Cách phân biệt câu trong ngữ pháp N3

Phân biệt ~たばかり và ~たところ

Cùng diễn tả một sự việc gì đó mới xảy ra nhưng ~たばかり và ~たところ lại hoàn toàn khác nhau. Các bạn hãy cùng trung tâm tiếng nhật Kosei đi vào tìm hiểu trong bài viết này nhé. Bài học hôm nay, Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Phân biệt ~たばかり và ~たところ.

Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Phân biệt ~たばかり và ~たところ

Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Phân biệt ~たばかり và ~たところ

I. Nội dung:

 

~たばかり ~たところ
Cách kết hợp V‐た + ばかりだ V‐た + ところだ
Ý nghĩa

Cách sử dụng

~ Vừa mới…

  • Dùng để thể hiện hành động vừa mới xảy ra, cách thời điểm hiện tại chưa lâu theo QUAN ĐIỂM và CẢM NHẬN của người nói. Sử dụng cả khi khoảng thời gian không thực sự ngắn nhưng người nói có dụng ý rằng nó ngắn ngủi đối với mình.

 

  • Có thể sử dụng với 「の」dưới dạng「~たばかりの」 nhưng không sử dụng được với「に・え・を」.

 

~Vừa mới…. ~Ngay sau khi…

  • Dùng khi muốn đưa ra một trường hợp hay một hành động vừa mới xảy ra, theo quan điểm của người nói. Và chỉ sử dụng được cho những hành động chính xác là vừa mới xảy ra.

 

  • Có thể sử dụng với「に・え・を」 nhưng không thể kết hợp với「の」, không có cách diễn đạt 「~たところの」.

 

Ví dụ 1.でき上がったばかりのケーキをみんなで食べた。
Mọi người cùng nhau ăn chiếc bánh vừa được làm xong.
( Chiếc bánh được làm xong vài phút, vài giờ trước thì vẫn có thể dùng cấu trúc này)

 

2.さっきご飯を食べたばかりなのに、もうおなかがすいてしまった。
Tôi vừa mới ăn xong mà giờ đã đói mất rồi.

1.もしもし、今、駅に着いたところです。
Alo, tôi vừa tới nhà ga rồi này.
( Chỉ dùng khi người nói vừa đặt chân tới nhà ga, hay nói cách khác là ngay sau khi đặt chân tới nhà ga)

 

2.ケーキができ上がったところへ子供たちが帰って来た。
Tôi vừa mới làm xong chiếc bánh thì lũ trẻ về đến nhà.

II. Bài tập:

1.家には生まれた(  )の子犬が3匹います。

2.会議が始まった(  )に高橋さんが入ってきた。

3.もしもし、今新幹線に乗った(  )です。そちらに8時に着くと思います。

4.このパソコンはまだ買った(  )なのに、調子が悪い。

5.彼は1か月前に日本に来た(  )だそうです。でもm日本語が上手ですね。

Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Phân biệt する・なる

Từ trong sơ cấp chúng ta đã được tiếp xúc với ~する và ~なる nhưng các bạn đã hiểu được sự khác nhau giữa hai mẫu ngữ pháp này chưa? Bài học hôm nay cũng học về ~する và ~なる. Cùng trung tâm tiếng nhật Kosei học Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Phân biệt する・なる nhé.

I. Khái quát:

 

~する: Nhấn mạnh vào hành động mang ý chí, ý thức của người nói. ~なる: Nhấn mạnh vào sự biến đổi hoặc kết quả của sự việc xảy ra.
私は部屋をきれいにした

Tôi đã lau dọn sạch sẽ căn phòng.

部屋はきれいになった

Căn phòng đã trở nên sạch sẽ.

II. Phân biệt する・なる

 

~する ~なる
~にする ・ ~くする

=> Thay đổi một trạng thái, tình huống nào đó. ( thường có chủ thể hành động)

例:
1.私は大きいケーキを半分にした。
Tôi đã chia chiếc bánh thành hai nửa.

