Ngữ pháp tiếng Nhật N3

Bài 1: Các cách biểu đạt hành động xảy ra đồng thời, cùng lúc trong tiếng Nhật

Bắt đầu với ngữ pháp tiếng Nhật N3 – Bài 1: Các cách biểu đạt hành động xảy ra đồng thời, cùng lúc trong tiếng Nhật. Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học tốt tiếng Nhật qua các bài học bổ ích nhé!

Ngữ pháp tiếng Nhật N3 - Bài 1: Các cách biểu đạt hành động xảy ra đồng thời, cùng lúc trong tiếng Nhật

1.~うちに (trong lúc)

Ý nghĩa: ~うちに có thể dùng với 2 ý nghĩa

a, Thực hiện một hành động trước khi một trạng thái khác thay đổi.
b, Trong khoảng thời gian một hành động, sự việc xảy ra, có một trạng thái thay đổi.

Cách dùng:

a, Sử dụng với ý nghĩa thực hiện một hành động trước khi một trạng thái khác thay đổi.

 N / V /  V ている / Vない/A/ Na  +うちに

Phần trong thể hiện trạng thái trước khi có sự thay đổi. Phần … là hành động có mang ý chí.

Ví Dụ: 

(1) 日本(にほん)にいる うちに 一度(いちど)富士山(ふじさん)に登って(のぼって) みたい

Trong lúc còn ở Nhật, tôi muốn thử một lần leo núi Phú Sĩ

 

(2) 明るい(あかるい)うちに庭の掃除(にわのそうじ)をしてしまおう。

Trong lúc trời còn sáng thì dọn dẹp vườn thôi.

 

b, Sử dụng với ý nghĩa trong khoảng thời gian một hành động, sự việc xảy ra, có một trạng thái thay đổi.

V /  V ている / Vない+うちに

Phần trong thể hiện một trạng thái đang diễn ra kéo dài. Phần … thể hiện một trạng thái thay đổi, không mang ý chí của người nói.

 Ví Dụ: 

(1) 音楽(おんがく)を聞いて(きいて)いるうちに眠って(ねむって)しまった

Trong lúc nghe nhạc thì tôi lỡ ngủ mất.

 

(2) 気づいかない(きづいかない)うちに(そと)はくらくなっていた。

Trong lúc tôi còn chưa nhận ra thì trời đã tối rồi.

 

 

2. (あいだ) …  / ~間に(あいだに)…  (Trong khoảng thời gian)

Ý nghĩa:

~間… : Khi một hành động xảy ra trong một thời gian dài, một hành động khác cũng xảy ra kéo dài đồng thời trong khoảng thời gian đó.
~間に: Khi một hành động xảy ra trong một thời gian dài, một hành động khác xảy ra chỉ tại một thời điểm trong khoảng thời gian đó.

Cách dùng: 

N / V /  V ている / Vない… /  間に
Trong đó cả phần và … đều là hành động mang tính liên tục

Ví dụ:

(1) お母さん(おかあさん)が昼寝(ひるね)をしている 子ども(こども)たちはテレビを見ていた

Trong suốt khoảng thời gian mẹ ngủ trưa, bọn trẻ xem TV

 

(2) 私(わたし)が旅行(りょこう)で留守(るす)、うちの犬の世話(せわ)をお願い(おねがい)できないでしょうか

Trong suốt khoảng thời gian tôi vắng nhà đi du lịch, tôi có thể nhờ anh chăm sóc giúp chú chó nhà tôi không?

 

(3) お母さん(おかあさん)が昼寝(ひるね)をしている間に、子ども(こども)たちは遊びに出かけた。

Trong lúc mẹ ngủ trưa, bọn trẻ ra khỏi nhà đi chơi.

 

(4) 私(わたし)が旅行(りょこう)で留守(るす)間に、庭(にわ)に草(くさ)がたくさん生えて(はえて)しまった

Trong lúc tôi vắng nhà đi du lịch, rất nhiều cỏ đã mọc lên ngoài vườn.

 

 

3. ~てからでないと…  / ~てからでなければ…  (nếu không phải là sau khi thì không thể…)

Ý nghĩa: Cả 2 mẫu đều mang ý nghĩa Cho đến khi việc gì đó được thực hiện xong, thì một việc khác cũng vẫn chưa làm được. Câu được dùng ở dạng phủ định.

Cách dùng: V + からでないと / からでなければ

Trong đó phần là hành động mang tính điều kiện cần có để thực hiện hành động ở phía sau…

Ví dụ:

(1) 運転免許(うんてんめんきょ)を取ってからでなければ車を運転して(うんてんして)はいけない

Nếu chưa lấy được bằng lái xe thì việc lái xe là không được phép.

 

(2) 病気(びょうき)が治っ(なおって)からでなければ激しい(はげしい)運動(うんどう)は無理(むり)

Nếu chưa khỏi bệnh thì không thể vận động mạnh được.

 

 

 

4. 〜ところだ  /  〜ところ(+trợ từ) ( vào thời điểm)

Ý nghĩa: ところkhi sử dụng với ý nghĩa thời điểm, tùy vào động từ phía trước nó được chia thế nào mà ところ mang ý nghĩa là khoảnh khắc ngay trước, khoảnh khắc ngay sau, hay vào chính giữa khoảnh khắc đó.

Cách dùng:  V /  V ている / V + ところだ  / ところ(+trợ từ)

Khi ところ đứng giữa câu, phụ thuộc vào động từ phía sau nó mà có thể có trợ từ đi kèm như,,

Ví dụ:

(1) ロケットは間(ま)もなく飛び立つ(とびたつ)ところです。緊張(きんちょう)の瞬間(しゅんかん)です

Ngay lúc tên lửa nhanh chóng phóng lên. Một khoảnh khắc thật căng thẳng.

 

(2) 試験中(しけんちゅう)、となりの人の答え(こたえ)を見ているところを先生(せんせい)に注意(ちゅうい)された

Trong giờ kiểm tra, giáo viên nhắc nhở đúng lúc tôi đang nhìn đáp án của bạn bàn bên.

 

(3) ケーキができ上がった(できあがった)ところへ子ども(こども)たちが帰って(かえって)きた

Bọn trẻ về nhà đúng lúc bánh đã làm xong.

Bài 2: Hành động dựa trên cơ sở, hành động khác

Tìm hiểu cấu trúc ngữ pháp N3Ngữ pháp tiếng Nhật N3 – Bài 2: Hành động dựa trên cơ sở, hành động khác. Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei theo dõi các bài học để học và luyện thi một cách hiệu quả nhất nhé!

1. 〜とおりだ / 〜とろり(に)/ 〜どおりだ /〜どおり(に) (dựa theo)

Ý nghĩa:  Thực hiện một hành động giống như hướng dẫn có sẵn, hoặc giống như cách người khác làm trước.

 

Cách dùng: N の/ Vる /Vた/  V ている / Vてある  +とおりだ / とろり(に)

  N + どおりだ /どおり(に)

Phía trước とおりlà danh từ mang tính tài liệu hướng dẫn (sách, hướng dẫn sử dụng, chương trình TV…) hoặc hành động làm mẫu hướng dẫn của người khác. Vế sau sẽ là một hành động dựa theo hướng dẫn đó. Khiとおり đi trực tiếp với danh từ mà không liên kết bằng trợ từ のsẽ biến âm thành どおり.

 

Ví dụ:

(1) 交番(こうばん)で 教えて(おしえて)もらったとおりに歩いて(あるいて)いったので、迷わず(まよわず)会場(かいじょう)に着いた(ついた)

Tôi đi theo chỉ dẫn ở đồn cảnh sát nên đã đến được hội trường mà không bị lạc.

 

(2) 初めて作る料理だから、この本に書いてあるとおりのやり方で作ってみよう。

Vì đây là món ăn lần đầu tiên làm, nên hãy thử làm theo những gì viết trong sách này.

 

(3) サッカーの試合(しあい)の結果(けっか)はわたしたちの期待(きたい)どおりだった

Kết quả trận bóng đúng như theo kì vọng của chúng tôi.

 

2.〜によって… 〜によっては… (tùy vào, tùy theo)

Ý nghĩa: Thể hiện trạng thái không nhất định mà thay đổi tùy thuộc vào một yếu tố nào đó.

 

Cách dùng: N + によって / によっては

Trong đó danh từ đứng trước によって sẽ là một yếu tố mà phụ thuộc  vào nó, sẽ có thay đổi ở vế đằng sau. Sau によっては sẽ là ví dụ đưa ra một trong số các trường hợp có thể xảy ra. Dấu hiệu nhận biết của によって thường thấy là さまざま (nhiều thứ khác nhau),  変える (thay đổi), 違う (khác)

 

Ví dụ:

(1) 国(くに)によって習慣(しゅうかん)が違う(ちがう)

Tùy thuộc vào từng quốc gia mà tập quán khác nhau.

 

(2) わたしの帰宅時間(きたくじかん)は毎日(まいにち)違う。日によって 夜中(よなか)になることもある

Thời gian về nhà của tôi mỗi ngày không giống nhau. Tùy vào ngày mà có hôm đến tận nửa đêm mới về.

 

 

3. 〜たびに… (mỗi lần)

Ý nghĩa: Mỗi khi điều gì xảy ra thì có điều khác cũng xảy ra theo.

Cách dùng: :       N の/ Vる + たびに…

Hành động phía sau たびに là hành động luôn xảy ra khi có hành động phía trước. Mẫu câu này được sử dụng để nhấn mạnh sự lặp lại của hành động, nhưng không dùng cho những hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng ngày.

 

Ví dụ:

(1) この地方(ちほう)は台風(たいふう)が来るたびに大水(おおみず)の害(がい)が起こる(おこる)

Ở khu vực này, mỗi lần bão đến là thiệt hại về lũ lụt lại diễn ra.

 

(2) このチームは試合(しあい)のたびに強くなっていく

Đội bóng này cứ mỗi lần có trận thi đấu là lại mạnh lên.

 

4. (〜ば)〜ほど /(〜なら)〜ほど/ 〜ほど(càng – càng)

 

Ý nghĩa: Thể hiện mức độ của hai vế với mối quan hệ càng – càng

 

Cách dùng:

(Vば +Vる) + ほど…

(Aいければ + Aい)+ ほど…

(Naなら +Naな)+ ほど…

(A/Na + N) + ほど…

Trong đó phần ở trong ngoặc thể hiện một vế của câu, phần phía sau ほどlà một vế thể hiện sự thay đổi tương ứng tỉ lệ thuận với vế trước. Có thể hiểu mẫu câu này là mẫu câu càng – càng trong tiếng Việt

 

Ví dụ:

(1) ものが増えれば(ふえれば)増えるほど整理(せいり)が大変(たいへん)になる

Đồ đạc càng tăng lên thì việc sắp xếp càng khó khăn.

 

(2) 忙しい人ほど時間の使い方が上手だ

Người càng bận thì cách sử dụng thời gian càng giỏi

 

 

 

5.〜ついでに (tiện thể)

 

Ý nghĩa: Nhân lúc thực hiện một hành động này thì thì thực hiện thêm một hành động khác.

 

Cách dùng:Nの/Vる/Vた+ ついでに…

Trong đó phía trước  ついでに là một hành động thực hiện có chủ ý. Hành động phía sau là hành động tiện thể thực hiện trong khi làm hành động trước.

 

Ví dụ:

(1) 散歩(さんぽ)のついでにこのはがきをポストに出してきた

Tôi tiện thể gửi bưu thiếp đến bưu điện trong lúc đi dạo.

 

(2) インタネットで本を注文(ちゅうもん)したついでに新しく出たDVDも調べた(しらべた)

Tôi tiện thể tìm DVD mới ra trong lúc đặt mua sách trên internet.

Bài 4: Mẫu câu biểu đạt ý “mặt khác”, “thay vì”

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học ngữ pháp tiếng nhật N3 – Bài 4: Mẫu câu biểu đạt ý  “mặt khác”, “thay vì” . Các bạn nhớ bổ xung từ vựng để hiểu bài học hơn nhé!

1.〜に対して… (không giống như)

Ý nghĩa: Thể hiện sự đối lập giữa hai hành động hoặc sự vật cùng loại.

 

Cách dùng:

N + に対して

Thể thông thường (Na/N -な/である) + の + に対して

Đứng trước に対して(にたいして) là sự vật, hành động thứ nhất được đưa ra. Phần phía sau là sự vật, hành động có nội dung trái ngược, đối lập với sự vật, hành động trước. Mẫu câu này được sử dụng với những hành động mang tính cụ thể.

 

Ví dụ:

(1) きょうは大阪では大雨(おおあめ)だったのに対して、東京はいい天気だった

Hôm qua, trái ngược với ở Osaka có mưa to, ở Tokyo thời tiết tốt.

 

(2) 外遊び(そとあそび)が好きな長男(ちょうなん)に対して、次男(じなん)は家の中で遊ぶことが好きだ。

Trái ngược với người anh cả thích chơi ở ngoài, người em thứ thích chơi ở trong nhà.

 

 

2.〜反面… (mặt khác, ngược lại)

 

Ý nghĩa: 反面(はんめん)  có âm hán là Phản Diện, tức là “mặt ngược lại” Với nghĩa đó, mẫu câu này thể hiện hai mặt đối lập của một vấn đề.

 

Cách dùng: Thể thông thường (Na -な/である; N -である) +反面

Mẫu câu này được sử dụng thể hiện hai mặt trái ngược nhau. Thông thường, phần phía trước反面(はんめん) là mặt tốt của vấn đề, phần phía sau là mặt khác không tốt ở vấn đề đó.

 

Ví dụ:

(1) 都会(とかい)の生活は面白い(おもしろい)ことが多い反面、ストレスとも多い

Mặt khác của cuộc sống thành thị thú vị là cũng có nhiều áp lực căng thẳng.

 

(2) 一人旅(ひとりたび)は気楽(きらく)な反面、なんでも一人でやらなければならないので、不便(ふべん)だ

Mặc khác của việc đi du lịch một mình rất thoải mái là điều gì cũng phải làm một mình, thật bất tiện.

 

 

3.〜一方 (で)… (đồng thời, ở mặt khác)

 

Ý nghĩa: Thể hiện hai mặt của một vấn đề. Đó là hai mặt có thể xảy ra đồng thời , mang ý trái ngược nhau.

 

Cách dùng: Thể thông thường (Na -な/である; N -である) + 一方 (で)…

Cách sử dụng của 一方(いっぽう) cũng giống như反面, nhưng一方 so với 反面có thêm một ý nghĩa là thể hiện hai mặt xảy ra đồng thời.

 

Ví dụ:

(1) 子どもが生まれてうれしかった一方で、重い責任(せきにん)も感じだ

Con được sinh ra, tôi rất vui, đồng thời mặt khác cũng cảm thấy được trách nhiệm nặng nề.

 

(2) 会議では自分の意見を言う一方、ほかの人の話もよく聞いてください

Trong cuộc họp, cùng với việc nói ra ý kiến của mình, mặt khác cũng hãy lắng nghe người khác nói nữa.

 

 

4. 〜というより… (thay vì nói là…)

 

Ý nghĩa:  Thay vì nói thế này, thì nói thế kia đúng hơn.

 

Cách dùng:  Câu đưa ra để so sánh + というより

Mẫu câu này dùng để đưa ra cách nhìn nhận thích hợp hơn về một vấn đề.

 

Ví dụ:

(1) Aさんは歩くのは速い。歩くというより走るという感じだ

A-san đi bộ nhanh. Thay vì nói là đi thì có cảm giác là chạy hơn.

 

(2) 僕と彼がともだち?いや、ぼくたちはともだちというよりいい競争相手(きょうそうあいて)なんだよ

Tôi và cậu ấy là bạn ư? Không, chúng tôi thay vì nói là bạn thì đúng hơn là đối thủ cạnh tranh.

 

 

5. 〜かわりに… (mặt khác, thay vì)

 

Ý nghĩa: Mẫu câu này vừa có thể sử dụng với hai ý nghĩa: ý nghĩa “đồng thời, mặt khác” giống  一方và ý nghĩa “thay vì” tương tự というより.

 

Cách dùng: V thể thông thường (Na -な) +かわりに

Với từng ý nghĩa tương ứng, mẫu câu này được dùng giống như cách dùng của 一方 và というより. Tuy nhiên với ý nghĩa là “thay vì”,  というより có thể dịch là “thay vì nói là”, tức đưa ra nhận định phù hợp hơn, còn かわりに có thể dịch đơn giản là “thay vì”, tức chỉ là đưa ra một hành động, suy nghĩ khác.

 

Ví dụ:

(1) Aさんに英語を教えてもらっているかわりに、Aさんの仕事を手伝っている

Tôi học tiếng Anh từ A-san, đồng thời mặt khác, tôi giúp đỡ A-san trong công việc.

 

(2) 今度の正月はいつものようにふるさとに帰るかわりに、両親と海外旅行をしたい。

Tết năm nay thay vì về quê như mọi năm, tôi muốn cùng bố mẹ du lịch nước ngoài.

Bài 5: Những mẫu câu biểu đạt lí do, nguyên nhân

Những mẫu câu biểu đạt lí do, nguyên nhân phổ biến, thường hay được sử dụng trong ngữ pháp tiếng Nhật N3. Vào bài học lấy các ví dụ cùng trung tâm tiếng nhật Kosei nhé!

 

1.〜ためだ/ 〜ため(に)… (Vì )

 

Ý nghĩa: Cách nói biểu đạt nguyên nhân, có một chút trang trọng.

 

Cách dùng:

N +の+ためだ/ 〜ため(に)…

Thể thông thường (Na -な/である; N -の/である ) +ためだ/ 〜ため(に)…

Phần phía trước ため được dùng để nêu nguyên nhân gây ra kết quả của phần phía sau. Cách nói này không dùng để thể hiện hi vọng, ý hướng của người nói, không dùng để thuyết phục người khác làm một hành động.

 

Ví dụ:

(1) 出張のため、明日(あす)の会議は欠席(けっせき)させていただきます。

Vì chuyến công tác, tôi xin được phép vắng mặt trong cuộc họp ngày mai.

 

(2) この村には医者がないために、病気のときはとなりの町で行かなければならない。

Vì ở ngôi làng này không có bác sĩ, khi có bệnh phải tới thị trấn bên cạnh

 

 

2. 〜によって…/ 〜による ( Do )

Ý nghĩa: Mẫu câu này được sử dụng với hai ý nghĩa:

a, Biểu đạt một tác nhân gây ra hậu quả.

b, Biểu đạt phương pháp, cách làm.

 

Cách dùng:

a, Với ý nghĩa biểu đạt một tác nhân gây ra hậu quả.

 

N + によって

N + による + N

Phần  danh từ đứng trước によって/ による là tác nhân gây ra hậu quả phía sau. Đối với による, danh từ phía sau là danh từ được bổ nghĩa bằng cả cụm “N + による” chỉ tác nhân.

 

Ví dụ:

(1) うちの工場では、材料不足(ざいりょうぶそく)によってたたみの生産はもうできなかった。

Nhà máy này, vì thiếu nguyên liệu nên không sản xuất chiếu tatami được nữa.

 

(2) 今年のインフルエンザは、今までにない型のウイルスによるものである。

Dịch cúm năm nay, là do loại virus đến nay chưa từng có.

 

b, Với ý nghĩa biểu đạt phương pháp, cách làm.

 

N + によって

N + による + N

Phần  danh từ đứng trước によって/ による là thể hiện phương pháp, cơ sở để có được vế đằng sau. Đối với による, danh từ phía sau là danh từ được bổ nghĩa bằng cả cụm “N + による” chỉ phương pháp.

 

Ví dụ:

(1) 外国語を学ぶことによってその国の人たちの考え方も知ることができた。

Bằng cách học tiếng nước ngoài, cũng có thể hiểu được cách suy nghĩ của con người đất nước đó.

 

(2) クレジットカードによるお支払いを希望される方は、次の注意をお読みください。

Những  người chi trả bằng thẻ tín dụng, hãy đọc chú ý dưới đây.

 

 

3. 〜から…/ことから… (Vì, từ)

 

Ý nghĩa: Chúng ta cũng đã thường gặp からở trình độ sơ cấp trong cách diễn đạt lí do. Ở mẫu cầu này, chúng ta hiểu lí do này là một sự thật đã diễn ra và phát triển đến một kết quả, hoặc là kết luận của người nói.

 

Cách dùng: N + から

Thể thông thường (Na -な/である;  N -である) + ことから

Phần đứng trước からvà ことからchính là phần thể hiện lí do. Cách nói này không dùng để thể hiện hi vọng, ý hướng của người nói, không dùng để thuyết phục người khác làm một hành động.

 

Ví dụ:

(1) わずかな誤解(ごかい)から友達の関係が悪くなってしまった。

Từ hiểu lầm nhỏ mà quan hệ bạn bè trở nên xấu đi.

 

(2) 日本語の授業でとなりの席になったことから、わたしたちは親したく(したしく)なった。

Từ việc ngồi cạnh nhau trong giờ học tiếng Nhật, chúng tôi trở nên thân với nhau.

 

(3) 顔がよく似ていることから、二人は親子だとすぐにわかった。

Vì nhìn mặt rất giống nhau, tôi nhận ra ngay hai người đó là mẹ con.

 

 

4.〜おかげだ/ 〜おかげで…/ 〜せいだ/ 〜せいで… (Nhờ có/bởi tại)

 

Ý nghĩa: Cả 2 mẫu câu đều dùng để chỉ nguyên do. Tuy nhiên, おかげだ và おかげで mang ý nghĩa tích cực, có thể dịch là “nhờ có”, “nhờ ơn”. Trong khi đó せいだ và せいで mang ý nghĩa tiêu cực, có thể dịch là “bởi tại”, “chỉ vì”

 

Cách dùng:

N の / Thể thông thường (Na -な)+ おかげだ/ 〜おかげで…/ 〜せいだ/ 〜せいで…

Phần trước おかげnêu ra nguyên nhân tác động tốt, và trước せいで / せいだnêu ra nguyên nhân ảnh hưởng xấu tới kết quả. Mẫu câu này không dùng để thể hiện hi vọng, ý hướng của người nói, không dùng để thuyết phục người khác làm một hành động.

 

Ví dụ:

(1) 天気の良い日が続いたおかげで、工事が早く終わった。

Nhờ có những ngày thời tiết tốt kéo dài, công trình đã hoàn thành sớm.

 

(2) 最近忙しかったせいで、かなり疲れている。

Gần đây tại vì bận rộn, tôi thấy khá mệt mỏi.

5. 〜のだから… (Bởi lẽ)

 

Ý nghĩa: Nêu ra một lí do mà cả người nói và người nghe đều hiểu.

 

Cách dùng:  Thể thông thường (Na/N -な) + のだから

Trước のだからlà một sự thật hiển nhiên, hoặc được đặt trong tình huống mà người nghe được cho là cũng hiểu lí do đó. Mẫu câu này không dùng để thể hiện hi vọng, ý hướng của người nói, không dùng để thuyết phục người khác làm một hành động. Trong nhiều trường hợp, thường là trong ngôn ngữ nói, のだから có thể thay bằng んだから.

 

Ví dụ:

(1) 世界が広いのだから、いろいろな習慣(しゅうかん)があるのは当然(とうぜん)だ

Vì thế giới này rộng lớn, nên việc có nhiều tập quán khác nhau là điều đương nhiên.

 

(2) あんたがけがをしているんだから、無理(むり)をしてはいけませんよ。

Vì bạn đang bị thương, nên đừng làm việc gì quá sức đấy.

Bài 6: Mẫu câu giả định, điệu kiện.

Tìm hiểu cách sử dụng những mẫu câu giả định, điều kiện với hàm ý khác nhau ngoài những mẫu câu điều kiện cơ bản như なら, Vば, Vたら chúng ta đã học ở ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp. Học tiếng Nhật cùng trung tâm tiếng nhật Kosei qua bài “Ngữ pháp tiếng Nhật N3 – Bài 6: Mẫu câu giả định, điệu kiện”.

 

1.〜(の)なら… (Nếu là…)

 

Ý nghĩa:  Nhắc lại thông tin hoặc sự việc để đưa ra hành động tiếp theo.

 

Cách dùng:  Thể thông thường (Na/N -な) + (の)なら

Với  Na/Nthì không dùng のならmà chỉ dùng なら

Phần phía trước なら là điều mà người nói đã có thông tin. Với thông tin đó, ở phần phía sau, người nói đưa ra quyết định, đánh giá, yêu cầu người khác một hành động,…

 

Ví dụ:

(1) その箱、もう使わないんですか、使わないなら私にください。

Cái hộp đó, cậu không dùng nữa à, nếu là không dùng nữa thì đưa cho mình đi.

 

(2) その本、読んでしまったのなら私に貸してくれませんか

Quyển sách đó, nếu đã đọc xong rồi thì cho mình mượn nhé.

 

2. 〜ては… / 〜(の)では (Nếu…)

 

Ý nghĩa: Đưa ra một giả định, phán đoán sẽ gây ra kết quả tiêu cực.

 

Cách dùng:

Vて / Aくて/  Naで / Nで+ は…

Thể thông thường (Na/N -な) + (の)では…

Vế đằng trước được dùng với thể て để đưa ra một giả định. Với giả định đó, kết quả được đưa ra ở vế đằng sau là kết quả không tốt, hoặc mang tính tiêu cực theo phán đoán của người nói.

 

Ví dụ:

(1) Aさんは手術したばかりだから、お見舞いに行ってはかえって迷惑だ。

A-sam vừa mới phẫu thuật xong, nếu chúng ta đến thăm thì ngược lại còn làm phiền anh ấy.

 

(2) そんな無責任な態度ではみんなにきらわれますよ。

Nếu là với thái độ vô trách nhiệm như thế, cậu sẽ bị mọi người ghét đấy.

 

 

3. 〜さえ〜ば… / 〜さえ〜なら… ( Nếu chỉ cần có…)

Ý nghĩa: Đưa ra điều kiện tối thiểu nhất để điều gì đó có thể xảy ra.

 

Cách dùng:

N +さえ + Vば/ Aければ …

N +さえ + N なら / Na なら…

Vます + さえ+ すれば …

Trong đó, phần vế câu được hình thành bởi 〜さえ〜ば(なら) là điều kiện mà chỉ cần nó được thực hiện, vế câu phía sau cũng sẽ xảy ra. Hay nói cách khác, vế trước là điều kiện thấp nhất cần có để vế sau có thể thực hiện được.

 

Ví dụ:

(1) 体さえ丈夫ならどんなことにも挑戦できる。

Chỉ cần cơ thể khỏe mạnh thì điều gì cũng có thể đương đầu.

 

(2) 一言「ごめんなさい」いいさえすれば、相手は許してくれるだろう。

Chỉ cần nói một câu ‘Xin lỗi’, đối phương sẽ tha thứ đúng không?

 

 

4. たとえ〜ても…/ たとえ〜でも… (Cho dù … thì)

 

Ý nghĩa: Đưa ra giả định, trường hợp mà dù có nó, một điều gì đó cũng sẽ xảy ra mà không bị ảnh hưởng bởi giả định. Có thể dịch là ‘Cho dù… thì…”, “Kể cả…thì…”

 

Cách dùng: たとえ + Vて / Aくて/  Naで / Nで+

Trong đó phần đứng giữa cụm たとえ〜も là giả định, trường hợp được đưa ra. Vế phía sau là điều sẽ xảy ra bất chấp sự ảnh hưởng của giả định.

 

Ví dụ:

(1) たとえ周りの人たちにどんなに反対されても、僕はプロの歌集になりたい。

Cho dù những người xung quanh có phản đối thế nào, tôi cũng muốn trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.

 

(2) たとえ高くても、仕事に必要なものは買わなければならない

Kể cả có đắt, những thứ cần thiết cho công việc vẫn phải mua.

 

 

5. 〜ば …/ 〜たら… / 〜なら… (Giá như, chẳng hạn như)

 

Ý nghĩa: Đưa ra một giả định không có thật.

 

Cách dùng:

Vば/ Aければ /  Naなら / Nなら…

Vないなければ /  Aくなければ / Naでなければ /  Nでなければ…

Vたら… (Động từ ở dạng Vていたら cũng được sử dụng nhiều)

Mẫu câu này được sử dụng như một câu điều kiện diễn tả một điều không có thật. Nếu theo giả định đó thì một điều trái với hiện thực sẽ xảy ra ở vế đằng sau.

 

Ví dụ:

(1) お金とひまがあればわたしも海外旅行するんだけど。。。

Nếu có tiền và thời gian rảnh, tôi sẽ đi du lịch nước ngoài, nhưng mà…

 

(2) もし寝坊(ねぼう)していたらこの飛行機に乗れなかった。間に合わってよかった。

Nếu vẫn còn ngủ nướng thì tôi đã không kịp lên chuyến bay này rồi. May mà đã kịp.

 

Bài 7: Các mẫu câu tường thuật

Cách sử dụng những mẫu câu tường thuật, dùng để truyền đạt lại câu nói, thông tin đã biết kèm theo suy doán của bản thân. Cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei học Ngữ pháp tiếng nhật N3 – Bài 7: Các mẫu câu tường thuật nhé.

1.「~ということだ ・ ~とのことだ」
  • Cách kết hợp : (普通刑-Thể thông thường)+「~ということだ ・ ~とのことだ」

 

  • Ý nghĩa : ~だそうだ/~と聞いている ・ Có vẻ như, nghe nói…

 

  • Cách dùng: Là cách truyền đạt lại thông tin, trang trọng hơn「~だそうだ」. Vế trước thường sử dụng 「~では」、「~によると」、「~によれば」 ,…để đề cập đến nguồn thông tin. Mẫu câu này cũng hay được dùng trong thư từ hay bộc lộ góc nhìn, quan điểm mang tính cá nhân.

 

  • Ví dụ:

(1). 市のお知らせによれば、この道路(どうろ)は来週から工事が始まるということだ。
Theo thông báo của thành phố,  con đường này sẽ bắt đầu được thi công vào tuần sau.

 

(2). 店の人の話では、この地方(ちほう)の米はとてもおいしいということだ。
Chủ quán nói rằng gạo của vùng này thuộc loại ngon tuyệt hạng.

 

(3). 今朝の新聞によると、痛み止めるの新しい薬が発売(はつばい)されるということだ。
Trong tờ báo sáng nay tôi đọc được thông tin rằng loại thuốc mới có để điều trị dứt điểm cơn đau đã được bán trên thị trường.

 

(4).【手紙】新しい仕事が決まったとのこと、おめでとうございます。
(Trong thư) Nghe nói bạn đã chọn được công việc mới, chúc mừng nhé!

 

 

2. 「~と言われている」

  • Cách kết hợp: (普通刑 – Thể thông thường)+ 「~と言われている」

 

  • Ý nghĩa: ~と、世間の人たちが言っている ・ Có người nói rằng…

 

  • Cách dùng: Sử dụng để thuật lại một thông tin nghe được, biết được,… từ người khác.

 

  • Ví dụ:

(1).今年は黒い服が流行(りゅうこう)するといわれている。
Năm nay có vẻ đang thịnh hành mốt trang phục màu đen.

(2).納豆は体にいいといわれている。
Natto được cho là rất tốt cho sức khỏe.

(3).今度の大会では中川選手が優勝(ゆうしょう)するだろうといわれている。
Nghe nói vận động viên Nakagawa đạt giải vô địch trong đại hội thể thao năm nay.

 

3.「~とか」

 

  • Cách kết hợp: (普通刑 – Thể thông thường)+ 「~とか」

 

  • Ý nghĩa: ~と聞いた ・ Nghe nói là, nghe đồn…

 

  • Cách dùng: Sử dụng khi dựa vào nguồn thông tin mang tính gián tiếp, không chắc chắn.

 

  • Ví dụ:

(1). 来月また出張だとか。今度はどちらに行かれるんですか。
Thấy bảo tháng sau anh lại đi công tác à? Lần này là ở đâu thế?

 

(2). 足の裏を日に当てると健康(けんこう)にいいとか。本当だろうか。
Nghe nói phơi lòng bàn chân dưới ánh nắng rất tốt cho sức khỏe. Có thật vậy không?

 

(3). あの店のパンはとてもおいしいとか。今日、帰りに買って帰ります。

Thấy bảo bánh mì ở cửa hàng này ngon lắm. Hôm nay về tôi phải mua mới được.

 

 

4.「~って」

  • Cách kết hợp:(普通刑 – Thể thông thường)+ 「~って」

 

  • Ý nghĩa: ~と言っている・~と聞いた ・ ~ Nói rằng…., Tôi nghe bảo rằng…

 

  • Cách dùng: Sử dụng trong câu trích dẫn, là cách nói rút gọn của 「言っている・聞いたなど」.

 

  • Ví dụ:

(1). 小川さん、今日は休むって言ってたよ。
Chị Ogawa bảo là hôm nay sẽ nghỉ đấy.

(2). 佐藤さんの奥さんは料理の先生だって。
Thấy bảo vợ anh Sato là giáo viên dạy nấu ăn.

 

(3). 駅前にタイ料理レストランができたんだって。行ってみようよ。
Nghe nói nhà hàng đồ ăn Thái ở trước nhà ga đã khai trương rồi đấy. Chúng ta đi ăn thử đi!

 

(4). 山川君、先生が教員室まで来てくださいって。
Yamakawa này, thầy giáo gọi cậu lên văn phòng giáo viên.

 

 

5.「~という」

  • Cách kết hợp:(普通刑 – Thể thông thường)+ 「~という」

 

  • Ý nghĩa:~だそうだ ・ Nghe nói….

 

  • Cách dùng: Văn phong trang trọng hơn một chút của ~だそうだ, hay sử dụng trong văn viết.

 

  • Ví dụ:

(1). この辺りは昔、広い野原(のはら)だったという。
Nghe nói vùng này ngày xưa đã từng là cánh đồng.

 

(2). この祭りは村で古くから行われてきたという。
Nghe nói lễ hội này đã có ở làng này từ rất lâu rồi.

 

(3). 豆腐は1300年ぐらい前に中国から日本に伝わったという。
Người ta nói rằng đậu phụ được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản cách đây khoảng 1300 năm.

Bài 8: Cách nói phủ định và phủ định hai lần

Trung tâm tiếng Nhật Kosei giúp bạn học ngữ pháp tiếng Nhật N3. Bài học hôm nay, các bạn sẽ được học “Ngữ pháp tiếng Nhật N3 – Bài 8: Cách nói phủ định và phủ định hai lần”.

1.「~はずがない・~わけがない」

  • Cách kết hợp : 普通形(な形だ-な/-である・名だ-の/-である) +はずがない・わけがない

 

  • Ý nghĩa : 絶対~ない ・ Tuyệt đối không, không thể nào…

 

  • Cách dùng: Thể hiện thái độ phủ định mạnh mẽ dựa trên quan điểm, góc nhìn của người nói

 

  • Ví dụ:

(1). ちゃんと約束したんだから、彼がこないはずがない。どうしたのかな。
Một khi đã hứa thì chẳng có lí gì mà anh ấy không đến cả. Không biết có chuyện gì nhỉ?

 

(2). あの店が今日休みのはずはありません。電話で確認(かくにん)したんですから。
Ngày hôm nay cửa hàng này chắc chắn không nghỉ. Tôi đã gọi điện để xác nhận thông tin rồi.

 

(3). 私はこんなに健康(けんこう)に注意しているのだ。病気になるはずがない。
Tôi chú ý chăm sóc sức khỏe mình đến như thế cơ mà. Không có chuyện ốm đau được đâu.

 

(4). 試合に勝っために目に練習しているのだ。練習が厳しくないわけがない。
Chúng tôi đã phải luyện tập hàng ngày với chế độ vô cùng khắc nghiệt để thắng được trận đấu.

 

 

2. 「~とは限らない」

  • Cách kết hợp: 普通形(な形―だ/名―だ) +とは限らない

 

  • Ý nghĩa: 必ず~とは断定できない・~ではない場合もある・ Không nhất thiết, chưa chắc đã, không hẳn là….

 

  • Cách dùng: Sử dụng để phủ định lại một quan điểm, một ý kiến ( mang tính chủ quan của người nói).

 

  • Ví dụ:

(1). この歌は古くから歌われているが、日本人がみんな知っているとは限らない。
Tuy bài hát này đã phổ biến từ rất lâu rồi nhưng không phải cứ là người Nhật thì ai cũng biết.

 

(2). 値段が高いものが必ず質がいいとは限らない。
Giá cao chưa khẳng định được rằng chất lượng tốt.

 

(3). 旅行中にけがをしないとは限りません。保険に入っておいたほうがいいですよ。
Đi du lịch không thể chắn chắn là không bị xây xát ở đâu được. Tốt nhất là quý khách nên tham gia bảo hiểm.

(4). 会話を上手に話しても、日本語が上手だとは限りません。
Cho dù nói hội thoại giỏi thì cũng chưa chắc là giỏi tiếng Nhật.

 

 

3.「~わけではない・~というわけではない・~のではない」

  • Cách kết hợp: 
    普通形(な形だ-な/-である・名だ-の/-である) +わけではない
    普通形(な形だ ・ 名だ) +というわけではない
    普通形(な形だ-な ・ 名だ-な) +のではない

 

  • Ý nghĩa: ~状況から~だと想像されるだろうが、実はそうではない~ Từ sự việc đó…, cứ tưởng là như vậy nhưng sự thực thì không phải thế.

 

  • Cách dùng: Dùng để phủ định một phát ngôn hay một vấn để, quan điểm, dựa trên các yếu tố khách quan. というわけではない và  のではない hay được sử dụng trong văn nói, văn phong không trang trọng.

 

  • Ví dụ:

(1). 長い間本をお借りしたままでしたが、忘れていたわけではありません。
Mặc dù đã mượn cuốn sách trong một thời gian dài, nhưng không có nghĩa là tôi đã quên.

 

(2). いつでも電話に出られるわけではありません。連絡はメールでお願いします。
Không phải lúc nào tôi cũng có thể ra ngoài để nghe điện thoại được. Vậy nên xin hãy liên lạc bằng Email.

 

(3). この仕事が好きだというわけではないが、彼と一緒に仕事ができて楽しい。
Không hẳn là tôi thích công việc này nhưng làm việc với anh ấy tôi thấy rất vui.

 

 

4.「~ないことはない」

  • Cách kết hợp: 動ない刑・イ刑いーくない・ナ刑なーでない +ことはない。

 

  • Ý nghĩa: 絶対~ないとは言えない。~ Không thể nói rằng không, cũng có khả năng là…

 

  • Cách dùng: Thường được sử dụng để khẳng định một cách nhẹ nhàng qua hình thức phủ định hai lần.

 

  • Ví dụ:

(1). ここから駅まで歩けないことはありませんが、かなり時間がかかりますよ。
Từ đây đến nhà ga không phải là không thể đi bộ nhưng khá là mất thời gian đấy.

 

(2). この店のカレーもおいしくないことはないが、私はもっと辛いのが好きだ。
Món cà ri của quán này không phải là không ngon nhưng tôi thích ăn cay hơn nữa.

 

(3). 試験の結果が心配でないことはないのですが、今は終わってほっとしています。
Không phải là tôi không lo lắng về kết quả thi, nhưng bây giờ thi xong rồi tôi cũng cảm thấy có phần nhẹ nhõm.

 

 

5.「~ことは~が、・・・」

  • Cách kết hợp: 動・刑普通刑(ナ刑だーな)+ことは+動・刑普通刑・丁寧刑+が

 

  • Ý nghĩa:~確かに~だが~・ Dù là thế, nhưng….

 

  • Cách dùng: Sử dụng khi muốn diễn đạt ý rằng sự việc ấy là đúng là như vậy thật nhưng không quan trọng lắm.

 

  • Ví dụ:

(1). 彼からの手紙は読んだことは読んだんですが、意味がよくわかりませんでした。
Nói là đọc thì tôi đọc lá thư của anh ấy rồi, nhưng vẫn không hiểu ý nghĩa lắm.

 

(2). 私は泳げることは泳げますが、長い距離(きょり)はだめなんです。
Biết bơi thì tôi cũng có biết nhưng không bơi được xa.

 

(3).  この本は高いことは高いが、写真が多くて楽しめそうだ。
Cuốn sách này đắt thì đúng là đắt thật nhưng vì có nhiều hình ảnh minh họa nên có vẻ rất thú vị.

 

(4).  子供を育てるのは大変なことは大変だが、成長が楽しみで大変さを忘れる。
Nuôi dạy một đứa trẻ quả thật vất vả chồng chất, nhưng mà nhìn đứa trẻ ngày một trưởng thành tôi lập tức quên hết vất vả.

Bài 9: Mẫu câu sai khiến, nhờ vả.

Đã có khi nào bạn lúng túng khi muốn nhờ người khác giúp mình việc gì đó mà không biết phải dùng ngữ pháp tiếng Nhật nào cho phù hợp và lịch sự chưa? Hôm nay, trung tâm tiếng nhật Kosei giúp bạn học “Ngữ pháp tiếng Nhật N3 – Bài 9: Mẫu câu sai khiến, nhờ vả.” nhé!

1.「~てもらいたい・~ていただきたい・~てほしい」

  • Cách kết hợp :  動―て刑 / ない刑+で + もらいたい・いただきたい・ほしい

 

  • Ý nghĩa : (tôi)~ muốn được…

 

  • Cách dùng: Dùng khi muốn nhờ vả, yêu cầu đối phương làm gì đó cho mình ( một việc rõ ràng). Chú ý phân biệt mẫu câu này với ngữ pháp 「~たい」( tự bản thân mình muốn làm gì đó).

 

  • Ví dụ:

(1).  この書類、ちょっと見ていただきたいんですが、今よろしいでしょうか。
Không biết bây giờ anh có thể dành một chút thời gian xem qua tập tài liệu này giúp tôi được không?

 

(2). この仕事はだれにも手伝ってもらいたくない。自分一人でやりたい。
Tôi không muốn có ai giúp công việc này đâu. Tôi muốn tự làm một mình.

 

(3). ずっと僕のそばにいてほしい。遠くへ行かないでほしい。
Mình chẳng muốn đi đâu cả, lúc nào cũng chỉ mong được ở bên cạnh cậu thôi!

 

(4). 卒業式では写真を撮ったんでしょう。ぜひ見てほしいですよ。
Anh đã chụp ảnh khi tốt nghiệp đúng không? Nhất định là em muốn xem nó!

 

 

2.「~(さ)せてもらいたい・~(さ)せていただきたい・(さ)せてほしい」

  • Cách kết hợp :
    動詞I 動ない +せて/せないで +もらいたい・いただきたい・ほしい
    動詞II 動ない +させて/させないで
    動詞III 来る→来させて/来させないで
    する→させて/させないで

 

  • Ý nghĩa : ~Muốn( được cho phép làm gì, không phải làm gì)…

 

  • Cách dùng: Dùng để bày tỏ nguyện vọng, mong muốn được người khác sắp xếp, cho phép mình được làm gì đó.

 

  • Ví dụ:

(1). すみません、今日は体調が悪いので、早く帰らせていただきたいのですが・・・
Xin lỗi, hôm nay tôi cảm thấy trong người không khỏe nên muốn xin về sớm một chút có được không ạ?

(2). 点員A「昼休みが短いね。昼ご飯をもっとゆっくり食べさせてもらいたいね。」
店員B「そうですね。店長に行って見よう。」
Nhân viên A: “Giờ nghỉ trưa ngắn thật cậu nhỉ. Giá mà có thể ăn trưa từ từ chậm dãi hơn một chút.
Nhân viên B: “Tôi cũng nghĩ vậy đó. Hay mình thử đề đạt với chủ quán đi!”

 

(3). それはさっきも説明したことだよ。何度も同じことを言わせないでもらいたいよ。
Tôi vừa mới giải thích chỗ đó rồi đấy! Tôi không muốn cứ phải nói đi nói lại những điều tương tự đâu.

 

(4). こんな暑い日に運動場で4時間も練習をさせないでほしいです。
Trời nóng như thế này em không muốn phải luyện tập đến 4 tiếng đồng hồ trong nhà thi đấu một chút nào.

 

 

3.「~といい・~ほしい・~たらしい」

A,

  • Cách kết hợp :
    普通刑(現在形だけ) +と  +いい
    動‐ば刑・イ刑い―ければ
    動‐ない・イ刑い―く・ナ刑な‐で・名で+ なければ
    普通刑(過去形だけ)+ ら

 

  • Ý nghĩa : ~ Giá mà/ mong là…

 

  • Cách dùng: Thường sử dụng để bày tỏ một mong muốn một việc gì đó sẽ xảy ra, tuy nhiên điều đó không thành hiện thực nếu chỉ phụ thuộc vào mong muốn của bản thân người nói.

 

  • Ví dụ:

(1). 最近ずっと体の調子が悪い。悪い病気でなければいいが・・・。
Gần đây sức khỏe của tôi không được tốt lắm. Mong là không bệnh tật gì…

 

(2). 【卒業式】先生:「このクラスも今日でお別れです。いつかまたみんなで会えるといいですね。
(Lễ tốt nghiệp) Giáo viên: “Vậy là đã đến lúc chúng ta phải chia tay rồi. Mong là một lúc nào đó cô có thể gặp lại tất cả các em….”

 

 B.

  • Cách kết hợp:
    動辞書刑+と  +いい
    動ば刑/ない―なければ
    動たら

 

  • Ý nghĩa: ~ nên…

 

  • Cách dùng: Gợi ý người khác làm gì/ không nên làm gì.

 

  • Ví dụ:

(1). 疲れているようですね。あしたはゆっくり休むといいですよ。
Cậu có vẻ mệt mỏi nhỉ? Ngày mai cậu nên nghỉ ngơi một chút đi!

 

(2). 申込書の書き方が分からなければ、事務の人に聞いてみたらいいですよ。
Nếu không kiểu cách điền đơn đăng ký thế nào thì cậu nên hỏi nhân viên văn phòng.

Bài 10: Cách đưa ra gợi ý, lời khuyên

Trong giao tiếp, người Nhật thương đưa ra gợi ý, lời khuyên bằng những mẫu câu như thế nào? Học Ngữ pháp tiếng Nhật N3 – Bài 10: Cách đưa ra gợi ý, lời khuyên để biết nhé. Cùng trung tâm tiếng nhật Kosei học tiếng nhật thật tốt nhé!

 

1.命令(しろ)/禁止(~な) – Thể mệnh lệnh/ cấm đoán:

  • Cách kết hợp :
    命令 動詞I 動‐ば
    動詞II 動‐ますーろ
    動詞III する→しろ
    来る→来い
    禁止 動―辞書刑 + な
    *例外: くれる→くれ

 

  • Ý nghĩa : ~ Không được…. ~ Đừng….

 

  • Cách dùng: Là một cách thể hiện mệnh lệnh cấm đoán mạnh, thường chỉ có nam giới sử dụng. Ngoài ra, còn dùng trong một số trường hợp như la hét cổ vũ trong thể thao, in ấn trên các banner, khẩu hiệu,… hoặc hướng dẫn ý nghĩa của biển báo, tín hiệu…

 

  • Ví dụ:

(1). 犬に「降りろ。」とめいれいした。犬は命令に従(したが)った。
Tôi ra lệnh cho chú chó “Ngồi xuống!” và nó ngoan ngoãn nghe lời.

 

(2). 【試合で】監督(かんとく)「走れ、走れ!」
(Trong trận đấu) Huấn luyện viên: Chạy đi, chạy đi!

 

(3). 父は医者にタバコを吸いなと言われている。
Bố tôi bị bác sĩ cảnh báo không được hút thuốc nữa.

 

2.~こと

  • Cách kết hợp : 動―辞書刑/ない刑 +こと

 

  • Ý nghĩa :  Phải ( làm gì)…~ Không được/ Cấm…(làm gì)

 

  • Cách dùng: Sử dụng khi đưa ra mệnh lệnh, lời cảnh báo hoặc truyền tải lại thông điệp từ các biển hiệu, thông báo.

 

  • Ví dụ:

(1). 申込書を書く前に注意書きをよく読むこと。
Trước khi điền phiếu đăng ký thì phải chú ý đọc kỹ lưu ý về cách viết.

(2). 【学校で】先生:「レポートは今週の金曜日に必ず出すこと。遅れないこと。」
(Ở trường) Thầy giáo: Các em nhất định phải nộp bài cho thầy vào thứ 6 tuần sau. Không được nộp muộn.

 

(3). 【立て札】芝生に入らないこと。
(Bảng thông báo) Không được vào bãi cỏ.

 

 

3.~べきだ・~べき/~べきではない:

  • Cách kết hợp :
    動―辞書刑 +べきだ・ぺきではない
    +べきだ・べきではない+名
    *例外:する→するべきだ・するべき

 

  • Ý nghĩa : ~ Nên… ~Không nên….

 

  • Cách dùng: Sử dụng để thể hiện quan điểm của người nói rằng việc đó không phải là quy tắc nhưng nên làm như vậy, nếu không sau này tất yếu sẽ cảm thấy hối hân, nuối tiếc.

 

  • Ví dụ:

(1). 学生は一所懸命勉強すべきだ。
Là học sinh thì phải học hành chăm chỉ.

 

(2). これは大事なことですから、もう少し話合ってから決めるべきだと思いますよ。
Vì đây là việc vô cùng quan trọng, nên cậu hãy nói chuyện một chút rồi hãy đưa ra quyết định.

 

(3). せっかく入った会社なのだから、簡単にやめるべきではない。
Đã mất công vào được công ty này rồi, anh không nên vội vàng từ bỏ.

 

Bài 11: Cấu trúc câu thể hiện ý chí, quyết tâm

Để diễn tả một kế hoạch, dự định mang sự nỗ lực, quyết tâm của bản thân, ngoài cách sử dụng thể ý chí như trong sơ cấp thì đến với Ngữ pháp N3, ta sẽ được làm quen với các cấu trúc ngữ pháp cao cấp hơn nhé. Ngữ pháp tiếng Nhật N3 – Bài 11: Cấu trúc câu thể hiện ý chí, quyết tâm. Học tiếng nhật cùng trung tâm tiếng nhật Kosei nào!

1.「~ようにする・~ようにしている」

  • Cách kết hợp :  動―辞書刑/ない刑 +ようにする・~ようにしている

 

  • Ý nghĩa : ~Chắc chắn làm…/ Cố gắng làm…

 

  • Cách dùng: Biểu hiện sự quyết tâm, nỗ lực thể tạo lập được một thói quen, một hành vi ( mang tính giải pháp), mang ý chí cao của người nói.

 

  • Ví dụ:

(1). 健康のために、毎日一時間は歩くようにしている。
Để tăng cường sức khỏe, hàng ngày tôi đều cố gắng dành một tiếng để đi bộ.

 

(2). 私はもう油の多い料理は食べないようにしよう。
Tôi quyết tâm không ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ nữa.

 

()3. 私はなるべく自分で料理を作って食べるようにしている。
Tôi đang cố gắng ăn thức ăn do mình tự nấu.

(4). 日本語が上手に話せるために、できるだけ会話を練習するようにしている。
Để có thể nói giỏi tiếng Nhật, tôi sẽ cố gắng luyện tập hội thoại nhiều nhất có thể.

 

 

2.「~(よ)うとする」

  • Cách kết hợp :  動―う・よう刑 +とする

 

  • Ý nghĩa : ~Thử làm gì… ~ Cố gắng làm gì…~

 

  • Cách dùng:  Sử dụng để diễn đạt những điều mình muốn làm, có ý định thực hiện nhưng khác với 「ようにする」, cấu trúc này chỉ đề cập đến những hành động tức thì, trong một khoảnh khắc, không mang tính lâu dài. Dùng 「(よ)うとした」 khi đề cập đến hành động muốn làm nhưng xảy ra không như ý muốn, 「(よ)うとしている」 khi muốn thể hiện hành động đó sắp sửa được bắt đầu,「(よ)うとする」 ít sử dụng.

 

  • Ví dụ:

(1). 家を出ようとしたとき、突然大雨が降り出した。
Tôi vừa định ra khỏi nhà thì trời đổ mưa to.

(2). 薬は好きじゃないと言って、田中さんは病院から出た薬飲もうとしない。
Anh Tanaka nói rằng ghét thuốc, vì vậy mà vừa xuất viện mà anh ấy cũng nhất định không chịu uống thuốc.

 

(3). 父に事情を説明しようとしたが、父は話を聞こうとはしなかった。
Tôi cố gắng giải thích sự tình cho bố hiểu nhưng ông nhất định không lắng nghe một tí nào.

(4). 明日は大切なテストなので早く寝るうとしても、なかなか眠れなかった。
Vì mai có một bài kiểm tra quan trọng nên tôi cố gắng đi ngủ sớm, thế mà cứ thao thức mãi không buồn ngủ.

Bài 12: 尊敬語 – Tôn kính ngữ (P.I)

Ngoài tác phong làm việc vô cùng nghiêm túc và luôn đúng giờ, người Nhật còn nổi tiếng với phong cách giao tiếp lịch sự mà biểu hiện cao nhất chính là Kính ngữ (敬語―けいご). Trong bài học Ngữ pháp tiếng Nhật N3 – Bài 12: 尊敬語 – Tôn kính ngữ (P.I) các bạn cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu nhé.

I. Tôn kính ngữ – 尊敬語:

 

1, Các trường hợp sử dụng:

Sử dụng khi đề cập tới hành động, trạng thái của người ở vị trí cao hơn, ở trên mình hoặc những đối tượng đặc biệt như khách hàng, đối tác… trong những bối cảnh, trường hợp trang trọng.

 

2, Các cách biến đổi:

 Ví dụ
Động từ đặc biệt
– いる・行く・来る→ いらっしゃる

– 食べる・飲む→ 召し上がる

– 言う→ おっしゃいます

– 見る→ ご覧になる

– 知っている→ ご存知です

– する→ なさる

 

– 今晩はお宅にいらっしゃるでしょう。
Tối nay ngài có ở nhà chứ ạ?

– 和食を召し上がります。お酒も召し上がります。
Mời quý khách sử dụng món ăn truyền thống washoku. Mời quý khách sử dụng rượu sake.

– お名前は何とおっしゃいますか。
Xin hãy cho biết tên của anh là gì ạ?

– あの方をご存知ですか。
Anh có biết vị kia là ai không?

お / ご~になる – 待つ→ お待ちになる

– 掛ける→ お掛けになる

– 帰る→ お帰りになる

– 卒業する→ ご卒業になる

 

– 今日は何時ごろおかえりになりますか。
Hôm nay mấy giờ anh về?

– 何年に大学をご卒業になったのですか。
Khi nào thì anh/chị tốt nghiệp đại học?

Dạng bị động:
れ / られ
– 待つ→ 待たれる

– 掛ける→ 掛けられる

– 行く→ 行かれる

– する→ される

–  社長は 帰られましたか。
Giám đốc đã về chưa vậy?

– 京都へ行かれましたか。
Anh đã đi Kyoto chưa?

3,  Lưu ý:

Thường tôn kính ngữ sẽ kết hợp với các cách nói lịch sự như:「 ~ ていただけませんか」、「~てくださいませんか」、「~させていただきます」、...

- 急用があったから、お電話を使っていただけませんか。
Tôi có việc gấp quá nên có thể mượn tạm điện thoại của anh được không?

- 先生、もう一度説明させていただけませんか。
Xin cô hãy giải thích lại cho em một lần nữa.

II. Khiêm nhường ngữ: 

1, Các trường hợp sử dụng:

Sử dụng khi đề cập đến hành động, tình trạng, đồ vật của mình với những người trên, với các đối tượng đặc biệt như khách hàng, đối tác,…, thể hiện sự khiêm nhường, khiêm tốn, lịch sự và tôn trọng đối phương.

 

2, Cách sử dụng:

Ví dụ
・ 「お」「ご」+Động từ+「する」「いただく」 – 待つ→ お待ちする

– 掛ける→ お掛けする

– 相談する→ ご相談する

– (先生の)ご本お借りします
Tôi mượn sách của thầy giáo.

– (先生を)会場へご案内します
Tôi chỉ đường cho thầy giáo đến hội trường

– ご返信お待ちいたしております。
Tôi sẽ chờ hồi âm của ngài.

・ Động từ +「いただく」
「させていただく」

– 買ってもらう→ お買い頂く

– 書いてもらう→ 書かせていただく

– 先月、大学を卒業いたしました
Tháng trước em đã tốt nghiệp Đại học.

– 先生にピアノを教えていただきました
Tôi đã được cô giáo dạy chơi đàn piano.

– この度は当社の商品をお買い上げいただき、まことにありがとうございます。

Xin trân trọng cảm ơn quý khách đã mua sản phẩm của công ty chúng tôi.

・ Các động từ đặc biệt

– 行く→ 参ります。

– 見る→ 拝見する

– する→ 致す

– 聞く→ 拝聴する

– 食べる→ いただく

– する→ いたす

– 明日3時に参ります
Ngày mai tôi sẽ đi lúc 3 giờ.

– ご飯をいただきます
Tôi xin phép ăn cơm.

– はじめまして。山田と申します
Chào ngài. Tôi là Yamada.

– 生き先はよく存じております。
Tôi biết rất rõ điểm đến của chúng ta.

 

3, Lưu ý:

Có thể dùng cho cả trường hợp hành động của bản thân, gia đình mình ( うちのひと)… có liên quan trực tiếp hay không liên quan đến người nghe- người được ta tôn trọng, tôn kính. Kết hợp với Tôn kính ngữ để thể hiện thái độ “Xưng khiêm – hô tôn”.

Ngữ pháp tiếng Nhật N3: Một số trợ từ đặc biệt.

Trợ từ ( 助詞 ) trong tiếng Nhật khá phức tạp, được phân chia thành nhiều tiểu loại với nhiều những ý nghĩa ngữ pháp và chức năng khác nhau mà chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này. Học ngữ pháp tiếng Nhật N3: Một số trợ từ đặc biệt cùng trung tâm tiếng nhật kosei nhé!

1, も

a, 「全く~ない」, không một chút nào, phủ định mạnh mẽ.

*VD:

(1) 財布は空っぽいだ。一円も残っていない。
Ví của tôi trống rỗng rồi. Một yên cũng chẳng còn.

 

(2) 今日の話は誰にも言わないでくださいよ。
Cậu đừng kể chuyện hôm nay với bất kì ai đấy!

 

b, “Dù…” Đưa ra một ví dụ với nhấn mạnh cảm xúc rằng dù có là cái khác thì cũng như thế.

*VD:

(1) この子はもう難しい漢字も書ける。
Đứa trẻ đó, chữ kanji nào khó hơn nữa thì cũng vẫn có thể viết được.

 

(2) 足が痛くて立つこともできない。
Chân đau quá, đến đứng mà cũng không chịu nổi.

 

 

2. でも

a, Đưa ra ví dụ để nhấn mạnh rằng việc đó là đương nhiên.

*VD:

(1) そんな問題は小学生でもできますよ。
Bài tập này đến học sinh tiểu học cũng giải được đấy.

 

(2) 小さいなミスでも見落としてはいけない。
Lỗi nhỏ thế này thì không được phép mắc phải.

 

b, Đưa ra đề xuất, thỉnh cầu hay những việc mang tính ý chí ( dù thế nào thì vẫn làm).

*VD:

(1) コーヒーでも飲みましょうか。
Hay anh uống cafe nhé?

 

(2) 荷物は机の上にでも置いておいてください。
Anh để vali lên trên bàn giúp tôi nhé.

 

 

3, こそ

* Nhấn mạnh vào một thời điểm/ sự kiện khác biệt.

*VD:

(1) 今度こそ優勝したい。
Lần này tôi nhất định sẽ giành vô địch.

 

(2) この資料こそ長い間探していたものだ。
Riêng tài liệu này thì phải mất thời gian nghiên cứu đây.

 

 

4. さえ

a, ~ Đến cả, thậm chí…
Lấy ví dụ tiêu biểu nhất để diễn đạt tính chất đương nhiên những vấn đề khác ( mức độ thấp hơn).

*VD:

(1) 冷蔵庫には卵さえ入っていない。
Tủ lạnh này đến trứng cũng không thể cho vào được.

 

(2) 学者でさえ解けない問題が試験に出た。

 

b, Đưa ra giả thiết về một trường hợp( thấp nhất, xấu nhất,…) có thể xảy ra…

*VD: 雨さえ降らなければ、花火ができる。
Vẫn sẽ bắn pháo hoa kể cả trời có mưa.

 

 

5. まで

* Đề cập đến những sự việc, phạm vi ngoài ý nghĩ…

*VD: 会ったことがない人にまで年賀状を出した。
Tôi đã gửi thiệp chúc mừng năm mới đến cả những người chưa từng gặp.

 

 

6. だけ

a, “Chỉ” – hạn định mức độ.

*VD: 私は動物が好きだが、へびだけは嫌だ。
Tôi rất thích động vật, chỉ riêng rắn là không yêu thương nổi.

 

b, Giới hạn phạm vi.

*VD:好きなだけ食べてもいいよ。
Cậu cứ ăn những gì mình thích cũng được đấy.

 

 

7. くらい / ぐらい

a, Mức độ thấp nhất, đơn giản…

*VD:簡単なあいさつぐらいなら日本語で言える。
Tôi chỉ nói được tiếng Nhật ở mức giao tiếp đơn giản thôi.

 

b, Đưa ra ví dụ tương tự…

*VD: 卵ぐらいの大きさのパンを作った。
Tôi đã làm bánh mì to độ quả trứng.

 

 

8. など / なんか

a, Đưa ra gợi ý, khuyến khích… lựa chọn một cái gì tương tự như thế.

*VD: この服などいかがですか。似合いますよ。
Bộ đồ như thế này thì có được không? Cũng giống cái trước đó.

 

b, Thể hiện sự khiêm tốn, khiêm nhường…. ( khi nói về bản thân)

*VD:

(1) ダイエットなどしたくない。
Kiểu như ăn kiêng thì tôi chẳng muốn đâu.

 

(2) 私なんかまだまだ勉強が足りません。
Vớ vẩn như tôi thì vẫn chưa học đủ đâu.

 

 

II. Bài tập: Điền các trợ từ trên vào những ô trống sau sao cho phù hợp.

 

  1. 次の電車までまだ時間があるから、雑誌(    )読んでまっていよう。
  2. お父さんは出張で疲れているだろうから、寝たい(    )寝させてあげよう。
  3. A.「自転車を直してくれてありがとうございました。あの、おいくらでしょうか。
    B.「いや、お金(    )要りませんよ。自転車屋じゃないんですから。」
  4. 道が込んでいて、自動車も自転車(    )スピードでしか走れない。
  5. 毎朝電車で会う、名前(    )知らない人を好きになった。
  6. A.「本当に申し訳ありませんでした。」
    B.「いえ、私の方(    )大変失礼しました。」
  7. 自分のだけでなく、隣に座っていた人の資料(     )持ってきてしまった。

 

Phân biệt các câu trúc ngữ pháp đều có ý nghĩa:”Liên quan đến…”

1, について、に関して

 

*Ý nghĩa: (Về, liên quan đến …)

 

*Cách sử dụng:

  1. N+ については ・ についての+N
  2. N+ に関しては ・ に関する+N (cách nói lịch sự hơn について)

 

*VD:

1) Vấn đề về ô nhiễm môi trường chúng tôi đang xem xét.

  • 環境汚染についての問題を検討しています。

(かんきょうおせん についての もんだいを けんとうしています。)

 

  • 環境汚染に関する問題を検討しています。

(かんきょうおせん にかんする もんだいを けんとうしています。)

 

 

2) Về câu hỏi của anh cho phép chúng tôi xin được phát biểu ý kiến như sau.

  • ご質問についての意見を発表させていただきたいんです。

(ごしつもん についての いけんを はっぴょうさせていただきたいんです。)

 

  • ご質問に関する意見を発表させていただきたいんです。

(ごしつもん にかんする いけんを はっぴょうさせていただきたいんです。)

 

 

 

2, N+に対して・に対しては・に対する+N

 

*Ý nghĩa: (Về, liên quan đến …:Biểu thị phản ứng, hành động, tình cảm, thái độ hướng tới một đối tượng nào đó)

 

*VD:

1) Phải tăng thuế đối với đồ nhập khẩu để bảo vệ hàng hóa trong nước.

  • 内国品を守るために輸入品に対する税金を上げなければなりません。

(ないこくひんを まもるために ゆにゅうひん にたいする ぜいきんを あげなければならなりません。)

 

 

2) Đối với nhân viên không được nói những lời thất lễ đối với khách hàng.

  • 社員なら、お客さんに対して失礼な言葉を言ってはいけない。

(かいしゃなら、おきゃく にたいして しつれいなことばを いってはいけない。)

 

  • 社員に対して、お客さんに失礼な言葉を言ってはいけない。(Cách biểu thị trong nội quy)

(かいしゃにたいして、おきゃくに しつれいなことばを いってはいけない。)

 

 

3) Thái độ của trưởng phòng đối với người mắc lỗi thật nghiêm khắc.

  • 過った社員に対する部長の態度は厳しいです。

(あやまったかいしゃ にたいする ぶちょうのたいどは きびしいです。)

 

 

 

3, にとって(N +にとって)

 

*Ý nghĩa: (Đối với …/ theo … , thì … : Ai đó bày tỏ, quan điểm, lập trường, ý kiến)

 

*VD:

1) Đối với một người nhân viên như tôi thì không được nói những lời thất lễ đối với khách hàng.

  • 社員の私にとって、お客さんに対して失礼な言葉を言ってはいけない。

(かいしゃのわたし にとって、おきゃくにたいして しつれいなことばを いってはいけない。)

 

2) Đối với tôi, bà ấy như một người mẹ.

  • 私にとって、彼女はまるで母親のような存在だ。

(わたしにとって、かのじょうは まるでははおやの ようなそんざいだ。)

 

Phân biệt cách sử dụng まで-までに và あいだ-あいだに。

 

1. までーまでに

a, まで

  • Câu kết hợp:N 、V + まで。
  • Ý nghĩa: まで:đến khi. Mẫu câu này diễn tả một hành động đang tiếp diễn, hoặc một trạng thái cho tới một thời hạn hoặc một điểm mốc nào đó.

例文:

(1) わたしが卒業するまで、父は働いています。

Bố tôi làm việc cho tới khi tôi tốt nghiệp.

 

(2) 天気予報によって明日まで、ずっと雨が降っています。

Theo dự báo thời tiết trời mưa suốt cho tới ngày mai.

注意:Với mẫu câu này chúng ta dịch từ cuối câu, và vế sau thường ở thì tiếp diễn.

 

b, までに

  • Câu kết hợp: N ,Vる + までに
  • Ýnghĩa:  までに: trước khi. Mẫu câu này diễn tả một hành động đã xảy ra(đây là sự việc xảy ra một lần) trước một thời điểm nào đó.

例文:

(1) 友達が来るまでに、掃除しなきゃ。

Trước khi bạn đến phải dọn dẹp căn phòng.

 

(2) 明日の会議までに、資料を準備しておいてください。

Trước cuộc họp ngày mai hãy chuẩn bị tài liệu.

注意: Mẫu câu với までに chúng ta dịch từ đầu câu.

 

 

2. あいだ・あいだに

a, あいだ

  • Câu kết hợp: Nの, Vている  + あいだ.
  • Ýnghĩa: あいだ: trong suốt. Mẫu câu này biểu thị trong suốt lúc hành động 1 đang tiếp diễn thì hành động 2  cũng đồng thời diễn ra.

例文:

(1) 山田先生の授業のあいだ、ねていた。

Trong suốt giờ học của thầy yamada tôi đã ngủ.

 

(2) 夏休みのあいだ、旅行に行っていた。

Trong suốt kì nghỉ hè tôi đã đi du lịch.

注意: Với mẫu câu này vế trước ở thì tiếp diễn+あいだ còn vế sau ở thì tiếp diễn trong quá khứ.

 

 

b, あいだに:

  • Câu kết hợp: Nの, Vている  + あいだに
  • Ý nghĩa: あいだに: trong khi, trong lúc. Mẫu câu này diễn tả một hành động đang diễn ra thì một hành động khác xen vào( hành động này có thể xảy ra nhiều lần).

例文:

(1) 私が出かけているあいだに、部屋にどろぼうが入った。

Trong khi tôi ra ngoài thì tên trộm đã lẻn vào phòng.

 

(2) 母が寝ている間に、赤ちゃんにミリクをやった。

Trong khi mẹ đang ngủ tôi cho em bé uống sữa.

注意: Với mẫu câu này thì vế sau ở thì quá khứ.

 

 

Phân biệt ~まま và ~っぱなし

 

I. Cấu trúc với ~まま

 

*Câu kết hợp:

Vた・Vない + まま

Nの    + まま

あのまま, そのまま, このまま : cứ nguyên nhứ thế, cứ nguyên thế này

 

* Ý nghĩa: Diễn tả tình trạng giữ nguyên không thay đổi của một trạng thái.

 

例文:

(1) この野菜は生のままで食べておいしいですよ。

Rau này ăn sống rất ngon.

 

(2) まだ使っているので、そのままにしておいてください。

Vì vẫn chưa sử dụng xong nên hãy để nguyên như vậy.

 

(3) このままずっと君といっしょにいたい。

Em muốn bên anh mãi như thế này .

 

 

 

II.  Cấu trúc với っぱなし

 

*Câu kết hợp:

Vます 。。。+っぱなし

Vます   + っぱなし

 

*Ý nghĩa: diễn tả sự kéo dài không mong muốn của một trạng thái mà thông thường sẽ chấm dứt kịp thời.

 

例文:

(1) あの家は留守らしい、洗濯物が2,3日前から干しっぱなしです。

Ngôi nhà kia hình như vắng nhà, quần áo đã phơi 2,3 ngày liền.

 

(2) 一週間まえから階段の前にバイクが置きっぱなしにしています。

Từ một tuần trước chiếc xe máy được để suốt ở trước cầu thang.

 

(3) テレビをつけっぱなしで寝てしまった。

Vẫn bật TV mà ngủ mất.

 

III. Phân biệt ~ まま và  っぱなし

Mặc dù cả hai cấu trúc đầu diễn đạt một trạng thái không đổi và hành động kéo dài nhưng tùy vào hoàn cảnh sẽ sử dụng khác nhau:

 

1, ~まま

– Nhấn mạnh vào việc DIỄN TẢ TÌNH TRẠNG, hoặc một số trường hợp diễn tả hành động có ý thức của người nói.

VD:

あの人は服を着たまま泳いでいます。

Người kia mặc cả quần áo mà tắm.

 

2, ~っぱなし

– Cấu trúc này trong rất nhiều trường hợp, diễn tả hành động diễn ra với thái độ không hài lòng hoặc không mong muốn hoặc để phàn nàn.

VD:

水を出しっぱなしにしないでください。

Đừng để nước chảy suốt như vậy.

Tổng hợp bởi KOSEI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *