Cấu trúc ngữ pháp N3 với ろく
Cùng kết hợp với ろく nhưng khi kết hợp với N hay động từ và kết hợp với các giới từ khác nhau thì sẽ tạo ra những mẫu câu với ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu các cấu trúc ngữ pháp N3 với ろく trong bài học này nhé!
1. ろくなN…ない
Ý nghĩa: không… N ra hồn
(1) こんな安月給(やすげっきゅう)ではろくな家(いえ)に住(す)めない。
Với mức lương tháng thấp như thế này thì không thể sống trong một căn nhà ra hồn được.
(2) だれもパソコンが使(つか)えないのか。
まったくこの課(か)にはろくな奴(やつ)がいないな。
Không ai có thể sử dụng được máy tính sao?
Phòng này chẳng có ai ra hồn cả.
2. ろくでもないN
Ý nghĩa: N chẳng ra gì
(1) 花子(はなこ)はろくでもない男(おとこ)に夢中(むちゅう)になったいる。
Hanako mê một thằng chẳng ra gì.
(2) そんなろくでもない本(ほん)ばかり読(よ)んでいるから、成績(せいせき)が悪(わる)くなるのよ。
Bởi vì đọc toàn là mấy cuốn sách chẳng ra gì, cho nên kết quả học tập mới xấu đấy.
3. ろくにVない
Ý nghĩa: hầu như không V/ V không đầy đủ
(1) テストも近(ちか)いというのに、あの子(こ)ろくに勉強(べんきょう)もしないんだから。
Ngày thi ngày càng gần rồi mà con bé đó vẫn hầu như chẳng học hành gì cả.
(2) あいつは昼間(ひるま)から酒(さけ)ばかり飲(の)んでろくに仕事(しごと)もしないくせに、食(た)べるときは人一倍食(ひといちばいた)べる。
Gã đó suốt ngày chỉ biết uống rượu hầu như chẳng làm việc gì nhưng mà lúc em thì ăn gấp đôi người khác.
Cấu trúc tiếng Nhật với ほとんど
Chúng ta đều biết ほとんど với ý nghĩa là hầu hết, tuy nhiên bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa gì khác các bạn có biết không nào?
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu và phân biệt các cấu trúc ngữ pháp N3 với ほとんど trong bài học này nhé!
1. ほとんど
Ý nghĩa: hầu như, gần hết
(1) この小説(しょうせつ)はほとんど読(よ)んでしまった。
Cuốn tiểu thuyết này tôi đã đọc gần hết rồi.
(2) 京都(きょうと)の有名(ゆうめい)な寺(てら)にはほとんどいったことがある。
Những ngôi chùa nổi tiếng ở Kyoto tôi đã đi gần hết rồi.
(3) 新(あたら)しいビルは、ほとんど完成(かんせい)している。
Tòa nhà mới hầu như đã hoàn thành.
2. ほとんど…ない
Ý nghĩa: hầu như không…
(1) 給料日前(きゅうりょうびまえ)でほとんど金(かね)がない。
Hôm nay chưa tới ngày có lương nên tôi hầu như là không còn tiền.
(2) 彼(かれ)は酒(さけ)はほんとんど飲(の)まない。
Anh ấy hầu như không uống rượu.
(3) 英語(えいご)はほとんど読(よ)めない。
Tôi hầu như không thể đọc được tiếng Anh.
3. ほとんど…だ
Ý nghĩa: gần (đã)/ tưởng (đã)
(1) 子供(こども)の頃(ころ)、チフス(ちふす)でほとんど死(し)にかけたことがある。
Hồi bé tôi đã từng bị sốt thương hàn tưởng chết.
(2) 横道(よこみち)から飛(と)び出(だ)してきた自転車(じてんしゃ)とほとんどぶつかるところだった。
Tưởng như đã đâm vào chiếc xe đạp lao từ đường ngang ra.
Các cấu trúc ngữ pháp với めった
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu các cấu trúc ngữ pháp N3 với めった trong bài học này ngữ pháp N3 ngày hôm nay nhé!
1. めったに…ない
Ý nghĩa: hiếm khi
Ví dụ:
(1) 私(わたし)は酒(さけ)はめったに飲(の)まない。
Tôi hiếm khi uống rượu.
(2) うちの子(こ)は丈夫(じょうぶ)でめったに病気(びょうき)もしない。
Con tôi rất khỏe mạnh, hiếm khi cháu bị bệnh.
(3) この頃(ごろ)の機械(きかい)は優秀(ゆうしゅう)で故障(こしょう)はめったにない。
Máy móc dạo này rất tốt, hiếm khi hỏng hóc.
2. めったな
Ý nghĩa: bừa bãi, lung tung, nhảm nhí
Ví dụ:
(1) めったなことで驚(おどろ)かない私(わたし)も、そのときばかりはさすがにうろたえてしまった。
Tôi vốn dĩ không hay bất ngờ trước những việc nhảm nhí, nhưng khi ấy tôi cũng phải giật mình.
(2)
A: 山下(やました)さんがとったんじゃない?
Anh Yamashita lấy trộm à?
B: しっ。証拠(しょうこ)もないのに、めったなことをいうもんじゃないよ。
Suỵt. Nếu không có bằng chứng không thể nói lung tung được đâu.
(3) このことは、めったな人(ひと)に話(はな)してはいけない。
Chuyện này không thể nói lung tung với người khác được.
Các cấu trúc ngữ pháp thể hiện sự hối hận
Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn chúng ta luôn có những lúc cảm thấy hối hận vì mình đã làm điều gì đó hay vì bỏ lỡ một điều gì đó. Vậy chúng ta có những cách nào để thế hiện sự hối hận trong tiếng Nhật???
Cùng trung tâm tiếng Nhật tìm hiểu Các cấu trúc ngữ pháp thể hiện sự hối hận trong Ngữ pháp N3 nhé!
1. なければよかった。
Ví dụ:
こんなものを買(か)わなければ良(よ)かった。
Ước gì tôi đã không mua một thứ như vậy.
2. ほうがよかった。: Giá mà
Ví dụ:
(1) 人(ひと)に頼(たの)まないで自分(じぶん)でやったほうがよかった。
Giá mà đừng nhờ người khác và tự mình làm lấy thì tốt hơn.
(2) こんなことなら、来ないほうがよかった。
Biết thế này thà không đi còn hơn.
3. Vるのだった。
Ví dụ:
こんなにつまらない仕事(しごと)なら、断(ことわ)るのだった。
Nếu biết là một công việc chán phèo như thế này, thì tôi đã từ chối quách rồi.
4. …べきだった・ではなかった。: Đáng lẽ nên/ Đáng lẽ không nên
(1) あの時買(ときか)っておくべきだった。
Lúc đó đáng lẽ nên mua sẵn.
(2) あんなひどいことを言(い)うべきではなかった。
Đáng lẽ không nên nói như thế.
Ngữ pháp N3: Cấu trúc っぽい
Trong bài học ngày hôm nay các bạn hãy cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu một bài học ngữ pháp N3: Cấu trúc っぽい. Chúng ta thêm っぽいvào sau tính từ, động từ, danh từ để tạo thành các tính từ mới.
Chúng ta thêm っぽいvào sau tính từ, động từ, danh từ để tạo thành các tính từ mới.
- Màu sắc +っぽい
- Nghĩa: hơi hơi~ ( trên thực tế có thể không chính xác hoàn toàn là màu sắc đó, nhưng nhìn khái quát thì thiên về màu đó)
- Ví dụ: 白っぽい: trăng trắng
黒っぽい: đen đen
赤っぽい: đo đỏ
茶色っぽい: vàng vàng
- Danh từ ( thường là danh từ chỉ chất lỏng) +っぽい
- Chứa nhiều~, thường mang nghĩa tiêu cực.
- Ví dụ:この酒は水っぽい: rượu này bị pha nhiều nước
この料理は油っぽい: món ăn này chứa nhiều dầu mỡ
この布団は湿っぽい: cái chăn này bị ẩm
- Tính từ/ danh từ +っぽい
- Trường hợp danh từ+っぽい: trên thực tế không phải là sự vật, sự việc đó nhưng lại mang tính chất gần giống như sự vật sự việc đó hoặc chỉ là người nói/người viết có cảm giác, ấn tượng mạnh mẽ là như vậy.
+ Ví dụ:子供っぽいことを言うな。( Đừng có nói điều ấu trĩ như con nít như thế!)
- Trường hợp tính từ+っぽい: người nói/ người viết có cảm giác chắc chắn, rõ ràng là sự vật, sự việc đang đề cập tới có tính chất đó.
+ Ví dụ:安っぽい時計 (cái đồng hồ trông rẻ tiền)
大人っぽい中学生 (cậu học sinh trung học giống người lớn)
- Động từ +っぽい
- Ai đó, cái gì đó có khuynh hướng~ hoặc nhanh chóng, dễ dàng rơi vào trạng thái~.
- Ví dụ: 忘れっぽい (hay quên)
怒りっぽい (nóng tính, dễ nổi giận)
飽きっぽい (nhanh chán)
Tổng hợp bới Kosei.edu.vn