2.電気を消して、部屋を暗くしてください。
Xin hãy tắt điện và làm tối căn phòng.

 

~になる ・ ~くなる

=> Sử dụng khi trạng thái, tình huống ấy tự thay đổi. ( không đề cập đến đối tượng tác động)

例:
1.大きいケーキが半分になっていた。
Chiếc bánh đã được chia làm 2 nửa.

2.電気を消したので、部屋が暗くなった。
Vì đã tắt hết điện nên căn phòng trở nên tối tăm.

 

~にする ・ ~ことにする

=> Quyết định ( mang ý chí của người nói).

例:
1.旅行の出発日は8月30日にしよう。
Chúng ta hãy đi du lịch vào ngày 30/8 đi!

2.もうたばこは吸わないことにした。
Tôi quyết định sẽ không hút thuốc nữa.

 

~になる ・ ~ことになる

=> Được quyết định, được lên kế hoạch sẵn.

例:
1.旅行の出発日は8月30日になった。
Ngày đi du lịch đã được quyết định vào 30/8.

2.今年は社員旅行は行わないことになった。
Năm nay sẽ không tổ chức du lịch cho nhân viên công ty.

 

~にしている ・ ~ことにしている

 

=> Duy trì những việc mà tự mình quyết định, lên kế hoạch thực hiện ( có ý chí của người nói).

例:
1.昼食はいつもパンにしています。
Tôi lúc nào cũng ăn bánh mì vào bữa trưa.

2.寝る前に日記を書くことにしている。
Hôm nào tôi cũng viết nhật ký trước khi ngủ.

~になっている ・ ~ことになっている

=> Duy trì những việc mà mình đã được quyết định, được lên kế hoạch ( phải làm theo).

例:
1.毎年、花見の会場は桜公園になっています。
Hàng năm đều diễn ra lễ hội ngắm hoa tại công viên Hoa anh đào.

2.この会社では制服を着ることになっている。
Ở công ty này mọi người bắt buộc phải mặc đồng phục đi làm.

 

~ようにする

=> Thực hiện hành động, sự thay đổi nhằm mục đích nào đó.

例:
1.机の位置を変えて、仕事中でも外の景色が見えるようにしよう。
Tôi thay đổi vị trí của bàn để có thể ngắm nhìn phong cảnh bên ngoài dù là trong lúc làm việc.

 

2.大事な物はいつも棚の上に置いて、子供に触らないようにしている。
Tôi luôn cẩn thận đặt những vật quan trọng lên trên kệ sách để lũ trẻ không chạm vào được.

~ようになる

=> ~ Trở nên, trở thành… ( Sự thay đổi tự động xảy ra. )

例:机の位置が変えたので、仕事中でも外の景色が見えるようになった。
Vì vị trí bàn được thay đổi nên dù trong lúc làm việc tôi vẫn có thể nhìn thấy phong cảnh bên ngoài.

 

~ようになっている

=> Được làm / tạo ra nhằm mục đích đặc biệt nào đó. Thường nói về sự biến đổi trong hoạt động của máy móc.

例:
1.この家は屋根にも窓があって、太陽の光が上からも入るようになっている。
Ngôi nhà này mở cả ô cửa sổ trên nóc để ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào bên trong.

 

2.トイレに入ると、電気が自動でつくようになっている。
Khi bước vào toilet, đèn sẽ tự động sáng.

 

 

Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Phân biệt ~らしいい、~っぽい、~のようだ・みたいだ

Đều mang ý nghĩa là “giống như…”, “như thể…”… ( với những việc, sự việc tương đồng) nhưng ~らしいい、~っぽい、~のようだ・みたいだ lại có nét nghĩa riêng và cách sử dụng khác nhau. Cùng trung tâm tiếng nhật Kosei vào bài học “Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Phân biệt ~らしいい、~っぽい、~のようだ・みたいだ”

 

  Cách kết hợp Ý nghĩa
Cách sử dụng
Ví dụ
~らしいい 名 +らしい ~ Giống như…
Giống về bản chất, thứ thực sự có ở sự vật, hiện tượng đó.
Hầu như là sự đánh giá tích cực.

1.今日は暖かくて春らしい1日だった。
Hôm nay là một ngày trời ấm áp như mùa xuân.

2.いつもの元気なリーくんらしくないよ。どうしたの?
Chẳng giống như Ri luôn vui vẻ gì cả. Hôm nay cậu sao thế?

~っぽい 名・動ます +っぽい Miêu tả một người, sự vật, hiện tượng,… có yếu tố, tính chất là như vậy ( nhưng trên thực tế thì 2 đối tượng được nêu ra hoàn toàn khác nhau) 1.彼女はわがままばかり言って、子供っぽい人だ。
Anh ấy suốt ngày nói những điều ích kỷ, hệt như trẻ con ý.2.弟はあきっぽくて、何でも途中でやめてしまう。
Em trai tôi thuộc kiểu cả thèm chóng chán, cứ làm giữ chừng rồi bỏ. 

~のようだ

名 +のようだ・みたいだ
名 +ような・みたいな +名
Nghe/ nhìn giống như….
Đưa ra phán đoán, nhận xét dựa trên quan sát, cảm nhận của bản thân
1.ここかれみえる景色は絵のようだ。
Từ đây nhìn xuống phong cảnh phía dưới như một bức họa vậy2.あの人は男のようだ。
Người đó trông có vẻ là nam. 
~みたいだ Biểu thị hành động, hành xử cứ như thể là…. ( có tính chất giống như thế nhưng thực tế không phải)- hay mang ý tiêu cực và dùng trong văn nói. 1.このパンはケーキみたいに甘くてやわらかい。
Chiếc bánh mì này có vị như một chiếc bánh ngọt vậy.2.ガラスみたいな氷を靴で踏んで遊んだ。

 

~のようだ vàみたいだ gần tương tự nhau, ~のようだ dùng nhiều trong văn viết còn みたいだ dùng trong văn nói nhiều hơn.

 

 

* ~らしい với ~みたい:

 

  • 彼は日本人みたいだね。
    Anh ấy giống như người Nhật vậy. ( mặc dù biết ấy không phải người Nhật)

 

  • 彼は日本人らしいだね。

Anh ấy có vẻ là người Nhật. ( không biết rõ nhưng nhìn qua cách nói chuyện, ngoại hình,… phán đoán như vậy)

 

Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Phân biệt おかげで với せいで

Đã bao giờ bạn muốn nói cảm ơn, nhờ ai đó mà bạn đỗ được kỳ thi, nhờ ai đó mà bạn cảm thấy vui vẻ hay phàn nàn rằng tại ai mà bạn lâm vào tình thế khó khăn chưa? Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Phân biệt おかげで với せいで sẽ giúp bạn có những lời cảm ơn thích hợp nhất. Luyện thi hiệu quả cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei.

おかげで

せいで

Cách kết hợp N
ナ刑な/だった
イ刑
V
+おかげで N
ナ刑な
イ刑/Vせい
+ せいで
Ý nghĩa ~do, tại,… (  một sự việc xảy ra kéo theo hệ quả gì đó – có sự thay đổi…)
Cách sử dụng – Mang tính tích cực, lạc quan. – Mang tích tiêu cực ( ý trách móc, đổ lỗi).
Ví dụ 1.君のおかげで僕は幸せです。
Nhờ em mà anh cảm thấy hạnh phúc.2.彼が来たおかげで楽しくなった。
Nhờ anh ấy đến mà không khí trở nên vui vẻ hẳn.*おかげさま:
― 先生が薬をくれたので、おかげさまで、元気になりました。どうもありがとうございました。
Nhờ thầy cho em thuốc nên ơn trời là em đã khỏe lên rồi ạ. Em cảm ơn thầy nhiều ạ, 

― おかげさまで、試験が合格しました。
Ơn trời là tôi đã đỗ được kỳ thi.

1.君のせいで僕は幸せじゃない。
Tại em mà anh cảm thấy không vui chút nào2.彼は来たせいでつまらなくなった。
Tại anh ta đến làm mọi thứ trở nên nhạt nhẽo.3.隣の部屋の音楽の音のせいで、勉強に集中できない。
Tại tiếng nhạc từ phòng bên mà tôi không thể tập trung học được.

 

 

* Trường hợp mỉa mai, châm biếm, dùng おかげで thay cho せいで, nhưng ý nghĩa thì không mạnh bằng

VD:

あなたの意見のおかげで、彼とけんかしてしまった。
Nhờ lời khuyên quý giá của cậu mà tớ đã cãi nhau với anh ấy.

Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Mẫu câu với ~やすい、~にくい、~づらい

Khám phá mẫu câu biểu hiện trạng thái, đặc trưng, điều kiện,… với ~やすい、~にくい、~づらい. Học ngữ pháp tiếng Nhật N3 cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei.

* Ý nghĩa khái quát: Biểu hiện trạng thái, đặc trưng, điều kiện,…

 

* Cách kết hợp: V-ます +~やすい、~にくい、~づらい

 

Ngữ pháp Ý nghĩa Ví dụ
~やすい Điều gì đó dễ dàng xảy ra, một việc gì đó có thể thực hiện một cách đơn giản, dễ dàng… 1.山河先生の話はわかりやすい。
Câu chuyện của cô Yamakawa thật dễ hiểu.

2.薄(うす)くて破れやすい紙だから、きをつけて。
Vì túi mỏng và dễ rách nên hãy sử dụng cẩn thận

~にくいĐiều gì đó khó xảy ra hoặc làm một việc gì đó khá khó khăn, không thể thực hiện dễ dàng…1.この肉は硬くて食べにくい。
Miếng thịt này cứng quá khó mà ăn nổi.

2.丈夫で割れにくいカップはありませんか。
Ở đây có loại cốc nào bền, khó vỡ không ạ?

~づらいQuá khó khăn để làm gì… ( khiến người nói cảm thấy bối rối, khó chịu nhưng vẫn có thể làm)1.ここは黒板の字が見づらいです。
Ngồi đây thật là khó khăn để nhìn thấy chữ ở trên bảng

2.個人的なことなので、職場の人には頼みづらい。
Vì là công việc cá nhân nên khó mà nhờ được cơ quan, đồng nghiệp.

 

♦ Sự khác biệt giữa にくい và づらい là gì?

Cả hai từ đều mang nghĩa làm việc gì đó một cách khó khăn và hầu như không khác nhau về ý nghĩa mà chủ yếu là khác về ý đồ của người nói. にくい thường chỉ những việc khó thực hiện được, còn づらい thì mang ý làm thì làm được nhưng khó khăn, vất vả ( mang nhiều cảm xúc, sự lao tâm khổ tứ của người nói hơn).
Tuy vậy, gần đây, người Nhật đang có xu hướng dùng づらい nhiều hơn にくい.

Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Cách sử dụng ~かける、~きる、~通す、~出す

Cùng tìm hiểu 4 cách mở rộng ý nghĩa của danh từ hoặc động từ với 「かける・かけだ」、「~きる」、「~通す」、「~出す」 trong ngữ pháp N3 khi dùng để biểu thị các giai đoạn của hành động nhé! Ôn thi hiệu quả cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei.

* Cách kết hợp: V‐ます+ ~かける、~きる、~通す、~出す

 

Hình thức ngữ pháp Ý nghĩa Ví dụ
~かける

~かけだ

Chỉ trạng thái giữa chừng, chưa hoàn thành, vừa mới bắt đầu của hành động. 1.彼女は何か言いかけて、黙ってしまった。
Cô ấy đang định nói gì đó rồi lại im lặng giữa chừng.2.弟は読みかけの本を置いて、友達と遊びに出かけた。
Em trai tôi bỏ cuốn sách đang đọc dở xuống và nhảy tót ra ngoài chơi với bạn.
~きる ~Hoàn toàn, hết cả… ( đến cuối cùng cũng có thể hoàn thành, kết thúc xong công việc, hành động ấy) 1.50キロの長い距離を走りきった
Cuối cùng tôi cũng chạy hết được quãng đường 50 km.
2.こんなにたくさん、一人では食べきれない
Thức ăn nhiều như thế này thì làm sao một người có thể ăn hết được.
~通す Trạng thái vẫn đang tiếp tục diễn ra cho đến khi hoàn thành mới thôi của hành động. 1.自分で決めたことは最後までやり通そう
Tôi sẽ làm đến cùng công việc mà tự tôi đã quyết định.2.彼は何を聞かれても黙り通した
Dù có hỏi câu gì thì anh ấy vẫn cứ im bặt không nói lời nào.
 
~出す  Hành động bắt đầu một cách vô cùng bất ngờ, ngoài dự đoán 1.彼はわたしの顔を見ると、突然笑い出した
Anh ấy tự nhiên phá lên cười khi nhìn thấy khuôn mặt của tôi.
2.電池を入れ替えたら、おもちゃの車が急に動き出した
Tôi chỉ vừa lắp pin xong thì chiếc ô tô đồ chơi đã đột nhiên chạy được.
 

Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Cấu trúc câu với 「ばかり」

Tổng hợp về những cách sử dụng khác nhau cũng như các cấu trúc câu với ばかり. Cùng trung tâm tiếng nhật Kosei luyện thi JLPT với bài học ” Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Cấu trúc câu với 「ばかり」”.

 

I. ~ばかり・・・

  • Cách kết hợp: N ・V‐る/ている +ばかり

 

  • Ý nghĩa: ~ toàn, chỉ, lúc nào cũng…

 

  • Cách sử dụng: Sử dụng cho những trường hợp mà người nói có suy nghĩ tiêu cực về  hành động ( được lặp đi lặp lại nhiều), thói quen ấy

 

  • Ví dụ:

1. 妹は毎日あきずにカップラーメンばかり食べている。
Em gái tôi cứ suốt ngày ăn mì ra men mà không chán.

 

2.子供はただ泣いているばかりで、何があったのかわからなかった。
Đứa trẻ cứ khóc suốt nãy giờ thôi, tôi chẳng hiểu nó có chuyện gì cả.

 

II.~てばかりいる・・・

  • Cách kết hợp: V‐て +ばかりいる

 

  • Ý nghĩa – Cách sử dụng: ~Chỉ… -> Bày tỏ thái độ trách móc rằng đừng mãi như thế/ đáng ra không nên như thế, nên làm gì đó khác đi…

 

  • Ví dụ:

1.二十歳のころは遊んでばかりいた。勉強しなかったことを今は残念に思っている。
Hồi 20 tuổi tôi suốt ngày chỉ có ăn chơi. Giờ nghĩ lại thấy thật hối hận vì đã không học hành tử tế.

2.ただ見てばかりいないで、少しは手伝ってくださいよ。
Đừng chỉ có đứng nhìn mãi thế, vào giúp mình một tay đi nào.

 

 

III.~ばかりでなく・・・

  • Cách kết hợp: N ・普通刑 +ばかりでなく

 

  • Ý nghĩa – Cách sử dụng: Không chỉ, thêm vào đó, ngoải ra còn… -> Bổ sung thêm đối tượng.

 

  • Ví dụ:

1.ベトナム人ばかりでなく、世界中の人が環境問題に関心を持っている。
Không chỉ người dân Việt Nam mà cả thế giới đều đang lo lắng về vấn đề ô nhiễm môi trường.

 

2.彼は町を案内してくれたばかりでなく、この地方の料理もごちそうしてくれた。
Anh ấy không chỉ dẫn tôi đi tham quan thành phố mà còn mời tôi ăn những món đặc sản ở đây nữa.

 

IV.~たばかりだ・・・

  • Cách kết hợp: V‐た +ばかりだ

 

  • Ý nghĩa: ~Vừa mới…

 

  • Cách sử dụng: Thể hiện một hành động vừa mới kết thúc trong thời gian gần so với thời điểm nói, cách một khoảng thời gian chưa lâu theo CẢM NHẬN của người nói ( dù thời gian ấy có thể dài ngắn trên thực tế khác nhau, là một tuần, một tháng, thậm chí vài năm).

 

  • Ví dụ:

1.さっきご飯を食べたばかりなのに、もうおなかがすいてしまった。
Rõ là tôi vừa ăn xong mà giờ đã thấy đói mất rồi.

2.先月結婚したばかりなので、まだ新しい生活に慣れていない。
Vì tôi vừa mới cưới tháng trước nên vẫn chưa quen với sự thay đổi trong cuộc sống lắm.

Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Phân biệt 「みたい」、「らしい」、「そうだ」

Đều mang nghĩa tiếng Việt là “có vẻ như”, ” hình như là…” bạn đã biết cách phân biệt 「みたい」、「らしい」 và「そうだ」? Cùng trung tâm tiếng nhật Kosei vào bài học “Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Phân biệt 「みたい」、「らしい」、「そうだ」” để phân biệt nhé!

I. Điểm giống nhau:

Cả 「みたい」、「らしい」 và「そうだ」 đều mang nghĩa tiếng Việt là “có vẻ như”, ” hình như là…” thể hiện những điều mà mình tự suy luận hoặc truyền đạt lại những gì mình nghe được, thấy được ( không chắc chắn).

Chú ý: Các mẫu ngữ pháp trên còn có nét nghĩa khác nhưng trong phạm vi so sánh của bài viết hôm nay ta sẽ chỉ so sánh 3 mẫu câu ở nét nghĩa này.

II. Điểm khác biệt:

~みたい ~らしい ~そうだ
Cách kết hợp N‐みたい(だ)

V‐みたい(だ)

N‐らしい

V‐らしい

イ刑‐らしい

ナ刑‐らしい

V・イ刑 ‐そうだ

N・ナ刑 ‐そうだ

Ý nghĩa
Cách sử dụng
~Hình như…

Diễn tả hành động, sự việc theo suy đoán của người nói. Điều đó không hoàn toàn là chính xác nhưng từ kinh nghiệm thì có thể suy luận ra như vậy.

~Có vẻ là, nghe nói là…

Truyền đạt lại những gì nghe được từ người khác hoặc suy luận từ một thông tin nào đó.

 

~Nghe nói là…

Truyền đạt lại nguyên văn những gì nghe được từ ai đó cho đối phương, không thêm bớt thông tin.

 

Ví dụ

So sánh

 

TH1 ―部長は怒ると怖いみたいだ
Ví dụ khi nghe trưởng phòng to tiếng, bạn tưởng tượng ra anh ta đang giận giữ. Khi đó bạn không nhìn thấy, không biết có phải vậy không nhưng cho là như vậy.
―部長は怒ると怖らしい/そうだ。
Bạn chỉ dùng câu này để kể lại với người khác khi đã hỏi trực tiếp trường phòng và nghe xác nhân rằng đúng là anh ta đang giận giữ.
-> Dùng được cả らしい vàそうだ。
TH2 ―こんなに遅かったら、たぶん、田中さんは来ないみたいだね。
Đã muộn thế này rồi thì có lẽ là anh Tanaka không đến nhỉ.
―田中さんは来ないらしいよ。
Nghe nói anh Takana sẽ không đến đâu.
(Bạn nói lại cho mọi người khi nghe ai đó nói rằng anh Tanaka sẽ không đến).
―田中さんって来ないそうだよ。
Anh Takana nói rằng anh ấy sẽ không đến đấy.
( Bạn nói lại cho mọi người sau khi đã nói chuyện trực tiếp với anh Tanaka).

 

* Có thể nói, nếu coi mức độ chính xác thông tin của 「そうだ」 là 100% thì 「らしい」 là 60-70% còn 「みたい」 chỉ đúng khoảng 30-40%.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *