Tổng hợp những nét Văn hóa độc đáo của Nhật Bản

Tachiyomi- Văn hóa đọc đứng của người Nhật

Người Nhật yêu sách và ham học hỏi, dù có chỗ ngồi hay không họ vẫn có thể đứng và nghiền ngẫm cuốn sách đó chính là một nét văn hóa rất đặc biệt: tachiyomi- văn hóa đọc đứng. Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu thêm về nét văn hóa vô cùng độc đáo này nhé, và đừng quên theo dõi chuyên mục văn hóa Nhật Bản để biết thêm nhiều về đất nước, con người Nhật Bản nhé.

Tachiyomi- Văn hóa đọc đứng của người Nhật

Nhật Bản là đất nước có chặng đường lịch sử dài với nhiều cuộc chuyển mình thần kỳ. Tuy là quốc gia bại trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng Nhật Bản đã đứng dậy trên đống tro tàn và một lần nữa dân tộc này lại lập nên kỳ tích vươn mình phát triển trở thành một quốc gia với nền kinh tế phát triển vượt bậc. Động lực cho sự hồi sinh đến kinh ngạc của Nhật Bản không gì khác hơn là đội ngũ trí thức hùng hậu mà đất nước này đã có được từ nhiều thế kỷ theo học phương Tây. Có thể nói, thái độ cầu thị, khiêm nhường và tinh thần ham học hỏi vốn có của người Nhật đã mang lại cho họ một phương tiện vô cùng hiệu quả để tái thiết và dựng xây đất nước – đó là tri thức. 

Vì vậy bất cứ đâu trên đất nước “Mặt trời mọc” như công viên, quán cà phê, tàu điện, sân ga, bến đỗ xe buýt, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiệm sách, tiệm bách hóa… bạn đều có thể bắt gặp người Nhật đang cầm trên tay một quyển sách và say sưa đọc. Họ đọc say sưa không kể tuổi tác dù là người lớn hay những em bé, họ thích đọc ham học hỏi, ham tìm tòi, có sự kiên nhẫn với từng trang sách.

    Bởi trong xã hội công nghiệp hối hả như Nhật Bản và tác phong làm việc với khối việc công việc lớn  thì thời gian dành cho nghỉ ngơi không nhiều  nhưng người Nhật sử dụng vốn thời gian ít ỏi đó cho việc nghiền ngẫm những cuốn sách. Họ tận dụng những khoảng thời gian trống để đọc sách. Và người nước ngoài rất hiếu kì khi bắt gặp cảnh tượng trên một toa tàu ở Tokyo mà các hành khách đều im lặng bởi nhiều người trong số họ đang mải đọc một cuốn sách, một tờ báo.

Do phải thường xuyên đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng và tranh thủ thời gian trống cho thói quen đọc sách, người Nhật đã phát minh ra những cuốn sách nhỏ gọn chỉ tương đương kích cỡ một gang bàn tay, có thể dễ dàng bỏ vào túi xách hay túi áo. Các cuốn sách nhỏ này có cỡ chữ vừa đủ để đọc trong khi các trang giấy được gia công mỏng tới mức một cuốn vài trăm trang cũng có thể nằm gọn trong lòng bàn tay.

 Tokyo có rất nhiều quầy sách cũ với đủ loại sách và tạp chí. Bên cạnh đó, còn có cả một quảng trường rộng ở khu phố Kanda dành riêng để dựng dãy các quầy sách cũ với đủ các loại sách báo khác nhau, thậm chí cả các loại sách báo chuyên ngành. Kể cả bạn không có tiền bạn vẫn có thể thưởng thức một quyển sách với mức giá cực rẻ.

Người Nhật luôn trân trọng tri thức và không sai khi nói rằng Nhật Bản là một trong những nước “một sách” nhất trên thế giới.

Văn hóa Nhật Bản: Nghệ thuật gấp giấy Origami

Khi nhắc đến đất nước xứ xở hoa anh đào, bên cạnh những món ăn được trang trí công phu, đẹp mắt; bên cạnh những lễ hội truyền thống cũng như những lễ nghĩa trong cuộc sống hằng ngày thì hẳn bạn cũng không thể không nhớ tới nghệ thuật gấp giấy Origami. Bạn cùng trung tâm tiếng nhật Kosei tìm hiểu thêm về nghệ thuật gấp giấy Origami này nhé.

Nghệ thuật gấp giấy Origami

 

Nghệ thuật gấp giấy Origami. Đây là một nét văn hóa thú vị góp phần tạo nên những nét độc đáo trong văn hóa Nhật. Nhưng bạn đã hiểu rõ về Origami chưa. Hãy cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu thêm về nghệ thuật gấp giấy Origami này nhé.

Nghệ thật gấp giấy có tên là Origami bắt đầu từ những năm 1880, trước đó người Nhật dùng từ Orikata. Origami được bắt nguồn từ 2 chữ Ori (折り) là gấp hay xếp và Kami (紙) là giấy. Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến mảnh giấy hình chữ nhật (2 chiều) thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt, dán trong quá trình xếp, gập.

Có nhiều người cho rằng Origami có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng lại có giả thuyết khác cho rằng, Origami bắt nguồn từ Nhật Bản. Tuy chưa có giả thuyết nào thực sự đúng về nguồn gốc của Origami nhưng kể từ khi xuất hiện tới nay, Origami đã trở thành một trò chơi truyền thống của người dân Nhật Bản cũng như đang lan rộng trên toàn thế giới. Chỉ bằng một tờ giấy vuông nhỏ là bạn có thể gấp thành những con vật dễ thương hay những cây hoa xinh đẹp. Cũng bởi vì vật liệu của bộ môn này rất đơn giản nên Origami rất được phổ biến.

Các sản phẩm của Origami rất nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, nó phụ thuộc vào sự sáng tạo của người chơi Origami. Sản phẩm nổi tiếng nhất khi nói tới Origami đó là hạc giấy, biểu tượng của hòa bình. Truyền thuyết kể rằng, ai gấp đủ 1000 con hạc giấy có thể biến 1 điều ước của mình thành hiện thực, hạc giấy cũng là biểu tượng cho sự may mắn, đôi khi người Nhật còn dùng hạc giấy để tặng cho bạn của mình với hàm ý chúc may mắn.

Origami tưởng chừng chỉ là một trò chơi, nhưng nó còn giúp bạn rèn luyện sự  kiên trì cũng như khả năng tư duy hình học. Bởi vậy, nếu yêu thích, các bạn hãy bắt tay vào làm luôn đi nhé và có thể chia sẻ với Kosei những sản phẩm thú vị của mình nhé.

Anime, Manga – Nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản

Nhắc đến Nhật Bản, chúng ta liền nghĩ ngay đến món sushi ngon lành, những nàng geisha tài hoa xinh đẹp và chắc chắn không thể thiếu những bộ manga (truyện tranh),  anime (hoạt hình) quen thuộc như: doraemon, thủy thủ mặt trăng.. Ngày nay  văn hóa Anime , Manga không chỉ phát triển rộng khắp trên đất nước Nhật Bản mà còn vươn tầm ảnh hưởng tới giới trẻ trên toàn thế giới. Mời các bạn cùng Kosei khám phá nét văn hóa độc đáo này nhé.

Anime, Manga – Nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản

1. Manga

Manga là cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Đây cũng là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Không chỉ chiếm lĩnh được thị trường toàn cầu mà từ lâu, Manga đã được đông đảo bạn trẻ đón nhận trong đó có các bạn trẻ Việt Nam.

Manga có lịch sử phát triển từ khá sớm. Người dân Nhật Bản đã sớm có hứng thú với loại nghệ thuật về tranh ảnh. Thời kỳ này, Manga đơn giản chỉ là những mẫu truyện tranh ngắn nhưng mang lại những giá trị lớn. Không những thế, Manga còn giữ một vị trí quan trọng xuyên suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản.

Trong thời gian chiến tranh, ngoài mục đích giải trí thì Manga cũng được sử dụng với mục đích tuyên truyền hoặc châm biếm nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia. Vì thế trong thời gian này, rất nhiều truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nặng nề và sự phát triển của Manga Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn.

Sau chiến tranh, Osamu Tezuka đã đứng lên để vực dậy nền Manga, đem đến cho văn hóa Nhật Bản và thế giới một thể loại Manga hoàn toàn mới. Ông đã góp phần định hình kiểu mẫu Manga thực sự đầu tiên và bắt đầu một nền công nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến lược trong nền văn hóa Nhật Bản hiện đại.

Ở Nhật, Manga là một ngành rất phát triển, có tới hơn 350 tạp chí truyện tranh gọi là Manga. Hàng năm, Nhật Bản xuất bản tới hơn 4000 bộ truyện tranh khác nhau cho cả trẻ em và người lớn. Chính phủ Nhật Bản cũng nhận thức được sức mạnh của ngành văn hóa này và muốn truyện tranh của họ đi ra quốc tế, đó cũng là cách Nhật Bản giao lưu văn hóa với các nước bên ngoài.
Hiện nay, Manga đã trở thành một phần trong cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ. Ngoài tác dụng giải trí, nghệ thuật này còn góp sức vào việc giáo dục giới trẻ về cách sống, cách yêu, cách học tập, làm việc…Những tác phẩm Manga qua bao nhiêu thế hệ vẫn được đón nhận như: Doraemon, Conan, Naruto, Ninja Loạn Thị….

2. Anime ( アニメ)

Anime hiểu một cách đơn giản là nghệ thuật hoạt hình của Nhật Bản, đã bắt đầu phát triển từ đầu thế kỉ 20 và hiện nay đã gây ảnh hưởng rất lớn trên thế giới qua các phim, series truyền hình và video game.

Anime được xây dựng trên nôi dung của những bộ manga, tiểu thuyết hay thậm chí là từ những tựa game vô cùng nổi tiếng của Nhật Bản.

Điểm khác biệt của anime so với manga, tất nhiên là màu sắc, âm thanh, và hình ảnh chuyển động chứ không cố định. Tuy nhiên, điểm thường được coi là đặc biệt nhất ở các anime là âm nhạc (các theme song). Các anime được đầu tư của Nhật Bản đều có sự tham gia của các ca sĩ và nhạc công J-pop và J-rock. Có thể nói sự tham gia của âm nhạc này khiến cho nhiều anime được chú ý tới nỗi đôi khi trên nhiều diễn đàn và bài báo người ta thường đặt câu hỏi và tranh luận về việc có phải các bản nhạc thậm chí làm lu mờ nội dung chính của anime. Tất nhiên, ngược lại thì anime cũng là một trong những tác nhân lớn khiến âm nhạc hiện đại của Nhật Bản trở nên quen thuộc và thậm chí nổi tiếng trên thế giới.

Nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy manga và anime có một số tính chất đặc biệt tạo nên sự cuốn hút gần như chất gây nghiện. Một khi đã đi sâu vào nó, bạn sẽ nhận thấy muốn khám phá rất nhiều, và hãy rất cẩn thận trước khi quyết định đi quá sâu (trở thành một otaku – theo cách gọi của các fan manga và anime) bởi sẽ không dễ để thoát khỏi thế giới này.

Văn hóa Anime, manga ngày nay đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Nhật Bản. Không những vậy văn hóa này còn đang dần được du nhập, tiến sâu giao lưu với các nền văn hóa trên toàn thế giới. Ngay tại Việt Nam, chúng ta đã có thể mua được những cuốn Manga bản quyển được các nhà xuất bản uy tín như: Kim Đồng, NXB Trẻ, TVM Comic …. mua bản quyền từ chính đất nước Nhật Bản. Các bạn cũng có thể đón xem những bộ anime nổi tiếng ngay trên sóng truyền hình Việt Nam : Doraemon, Khuyển dạ xoa… Hàng năm tại Việt Nam đều có những lễ hội văn hóa Nhật Bản, nơi giao lưu lý tưởng giành cho những bạn trẻ cùng chung niềm yêu thích văn hóa Anime, ,Manga.

Các bạn còn chờ gì mà không tự mình khám phá  thế giới Anime Manga Nhật Bản thú vị đầy màu sắc này nào?

Những điều thú vị về Yosakoi

Đối với những người yêu thích văn hóa Nhật Bản, có lẽ không ai là không biết đến điệu múa nổi tiếng nhất của xứ xở hoa anh đào – Điệu múa Yosakoi. Những điều thú vị về Yosakoi trong bài này sẽ lại càng giúp bạn yêu thích Nhật Bản hơn đấy.

Những điều thú vị về Yosakoi

1.  Lịch sử ra đời

Sau chiến tranh thế giới thứ II, khi mà nước Nhật rơi vào khủng hoảng, suy thoái, những người dân thành phố Kochi đã nghĩ đến việc sáng tạo nên một điệu múa tươi vui nhằm cổ vũ tinh thần mọi người vượt qua khó khăn. Và từ mong ước ấy, Yosakoi đã ra đời năm 1954 (năm Showa 29), thực sự đem đến cho mọi người niềm vui, hi vọng. Với sức ảnh hưởng của mình, từ Kochi, Yosakoi dần dần lan rộng tới nhiều nơi tại Nhật Bản và được đông đảo các tầng lớp nhân dân đón nhận.

Đến năm 2005, múa Yosakoi đã phổ biến khắp nước Nhật với phong cách mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực, gồm những bước nhảy truyền thống trên nền nhạc hiện đại. Không chỉ ở Nhật Bản, Yosakoi còn phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Với số lượng đội Yosakoi của các trường múa chuyên nghiệp, của các thị trấn, Yosakoi trở nên rất phổ biến, thậm chí, nó cũng được biểu diễn trong các hội thao được tổ chức tại các trường tiểu học, trung học, phổ thông, đại học ở Nhật Bản. Đặc biệt, những người tham gia Yosakoi gồm cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi.
Điệu múa đi kèm với bài dân ca của Kochi với tên gọi Yosakoi-bushi, tức Giai điệu Yosakoi.

2. Trang phục

Trang phục mặc khi biểu diễn Yosakoi rất phong phú, trong đó loại áo khoác truyền thống happi và áo yukata phối màu rực rỡ là hai thứ thường được sử dụng nhất. Happi có xuất xứ là y phục của người trông cửa hiệu, sạp hàng tại các lễ hội, khu buôn bán ở Nhật. Một chiếc áo khoác happi thông thường được in hoa văn (kiểu làn sóng, hình dãy núi, mặt trời…) và đặc biệt là thường in chữ kanji (thông thường là chữ 祭, nghĩa là Lễ Hội) ở sau lưng và viền cổ áo.

Các đội múa cũng thường tự thiết kế trang phục dựa trên các sự kiện lịch sử, theo xu thế thời trang thịnh hành hay theo y phục dân tộc để tạo nên nét đặc trưng riêng cho mình.

3. Đạo cụ

1. Cờ

Thông thường các đội sử dụng cờ to, kích thước khoảng 3x4m, phất phía sau đội múa tạo không khí tươi vui cho người xem. Một loại cờ khác kích thước nhỏ cầm tay, có thể sử dụng như một đạo cụ múa.

2. Naruko

Naruko là một nhạc cụ bằng gỗ, gồm một phiến gỗ chính có gắn các miếng gỗ nhỏ hơn ở trên, khi lắc tạo thành âm thanh lách cách vui tai. Naruko có xuất xứ từ tỉnh Kochi, vốn là dụng cụ được nông dân sử dụng để đuổi chim chóc tránh xa khỏi ruộng lúa.

Naruko cũng có rất nhiêu màu sắc khác nhau. Loại Naruko truyền thống gồm các thanh gỗ màu đen và vàng gắn trên thân gỗ. Ngày nay, các đội thường tự thiết kế Narukp cho hợp với trang phục và phong cách biểu diễn của mình

3. Quạt

Sử dụng như một đạo cụ thay thế cho naruko để tạo điểm nhấn cho bài, thường bắt gặp trong bài múa của các đội Honiya, Torakku.

4. Đèn lồng

Kích thước tùy vào sáng tạo của mỗi đội. Một chiếc đèn lồng thông thường có đường kính 15cm, cao 40cm và có tay cầm dọc thân đèn. Đèn lồng thường dành cho những người dẫn đầu đội múa để tạo điểm nhấn cho bài múa.

5. Trống

Thường dẫn đầu đoàn, tạo khí thế rộn ràng, khuấy động cho bài múa.

6. Ô dù hoặc một số đạo cụ khác.

4. Động tác

Yosakoi vốn là điệu múa bình dân mô phỏng các động tác trong sinh hoạt hàng ngày, trong công việc và lao động đồng áng, sản xuất,… Vì thế không khó mà bắt gặp những động tác như bắn cung, kéo chài kéo lưới,… được mô phỏng trong các bài nhảy với những cử chỉ dứt khoát, mạnh mẽ. Sự mềm dẻo, khỏe mạnh của những môn võ, chút dẻo dai của aerobic, chút quyến rũ của những điệu dance sport,…thậm chí có cả chút lửa của hiphop đã tạo nên sự linh hoạt, dứt khoát mà rất sôi nổi, đầy cuốn hút của Yosakoi.

Do sự phát triển mạnh mẽ của Yosakoi, các đội múa ngày nay cũng tự sáng tạo những bài múa với động tác khó dần và tạo phong cách riêng. Yosakoi là điệu múa mang tính tập thể, đòi hỏi sự đoàn kết ở mức tối đa nên yếu tố quan trọng nhất là động tác phải đều, trước sau như một.

5. Nền nhạc

Nhạc nền của các vũ điệu Yosakoi rất sôi nổi và mạnh mẽ, được các nhóm tự do sáng tạo dựa trên bài hát có tên là “Yosakoi Naruko Dancing”, được sáng tác bởi Takemasa Eisaku. Bài hát này được sáng tác dựa trên 3 bài hát: “Yosakoi-bushi” (”Giai điệu yosakoi”), “Yocchore” (Một bài hát thiếu nhi), và “Jinma-mo” (bài hát truyền thống của Kochi).

6. Đặc điểm nổi bật: Nụ Cười

Ai cũng có thể tham gia múa Yosakoi, bất kể tuổi tác, nhưng có một nguyên tác bất di bất dịch của loại hình múa này là “không thể không cười”

Một điệu múa Yosakoi được cho là hoàn hảo thì không thể thiếu đi những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của các thành viên đội múa. Nếu có dịp tham gia lễ hội Yosakoi, bạn sẽ thấy các vũ công Yosakoi thật sự rất “hạnh phúc” trong điệu múa của họ…

Tanbo – Nghệ thuật trên đồng lúa Nhật Bản

Cũng giống như Việt Nam, người Nhật cũng trồng lúa. Tuy vậy nhưng mỗi nước lại có một cách thức trồng khác nhau. Nếu như ở Việt Nam là những cánh đồng lúa xanh mướt thì tại Nhật lại là những bức tranh trên đồng lúa. Với người dân xứ sở hoa anh đào, trồng lúa cũng có thể trở thành một môn nghệ thuật. Hãy cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu về Tanbo – Nghệ thuật trên đồng lúa Nhật Bản nhé.

Tanbo – Nghệ thuật trên đồng lúa Nhật Bản

Tanbo là một loại hình nghệ thuật của xứ sở hoa anh đào, trong đó, người dân Nhật trồng các loại lúa với màu sắc khác nhau để tạo thành những bức tranh khổng lồ trên đồng.

Trào lưu nghệ thuật Tanbo ra đời từ năm 1993, khi ngôi làng Inakadate, cách Tokyo 600 dặm về phía Bắc, tìm kiếm một phương pháp để vực dậy nền kinh tế khu vực. Họ muốn đầu tư vào du lịch và để thu hút du khách. Chính vì thế, những ruộng lúa Tanbo đã ra đời.

Cứ mỗi dịp tháng 4 hàng năm, dân làng lại tụ họp và cùng nhau quyết định sẽ trồng loại lúa nào trong năm. Cùng với các loại cây trồng, họ cũng phác thảo nên những hình vẽ Tanbo trên máy vi tính để biết chính xác màu cây nào sẽ được trồng ở đâu.

Năm 2007, có tới 700 người đã tập trung tại Inakadate để trồng lúa cho đúng với bản phác thảo. Ở ngôi làng này, diện tích đồng lúa được sử dụng cho nghệ thuật Tanbo lên tới 15.000 mét vuông.

Thời điểm lý tưởng để tới thăm những kiệt tác nghệ thuật trên đồng này là vào tháng 9, khi lúa chín đúng độ, đúng màu, tạo thành những bức tranh ấn tượng. Nhiều tháp ngắm cảnh ở vị trí cao đã được xây dựng để phục vụ việc ngắm các kiệt tác khổng lồ trên cánh đồng ở Nhật.

Có 4 giống lúa bao gồm cả loại gia truyền và hiện đại được trồng trên đồng, trong đó nổi bật nhất phải kể đến giống lúa kodaimai màu tím và vàng rất đẹp mắt.

Theo gương làng Inakadate, những ngôi làng khác cũng bắt đầu áp dụng nghệ thuật Tanbo là Yonezama, Yamagata… Thậm chí, một số cuộc thi trồng lúa tạo nên kiệt tác tranh đã được tổ chức tại các khu làng, thu hút đông đảo khách du lịch.

Ikebana – Nét tinh hoa nghệ thuật Nhật Bản

Ikebana – Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản là một nét tinh hoa trong văn hóa Nhật Bản. Các bạn đã biết và từng thử cắm hoa theo phong cách Nhật Bản này bao giờ chưa? Hãy cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu về Ikebana – Nét tinh hoa nghệ thuật Nhật Bản nhé.

Ikebana – Nét tinh hoa nghệ thuật Nhật Bản

1. Ikebana – Truyền thống văn hóa ở Nhật Bản

Ikebana (生け花 hay いけばな) hay còn được biết đến với cái tên “hoa đạo”, là bộ môn nghệ thuật đặc trưng của Nhật Bản về cách sắp xếp bố trí các loại hoa chứ không chỉ đơn thuần là cắm hoa thông thường.

Ra đời từ hơn 1500 năm trước tại Kyoto, Ikebana ban đầu được bắt đầu với những bông hoa dâng lên Đức Phật trong các ngôi chùa cổ. Cách sắp xếp Ikebana khi đó vẫn khá giản đơn và chỉ hướng đến làm nổi bật ba yếu tố tượng trưng chính là trời, đất và con người.

Tới thế kỷ 15, Ikebana dần phát triển với cấu trúc cầu kỳ hơn, đòi hỏi sự kết hợp hài hòa không chỉ giữa các loại hoa với bình cắm mà còn với cả cấu trúc căn phòng cũng như ngoại cảnh. Đặc trưng nổi bật cho phong cách Ikebana thời kỳ này là Rikka, nghệ thuật cắm hoa đã khởi nguồn cho một làn sóng Ikebana lan khắp Nhật Bản. Và từ đó tới nay, Ikebana đã trở thành một loại hình nghệ thuật, văn hóa Nhật Bản quen thuộc với tất cả người dân xứ sở hoa anh đào.

2. Ikebana – Loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong cuộc sống ở Nhật Bản

Trước đây, Ikebana chỉ được lưu truyền và biết đến trong giới Samurai và tầng lớp tăng lữ. Tuy nhiên, bởi vẻ đẹp và tính hấp dẫn của mình, nghệ thuật Ikebana đã dần chinh phục cư dân Nhật Bản. Vào thế kỷ 19 dưới thời đại Meiji, Ikebana được nâng lên thành một bộ môn giảng dạy ở các trường nữ sinh; chính vì vậy, có nhiều phụ nữ đã tiếp cận và học được bộ môn nghệ thuật này. Thông qua đặc trưng công việc của phụ nữ thời đó là nội trợ, họ đã truyền dạy cho con cháu nghệ thuật cắm hoa này.

3. Tài hoa và sáng tạo

Nghệ thuật cắm hoa Ikebana Nhật Bản đòi hỏi người nghệ nhân phải có con mắt thẩm mỹ nhất định, một bàn tay khéo léo, quan trọng nhất là khả năng sáng tạo. Ikebana không chỉ đơn thuần áp dụng các quy tắc, biểu trưng cơ bản mà còn cần tới độ nhạy bén của người nghệ nhân để mang lại sự cách tân trong từng tác phẩm.

4. Món ăn bổ dưỡng cho tâm hồn

Nghệ thuật cắm hoa Ikebana được sinh ra như là biểu trưng của thiên nhiên giúp cho con người thanh thản tâm hồn. Ít ai biết được, toàn bộ quá trình bài trí hoa cũng như thưởng hoa thực chất là một dạng thiền mà ở đó chỉ có một bầu không khí yên lặng. Sáng tạo được một tác phẩm cắm hoa nghệ thuật cũng như lĩnh hội được vẻ đẹp của tác phẩm Ikebana đó, chính là khi con người bước vào một cảnh giới tinh thần cao hơn.

Bạn hãy thử một lần thử nét tinh hoa nghệ thuật Nhật Bản này nhé. Đơn giản chỉ là bạn có thể tự sáng tạo một bình hoa trang trí để làm đẹp cho chính ngôi nhà của mình!

Tìm hiểu về lá bài truyền thống Nhật Bản – Karuta(カルタ)

Bài Karuta (カルタ) thường được người Nhật chơi vào dịp tết. Người Nhật Bản cũng có bộ bài riêng và trước kia chỉ được giới quý tộc chơi nhưng vào khoảng  thế kỷ XVI khi Francisco Xavie đặt chân đến Nhật Bản mang theo bộ bài tây, từ đó từ Karuta được sử dụng để gọi chung cho tất cả các bộ bài. Karuta được biến âm từ từ Bài (carte) trong tiếng Bồ Đào Nha. Trung tâm tiếng Nhật Kosei chia sẻ tới bạn bài viết “Tìm hiểu về lá bài truyền thống Nhật Bản – Karuta(カルタ)”

Tìm hiểu về lá bài truyền thống Nhật Bản - Karuta(カルタ)

Bài Karuta có thể chia thành 3 loại chính với cấu trúc bộ bài và cách chơi khác nhau:

1. Bộ thứ nhất: uta garuta(歌ガルタ) hay còn được gọi là Thơ bài

Cấu trúc bộ bài: Trên lá bài được in các bài thơ trong tập  小倉百人一首 hay còn gọi là tập Bách nhân nhất thủ. Là tập thơ cổ được soạn ra từ những năm 1235, gồm 100 bài thơ của các nhà thơ khác nhau sống trong khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ XII. Tất cả các bài thơ đều được làm theo thể Tanka hay còn gọi là thể đoản ca dài 5 câu với 35 âm tiết.

Cách chơi: Những người chơi bài Uta Karuta sẽ được chia làm 2 nhóm ngồi trên chiếu Tatami). Người làm cái sẽ là người điều khiển trò chơi, giữ trong tay đầy đủ 100 lá bài in tất cả các bài thơ. Một bộ bài nữa cũng gồm 100 lá có in 2 câu cuối của 1 bài thơ và bộ bài này sẽ được chia đều cho 2 nhóm chơi. Người làm cái sẽ đọc 3 câu đầu của 1 lá bài. Người chơi có nhiệm vụ tìm trong các lá bài của mình được bày ra trước mặt, nếu thấy có 2 câu nối tiếp đúng với 3 câu vừa đọc thì trình ra. Nếu trong phần bài của mình không có 2 câu nối tiếp thì có thể xem trong phần bài của phía bạn. Phía nào đến khi kết thúc tìm được nhiều lá bài hơn là người chiến thắng.

Đây là bộ bài đòi hỏi công phu, người chơi phải thuộc và nắm cũng các bài thơ được in trên lá bài. Vậy nên nhờ tính trí tuệ của bộ bài người chơi càng biết thêm nhiều về các câu thơ hoặc thành ngữ. Đến giữa thế kỉ 19 chơi bài karuta còn là 1 hình thức để học ngoại ngữ. Những thể bài karuta trở thành 1 công cụ giáo dục hiệu quả dành cho trẻ em và trở thành 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật.

2. Bộ thứ hai: iroha garuta

Cấu trúc bộ bài:bộ bài gồm 48 cây, được in tương ứng với bài vè Iroha giúp trẻ em học bảng chữ cái Hiragana.

Cách chơi: cách chơi bộ bài iroha garuta khá đơn đơn giản, 1 người được chỉ định là người đọc sẽ có 1 quân bài và phải đọc những gì viết trên đó, trong khi những người xung quanh sẽ rải bộ bài từ kí tự đầu tiên hay 1 số từ cùng với 1 bức ảnh. Khi người chỉ định đọc những gì ghi trên bài thì các đối thủ phải tìm quân bài tương ứng. Ai là người tìm ra trước sẽ thắng vòng đó và được nhận quân bài đó. Chung cuộc người nào có nhiều bài nhất sẽ thắng. Iroha garuta ra đời vào thời Edo

3. Bộ thứ ba: hana fuda (花札) hay còn gọi là Bài hoa

Cấu trúc bộ bài: thay vì các bài thơ, bộ bài này được in hình các loài hoa, cây tương ứng với 12 tháng trong năm. Mỗi tháng 4 quân. Mỗi quân được vẽ cách điệu theo loài cây của mỗi mùa. Có 3 loại bài trong mỗi bộ là các lá Thường, một Đẹp, và một lá Đặc biệt.

Tháng Hoa Điểm và ý nghĩa Lá bài
Tháng giêng Matsu (, rừng thông) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp (5 điểm) một lá Đặc biệt Hạc và mặt trời (20 điểm)
Tháng 2 Ume (, hoa mận) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp (5 điểm) một lá Đặc biệt là Chim chích trên cây (10 điểm)
Tháng 3 Sakura (, hoa anh đào) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp (5 điểm) một lá Đặc biệt là Dải anh đào (20 điểm)
Tháng 4 Fuji (, cây đậu tía) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp đỏ (5 điểm) một lá Đặc biệt là Chim cuckoo trên cây (10 điểm)
Tháng 5 Ayame (菖蒲, hoa diên vĩ, Iris) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp đỏ (5 điểm) một lá Đặc biệt là Hoa diên vĩ dưới cầu (10 điểm)
Tháng 6 Botan (牡丹, hoa mẫu đơn) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp tím (5 điểm) một lá Đặc biệt là Những cánh bướm (10 điểm)
Tháng 7 Hagi (, hoa dại) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp đỏ (5 điểm) một lá Đặc biệt là Lợn lòi (10 điểm)
Tháng 8 Susuki (, cỏ hoang Nhật Susuki) Hai lá Thường (1 điểm), hai lá đặc biệt là Vịt trời trú đông (10 điểm), Rằm tháng Tám (20 điểm)
Tháng 9 Kiku (, hoa cúc) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp tím (5 điểm) một lá Đặc biệt là Bát rượu quý (10 điểm)
Tháng 10 Momiji (紅葉, cây gỗ thích) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp tím (5 điểm) một lá Đặc biệt là Hươu vàng bên gốc cây phong (10 điểm)
Tháng 11 Yanagi (, cây liễu) Một lá Đẹp đỏ (5 điểm) và ba lá Đặc biệt là Ánh chớp (1 điểm), chim nhạn (10 points), Người đi trong mưa(20 điểm)
Tháng 12 Kiri (, cây thường xuân) Ba lá Thường (1 điểm), một lá Đặc biệt là Phượng hoàng (20 điểm)

 

Cách chơi: cách chơi bài hana fuda khá phức tạp chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở chuyên mục sau nhé.

Ngày nay không chỉ giới quý tộc mà việc chơi bài Karuta đã trở nên phổ biến với tất cả người dân Nhật Bản, nhất là vào dịp lễ tết, đầu năm mới. Ở Nhật còn thường xuyên tổ chức cuộc thi để tìm ra người vô địch trong trò chơi Karuta. Việc đánh bài thường xuyên giúp người chơi dần đạt được sự linh hoạt và nhanh nhẹn. Ở cuộc thi như thế vầy, thời gian được tính bằng phầm trăn giây và đó cũng là sự khác biệt của người chiến thắng và kẻ thua cuộc. Vì lẽ đó mà chơi bài Karuta còn được người nhật xem như 1 hình thức của võ thuật. Các cuộc tranh tài Karuta vẫn tiếp tục được duy trì từ hàng trăm năm qua. Không chỉ giới hạn trong nước mà Karuta còn được thế giới biết đến. Người Nhật cảm thấy tự hào vì phát minh ra một hình thức chơi bài vừa thư giãn lý thú, vừa có thể giáo dục được các em học sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *