Liên từ chỉ sự bổ sung, giải thích thêm vào

Hôm nay trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn một bài học khác về ngữ pháp tiếng Nhật liên từ.

Chúng ta cùng tìm hiểu về các liên từ chỉ sự bổ sung, giải thích thêm vào (Phần 1) nhé!

Luyện thi JLPT N3: 6 mẫu ngữ pháp tiếng Nhật mang tính ý chí 意志(いし)

1. ただ:

  • Nghĩa:chỉ có điều.
  • Cách dùng:

+ Sau khi xác nhận, thừa nhận sự việc ở phía trước thì bổ sung thêm vào một ngoại lệ, một vấn đề, hay một điều gì đó muốn người nghe lưu ý.

+ Thường dùng trong văn nói.

  • Ví dụ:

Ví dụ 1: 納豆は昔から日本人に親しまれてきた食品である。ただ、嫌いな人が多い。

  • Natto là món ăn vô cùng gần gũi với người dân Nhật Bản. Chỉ có điều, cũng có rất nhiều người ghét món này.

Ví dụ 2: 「品はいい。ただ値段が高い。」

  • “Sản phẩm thì tốt đấy. Chỉ có điều là đắt thôi.”

2. ただし:

  • Nghĩa:tuy vậy,tuy nhiên, với điều kiện là, miễn là,…
  • Cách dùng:

+ Sau khi trình bày nội dung chính, thì bổ sung thêm lời giải thích, ngoại lệ, hay điều kiện nào đó để đối phương không hiểu nhầm điều mình vừa viết.

+ Dùng trong văn viết, văn phong trang trọng.

  • Ví dụ:

Ví dụ 1:卵は1日に一つだけと医者に言われた。ただし、白身だけならもっと食べてもいいそうだ。

  • Theo bác sĩ, mỗi ngày chỉ nên ăn một quả trứng. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn lòng trắng trứng thì ăn nhiều hơn cũng không sao.

Ví dụ 2:明日9時集合。ただし、雨の場合は中止。

  • Ngày mai 9 giờ tập trung. Tuy nhiên, nếu mưa sẽ huỷ.

3. もっとも:

  • Nghĩa:tuy nhiên, tuy thế …
  • Cách dùng:

+ Sau khi trình bày nội dung chính, thì bổ sung thêm lời giải thích, ngoại lệ, hay điều kiện nào đó để đối phương không hiểu nhầm điều mình vừa viết. ( tương tự ただし)

  • Chú ý: tuy tương tự về cách sử dụng, nhưng もっともvàただしkhác nhau ở chỗ:

+ ただしsử dụng khi bổ sung thêm thông tin chính xác, xác thực, bắt buộc phải thông báo, truyền tải đến đối phương. Đồng thời ただしchỉ sử dụng trong văn viết.

+ Còn もっともchỉ thêm thắt đơn thuần những thông tin, ví dụ, giải thích mang tính tham khảo, không bắt buộc. Ở cuối câu thường đi với〜が/〜けどvà sauもっともkhông dùng các câu yêu cầu, mệnh lệnh. Ngoài ra もっともsử dụng trong văn nói.

  • Ví dụ:

Ví dụ 1:アンケート用紙を1200枚用意した。もっとも、前回残りが300枚あった。

  • Tôi đã chuẩn bị 1200 phiếu điều tra. Tuy nhiên, có 300 tờ là còn sót lại từ lần trước.

Ví dụ 2:「彼の意見は正しい。もっとも、彼の立場に立てばの話だがね」

  • “Ý kiến của anh ta là đúng. Thế nhưng đấy là khi đứng ở địa vị của anh ta thôi.
  1. しかも
  • Nghĩa: thêm vào, thêm nữa…
  • Cách dùng:

+ Dùng khi muốn bổ sung thêm một ý khác vào ý đã đề cập phía trước. 

+ Tương tự như còn có: それに、その上、そればかりでなく、そればかりか、加えて、。。。

  • Ví dụ: 

+この店は安くて、しかも味が良い。

  • Quán này rất rẻ, lại ngon nữa.

+いろいろな食品が値上がりしている。しかも、値上がり率が大きい。

  • Rất nhiều thực phẩm đang tăng giá. Không những thế mà mức tăng cũng cao.
  1. おまけに
  • Nghĩa: hơn nữa, ngoài ra, vả lại…
  • Cách dùng: 

+Bổ sung thêm sự việc, tình thế nào đó có tính chất giống sự việc phía trước nhằm nhấn mạnh mức độ.

            + Chỉ sử dụng trong văn nói.

  • Ví dụ:

+「食事をおごってもらって、おまけに、遅くからって、タクシー代も出してもらったんですよ」

  • “Anh ấy đã đãi tôi ăn, hơn nữa, còn nói vì đã muộn rồi nên trả cả phí taxi cho tôi nữa.”

+「暑いし、おまけに湿気が多い」

  • “Trời đã nóng rồi, không khí lại còn ẩm.”
  1. さらに
  • Nghĩa: hơn nữa, ngoài ra…
  • Cách dùng:

+ Dùng khi muốn diễn tả tính giai đoạn của sự việc, sự việc không chỉ dừng lại ở đó và còn tiếp diễn, phát triển lên thêm nữa.

+ Trong trường hợp dùng để bổ sung thêm một sự việc khác, có thể thayさらにbằngそれに・その上, trong trường hợp để chỉ mức độ có thể thay thếさらにbằngもっと, ý nghĩa câu không thay đổi.

+さらにsử dụng trong văn phong trang trọng.

  • Ví dụ:

+帰国してからも、自分でさらに勉強を続けた。

  • Ngay cả khi đã về nước, tôi vẫn tự học tiếp.

+このキャンパスにはいろいろな施設がある。運動場や記念会館がある。さらに、美しい庭や植物園もある。

  • Khuôn viên trường học này có cơ sở vật chất rất đầy đủ. Nào là sân vận động, nhà tưởng niệm, ngoài ra, còn có cả khoảng sân và vườn rất đẹp nữa.
  1. なお
  • Nghĩa: ngoài ra, hơn nữa, vả lại, còn bây giờ thì…
  • Cách dùng:

+ Sau khi đã trình bày phần nội dung chính, ta bổ sung thêm những thông tin đi kèm quan trọng, không thể thiếu vào sau なお. なおthường sử dụng ở cuối đoạn văn. 

+ Chính vì bổ sung vào cuối cùng những thông tin có liên quan và quan trọng, cần thiết ở cuối câu (như: cách thức xác nhận, phương thức liên lạc…) nênなおthường được sử dụng trong văn bản thông báo, chỉ dẫn…

  • Ví dụ:

+次回の会合は来月の10日に予定しております。なお、食わしは後ほどお知らせいたします。

  • Chúng tôi dự định tổ chức cuộc họp lần tới vào ngày 10 tháng sau. Ngoài ra, thông tin cụ thể ra sao chúng tôi xin thông báo sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *