Na   – な/ -である・N  -である) + どころではない・どころか

Ví dụ:

せきが出るので風邪かなと思っていたが、ただの風邪どころではなく、肺炎だった

Vì bị ho nên tôi nghĩ là mình bị cảm lạnh, nhưng không chỉ là cảm lạnh, mà là viêm phổi.

こんな下手なチームでは、何度試合をしても一度も勝てないどころか、1点も入れられない

Một đội yếu như thế này, không chỉ thi đấu bao lần cũng không thắng được,mà cả một điểm cũng không ghi được.

 

3. 〜ものか

Ý nghĩa: Tuyệt đối không, không thể có chuyện (ngôn ngữ nói)

Cách dùng:  Là câu phủ định, có đưa cảm giác cá nhân vào một chút. Có dạng khác là 〜もんか. Với con gái thì thường hay dùng 〜ものですか và 〜もんですか

Thể thông thường (Na   – な・N  -な)  + ものか

Ví dụ:

駅から歩いて40分。バースもない。こんな不便などころに住めるものか

Đi từ ga mất 40 phút. Không có bus. Không thể có chuyện có thể sống ở nơi bất tiện thế này

あの人が正直なもんか。嘘ばかり言う人だ

Làm gì có chuyện anh ta là người chính trực. Anh ta là người chỉ toàn nói dối thôi.

 

4. 〜わけではない・〜というわけだはない

Ý nghĩa: Không phải tất cả, không hẳn là

Cách dùng: Trong trường hợp muốn phủ định một phần, thường hay đi kèm với những từ thể hiện tính toàn bộ như いつも, だれでも, どこでも…(luôn luôn, ai cũng, ở đâu cũng…)  hoặc 必ずしも(không phải lúc nào cũng)

Thể thông thường (Na   – な/ -である・N – の/- な/-である)  +  わけではない

Thể thông thường (Na だ・N だ) +  というわけだはない

Ví dụ:

携帯電話を持っていても、いつでも電話に出られるわけではない

Dù có mang theo điện thoại di động, nhưng không hẳn là lúc nào cũng có thể bắt máy

親の気持ちもわからないわけではないが、自分の進路は自分で決めたい

Không phải là tôi không hiểu cảm xúc của bố mẹ, nhưng tôi muốn tự quyết định con đường của mình

 

5. 〜というものではない・〜というものでもない

Ý nghĩa:  Không phải cứ đáp ứng được điều kiện là được

Cách dùng: Là cách nói thể hiện quan điểm, cảm nhận của người nói về bản chất của sự việc. Thường đi với cách nói thể điều kiện hay là  からといって(nói từ quan điểm của ai). Trong hai cách nói thì というものでもない là cách nói mềm hơn

Thể thông thường (Na だ・N だ) + というものではない・というものでもない

Ví dụ:

医師の仕事は資格をとればできるというものではない。常に最新の治療法を研究する姿勢がなければいけない

Công việc của bác sĩ không phải cứ có bằng cấp là làm được. Phải luôn trong tư thế nghiên cứu những phương pháp trị liệu mới nhất nữa.

努力すれば必ず成功するというものではない。チャンスも必要だ

Không phải cứ nỗ lực là sẽ thành công. Còn cần cả cơ hội nữa.

 

Bài 13: Những cách đưa ra một chủ đề, nói về chủ đề

Trung tâm tiếng Nhật Kosei hôm nay sẽ mang đến cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 13: Những cách đưa ra một chủ đề, nói về chủ đề. Những mẫu này không chỉ có trong bài tập ngữ pháp mà còn nằm trong nội dung bài đọc hiểu. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong kì thi sắp tới.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 13: Những cách đưa ra một chủ đề, nói về chủ đề

1.〜とは

Ý nghĩa: Đưa ra định nghĩa, thuyết minh.

Cách dùng: Là cách nói cứng hơn của というのは.  Vế sau là câu đưa ra định nghĩa, giải thích về bản chất, ý nghĩa của từ đứng trước. Thường kết thúc ở dạng khẳng định như  〜だ、〜である、〜という意味である、〜のことである

N + とは

Ví dụ:

「正義」とはどういう意味ですか

Chính nghĩa có nghĩa là gì ?

人生とは本人が主役のドラマみたいなものだ

Cuộc đời như là một bộ phim mà mỗi người là diễn viên chính

 

2.〜といえば

Ý nghĩa: 〜といえば được dùng với hai ý nghĩa

a, Từ một chủ đề được đưa ra, gợi liên tưởng đến một câu chuyện liên quan

b, Chấp nhận với ý kiến ở vế trước, rồi đưa ra điều muốn nói thực sự ở vế sau.

Cách dùng:

a, Với cách sử dụng đầu tiên, gợi liên tưởng tới chủ đề đã được đưa ra, といえば đi liền trực tiếp với từ thể hiện chủ đề. Từ thể hiện chủ để đó có thể là do đối phương nói, hoặc bản thân nói, làm liên tưởng, gợi nhớ đến chuyện khác

Từ đã được đưa ra ở trước + 〜といえば

Ví dụ:

このコーヒ、ハワイのお土産ですか。ハワイといえば、Aさんが来月ハワイで結婚式をするんだそうです

Cà phê này là quà từ Hawaii à. Nhắc đến Hawaii thì nghe nói A-san tháng tới sẽ tổ chức đám cưới ở Hawaii đấy

A 「高速道路の料金が安くなるみたいですね」

B 「そのようですね。安くなるといえば、飛行機のチケットが安く買えそうなんで、来月旅行しようと思っているんです」

A “Phí đường bộ ở đường cao tốc hình như rẻ hơn rồi nhỉ”

B “Hình như vậy. Nhắc đến rẻ hơn thì, vé máy bay cũng có thể mua rẻ hơn, tháng sau tôi đinh sẽ đi du lịch.

 

b, Với cách sử dụng thứ hai dùng để chấp nhận quan điểm của người khác, nhưng điều muốn nói thực sự thì khác, khi đó đứng trước và sau といえば là từ được lặp lại giống nhau, thường đi với 〜が, 〜けれど 

Thể thông thường (N・Naだ) + といえば

Ví dụ:

今のアパート、駅から遠いので不便といえば不便ですが、静かでいいですよ

Căn hộ này, xa nhà ga nên bất tiện thì đúng là bất tiện thật, nhưng yên tĩnh nên cũng tốt mà.

あの子、かわいいといえばかわいいけど、ちょっとわがままね。

Cô bé đó, dễ thương thì đúng là dễ thương thật, nhưng hơi nhõng nhẽo.

 

3.〜というと・〜といえば・〜といったら

Ý nghĩa: Nhắc đến điều gì thì nghĩ ngay đến điều gì. Ngoài ra còn dùng để xác nhận thông tin

Cách dùng: Điều được nghĩ đến chính là điều đặc trưng, tiêu biểu của điều được nhắc đến. Khi được dùng để xác nhận thông tin, cuối câu thường hay đi kèm 〜か・〜など

N・V thể thông thường + というと・〜といえば・〜といったら

オーストラリアといえば、すぐにコアラとかカンガルーを思い浮かべる。

Nhắc đến Australia, ngay lập tức tôi nghĩ đến Koala và Kangaroo

ここに身分を証明するものが必要と書いてありますが、身分を証明するものというとパスポートでもいいでしょうか

Ở đây có ghi là cần phải có giấy tờ chứng minh nhân thân, giấy tờ chứng minh nhân thân là passport được chứ?

 

4.〜(のこと)となると

 Ý nghĩa: Cứ động đến, nhắc đến điều gì thì thế nào

Cách dùng: Vế phía sau mang ý nghĩa có thái độ thay đổi khác thường mỗi khi động đến chủ đề nào đó

N + (のこと)となると

Ví dụ:

弟は、車のこととなると急に専門家みたいになる

Em trai tôi cứ động đến ô tô là cứ như chuyên gia vậy

Aさんは、好きな歌手のこととなると、話が止まらない

A-san cứ động đến ca sĩ yêu thích là nói chuyện không ngừng

 

5.〜といったら

Ý nghĩa: Nhấn mạnh mức độ lớn hơn bình thường khi nhắc đến chủ đề nào đó

Cách dùng: Vế phía sau là câu thể hiện mức độ không bình thường, thể hiện sự kinh ngạc, bất ngờ. Có trường hợp câu được ngắt ở といったら, phía sau  được giản lược đi.

N + といったら

Ví dụ:

締め切り前の仕事が忙しさといったら、君には想像もできないと思うよ

Nhắc đến công việc trước deadline bận rộn thế nào, tôi nghĩ anh không thể tưởng tượng được đâu.

暗い山道を一人で歩いたときの怖さといったら。。。

Nhắc đến việc đi một mình trên đường núi tối tăm đáng sợ thế nào thì…

 

Bài 14: Những cách thể hiện ý “mặc dù” trong câu.

Ở ngữ pháp sơ cấp, chúng ta đã biết tới cách biểu đạt ý “mặc dù” một cách đơn giản bằng けど、のに、ても、が… Với  ngữ pháp N2, hôm nay Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang tới cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 14: Những cách thể hiện ý “mặc dù” trong câu. Hi vọng bài viết này sẽ đem lại cho các bạn kiến thức hữu ích trong kì thi năng lực tiếng Nhật sắp tới.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 14: Những cách thể hiện ý “mặc dù” trong câu.

 

1, にもかかわらず

Ý nghĩa: Thực hiện một hành động mà không bị ảnh hưởng bởi tác động khác

Cách dùng: Toàn thể câu thể hiện cảm giác bất ngờ đối với việc hành động này không bị ảnh hưởng bởi tác động đằng trước. Vế phía sau không dùng động từ thể hiện ý hướng của tác giả.

N・Thể thông thường (Na・N +である) + にもかかわらず

Ví dụ:

A先生はお忙しいにもかかわらず、快く僕のレポートをチェックしてくださった。

Thầy A mặc cho bận rộn, nhưng thầy vẫn sẵn lòng kiểm tra báo cáo của tôi

足を痛めたにもかかわらず、A選手はマラソンコースを最後まで走った

Mặc cho đau chân, tuyển thủ A vẫn chạy tới cuối cùng trong cuộc đua maraton

 

2, ものの・〜とはいうものの

Ý nghĩa: Không xảy ra điều đúng như tưởng tượng rằng đương nhiên sẽ xảy ra

Cách dùng: Đi kèm với những từ thể hiện sự thật, sự việc có tính xác thực cao. Vế phía sau không theo đúng tưởng tượng của người nói.

V  thể thông thường (Na + -な / -である) + ものの

N ・Thể thông thường (Naだ) とはいうものの

Ví dụ:

高価な着物を買ったものの、着るチャンスがない

Dù đã mua kimono đắt tiền, nhưng tôi không có cơ hội mặc nó

手術は成功したとはいうものの、、まだ心配です

Dù đã phẫu thuật thành công, nhưng tôi vẫn thấy lo.

 

3, ながら(も)

Ý nghĩa: Nêu lên điều trái với dự đoán suy ra từ một trạng thái nào đó

Cách dùng: Hay đi kèm với những từ thể hiện trạng thái. Vế trước và sau cùng chủ ngữ.

Vます・Aい・Naであり・Nであり+ ながら(も)

Ví dụ:

Cô bé đó dù là trẻ con, nhưng hiểu khá rõ về xã hội đấy nhỉ

あの子は子供ながら、社会の働きをよく知っていますね

Dù mỗi ngày tôi đều đi qua đây, tôi đã không nhận ra ở đây có một cửa hàng tuyệt vời thế này

毎日この道を通ってうながら、ここにこんな素敵な店があるとは気が付かなかった

 

4, つつ(も)

Ý nghĩa: Hành động khác với suy nghĩ trong lòng.

Cách dùng: Thường đi kèm với những động từ liên quan đến hoạt động ngôn ngữ hoặc nội tâm (nói, nghĩ, biết…) Vế sau là từ thể hiện suy đoán, ý hướng, nguyện vọng của người nói. Hai vế trước và sau cùng chủ ngữ.

Vます + つつ(も)

Ví dụ:

Dù biết là nguy hiểm, tôi vẫn tiếp tục leo núi

危険だと知りつつ、山道を登り続けた

Dù nghĩ là sẽ không tốt cho cơ thể, hàng ngày tôi chỉ toàn ăn thực phẩm ăn liền.

体に良くないと思いつつも、毎日インスタント書屋品ばかり食べています

 

5, といっても

Ý nghĩa: Sự thực trái với hình ảnh tưởng tượng ra

Cách dùng: Vế sau là câu ý nghĩa khác với hình ảnh tưởng tượng ra theo thông tin được biết từ vế trước

N・Thể thông thường + といっても

Ví dụ:

料理ができるといっても、私が作れるのはかんたんなものだけです

Dù nói là có thể nấu ăn, tôi chỉ nấu được những món đơn giản thôi

今私の仕事はきつ。でも、きついといっても、前の会社にいたときほどではない

Hiện tại công việc của tôi thật vất vả. Nhưng mà, dù nói là vất vả, cũng không đến mức như ở công ty cũ của tôi

Bài 15: Những mẫu câu đưa ra giả định và kết quả

Ở ngữ pháp cấp dưới chúng ta đã quen với những mẫu thể hiện giả định, điều kiện như 〜たら、〜と、〜ば, 〜なる. Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang đến cho các bạn Ngữ pháp Tiếng nhật N2  – Bài 15: Những mẫu câu đưa ra giả định và kết quả khác được sử dụng trong bài thi N2

1,としたら・〜とすれば・〜とすると・〜となったら・〜となれば・〜となると

Ý nghĩa: Đưa ra trường hợp giả định. Nếu trường hợp đó xảy ra thì làm gì

Cách dùng: としたら・とすれば・とすると mang ý nghĩa giả định mạnh. Còn となったら・となれば・となると là trường hợp có thể thực sự xảy ra.  Vế phía sau là câu thể hiện phán đoán của người nói. Với とすると và なると, câu phía sau không được là ý chí, nguyện vọng của người nói.

Thể thông thường + としたら・とすれば・とすると

N ・Thể thông thường + となったら・となれば・となると

Ví dụ:

無人島に何か一つだけ持っていけるとしたら、何を持っていきたいですか

Nếu được mang theo một thứ tới đảo không người, bạn muốn mang theo thứ gì?

引っ越すとなると、かなりのお金がかかる。大丈夫かなあ

Nếu chuyển nhà thì tốn kha khá tiền đấy. Liệu có ổn không nhỉ

 

2,ものなら

Ý nghĩa: Nếu được như mong muốn

Cách dùng:  Giả định là điều không thể xảy ra. Vế trước là động từ thể hiện ý nghĩa khả năng, vế sau là nguyện vọng, mong muốn của người nói. Ngoài ra, mẫu này còn nằm trong câu やれるものならやってみろ (Nếu làm được thì làm thử đi), thường hay được sử dụng để động viên, khích lệ

V thể thông thường + ものなら

Ví dụ:

戻れるものなら20年前の私に戻って人生をやり直したい

Nếu có thể quay lại, tôi muốn quay lại làm tôi 20 năm trước để làm lại cuộc đời mình

あの日の出来事を忘れられるものなら忘れたい

Nếu có thể quên được những gì đã xảy ra ngày hôm đó thì tôi muốn quên đi.

 

3,(よ)うものなら

Ý nghĩa: Nếu làm điều gì đó thì có hậu quả lớn xảy ra

Cách dùng:  Vế phía trước là giả định, vế phía sau là câu thể hiện ý nghĩa suy luận nhất định sẽ có hậu quả xảy ra

Vよう + ものなら

Ví dụ:

山道は危ない。ちょっと足を踏み外そうものなら、けがをするだろう

Đường núi thật nguy hiểm. Nếu trượt chân một chút là bị thương ngay phải không

車の運転中は、一瞬でもよそ見をしようものなら、事故をおこすぞ
Khi đang lái xe, nếu lơ là dù chỉ một giây, sẽ xảy ra tai nạn đấy

 

4,ないことには

Ý nghĩa: Nếu không có một việc gì đó, thì một sự việc khác sẽ không diễn ra

Cách dùng: Vế phía trước mang ý điều kiện cần, vế phía sau là câu mang ý phủ định

Vない・Aくない・Naでない・Nでない + ことには

Ví dụ:

お金がないことには、この計画は進められない

Nếu không có tiền, kế hoạch này khong thể tiến hành

足がもっと丈夫でないことには、あの山に登るのは無理だろう

Nếu chân chưa lành hơn, việc leo ngọn núi đó là không thể, đúng không?

 

5,を抜きにしては

Ý nghĩa: Nếu không nhờ có thứ gì, một sự việc khác sẽ không xảy ra

Cách dùng: Thường đi kèm với những từ thể hiện đánh giá cao của người nói. Vế phía sau là câu mang ý một sự việc sẽ không xảy ra.

N + を抜きにしては

Ví dụ:

A先生の好意的なご指導を抜きにしては、この勉強会は続けられないだろう

Nếu không nhờ sự chỉ dẫn tận tình của thầy A, nhóm học tập này không thể tiếp tục được

ボランティアの人たちの助けを抜きにしては、計画は無理だと思う

Nếu không nhờ sự giúp đỡ của những tình nguyện viên, tôi nghĩ kế hoạch đã không thể thực hiện được

 

6,としても・〜にしても・〜にしろ・〜にせよ

Ý nghĩa: Dù điều gì đó có xảy ra, cảm xúc, lý trí của người nói vẫn không bị ảnh hưởng

Cách dùng:  Vế trước của としても chỉ là giả định. Còn vế trước của にしても・にしろ・にせよ có thể là giả định, có thể là sự thực. Có nhiều khi đi kèm từ nghi vấn. Vế phía sau chủ yếu là câu thể hiện đánh giá, phán đoán, cảm tưởng của người nói.

Thể thông thường + としても

N・Thể thông thường  (Na・N である)  + にしても・にしろ・にせよ

Ví dụ:

親元を離れるとしても、できるだけ親の近くに住む方がいい

何をするにせよ、心を込めて取り組みたい

 

Bài 16: Những mẫu câu biểu đạt nguyên nhân lí do

Biểu đạt quan hệ nguyên nhân – kết quả là một trong những mẫu câu quan trọng nhất trong việc học ngôn ngữ. Đương nhiên đối với tiếng Nhật cũng vậy, chúng ta sẽ bắt gặp thêm nhiều cách biểu đạt ý chỉ nguyên nhân, lí do hơn nữa. Hôm nay Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang tới cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 16: Những mẫu câu biểu đạt nguyên nhân lí do (phần 1)

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 16: Những mẫu câu biểu đạt nguyên nhân lí do (phần 1)

 

1.〜によって

Ý nghĩa: Vì nguyên nhân nào đó mà gây ra kết quả. Bằng phương pháp, cách thức nào đó.

Cách dùng: Với ý nghĩa chỉ cách thức, mẫu khó dùng với trường hợp sử dụng đồ thường ngày cho mục đích cá nhân (điện thoại, bút, xe điện…), nhưng có thể dùng ở dạng bổ nghĩa cho danh từ, như ở ví dụ 2 bên dưới

N + によって

N + による + N

Ví dụ:

合否の結果は後日書面で連絡します。電話による問い合わせは受け付けません。

Kết quả đỗ hay trượt, chúng tôi sẽ liên lạc qua thư. Chúng tôi không nhận câu hỏi qua điện thoại

会長が交替したことによって、会の雰囲気が多く変わった

Vì việc thay đổi giám đốc, bầu không khí của công ty đã thay đổi nhiều

 

 

2.〜ものながら・〜もので・〜もの

Ý nghĩa: Đưa ra lời lẽ, lí do bao biện. Dùng trong ngôn ngữ nói

Cách dùng: Dùng đưa ra lí lẽ mang tính cá nhân. Vế sau không đưa mệnh lệnh hoặc thể ý hướng. ものchủ yếu đứng cuối câu, đặc biệt sử dụng nhiều với phụ nữ và trẻ con. Có thể nói cách khác ở dạng もんだから・もんで・もん

Thể thông thường  (Na・N である)  + ものながら・もので

Thể thông thường + もの

Ví dụ:

このところ忙しかったもので、お返事が遅れてしまいました。ごめんなさい

Vì dạo này bận nên tôi đã trả lời chậm mất. Thật xin lỗi

あの人の言うことはよくわからないよ。言葉が難しんだもの

Tôi không hiểu rõ những lời người đó nói. Từ ngữ khó hiểu quá mà.

 

3.〜おかげだ / せいだ

Ý nghĩa: Nhờ có điều gì mà có được kết quả tốt / Vì điều gì mà bị kết quả xấu

Cách dùng:  Vế trước là nguyên nhân gây ảnh hưởng. Vế sau おかげで là kết quả tốt, vế sau せいで là kết quả xấu. Không dùng với từ thể hiện ý hướng của người nói.

Nの・Thể thông thường (Na -な)+ おかげだ / せいだ

Ví dụ:

今年の春は気温が低い日が多かったせいで、桜の開花が遅い

Mùa xuân năm nay có nhiều ngày nhiệt độ thấp, nên hoa anh đào nở muộn

私が大学に合格できたのは、A先生のおかげです

Tôi có thể đỗ được đại học, là nhờ công thầy A

 

 

4.〜あまり・〜あまりの

Ý nghĩa: Vì quá mức điều gì đó mà tạo ra một kết quả

Cách dùng: Vế sau là kết quả không thường thấy (phần lớn là kết quả xấu) Không thể hiện mong muốn, ý hướng của người nói.

Nの・Thể thông thường (Na -な)+ あまり

あまりの + N + に

Ví dụ:

10年ぶり兄に合った。兄のあまりの変化に言葉が出なかった

Tôi gặp lại anh trai sau 10 năm. Anh ấy thay đổi nhiều đến mức tôi không nói nên lời

当然勝つと思っていた試合で最後に逆転負けし、悔しさのあまりぼろぼろ泣いた

Trận đấu nghĩ là đương nhiên thắng rồi, đến cuối cùng lại bị đảo ngược thành thua, tôi không cam lòng đến phát khóc

 

5.〜につき

Ý nghĩa: Nêu lí do, dùng cho thông báo.

Cách dùng: Đi kèm với những từ thể hiện trạng thái ở thời điểm hiện tại. Thường thấy trên bảng tin, thông báo.

N + につき

Ví dụ:

トイレはただ清掃中につき、ご利用になれません

Toilet đang dọn dẹp, xin không sử dụng

本日は祝日につき、閉館しております

Hôm nay là ngày lễ, quán xin được đóng cửa

1.〜ことだし

Ý nghĩa: Có nhiều lí do khác nữa, nhưng trước hết là vì lí do này

Cách dùng: Vế sau là câu mang ý chí, nguyện vọng, phán đoán của người nói, hoặc là lời mời, rủ.

Thể thông thường (Na  -な /-である ・N – の/- である) + ことだし

Ví dụ:

来週はお客様が来ることだし、いえのなかの大掃除をしなくちゃ

Vì sau có khách tới, nên phải tổng vệ sinh trong nhà thôi

明日はお父さんも休みのことだし、みんなで買い物でも行かない?

Ngày mai bố cũng được nghỉ, nên mọi người cùng đi mua đồ chứ?

 

2.〜のことだから

Ý nghĩa: Dựa vào tính cách hay hay thái độ thông thường của một sự vật, để dưa ra suy luận

Cách dùng: Chủ yếu đi với từ chỉ người. Vế phía sau là suy  luận, phán đoán của người nói. Cũng có trường hợp được dùng đứng cuối câu

N + のことだから

Ví dụ:

頑張り屋のAさんのことだから、きっと今度のテストでもいい点を取りますよ

Vì là A-san, kiểu người luôn cố gắng, nhất định cậu ấy sẽ đạt điểm tốt trong bài kiểm tra tới

Bの帰りが遅いね。でも、あの子のことだ。どこかの本屋で立ち読みでもして時間が経つのを忘れているんだろう

B về muộn nhỉ. Nhưng vì đó là con bé mà. Chắc lại đứng đọc sách ở cửa hàng nào đó quên bẵng thời gian trôi qua thôi

 

3.〜だけに

Ý nghĩa: Chính bởi lí do này mà kết quả đằng sau là đương nhiên

Cách dùng: Vế sau là câu thể hiện trạng thái phù hợp với lí do đằng trước. Không dùng để đưa lời mời.

N ・ Thể thông thường (Na  -な /-である ・N – である) + だけに

Ví dụ:

母は花が好きなだけに、花をもらうと大喜びする

Mẹ tôi là một người thích hoa, nên mỗi khi nhận được hoa lại rất vui

あそこは有名なレストランだけに、客に出した料理に問題があったとわかったときは大ニュースになった

Nhà hàng đó là nhà hàng có tiếng, nên khi biết chuyện đồ ăn mang ra cho khách có vấn đề, điều này đã trở thành một tin lớn

 

4.〜ばかりに

Ý nghĩa: Vì một nguyên nhân mà gây ra kết quả xấu không dự đoán trước.

Cách dùng:  Mẫu câu thể hiện kết quả xấu không dự đoán trước, không đi thể hiện ý hướng, nguyện vọng của người nói. Khi đi kèm với động từ thể たい , vế sau là câu thể hiện việc tốn công tốn sức cho mong muốn ở trước. Trong trường hợp này, có thể không phải kết quả xấu cũng được.

Thể thông thường (Na  -な /-である ・N –  である) + ばかりに

Ví dụ:

家のかぎを忘れて出かけたばかりに、家族が帰ってくるまで家に入れなかった

Vì tôi ra khỏi nhà mà quên chìa khóa, tôi không thể vào nhà cho tới khi gia đình về

テレビで見たこの村の人たちに会いたいばかりに、はるばる日本からやってきた

Chỉ vì muốn gặp những người trong ngôi làng tôi thấy trên TV, tôi đã vượt đường xá xa xôi tới Nhật Bản

 

5.〜からには・〜以上(は)・〜上は

Ý nghĩa: Vì lí do đó nên muốn làm gì, có dự định gì

Cách dùng: Cả câu thể hiện một điều mang ý hiển nhiên, thông thường. Vế sau là câu thể hiện nguyện vọng, ý hướng, phán đoán của người nói, hoặc câu mời, rủ.

Thể thông thường (Na  -な /-である ・N –  である) +からには・〜以上(は)

Vる・Vた +上は

Ví dụ:

留学するからには、ちゃんと目的があるでしょうね

Vì du học, nên phải có mục đích rõ ràng đúng không?

専門職である以上は、常に新しい知識を身につけなければならないと思う

Vì là công việc chuyên ngành, tôi nghĩ cần phải luôn nắm bắt kiến thức mới

オリンピック出場を目指す上は、中途半端な気持ちではだめだ

Vì nhắm tới mục tiêu tham dự olympic, quyết tâm nửa vời là không được.

Bài 18: Cách thể hiện ý không thể, khó mà thực hiện một hành động

Hôm nay Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang tới cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 18: Cách thể hiện ý không thể, khó mà thực hiện một hành động. Những mẫu câu dưới đây hầu như không dùng để nói về khả năng, năng lực con người, mỗi mẫu mang một sắc thái khác nhau.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 18: Cách thể hiện ý không thể, khó mà thực hiện một hành động

 

1.がたい

Ý nghĩa: Khó làm, không thể làm việc gì

Cách dùng: Không sử dụng với ý nghĩa “không thể” mang tính khả năng. Chủ yếu dùng với những động từ liên quan đến phát ngôn (nói, biểu đạt…) hoặc động từ liên quan đến cảm xúc, tâm lí (cảm tưởng, lí giải, tin tưởng…)

Vます + がたい

Ví dụ:

あの優しい彼がそんなひどいことをしたは信じがたい

Thật khó tin là người tốt bụng như anh ấy lại làm điều tồi tệ như vậy

あの料理はなんとも言いがたい初めての味だ

Món ăn này có vị gì đó tôi mới gặp lần đầu, rất khó nói

 

 

2.〜わけにはいかない・〜わけにもいかない

Ý nghĩa: Vì trái với lẽ thường trong xã hội, vì trái với lương tâm nên không thể làm việc gì

Cách dùng: Không sử dụng với ý nghĩa “không thể” mang tính khả năng. Chủ ngữ thường là ngôi thứ nhất

Vる+ わけにはいかない・わけにもいかない

Ví dụ:

病気の子供を一人家において、仕事に行くわけにはいかない

Vì con đang ốm ở nhà một mình, tôi không thể đi làm được

もう終電は終わってしまった。会社に泊まるわけにもいかず、困っている

Chuyến tàu điện cuối qua rồi. Cũng không thể ở lại công ty thật, khổ quá.

 

3.かねる

Ý nghĩa: Trong trường hợp, trong điều kiện, lập trường của người nói thì không thể làm được

Cách dùng: Không sử dụng với ý nghĩa “không thể” mang tính khả năng. Thường dùng trong trường hợp từ chối một cách lịch sự.

Vます +かねる

Ví dụ:

メールでのご質問だけでは診断しかねます.一度病院にいらっしゃってください

Chỉ qua mail thì tôi khó có thể chẩn đoán vấn đề này được. Xin hãy tới bệnh viện một lần đi.

あなたの気持ちも理解できますが、その案には賛成しかねます

Tôi có thể hiểu được cảm giác của anh, nhưng tôi khó mà tán thành phương án này.

 

4.ようがない

Ý nghĩa: Dù muốn làm nhưng không biết làm thế nào thì được, hoàn toàn không có khả năng làm được

Cách dùng: Dùng với ý nghĩa hoàn toàn không có cách làm gì đó. Nhấn mạnh sắc thái “không thể”

Vます + ようがない

Ví dụ:

実力はあるのだから、今回の結果には運がなかったとしか言いようがない

Vì có thực lực, nên kết quả lần này chỉ có thể nói là không may thôi.

これだけしっかり準備したのだ。悪い結果になりようがないだろう

Đã chuẩn bị kĩ càng thế này rồi. Chắc chắn kết quả không thể không tốt được

 

5.どころではない

Ý nghĩa: Không phải là lúc, không phải trong trạng thái có thể làm gì

Cách dùng: Sử dụng với ý nghĩa vì tình trạng không thuận lợi (không có tiền, không có thời gian, tiếng ồn, đang bệnh…) nên điều kì vọng, điều tưởng tượng không thực hiện được

N ・Vる + どころではない

Ví dụ:

仕事が忙しくて、旅行どころではない

Vì công việc bận rộn, không thể đi du lịch được

隣のテーブルの人たちがうるさくて、ゆっくり食事を楽しむどころではなかった

Bàn bên cạnh ồn quá, không thể từ tốn dùng bữa được.

 

6.〜得る/得ない

Ý nghĩa: Có thể, có khẳ năng / Không thể, không có không có

Cách dùng: Khi dùng để nói về khả năng vốn có của một người (VD: Có thể nói tiếng Anh) hoặc khả năng trong tình huống (VD: Không uống rượu nên có thể lái xe), thì khó sử dụng mẫu câu này. Động từ得る có hai cách đọc làえるvà うる, với cách sử dụng này thì thường đọc là うる, phủ định là えない. Mẫu câu không dùng để nói về khả năng bản thân.

Vます +得る/〜得ない

Ví dụ:

がんは誰でもかかり得る病気だ

Ung thư là bệnh mà ai cũng có thể mắc phải

人間が100メートルを5秒で走るなんてあり得ない話だ

Không thể nào có chuyện có người chạy 100m trong vòng 5s.

Bài 20: Các mẫu câu nhấn mạnh vào kết quả

Với bài viết này Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang tới cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2- Bài 20: Các mẫu câu nhấn mạnh vào kết quả. Mỗi mẫu câu dưới đây đều mang một tầng ý nghĩa khác nhau trước khi dẫn tới kết quả được nhấn mạnh. Mời các bạn theo dõi.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 20: Các mẫu câu nhấn mạnh vào kết quả

 

1.〜たところ

Ý nghĩa: Sau khi thử làm việc gì, thì nhận được kết quả, trạng thái thế nào

Cách dùng: Nói về sự kiện chỉ xảy ra một lần trong quá khứ. Vế sau là câu biểu thị kết quả. So với dạng 〜たら…た thì nhấn mạnh vào kết quả thế nào hơn.

Vた + ところ

Ví dụ:

2、3日休みたいと課長に相談したところ、2週間休んでもいいと言われた。

Tôi bàn với trưởng phòng là muốn nghỉ 2,3 ngày thì được  nói là nghỉ 2 tuần cũng được.

連絡が取れないのでAさんのうちはへ行ってみたところ、病気で寝ていた。

Vì không liên lạc được nên tôi thử đến nhà A-san thì thấy anh ấy đang ngủ vì ốm.

 

2.きり

Ý nghĩa: Sau một hành động, một trạng thái cứ mãi tiếp diễn

Cách dùng: Vế sau là câu thể hiện trạng thái điều được dự đoán mãi chưa xảy ra. Phần lớn ở dạng phủ định. Ngoài ra, cụm từ それきり(từ đó về sau) cũng là một cụm từ thường gặp trong hội thoại hàng ngày.

Vた  + きり

Ví dụ:

その本は、子供の頃読んだきり、その後一度も読んでいない。

Quyển sách này tôi đã đọc hồi nhỏ, mãi sau đó chưa đọc lại lần nào nữa

彼に最後に会ったのは卒業式のときです。それきり、一度も会っていません。

Lần cuối tôi gặp anh ấy là ở lễ tốt nghiệp. Từ đó về sau tôi chưa gặp lại lần nào.

 

3.あげく

Ý nghĩa: Sau một khoảng thời gian dài, sau nhiều chuyện, rốt cuộc kết quả không tốt

Cách dùng: Đi với câu mang ý nghĩa một trạng thái không ổn kéo dài. Vế sau không đưa ra được kết quả tốt

Nの・Vた  + あげく

Ví dụ:

5時間に及ぶ議論のあげく、結局、結論が出なかった。

Sau cuộc thảo luận kéo dài tới 5 tiếng, rốt cục vẫn không đưa ra được kết luận

さんざん悩んだあげく、国へ帰ることにした。

Sau một hồi phiền não, tôi chọn quay về nước.

 

4.末(に)

Ý nghĩa: Sau một khoảng thời gian dài, sau nhiều chuyện, rốt cuộc cũng mang lại kết quả

Cách dùng: Đi với câu mang ý nghĩa một trạng thái không ổn kéo dài. Vế sau đưa ra kết quả hoặc một quyết định

Nの・Vた  + 末(に)

Ví dụ:

長い戦いの末、Aの案を採用することにした。

Sau một thời gian dài tranh cãi, phương án A đã được chọn.

悩んだ末に、手術を受けようと決めた。

Sau một hồi phiền não, tôi quyết định phẫu thuật.

 

5.ところだった

Ý nghĩa: Suýt nữa, chỉ một chút trước khi một trạng thái xảy ra. Nhưng thực tế không xảy ra như vậy

Cách dùng: Đi kèm với những phó từ nhưうっかり, 危うく, thường đi với câu thể hiện một trạng thái xấu suýt xảy ra. Riêng khi đi kèm vớiのに cũng có thể là suýt đạt được kết quả tốt. Khó dùng khi muốn nói về hiện tượng tự nhiên, hay sự việc không thể tránh khỏi.

Vる・Vない + ところだった

Ví dụ:

あ、今日は15日だった。うっかり約束を忘れるところだった。

A, hôm nay là ngày 15 à. Suýt nữa tôi quên khuấy mất cuộc hẹn.

残念だ。もう少しで100点取れるところだったのに、97点だった。
Tiếc quá. Suýt nữa là được 100 điểm rồi mà, chỉ được 97 điểm.

 

6.ずじまいだ

Ý nghĩa: Định làm gì mà kết cục không làm được

Cách dùng: Toàn thể câu mang cảm giác tiếc vì lỡ mất thời gian. Thường hay dùng với thể quá khứ. Không dùng với trường hợp vẫn còn cơ hội làm lại lần nữa

Vない + ずじまいだ

Ví dụ:

いろんな人に聞いてみたが、結局Aさんの連絡先はわからずじまいだった。

Tôi đã hỏi nhiều người, nhưng kết cục là vẫn không biết được địa chỉ liên lạc của A-san

留学中に旅行したかったが、忙しくてどこへも行かずじまいで帰国した。

Tôi muốn du lịch trong thời gian du học, nhưng vì bận quá nên không đi được đâu đã về nước.

 

Bài 21: Những mẫu câu dùng để đề cao hoặc hạ thấp mức độ

Chỉ bằng những cụm từ đơn giản trong tiếng Nhật, chúng ta có thể đưa vào câu hàm ý đề cao hoặc hạ thấp mức độ. Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang tới cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 21: Những mẫu câu dùng để đề cao hoặc hạ thấp mức độ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong bài thi cũng như trong giao tiếp tiếng Nhật hằng ngày

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 21: Những mẫu câu dùng để đề cao hoặc hạ thấp mức độ

 

1.ぐらい・〜くらい

Ý nghĩa: Thể hiện mức độ nhẹ, mức độ thấp nhất

Cách dùng: Đi kèm với từ thể hiện suy nghĩ của người nói cho rằng mức độ thấp. Khi đi với danh từ thì thường dùng  ぐらい

N・Thể thông thường(Na + な) + ぐらい・〜くらい

Ví dụ:

うちに帰ってきたら、自分の靴ぐらいちゃんと並べなさい。

Sau khi trở về nhà, ít nhất thì hãy xếp giày của mình gọn gàng đi

 

2.など・〜なんて・〜なんか

Ý nghĩa: Đưa ra ví dụ, mang ý nói hạ thấp, không quan trọng.

Cách dùng: Đi kèm với những từ thể hiện suy nghĩ của người nói hạ thấp sự vật sự việc. なんて, なんか là ngôn ngữ nói, không dùng trong tình huống trang trọng. Phía sau thường là lời khuyên, câu thể hiện ý chí của người nói.

N (+ trợ từ) + など・なんて・なんか

Ví dụ:

あの人の言ったことなど気にすることはありません

Mấy điều người đó nói, không cần phải bận tâm đâu

新聞記者になんかならなければよかった。仕事がきつすぎる

Không trở thành cái nghề như kí giả viết báo là tốt rồi. Công việc khổ cực lắm

Aさんは文章がとてもうまい。私なんて簡単な文も書けないのに。

A-san văn chương rất hay. Còn người như tôi thì cả văn đơn giản cũn không viết được.

 

3.まで・〜までして・〜てまで

Ý nghĩa: Thể hiện mức độ cao nhất, đến mức.

Cách dùng: Đi với những từ đưa ra ví dụ, với mức độ cao nhất. Khi dùng 〜までして,〜てまで, câu chứa hàm ý bất ngờ của người nói. Toàn câu thể hiện thái độ bất ngờ, nghi vấn hoặc trách mắng.

N (+trợ từ) + まで・までして

Vて + まで

Ví dụ:

一番に賛成してくれると思っていた母まで私の結婚に反対した。

Đến cả mẹ, người tôi nghĩ là sẽ ủng hộ tôi nhất, cũng phản đối việc kết hôn của tôi.

カンニングまでしていい点を取りたかったのですか

Cậu muốn có điểm cao đến mức gian lận ư?

遊園地では、みんな長い時間並んでまでジェットコースターに乗りたがる

Ở khu vui chơi, mọi người muốn lên tàu lượn siêu tốc đến mức xếp hàng thời gian dài.

 

4.としてない

Ý nghĩa: Phủ định “Đến mức thấp nhất cũng không có”

Cách dùng: Đi với trợ từ chỉ số ở đơn vị thấp nhất. Vế phía sau là câu phủ định

(何・だれ+)  一  + Trợ từ chỉ số + として〜ない

Ví dụ:

人生に無駄なものは何一つとしてない。失敗も必ず何かの役に立つはずだ。

Trên đời không có điều gì là vô nghĩa hết. Cả thất bại cũng chắc chắn đem lại lợi ích gì đó

彼女はこれまで一度もとして練習を休んだことはない。

Cô ấy cho đến nay chưa nghỉ luyện tập một lần nào

 

5.さえ

Ý nghĩa: さえđược dùng với hai ý nghĩa

a, Đưa ra ví dụ là mức độ thấp nhất, nên những ví dụ khác là đương nhiên

b, Chỉ cần một điều kiện thỏa mãn, những điều khác không còn là vấn đề

Cách dùng: 

N (+trợ từ) + さえ

a, Với cách dùng đưa ra ví dụ, câu đi kèm với những từ mang có tính chất mức độ ở thấp nhất. Vế sau không dùng với câu thể hiện ý chí của người nói.

Ví dụ:

日本に来たばかりのときは、ひらがなさえ読めなかった

Khi vừa đến Nhật Bản, ngay cả Hiragana tôi cũng không đọc được (đương nhiên cả Katakana và kanji cũng không)

b, Khi dùng với ý nghĩa điều kiện, さえ dùng trong các mẫu さえ,〜さえなら,さえたら với ý nghĩa điều kiện cần tối thiểu

Ví dụ:

年をとっても体さえ丈夫なら、ほかに望むことはない

Dù có tuổi rồi, chỉ cần cơ thể khỏe mạnh, tôi không cầu mong gì khác nữa.

 

6.てでも

Ý nghĩa: Phải dùng tới cách bình thường sẽ không làm

Cách dùng: Đi kèm với những động từ biểu hiện cách, phương pháp cùng cực nhất. Vế phía sau là ý chí, nguyện vọng người nói.

Vて+ でも

Ví dụ:

2倍の金額を払ってでもそのコンサートのチケットがほしい

Dù có phải trả tiền gấp 2 lần tôi cũng muốn có được vé concert đó

Bài 22: Những mẫu câu dùng để đưa ra phán đoán, suy luận

Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang tới cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 22: Những mẫu câu dùng để đưa ra phán đoán, suy luận. Cách nói đưa ra phỏng đoán vẫn thường xuyên cần sử dụng trong lối giao tiếp sinh hoạt. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong bài thi cũng như trong giao tiếp tiếng Nhật hằng ngày

 

 1. ~とみえる

Ý nghĩa: Dựa vào chứng cứ thấy được để suy đoán điều gì đó

Cách dùng: Chủ yếu dùng khi nhìn vào tình hình, trạng thái của người khác để lấy đó làm chứng cứ suy đoán

Thể thông thường + とみえる

Ví dụ:

朝からパチンコに行くなんて、ずいぶん暇だとみえる

Từ sáng đã đi chơi pachinko như vậy, trông có vẻ khá là rảnh

あまり食べないところを見ると、うちの猫はこのえさは好きではないとみえる

Thấy nó hầu như chẳng ăn gì, trông có vẻ con mèo nhà tôi không thích đồ ăn này rồi

 

2. ~かねない

Ý nghĩa: Có khả năng kết quả không tốt sẽ xảy ra

Cách dùng: Sử dụng với ý nghĩa nếu suy từ trạng thái hiện tại thì có thể kết quả xấu sẽ xảy ra. Mẫu câu này nói rõ về nguyên nhân hơn おそれがある

Vます+かねない

Ví dụ:

うわさはどんどん変な方向へ発展していきかねない

Có khả năng tin đồn sẽ dần phát triển theo chiều hướng xấu.

大事なことはみんなに相談しないと、後で文句を言われかねませんよ

Chuyện quan trọng nếu không bàn với mọi người, sau đó có thể sẽ bị phàn nàn đấy.

 

3. ~おそれがある

Ý nghĩa: E rằng, có khả năng có chuyện xấu xảy ra

Cách dùng: Sử dụng với ý nghĩa có thể có sự việc không tốt xảy ra. Thường sử dụng trên thời sự, khi trình bày, thuyết minh.

Nの・Vる/Vない + おそれがある

Ví dụ:

今夜から明日にかけて東日本で大雨のおそれがあります

Từ đêm nay tới ngày mai, e rằng phía đông Nhật Bản sẽ có mưa lớn

今後インフルエンザが広い範囲に広がるおそれはないだろう

E rằng sau này dịch cúm sẽ lan ra phạm vi rộng

 

4. ~に違いない・に相違ない

Ý nghĩa: Từ chúng cứ có được để phán đoán chắc chắn. に相違ない là cách nói cứng hơn so với に違いない

Cách dùng: Đứng ở cuối câu, liền ngay trước đó là điều được phán đoán. Có trường hợp  có thể đi liền trước đó là thể thông thường + から như ví dụ dưới

Thể thông thường (N・Na -である) + に違いない・に相違ない

Ví dụ:

日本に1年住んでいるのだから、彼も少しは生活に慣れたに違いない

Đã sống ở Nhật Bản 1 năm, anh ấy chắc hẳn đã ít nhiều quen với cuộc sống ở đó rồi

彼があれだけ強く主張するのは、何かはっきりした証拠があるからに相違いない

Anh ấy khẳn định mạnh đến như vậy, chắc hẳn là đã có chứng cứ gì đó rõ ràng rồi.

 

5. ~にきまっている

Ý nghĩa: Nêu phán đoán chủ quan chắc chắn.

Cách dùng: Khác với に違いない là dựa vào chứng cứ để phán đoán, にきまっている là cách nói mang tính chủ quan, trực cảm, mang ý là dù là ai cũng sẽ nghĩ vậy

Thể thông thường (N・Na) + にきまっている

Ví dụ:

こんな派手な色のお菓子、体に悪いにきまっています

Thứ bánh kẹo màu sặc sỡ này, chắc chắn là có hại cho sức khỏe

 

Bài 23: Những mẫu câu đưa ra quan điểm, cảm tưởng theo chủ quan người nói

Chúng ta đã biết cách thể hiện quan điểm, suy nghĩ một cách đơn giản nhất là dùng 〜と思う. Với bài viết này, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang tới cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 23: Những mẫu câu đưa ra quan điểm, cảm tưởng theo chủ quan người nói.

1. 〜ものだ

Ý nghĩa: Đưa ra một chân lí, sự thật, lẽ thường

Cách dùng: Không sử dụng với dạng quá khứ. Chủ ngữ không phải là người cá biệt, mà là một tập thể, tập hợp

V る/Vない・Aい・Naな + ものだ

Ví dụ:

自分では気が付きにくいが、どんな人にもくせがあるものだ

Dù bản thân khó nhận ra, nhưng ai cũng có những thói xấu

人間というのは本来一人では生きられないものだ

Con người vốn là không thể sống một mình được

 

 2. 〜というものだ

Ý nghĩa: Theo lẽ thường thì đúng là…

Cách dùng: Dùng lẽ thường để đánh giá một sự việc trong hoàn cảnh xác định. Không dùng với từ thể hiện cảm xúc người nói.

Thể thông thường (N・Na) + というものだ

Ví dụ:

今日中にアメリカまで荷物を届けると言われても、それは無理というものだ

Dù nói là hành lí có thể đến Mỹ trong ngày, nhưng theo lẽ thường thì đúng là không thể

 

3. 〜にすぎない

Ý nghĩa: Chỉ vậy, không quá

Cách dùng:  Dùng để nêu suy nghĩ của người nói về một sự vật sự việc rằng không phải trọng yếu, không phải đặc biệt, chỉ ít.

N・ Thể thông thường (N・Na -である) + にすぎない

Ví dụ:

調査では、お米を全く食べないと答えた人は1。2%にすぎなかった

Theo điều tra, số người trả lời rằng hoàn toàn không ăn gạo chiếm không quá 1.2%

一社員にすぎない私に、会社の経営のことなど決められない

Tôi chỉ là một nhân viên, không thể quyết định được chuyện kinh doanh của công ty

 

4. 〜にほかならない

Ý nghĩa: Chính là. Không phải gì khác

Cách dùng: Là cách nói thể hiện phán đoán mang tính kết luận của người nói.

N + にほかならない

Ví dụ:

将来この国を支えるのは、若い君たちにほかならない

Những người hỗ trợ cho đất nước trong tương ai, không ai khác chính là những người trẻ tuổi.

人間も自然の一部にほかならないということ忘れてはならない

Không được phép quên rằng con người chính là một phần của tự nhiên

 

5. 〜に越したことはない

Ý nghĩa: Đưa ra một điều không nhất thiết phải có, nhưng nên như vậy

Cách dùng: Đưa ra ý kiến chủ quan về một điều rằng có thể không đến mức bắt buộc, nhưng nếu có được như vậy thì tốt.

Thể thông thường hiện tại (N・Na -である)  + に越したことはない

Ví dụ:

旅行の荷物は軽いに越したことはない

Đồ đi du lịch nên nhẹ là tốt nhất

値段に関係なく質のいいものを買いたいが、安く買えるに越したことはない

Không nói đến giá cả thì tôi muốn mua đồ chất lượng tốt, nhưng nếu giá rẻ thì vẫn là tốt nhất

 

6. 〜しかないよりほかない

Ý nghĩa: Không có cách nào khác, không có khả năng, lựa chọn nào khác

Cách dùng: Thể hiện cảm xúc của ngừi nói rằng không còn lựa chọn nào khác, đành phải làm việc gì đó. Cũng có trường hợp được dùng với ý tích cực, như ví dụ số 2.

Vる + しかない・よりほかない

Ví dụ:

この道は一方通行だから、戻りたくても真っ直ぐ行くしかない

Con đường này là đường một chiều, dù muốn quay lại cũng chỉ còn cách đi thẳng

会議で企画の中止が決まったなら、この決定を受け入れるよりほかないでしょう

Dự án đã được quyết định dừng trong cuộc họp, không còn cách nào khác ngoài tuân theo quyết định này thôi.

 

7. 〜べきだ / べきではない

Ý nghĩa: Đương nhiên nên làm việc gì / Không được làm việc gì

Cách dùng: Đưa ra ý kiến của người nói rằng nên hay không nên. Không dùng với luật lệ, nội quy. Không nên dùng trực tiếp với người vế trên

Vる + べきだ / べきではない

(Ngoại lệ: する = >するべき・すべき)

Vる+ べき / べきではない + N

Ví dụ:

今日できることは明日に延ばさず今日するべきだ

Việc hôm nay đừng kéo dài qua ngày mai mà nên làm hôm nay

そんな質問は、初めて会った人にすべきではない

Câu hỏi đó, không nên nói với người mới gặp lần đầu

Bài 24: Những mẫu câu dùng để đưa ra lời đề xuất, lời khuyên

Đưa ra đề xuất, lời khuyên là một cách để đưa ra chính kiến của mình, đây là một kĩ năng quan trọng khi làm việc trong môi trường tập thể. Bài viết dưới đây, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang tới cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 24: Những mẫu câu dùng để đưa ra lời đề xuất, lời khuyên. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong bài thi cũng như trong giao tiếp tiếng Nhật hằng ngày.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 24: Những mẫu câu dùng để đưa ra lời đề xuất, lời khuyên

 

1, (よ)うではないか

Ý nghĩa: Đưa ra lời rủ, lời kêu gọi.

Cách dùng: Là cách nói mạnh mẽ để mời gọi, thường người dùng là nam, lớn tuổi, những người có chức quyền như chính trị gia, giám đốc khi kêu gọi số đông… Không dùng trong đời sống thường ngày.

Vよう + ではないか

Ví dụ:

環境を守るために何ができるか、考えてみようではないか

Có thể làm được gì để bảo vệ môi trường, chúng ta cùng nhau suy nghĩ chứ?

 

2.〜ことだ

Ý nghĩa: Đưa ra lời khuyên, trong tình huống cụ thể

Cách dùng: Không dùng dạng quá khứ, phủ định, nghi vấn. Đi với động từ thể hiện ý chí. Là cách nói đưa ra lời khuyên, lời cảnh báo, nên không nên dùng với người vế trên.

Vる ・Vない+ ことだ

Ví dụ:

太りたくなければ、夜遅く食べないことです

Nếu không muốn béo lên thì đừng nên ăn vào đêm muộn

 

3.〜ものだ/ ものではない

Ý nghĩa: Nên làm gì, phải làm gì / Không nên làm gì, không được làm gì

Cách dùng: Dùng cho những tri thức lẽ thường. Không dùng trong trường hợp xác định được đối tượng hay người được nhắm đến mà chỉ nói chung, hướng tới tất cả mọi người. Không nên dùng với người vế trên.

Vる ・Vない+ものだ

Vる  + ものではない

Ví dụ:

人との出会いは大切にするものだ

Nên trân trọng những cuộc gặp gỡ với mọi người

気軽に人にお金を貸すものではない

Đừng nên tùy tiện cho người khác vay tiền

 

4. 〜ことはない

Ý nghĩa: Không cần thiết phải làm gì

Cách dùng: Đưa ra phán đoán của người nói. Không dùng ở dạng câu hỏi. Hầu như không dùng nói về bản thân người nói. Không dùng trong trường hợp điều không cần thiết đã được xác định ngay từ đầu

V  + ことはない

Ví dụ:

彼の言葉など気にすることはないよ。いつもきつい言い方をする人だから

Không cần phải bận tâm với những lời anh ấy nối. Anh ấy là người có cách nói chuyện lúc nào cũng cay nghiệt

 

5.〜まい・〜(よ)うか〜まいか

Ý nghĩa: Không có ý định làm gì

Cách dùng: Trong trường hợpまい không mang ý chí người nói, cần có thêm〜と思っているようだ hay 〜としている. Khi đi kèm với những từ này thì thể hiện ý suy luận của người nói.

Vる  + まい

Vよう + か + Vる  + まいか

(V loại 2,3 ます + まい. Ngoại lệ する => するまい・すまい )

Ví dụ:

こんなばかな失敗は二度とするまい。

Tôi sẽ không mắc lỗi ngớ ngẩn này lần thứ hai

掃除ロボットを買おうか買うまいか決心がつかない。

Tôi vẫn chưa quyết định được có mua hay không mua robot quét dọn.

 

6.ものか

Ý nghĩa: Tuyệt đối không có ý định làm gì

Cách dùng: Là cách nói mang cảm tính người nói, nhấn mạnh ý phủ định. Có thể dùng  〜もんか cũng tương tự

Vる  + ものか

Ví dụ:

あんな無責任な人とはもう一緒に仕事をするものか

Tôi tuyệt đối sẽ không làm việc cùng người vô trách nhiệm như vậy đâu.

 

Bài 25: Những mẫu câu nhấn mạnh về cảm xúc, buộc phải làm gì

Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang tới cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 25: Những mẫu câu nhấn mạnh về cảm xúc, buộc phải làm gì. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong bài thi cũng như trong giao tiếp tiếng Nhật hằng ngày

1.〜てしかたがない・〜てしょうがない・〜てたまらない

Ý nghĩa: Rất, không thể chịu được

Cách dùng: Đi kèm với những từ biểu hiện mong muốn, cảm giác của người nói. Đặc biệt てたまらないthường đi với cảm giác cơ thể. Khi chủ ngữ là ngôi thứ ba cần đi kèm ようだ, らしい

Vて・Aくて・Naで + しかたがない・しょうがない・たまらない

Ví dụ:

近所にあったスーパーが閉店してしまって、不便でしかたがない

Siêu thị ở gần đây đã đóng cửa rồi nên rất bất tiện

久しぶりに彼女に会えるのが嬉しくてしょうがない

Lâu rồi mới được gặp lại cô ấy nên tôi rất vui

虫に刺されたところがかゆくてたまらない

Chỗ bị côn trùn đốt ngứa không chịu nổi

 

2.〜てならない

Ý nghĩa: Cảm xúc rất…

Cách dùng: Đi với những từ thể hiện cảm giác cơ thể, cảm xúc người nói hay những động từ thể hiện cảm nghĩ tự nhiên (気がする、思える、感じられる) Hay đi với cảm giác tiêu cực.  Khi chủ ngữ là ngôi thứ ba cần đi kèm ようだ, らしい

Vて・Aくて・Naで + ならない

Ví dụ:

明日の面接れうまく話せるかどうか、心配でならない

Buổi phỏng vấn ngày mai không biết có nói trôi chảy không, tôi rất lo lắng

 

3.〜ないではいられない・〜ずにはいられない

Ý nghĩa: Không kìm nén được

Cách dùng: Biểu hiện những hành động, cảm giác mang tính cá nhân xuất hiện tự nhiên.  Khi chủ ngữ là ngôi thứ ba cần đi kèm ようだ, らしい

Vない + ではいられない

Vない + ずにはいられない

(する=> せずに)

Ví dụ:

この曲が聞こえてくると、体を動かさないではいられない

Cứ nghe thấy bài hát ấy, cơ thể sẽ cử động theo

その選手の一生懸命な姿を見て、誰もが応援せずにはいられなかった

Khi nhìn vào bóng dáng nỗ lực của tuyển thủ đó, ai cũng sẽ phải ủng hộ

 

4.〜ないわけに(は)いかない

Ý nghĩa: Phải làm gì đó trong một tình huống cụ thể

Cách dùng: Đi với những động từ có ý chí. Chủ ngữ không phải l

Ví dụ:à ngôi thứ ba, thường là ngôi thứ nhất, ít được dùng trong văn bản. Thường dùng với lẽ thường trong đời sống xã hội.

Vない + わけに(は)いかない

親友の結婚式だから、忙しくても出席しないわけにはいかない

Vì là lễ kết hôn của bạn thân, nên dù bận cũng phải tham dự

 

5.〜ざるを得ない

Ý nghĩa: Không muốn nhưng đành phải

Cách dùng:  Đi kèm với động từ có ý chí. Chủ ngữ không phải là ngôi thứ ba, thường là ngôi thứ nhất, ít được dùng trong văn bản.

Vない + ざるを得ない

(する=> せざる)

Ví dụ:

これだけ反対の証拠が多いから、彼の説は間違っていたと言わざるを得ない

Có nhiều chứng cứ phản đối đến mức này, nên đành phải nói là giả thuyết của anh ấy đã sai.

 

Bài 26: Những mẫu câu nhấn mạnh về cảm xúc, mong muốn của người nói

Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang tới cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Bài 26: Những mẫu câu nhấn mạnh về cảm xúc, mong muốn của người nói. Với những mẫu câu dưới đây, các bạn có thể lồng cảm xúc, suy nghĩ của mình vào trong câu và nhấn mạnh cho người nghe hiểu được cảm xúc đó.

 

1.〜たいものだ・〜てほしいものだ

Ý nghĩa: Nhấn mạnh ý muốn điều gì, muốn làm gì

Cách dùng: Dùng trong trường hợp muốn thể hiện nguyện vọng, mong muốn trong lòng người nói. Không dùng để nói trực tiếp yêu cầu hay nguyện vọng cụ thể.

Vます+ たいものだ

Vて・Vないで + ほしいものだ

Ví dụ:

そんなにきれいな絵なら、ぜひ一度見てみたいものです

Nếu bức tranh đẹp đến vậy, tôi muốn nhất định phải đến xem một lần

今度こそ実験が成功してほしいものだ

Chính lần này tôi muốn thí nghiệm thành công

 

2.ものだ

Ý nghĩa: ものだ có thể dùng với hai ý nghĩa

a, Hồi tưởng lại thói quen trong quá khứ

b, Nhấn mạnh cảm xúc về một sự vật, sự việc

Cách dùng:

Vた + ものだ

a, Khi dùng để nói về thói quen trong quá khứ, vì là thói quen nên không dùng cho sự việc chỉ xảy ra một lần

Ví dụ:

子供のころ、夏になるとこの川で泳いだものです

Hồi nhỏ, khi mùa hè đến, tôi hay bơi ở dòng sông này.

祖父が生きていたころは、毎年お正月になると親戚が集まったものだ

Hồi ông tôi còn sống, mỗi năm tết đến, họ hàng lại tập trung lại.

 

b, Không dùng cho hành vi mang ý chí của người nói. Thường hay đi kèm với tính từ, phó từ (よく、ずいぶん…) thể hiện chủ quan của người nói.

Ví dụ:

卒業してからもう10年か。時間が過ぎるのは早いものだ

Đã 10 năm kể từ khi tốt nghiệp rồi sao. Thời gian trôi qua nhanh thật.

 

3.ないもの(だろう)か

Ý nghĩa: Mong muốn một việc xảy ra dù hiện thực khó có thể xảy ra được

Cách dùng: Đi với động từ thể khả năng hoặc động từ không chứa ý chí người nói

Vない + もの(だろう)か

Ví dụ:

どうにかして母の病気が治らないものか

Tôi muốn bệnh của mẹ khỏi bằng bất kì giá nào

誰かこの仕事を引き受けてくれる人はいないものだろうか

Tôi muốn có ai đó nhận công việc này

 

4.ものがある

Ý nghĩa: Có cảm giác gì đó

Cách dùng: Đi kèm với những từ thể hiện cảm tưởng của người nói

Thể thông thường hiện tại (Na -な) + ものがある

Ví dụ:

ここまれ完成しているのにあきらめなければならないなんて、残念なものがある

Đã thành công đến mức này rồi mà phải bỏ cuộc, đáng tiếc quá

 

5.ことだ

Ý nghĩa: Cảm giác thật là…

Cách dùng: Đi kèm với những tính từ thể hiện chủ quan người nói. Khi sử dụng động từ có tính chất như tính từ, động từ đó ở thể Vた, như ở ví dụ thứ hai

Naな・Aい + ことだ

Ví dụ:

大きくなりすぎたからとペットを簡単に捨てる人がいる。なんとひどいことだ。

Có những người khi thú nuôi lớn quá lại vứt bỏ dễ dàng. Thật là quá đáng

いくら電話しても出ない。まったく困ったことだ

Gọi điện bao lần cũng không nhấc máy. Thật là nan giải quá.

 

6.ことだろう・〜ことか

Ý nghĩa: Rất nhiều, biết bao

Cách dùng: Đi với từ nghi vấn thể hiện mức độ (どんなに, 何回) hay (なんと, いったい)

Từ nghi vấn + Thể thông thường (Na・N  -な/- である) + ことだろう・ことか

Ví dụ:

離れて暮らしているあなたのことを、ご両親はどんなに心配していることか

Bố mẹ lo lắng rất nhiều cho bạn khi tách ra sống riêng.

 

 

 

Phân biệt とたんに – かと思うと – 次第

Vậy là chúng ta đã cùng nhau học xong những mẫu câu cơ bản trong Ngữ pháp tiếng Nhật N2. Bây giờ, Hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt cụ thể hơn một chút những mẫu ngữ pháp dễ nhầm lẫn nhé! Bài học hôm nay là về những mẫu câu chỉ thời gian “ngay sau khi làm gì~ thì làm gì~” : Ngữ pháp tiếng Nhật N2: Phân biệt とたんに – かと思うと – 次第  .

Ý nghĩa + Cách sử dụng Ví dụ
~とたんに
  • Vた+とたんに
  • “Vừa mới… thì”
    Hành động xảy ra NGAY SAU KHI hành động khác vừa kết thúc, nhấn mạnh sự BIẾN ĐỔI đột ngột.
1.疲れていたので横になったとたん眠ってしまった。
Vì mệt quá nên vừa ngả lưng xuống tôi đã ngủ thiếp đi.2.外に出たとたん、激しい寒さが襲ってきた。
Tôi vừa bước ra ngoài thì bỗng thấy cái lạnh tê buốt ập tới.3.ドアを開けたとたん、猫が飛び込んできた。
Vừa mở cửa ra thì con mèo bỗng nhiên phóng vọt ra ngoài.
~かと思うと 
  • Vた・ている +かと思うと
  • “Vừa thấy… thì đã”, “cứ ngỡ… thì”
    Sự việc xảy ra NGAY SAU KHI hành động trước kết thúc, nhưng nhấn mạnh sự việc NGOÀI DỰ KIẾN, ngoài suy nghĩ, tưởng tượng,
 

1.姉が帰って来たかと思ったら、もう出かけていった。
Chị tôi vừa mới về thôi thế mà đã đi luôn.

2.雨が降って来たかと思ったら、すぐに止んだ。
Cứ nghĩ trời mới mưa thôi thế mà đã tạnh ngay được rồi.

3.赤ちゃんは寝ているかと思うと、泣き出したりいする。
Cứ tưởng con bé con ngủ rồi ai ngờ lại khóc toáng cả lên.

~次第 
  • Vますする + 次第
  • “Ngay sau khi…”
    Ngay khi hành động ở vế trước kết thúc thì hành động ở sau sẽ diễn ra, theo CHỦ Ý của người nói chứ không phải sự việc ngẫu nhiên.
 

1.部屋の準備ができ次第、会議を始めます。
Sau khi chuẩn bị phòng ốc xong thì cuộc họp sẽ bắt đầu.

2.安全確認が終わり次第、発車いたします。
Ngay sau khi kiểm tra xong độ an toàn thì tàu sẽ xuất phát.

3.NoiBai空港に着き次第、連絡します。
Tôi sẽ liên lạc ngay sau khi đến sân bay Nội Bài.

 

Những từ nối có nguồn gốc từ động từ

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 có không ít những mẫu có nguồn gốc xuất phát từ động từ. Dù chưa học những mẫu câu này, chúng ta cũng có thể suy luận ra từ động từ gốc. Hôm nay  chúng tôi sẽ mang tới cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Những từ nối có nguồn gốc từ động từ

Từ gốc Mẫu ngữ pháp Ví dụ
際する ~に際して(khi) 留学に際してはいろいろお世話になりましたKhi tôi du học đã được giúp đỡ rất nhiều
あたる ~にあたって(khi)  

開会にあたって一言ごあいさつ申し上げます

Mở đầu cuộc họp tôi xin được gửi một lời chào

わたる ~にわたって(trong phạm vi)  

関東地方の広い範囲にわたって初雪が降った

Trong phạm vi lớn khu vực Kantou, tuyết đầu mùa đã rơi

通じる ~を通じて(thông qua, trong suốt)  

インターネットを通じて世界中の情報が得られる

Thông qua internet có thể có được thông tin toàn thế giới

通す ~を通して(thông qua, trong suốt)  

彼は一生を通して村のために尽くした

Anh ấy suốt cả đời mình tận tâm vì làng

限る ~に限って(giới hạn)  

あの子に限ってそんなことをするはずがない

Là đứa bé đó thì chắc chắn không làm những việc như vậy

関する ~に関して(liên quan đến)  

今回の事件に関して詳しいことがわかりましたか

Bạn đã biết những điều cụ thể liên quan đến vụ việc lần này chưa?

めぐる ~をめぐって(xoay quanh)  

土地の問題をめぐって両者が対立している

Hai phe đối đầu nhau xoay quanh vấn đề đất đai

対して ~に対して(đối)  

お客様に対して丁寧な言葉を使いなさい

Hãy dùng lời lẽ lịch sự với khách hàng

応えて ~にこたえて(đáp ứng)  

住民の要望にこたえて自転車置き場を設置した

Đáp ứng nguyện vọng của người dân, sân để xe đạp được lập ra

基づく ~に基づいて(dựa theo)  

法律の基づいて裁判を行う

Dựa theo luật pháp mà việc phán xét được tiến hành

沿う ~に沿って(dựa theo)  

プログラムに沿って発表会を行います

Dựa theo chương trình mà buổi lễ phát biểu được thực hiện

従う ~にしたがって(thay đổi theo)  

気温の変化にしたがって山の景色が変わる

Nhiệt độ càng thay đổi, cảnh sắc trên núi cũng thay đổi

連れる ~につれて(thay đổi theo)  

父は年をとるにつれて頑固になってきた

Bố tôi càng có tuổi càng ngoan cố

伴う ~に伴って(thay đổi theo)  

地球温暖化に伴って各地で気候が変化している

Theo sự thay đổi nhiệt độ trái đất, khí hậu mỗi khu vực cũng thay đổi

応じる ~に応じて(ứng với)  

ご予算に応じてメニューをご用意いたします

Chúng tôi sẽ chuẩn bị thực đơn ứng với dự toán

於く ~において (ở, tại)  

本日A館において就職説明会が行われる

Hôm nay ở toàn nhà A có diễn ra hội thuyết minh tìm việc

先立つ ~に先立って(trước khi)  

野外実験を行うに先立って現地調査をした

Tôi đã điều tra khu vực trước khi thực hành thí nghiệm ngoài trời

拠る 〜によって(do)  

事故によって新幹線のダイヤが大きく乱れた

Vì có sự cố, lịch trình shinkansen hỗn loạn lớn

 

Những cách nói sử dụng わけ, ところ trong ngữ pháp tiếng nhật N2

 

Những cách nói sử dụng わけ

わけ ~わけがないChắc chắn không こんなに重いものを一人で運べるわけがないVật nặng như này chắc chắn một người không thể vận chuyển được
 

~わけではない

~というわけではない

Không hẳn là

 

いつでも電話に出られるわけではない

Không hẳn lúc nào cũng có thể nhấc điện thoại được

ペンならどれでも同じというわけではない

Bút thì không hẳn cái nào cũng giống nhau

 

~わけにはいかない

Không thể

 

今日は試験なので、休むわけにはいかない

Hôm nay là ngày thi, nên không thể nghỉ được

 

~ないわけに(は)いかない

Phải, không thể không

 

妹の結婚式に出席しないわけにはいかない

Tôi phải không thể không tham dự lễ kết hôn của em gái

 

~わけだ

~というわけだ

Thảo nào

 

そんなに残業しているんですか。それでは疲れるわけですよ

Làm thêm giờ nhiều thế này, thảo nào mệt đến vậy.

産地直送ですか。それで安いということです

Đồ thu hoạch trực tiếp à. Thảo nào rẻ vậy

 

Những cách nói sử dụng ところ

ところ ~どころではない~どころか

Không chỉ__mà còn hơn thế

連休中も休むどころではなく、毎日残業だTrong kì nghỉ không những không được nghỉ mà còn phải làm thêm giờ

部屋の中は涼しいどころか、35度もあった

Căn phòng này không những không mát mà còn tới 35 độ

 

~どころではない

Không tiện, không phải lúc

 

眠くて仕事どころではない

Buồn ngủ quá, không phải lúc làm việc

 

~たところ

Vừa mới

 

メールを送ったところ、すぐに返事来た

Vừa mới gửi mail, lập tức đã có phản hồi

 

~ところだった

Suýt

 

もう少しで車にぶつかるところだった

Suýt nữa là đâm xe rồi

 

~ところから

~ことから

Bởi vì

 

この木は雪がかかったように花が咲くところから、「雪柳」という名前がついた

Vì loài cây này khi nở hoa giống như có tuyết mắc vào, nên được đặt tên là “Tuyết Liễu”

同じの出身だとわかったことから、彼女と親しくなった

Vì biết là có cùng xuất thân, nên tôi đã thân với cô ấy

Những cách nói sử dụng もの, こと trong ngữ pháp tiếng Nhật N2

Cách nói chứa もの thường dùng trong trường hợp nói bao hàm cảm xúc của người nói

もの ~ものかChắc chắn không あいつが時間どおりに来るものかCậu ta chắn chắn không đến đúng thời gian đâu
 

~というものではない

Không hẳn

 

安ければいいというものではない

Không hẳn rẻ là tốt

 

~ものの

~とはいうものの

Mặc dù

 

高い着物を買ってものの、着る機会がない

Dù mua bộ kimono đắt tiền nhưng không có cơ hội mặc

手術じゃ成功したとは言うものの、まだ心配だ

Dù nói là phẫu thuật thành công nhưng tôi vẫn lo lắng

 

~ものなら

Nếu có thể

 

やれるものならやってみろ

Nếu có thể làm thì tôi muốn làm thử

 

~(よ)うものなら

Nếu __ thì sẽ gặp hậu quả

 

台風でも来ようものなら、この小屋は壊れそうだ

Nếu bão đến, căn phòng nhỏ này có vẻ sẽ sập

 

~もので・ものだから・もの

Lí do bao biện

 

目が悪いもので、よく見えませんでした

Vì mắt kém nên tôi không nhìn rõ

 

~ものだ

Chân lí, sự thực

 

人間は本来一人では生きられないものだ

Con người là không thể sống một mình được

 

~というものだ

Đúng là loại, đúng là kiểu

 

仕事を途中で投げ出すのは、無責任というものだ

Bỏ dở công việc giữa chừng, đúng là loại vô trách nhiệm

 

~もの

~ものではない

Lời khuyên nói chung

 

人との出会いは大切にするものだ

Nên trân trọng cuộc gặp gỡ với mọi người

気軽に人にお金を貸すものではない

Không nên tùy tiện cho người khác mượn tiền

 

~ものか

Không định

 

あんな人はもう一緒に仕事をするものか

Tôi không định sẽ làm việc cùng người như vậy nữa

 

~たいものだ

~てほしいものだ

Muốn

 

将来はこんな家に住みたいものだ

Tương lai tôi muốn sống ở căn nhà thế này

今度こそ実験が成功してほしいものだ

Lần này tôi muốn thí nghiệm thành công

 

~ものだ

Hoài niệm quá khứ

 

子供のころはこの川で泳いだものだ

Hồi còn nhỏ tôi hay bơi ở con sông này

 

~ものだ

Nhấn mạnh cảm xúc

 

時間が過ぎるのは早いものだ

Thời gian trôi nhanh quá đi mất

 

~ないもの(だろう)か

Muốn xảy ra dù khó

 

どうにかして母の病院が治らないものか

Tôi muốn mẹ khỏi bệnh bằng bất cứ giá nào

 

~ものがある

Có cảm giác

 

毎日遠くから通勤するのはつらいものがある

Mỗi ngày đều đi làm xa, có cảm giác thật vất vả

 

 

Cách nói chưa こと ngoài dùng để nhấn mạnh cảm xúc, còn dùng với nhiều hoạt động khác

こと ~(のこと)となるとCứ nhắc đến___thì Aさんは山のこととなると目が輝くA-san cứ nhắc đến núi là mắt sáng lên
 

~ないことには

Nếu không ___ thì không thể

 

お金がないことには、この計画は進められない

Nếu không có tiền thì kế hoạch không thể thực hiện

 

~ことだし

Đưa ra lí do

 

雨もやんでことだし、ちょっと出かけてこよう

Trời tạnh rồi, nên chúng ta ra ngoài một chút đi

 

~のことだから

Tin tưởng

 

Aさんのことだから、きっと合格出来るだろう

Vì là A-san nên nhất định sẽ đỗ nhỉ

 

~ことだ

Lời khuyên

 

太らないようにするには、夜遅く食べないことだ

Để không bị béo lên thì không nên ăn đêm

 

~ことはない

Không cần

 

電話で済むから、わざわざ行くことはない

Gọi điện thoại cũng được rồi, không cần cất công đi đâu

 

~ことだ

Nhấn mạnh cảm xúc

 

いい友達がいるのはありがたいこと

Có bạn bè tốt là điều đáng quý biết bao

 

~ことだろう

~ことか

Nhiều, biết bao

 

この城を作るのに、何年かかったことだろう

Để xây thành này, đã mất biết bao nhiêu năm rồi nhỉ

早く寝ろと子供に何回注意したことか

Tôi nhắc bọn trẻ mau ngủ biết  bao nhiêu lần

 

~こと

Cấm, quy định

 

「立て札」この池では釣りをしないこと

[Bảng cảnh báo] Không được câu cá ở hồ này
 

~ことなく

Không___

 

夏の間も休むことなく、原稿を書き続けた

Suốt mùa hè không nghỉ, phải tiếp tục viết bản thảo

 

~ことに

Cảm thán

 

ありがたいことに、両親は健在です

Biết ơn biết bao, rằng bố mẹ vẫn mạnh khỏe

 

~ことは~が

Đúng là ____ nhưng

 

この本は高いことは高いが、とても役に立つ

Cuốn sách này đắt thì đúng là đắt, nhưng rất hữu ích

 

~ということだ

~とのことだ

Truyền đạt lại lời

 

このレストランでは、野菜はすべて自家製のものを使っているということだ

Nghe nói nhà hàng này, tất cả rau củ đều là tự trồng

Aさんは今日来られないとのことでした

Nghe nói là A-san hôm nay không thể tới được

 

Phân biệt cấu trúc ngữ pháp: ないことはない、ないこともない、ないではいられない、ずにはいられない.

Chúng tôi giúp bạn phân biệt cách sử dụng các cấu trúc mang ý nghĩa “không phải là không thể, không phải là không, không thể không” trong ngữ pháp tiếng Nhật N2

1.  Cấu trúc ngữ pháp ないことはない

Aくない

なじゃない    + ことはない     

Vない

Vられない

 

* Ý nghĩa:  Không phải là không, không hẳn là không, (có khả năng)

 

* Ví dụ:

(1) 食(た)べないことはないが、あまりおなかすいてなくて。

Không phải là không ăn, chỉ là không đói thôi

 

(2)  お酒(さけ)やタバコ(たばこ)をやめるは難(むずか)しいが、やめられないことはない。

Bỏ rượu và thuốc lá thì khó thật, nhưng không phải là không bỏ được

 

(3) テレビ(てれび)は見(み)ないことはないが、1日(にち)に1時間(じかん)ぐらいだ。

Tivi không phải là không xem, nhưng một ngày chỉ xem khoảng một tiếng thôi

 

 

2. Cấu trúc ngữ pháp ないこともない

 

Aくない

なじゃない         + こともない

Vない

Vられない

 

* Ý nghĩa: Cấu trúc này là nhấn mạnh của ないことはない, với ý nghĩa chính là không phải là không thể.

 

* Ví dụ:

(1) 毎日、漢字を4つ5つなら、覚えられな いこともない。

Mỗi ngày học 4 đến 5 chữ Kanji thì không phải là không thể nhớ được.

 

(2) 肉はあまり好きではないが、食べないこともない。

Thịt thì tôi không thích lắm chứ không phải là không thể ăn được.

 

(3) 今回(こんかい)は不合格(ふごうかく)。しかし、努力(どりょく)すれば今年中(ことしじゅう)の合格(ごうかく)ができないこともない。

Lần này thì bạn đã trượt. Nhưng nếu bạn cố gắng thì không phải là không thể đỗ được trong năm nay.

 

 

3. Cấu trúc Vないではいられない, ずにはいられない

 

ず là dạng văn viết, trang trọng của ない (Lưu ý: しない chuyển thànhせず)

 

Ý nghĩa: Không thể không (Diễn tả người nói mặc dù muốn kìm nén hành động hay cảm xúc nào mà không thể thực hiện được).

 

* Ví dụ:

(1) 工事(こうじ)の音(おと)がうるさくて、耳(みみ)をふさがないではいられない。

Vì tiếng ồn từ công trường, không thể không bịt tai lại được

 

(2) おかしくて、笑(わら)わずにはいられない。

Vì nó rất kỳ lạ nên không thể không cười được

 

(3) そんなことを聞(き)いては失礼(しつれい)かともおもったが、どうしても聞(き)かずにはいられなかった。

Tôi biết là hỏi chuyện đó thì cũng thất lễ nhưng mà dù thế nào cũng không thể không hỏi được.

 

(4) あの映画(えいが)を見(み)たら、泣(な)かずにはいられない。

Sau khi xem bộ phim này, không thể không không xem.

“Từ ngữ cổ” trong ngữ pháp N2

Hôm nay, Trung tâm  Kosei sẽ mang tới cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2 – Những mẫu ngữ pháp bắt nguồn từ từ ngữ cổ. Những từ ngữ cổ này không thường xuyên được sử dụng trong tiếng Nhật hiện đại nữa, nhưng một số mẫu ngữ pháp bắt nguồn từ chúng vẫn còn được sử dụng.  Dù chưa học những mẫu ngữ pháp này, nếu biết ý nghĩa của từ gốc, chúng ta có thể suy luận được ý nghĩa của mẫu câu.

Những mẫu ngữ pháp N2 bắt nguồn từ "Từ ngữ cổ"

“Từ ngữ cổ” trong ngữ pháp N2

 

 

Từ ngữ cổ Ý nghĩa Mẫu câu Ví dụ
~ず ~ない ~もかまわず

Không ngại, không màng

値段もかまわず買い物する

Mua đồ không màng đến giá cả

~を問わず

Không yêu cầu

この仕事は男女を問わずできる

Công việc này không yêu cầu đến giói tính

~にかかわらず

Không  liên quan đến

送料は重さにかかわらず200円だ

Phí gửi đồ là 200 yên, không liên quan trọng lượng

~にもかかわらず

Mặc dù

大雨にもかかわらずたくさんの人が集まった

Mặc dù trời mưa nhưng rất nhiều người tập trung lại

~ずじまいだ

Chưa làm đã kết thúc

連休はどこへも行かずじまいだった

Kì nghỉ chưa đi đâu đã kết thúc

~ずにはいられない

Không làm không được

のどが渇いて水を飲まずにはいられない

Khát thì không uống nước không được

~ざるを得ない

Đành phải

週末も働かざるを得ない

Cuối tuần cũng đành phải làm việc

べし ~なければならない

 

~べきだ

Nên

今できることは今するべきだ

Việc có thể làm bây giờ thì nên làm bây giờ

~べきではない

Không nên

女性に年齢を聞くべきではない

Không nên hỏi tuổi con gái

まい ~ないだろう ~まい

Không

よく確かめたのだから間違いはあるまい

Đã xác nhận kĩ rồi nên không sai đâu

~ではあるまいか

Không

このままでは問題は解決しないのではあるまいか

 

~ないようにしよう ~まい

Không định

こんな失敗は二度とするまい

Tôi không định lại thất bại như này lần thứ hai đâu

つつ ~ながら ~つつ

Vừa… vừa

将来のことを考えつつ進路を決める

Tôi vừa nghĩ về tương lai vừa quyết định lộ trình

~ているところ ~つつある

Có xu hướng

次第に暖かくなりつつある

Trời dần dần ấm lên

~けれども ~つつ(も)

Mặc dù

危険だと知りつつ近づいた

Dù biết là nguy hiểm nhưng tôi vẫn lại gần

せよ しろ ~にせよ

Mặc dù

忙しいにせよ連絡はしなさい

Mặc dù bận nhưng hãy liên lạc đi.

Kosei.edu.vn mong muốn đem lại cho các bạn những thông tin về du học Nhật Bản cũng như tổng hợp các tài liệu học và ôn thi tiếng Nhật.Đây là những tài liệu mà trung tâm sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau để cho các bạn học dễ dàng hơn.Các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hơn tại Kosei

Tổng hợp bởi Kosei

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *