Nguồn gốc của tiếng Nhật

Chắc hẳn các bạn đã và đang học tiếng nhật đôi khi cũng có lúc thắc mắc về nguồn gốc của tiếng nhật phải không? Đôi khi chúng ta học một ngôn ngữ nào đó nhưng ít ai để ý đến nguồn gốc của nó , hôm nay các bạn và Trung tâm tiếng Nhật Kosei cùng tìm hiểu nhé .

Nguồn gốc của tiếng Nhật

Ngôn ngữ gần với tiếng Nhật nhất là tiếng Triều Tiên. Hai thứ tiếng này giống nhau gần như hoàn toàn về cách sắp xếp chủ ngữ (shugo) – bổ ngữ (mokutekigo) – vị ngữ (jutsugo). Tuy nhiên không có bằng chứng xác đáng nào chứng minh được rằng hai thứ tiếng này có chung một nguồn gốc. Có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc của tiếng Nhật như: nhóm ngôn ngữ Ural-Altaic, Malayo-Polynesian ở phái Nam, ngôn ngữ Ấn Độ – Tây Tạng, Tamil….Tuy nhiên, nếu xét riêng về mặt ngôn ngữ thì tiếng Nhât sử dụng nhiều nhất là chữ hán do có sự giao lưu văn hóa giữa 2 nước Nhật và Trung Hoa. Hơn nữa chữ mềm (Hiragana) và chữ cứng (Katakan) lại được tạo ra dựa trên chữ Hán. Tiếng Nhật hiện nay được tạo ra nhờ chữ Hán và chữ Kana (giả danh).

1. Đặc trưng của tiếng Nhật là gì?

Trước hết phải nói đến đặc điểm phát âm. Trừ N (ん) ra, một âm được biểu hiện chỉ bằng nguyên âm hay cặp phụ âm cộng nguyên âm.

Ví dụ:

Từ tokei (Đồng hồ) được tạo bởi một cặp to, cặp ke và nguyên âm i -> to-ke-i
Từ watashi (Tôi) được tạo bởi cằp wa, cặp ta, và cặp shi -> wa-ta-shi
Trọng âm trong tiếng Nhật không phân biệt mạng – yếu như trong tiếng Anh mà phân biệt cao – thấp. Ví dụ khi đọc YOKOHAMA thì YO đọc với giọng cao còn KOHAMA đọc với giọng thấp hơn. Tuy nhiên không phải trọng âm là giống nhau trong cả nước mà khác nhau từ đông Nhật Bản sang tây Nhật Bản, từ vùng này qua vùng khác. Từ vựng của tiếng Nhật gồm có từ thuần Nhật, từ Hán Nhật và từ mượn từ tiếng nước ngoài viết bằng Katakana.

2. Cấu tạo của một câu văn là như sau:

1) Chủ ngữ + bổ ngữ + động từ.

Ví dụ: Kare wa daigakusei desu = Cậu ấy sinh viên là

2) Chủ ngữ + đối tượng + động từ
Ví dụ: Watashi ha gohan wo tabeta = Tôi cơm ăn

Chỉ cần chú ý rằng động từ luôn đứng cuối câu và từ bổ nghĩa luôn đứng trước từ được bổ nghĩa thì có thể thay đổi vị trí các từ trong câu khá tự do.  Trong tiếng Nhật rất phát triển thể kính ngữ giống như trong tiếng Hàn Quốc, trong đàm thoại thì từ dành cho nam giới và từ dành cho nữ giới cũng được phân biệt rõ ràng.

3. Chữ mềm và chữ cứng được tạo ra như thế nào?

Chữ Kana được tạo ra bằng cách đơn giản hóa chữ Hán sau khi đã loại bỏ nghĩa của chữ Hán đó, chỉ giữ lại âm. Tác phẩm Vạn diệp tập (Man’yoshu) được biên soạn vào khoảng giữa thế kỷ thứ 8 bao gồm khoảng 4500 câu ca, toàn bộ được viết bằng chữ Hán (Kanji) theo kiểu ateji (Hoạt tự – chỉ dùng âm, không quan tâm đến nghĩa của chữ đó để biểu thị một từ). Sau đó Kana được hoàn thiện dần dần và vào cuối thế kỷ thứ 9, bộ chữ mềm Hiragana được hoàn thành. Chữ cứng Katakana là bản đơn giản hoá hơn nữa của Hiragana. Katakana cũng được tạo ra cùng thời với Hiragana. Ngay từ đầu thế kỷ thứ 9 đã có nhiều văn tự viết bằng Katakana.

4. Phải học bao nhiêu chữ Hán thì đủ?

Phần lớn trong số tổng cộng khoảng 50 nghìn chữ Hán đã được đưa vào tiếng Nhật. Bên cạnh đó còn có những chữ Hán do người Nhật tạo ra. Ví dụ chữ touge 峠 được ghép bởi 3 chữ: sơn, thượng, hạ có nghĩa là đèo. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày không cần thiết phải nhớ nhiều chữ Hán đến như thế. Hiện nay mỗi người nên nhớ khoảng 1945 chữ trong bảng thường dùng Hán tự. Bảng này do bộ giáo dục Nhật Bản qui định và đã được Việt hoá bởi tác giả Đỗ Thông Minh. Phần lớn người Việt Nam ở Nhật dùng bảng này như là một công cụ không thể thiếu khi học tiếng Nhật.

5. Chữ mềm và chữ cứng được dùng như thế nào?

Trong tiếng Nhật tồn tại đồng thời 3 loại ký tự: Chữ Hán (Kanji), chữ mềm (Hiragana) và chữ cứng (Katakana). Chữ Hán là chữ tượng hình du nhập vào từ Trung Quốc, chữ mềm và chữ cứng là bản đơn giản hoá của chữ Hán để biểu thị âm. Hầu hết danh từ được viết bằng chữ Hán (Từ Hán-Nhật), động từ và tính từ thì được viết hỗn hợp giữa chữ Hán và chữ mềm. Trợ từ và trợ động từ được viết bằng chữ mềm. Từ ngoại lai (Anh, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan …) được viết bằng chữ cứng. Do tiếng Nhật có nhiều từ đồng âm khác nghĩa nên viết bằng chữ Hán (nhìn chữ đoán được ý) sẽ dễ hiểu hơn.

Tiếng Nhật có bao nhiêu bảng chữ cái ???

Những ai lần đầu biết đến tiếng Nhật hay nghe nói về tiếng Nhật chắc hẳn đều nghĩ rằng nó rất khó vì nó sử dụng một hệ thống chữ cái khác với chữ Latinh và cũng có nhiều bảng chữ cái khác nhau. Vậy Tiếng Nhật có bao nhiêu bảng chữ cái ???

Trong chuyên mục Chia sẻ này, trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ giúp các bạn giới thiệu một cách sơ lược về các bảng chữ cái trong tiếng Nhật và đặc điểm của từng bảng chữ cái nhé!!!

Tiếng Nhật có bao nhiêu bảng chữ cái ???

Khác với phần lớn các ngôn ngữ khác trên thế giới chỉ có một bảng chữ cái, tiếng Nhật có tới 3 bảng chữ cái đó là bảng Hiragana (hay còn gọi là bảng chữ mềm), bảng Katakana (bảng chữ cứng) và Kanji (Hán tự). Bên cạnh đó, có thể một số bạn còn nghe đến chữ Romaji, tuy nhiên đây thực tế chỉ là phiên âm bằng chữ latinh cách đọc các từ tiếng Nhật để những người nước ngoài có thể học một cách dễ dàng hơn.

Đầu tiên chúng ta sẽ đến với bảng chữ Hiragana, sở dĩ gọi là chữ mềm vì nét viết của chữ Hiragana rất mềm mại.

Tiếng Nhật có bao nhiêu bảng chữ cái ???

Như trong hình ảnh này, chữ Hiragana là những chữ to được viết ở trên, chúng ta sẽ học theo thứ tự hàng dọc, từ phải qua trái. Bên dưới mỗi chữ là phiên âm cách đọc bằng chữ Latinh hay đó chính là Romaji. Bảng Hiragana được sử dụng rất nhiều, có những từ tiếng Nhật chỉ có thể biểu hiện bằng Hiragana mà không có chữ Kanji. Đối với chữ Romaji, nó giúp cho những người nước ngoài mới bắt đầu học tiếng Nhật có thể dễ dàng đọc được từ tiếng Nhật đó dù cho đôi khi có những chữ họ hoàn toàn không biết.

Bảng chữ cái tiếp theo là bảng Katakana (bảng chữ cứng). Bảng Katakana thường được tạo ra từ các từ tiếng Anh. Do đó, đây sẽ là một lợi thế vô cùng quan trọng cho những ai đã có nền tảng tiếng Anh tốt trước khi bước vào học tiếng Nhật, ví dụ như trong tiếng Anh chúng ta nói “internet” thì trong tiếng Nhật nó được nói là “インターネット”. Bảng chữ cái này thường sẽ ít dùng hơn so với Hiragana, bởi lẽ nó sẽ chỉ bao gồm những từ vựng cố định mà không có sự lắp ghép các âm như Hiragana. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta được lơ là nó, bởi lẽ trong tiếng Nhật ở một số lĩnh vực đặc thù như  là mỹ phẩm các từ vựng chuyên ngành được sử dụng rất nhiều bằng Katakana.

Bảng chữ cái cuối cùng là chữ Kanji – đây còn được gọi là nỗi ám ảnh kinh hoàng của những ai học tiếng Nhật. Chữ Kanji có nguồn gốc từ chữ Hán của Trung Quốc, nó là hệ thống chữ tượng hình. Vì vậy đối với những quốc gia sử dụng hệ thống chữ Latinh hay các chữ cái khác sẽ gặp một chút khó khăn lúc đầu để thích nghi được với bảng chữ cái này. Trong tiếng Nhật, để sử dụng một cách hoàn toàn thành thạo tiếng Nhật, chúng ta cần trang bị khoảng gần 2000 chữ Kanji. Nhưng cái khó của Kanji không dừng ở đó, mà còn nằm ở cách đọc của các chữ Hán. Không giống như Hiragana hay Katakana chỉ có một cách đọc, chữ Kanji tuỳ từng trường hợp mà có cách đọc khác nhau, nó biểu hiện ý nghĩa, từ vựng khác nhau.

“Vạn sự khởi đầu nan” – câu nói này vốn không sai, cái gì lúc mới bắt đầu đương nhiên ta đều thấy nhiều khó khăn và trắc trở. Nhưng hãy thử nhìn ra thế giới rộng lớn, không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia khác, có tới hàng nghìn, hàng triệu người ngoại quốc học được tiếng Nhật, vậy thì chẳng có lý do gì chúng ta không thể cả.

Vì thế, dù có nhiều lúc thấy khó khăn, nản chí nhưng đừng vội bỏ cuộc nhé, hãy cố gắng học tiếng Nhật từ bảng chữ cái, có thể mất nhiều ngày, nhưng đến một ngày đẹp trời khi chúng ta đọc được, hiểu được, nói được lúc đó các bạn sẽ cảm thấy công sức của mình bỏ ra thật xứng đáng.

100 tên họ thường được sử dụng trong tiếng Nhật

Cũng giống như trong tiếng Việt, có những tên, họ được đặt rất phổ biến như họ Nguyễn, họ Hoàng,…thì ở trong tiếng Nhật cũng vậy. Hôm nay, trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ chia sẻ tới các bạn 100 tên họ thường gặp nhất trong tiếng Nhật.

Chúng ta cùng xem thử nhé!

1.      鈴木(すずき)

Suzuki

吉田(よしだ)

Yoshida

橋本(はしもと)

Hashimoto

吉村(よしむら)

Yoshimura

山下(やました)

Yamashita

2.      高橋(たかはし)

Takahashi

清水(しみず)

Shimizu

阿部(あべ)

Abe

武田(たけだ)

Takeda

増田(ますだ)

Masuda

3.      加藤(かとう)

Kato

小川(おがわ)

Ogawa

岡本(おかもと)

Okamoto

原田(はらだ)

Horada

市川(いちかわ)

Ichikawa

4.      木村(きむら)

Kimura

石川(いしかわ)

Ishikawa

藤井(ふじい)

Fujii

西村(にしむら)

Nishimura

野田(のだ)

Noda

5.      長谷川(はせがわ)

Hasegawa

近藤(こんどう)

Kondo

片山(かたやま)

Katayama

野村(のむら)

Nomura

後藤(ごとう)

Gotou

6.      (もり)

Mori

島田(しまだ)

Shimada

西川(にしかわ)

Nishikawa

丸山(まるやま)

Maruyama

上野(うえの)

Ueno

7.      青木(あおき)

Aoki

小山(おやま)

Oyama

竹内(たけうち)

Takeuchi

新井(あらい)

Arai

北村(きたむら)

Kitamura

8.      小田(おだ)

Oda

大塚(おおつか)

Otsuka

安藤(あんどう)

Andou

黒田(くろだ)

Kuroda

(せき)

Seki

9.      高木(たかぎ)

Takagi

前田(まえだ)

Maeda

上田(うえだ)

Ueda

服部(はっとり)

Hattori

石田(いしだ)

Ishida

10. 砂糖(さとう)

Sato

小野(おの)

Ono

松田(まつだ)

Matsuda

(はやし)

Hayashi

川上(かわかみ)

Kawakami

11. 小林(こばやし)

Kobayashi

横田(よこた)

Yokota

松村(まつむら)

Matsumura

山口(やまぐち)

Yamaguchi

今井(いまい)

Imai

12. 山田(やまだ)

Yamada

村上(むらかみ)

Murakami

福島(ふくしま)

Fukushima

山崎(やまさき)

Yamasaki

福田(ふくだ)

Fukuda

13. 松本(まつもと)

Matsumoto

森田(もりた)

Morita

石原(いしはら)

Ishihara

岡田(おかだ)

Okada

三浦(みうら)

Miura

14. 金子(かねこ)

Kaneko

中山(なかやま)

Nakayama

渡辺(わたなべ)

Watanabe

遠藤(えんどう)

Endo

宮元(みやもと)

Miyamoto

15. 池田(いけだ)

Ikeda

久保(くぼ)

Kubo

斉藤(さいとう)

Saito

田村(たむら)

Tamura

松岡(まつおか)

Matsuoka

16. 中島(なかじま)

Nakajama

野口(のぐち)

Noguchi

井上(いのうえ)

Inoue

横山(よこやま)

Yokoyama

菊池(きくち)

Kikuchi

17. 小島(こじま)

Kojima

桜井(さくらい)

Sakurai

内田(うちだ)

Uchida

石井(いしい)

Ishii

広瀬(ひろせ)

Hirose

18. 中野(なかの)

Nakano

山本(やまもと)

Yamamoto

和田(わだ)

Wada

中川(なかがわ)

Nakagawa

大島(おおしま)

Ooshima

19. 田中(たなか)

Tanaka

伊都(いと)

Ito

(つじ)

Tsuji

矢野(やの)

Yano

藤原(ふじわら)

Fujiwara

20. 中村(なかむら)

Nakamura

佐々木(ささき)

Sasaki

(はら)

Hara

田辺(たなべ)

Tanabe

Nguyên tắc chuyển âm Hán tự trong tiếng Nhật

Đối với nhiều bạn học tiếng Nhật, Kanji giống một “cơn ác mộng” khiến cho bạn cảm thấy nản chí mỗi khi học. Tuy nhiên, việc học chữ Hán là chấp nhận thực tế “Hôm nay học, ngày mai quên”. Chính vì vậy, bạn không cần quá lo lắng là mình không thể nhớ được chữ nào cả. Hãy cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiều nguyên tắc chuyển âm Hán tự trong tiếng Nhật

Nguyên tắc chuyển âm Hán tự trong tiếng Nhật

Học Kanji đầu tiên là trong tư tưởng không được vội

Bước 1: In danh sách Kanji bạn cần học ra.

Bước 2: Bạn nên đọc âm Hán việt và nhìn chữ Kanji (không cần thuộc)

Mỗi ngày đọc 5 lần cũng được (mỗi ngày 1 trang) và tăng dần

Bước 3: Cứ cầm danh sách mà đọc (đọc như đọc kinh vậy, không cần thuộc nhưng đọc nhiều sẽ tự thuộc, mưa dầm thấm lâu mà ?)

Bước 4: Bạn đọc hoài sẽ phát hiện ra những chữ Hán việt giống nhau hoặc là gần âm với nhau, hoặc sẽ có chữ hay bộ giống nhau

Bước 5: Nghiên cứu ra quy luật chuyển từ Hán việt sang Hán Nhật (âm On)

Bước 6: Học âm Kun

 

Các quy tắc cho Âm Đầu chữ Hán (Kanji)

Hàng nguyên âm và “Y”

Các quy tắc cho Âm Đuôi chữ Kanji

Quy tắc chuyển vần Hán tự

Ví dụ áp dụng chuyển Hán Việt => On’yomi

TRIỂN LÃM: TRI => t, N => n, L => r, M => n nên kết quả là: tenran

HÀN QUỐC: kan koku (H => k, QU => k)

NHẬT BẢN: ni hon hoặc nippon (NH => n, B => h)

HẢI CẢNG: kaikou

Như vậy bạn nhìn vào hán việt bạn đã chuyển sang được rồi.

Với cách học này, khoảng 3 tháng bạn có thể thuộc khoảng 2000 từ một cách dễ dàng và tự chuyển thành thạo nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *