Tổng hợp 10 bộ phim hoạt hình nổi tiếng tại Nhật Bản

Phim hoạt hình Nhạt Bản luôn để lại những ấn tượng khó phai bởi những ý tưởng sáng tạo , tạo hình nhân vật gần gũi và trong sáng, bối cảnh đẹp mắt, đậm chất văn hóa Nhật Bản. Đặc biệt, mỗi câu chuyện ẩn chứa rất nhiều giá trị nhân văn và bài học sâu sắc, có ý nghĩa trong cuộc sống. Kosei.edu.vn  cùng các bạn tìm hiểu nhé!

1. Phim hoạt hình là gì?

Phim hoạt hình là gì? 
Phim hoạt hình là gì?

Phim hoạt hình hay phim hoạt họa là một hình thức sử dụng ảo ảnh quang học về sự chuyển động do nhiều hình ảnh tĩnh được chiếu tiếp diễn liên tục. Trong phim và trong kỹ nghệ dàn dựng, hoạt họa ám chỉ đến kỹ thuật trong đó từng khung hình của phim(frame) được chế tác riêng rẽ. Người ta có thể dùng máy tính, hay bằng cách chụp từng hình ảnh đã vẽ, đã được tô màu, hoặc bằng cách chụp những cử động rất nhỏ của các mô hình để tạo nên những hình ảnh này về hoạt họa dùng mô hình đất sét và hoạt hình tĩnh vật. Những hình ảnh sau đó được chụp bằng một máy quay phim hoạt họa chuyên ngành. Khi tất cả các hình ảnh được ghép vào với nhau, tạo nên một đoạn phim và được chiếu lên màn ảnh, chúng gây nên ảo giác là các cử động được chuyển động liên tục. Ảo giác này gây ra do hiện tượng gọi là sự lưu ảnh. Để làm được những phim như vậy đòi hỏi phải tốn rất nhiều công sức và sức chịu đựng dai dẳng những công việc tẻ nhạt. Hiện nay, nhờ sự phát triển trong hoạt họa máy tính, tốc độ quá trình sản xuất phim đã được tăng lên rất nhiều.

2. Phim hoạt hình của Nhật Bản (Anime)

Phim hoạt hình của Nhật Bản (Anime)
Phim hoạt hình của Nhật Bản (Anime)

Từ anime là thuật ngữ tiếng Nhật dùng để nói tới tất cả các định dạng truyền thông phim hoạt hình. Bên ngoài Nhật Bản, anime ám chỉ tính đặc trưng riêng biệt của hoạt hình Nhật Bản, hoặc như một phong cách hoạt hình phổ biến tại Nhật Bản mà thường được mô tả bởi đồ họa tràn đầy màu sắc, các nhân vật sống động và những chủ đề tuyệt vời. Có thể cho rằng, cách tiếp cận cách điệu hóa kết hợp các tầng ý nghĩa có thể mở ra khả năng anime được sản xuất tại các nước bên ngoài Nhật Bản. Một cách căn bản, đa số người phương Tây đã nghiêm túc coi anime như là một sản phẩm hoạt hình đến từ Nhật Bản. Một số học giả đề nghị định nghĩa anime như là nét đặc trưng hoặc sự tinh hoa Nhật Bản mà có thể liên quan đến một hình thái mới của Đông phương luận.

Hoạt hình Nhật Bản giao thương rất sớm từ năm 1917, và quá trình sản xuất các tác phẩm anime tại Nhật Bản kể từ đó vẫn tiếp tục tăng đều đặn. Phong cách nghệ thuật anime đặc trưng được nổi bật trong những năm 1960 với các tác phẩm của Tezuka Osamu, sau đó anime nhanh chóng lan rộng ra quốc tế trong những năm cuối thế kỷ 20, dần phát triển thành một lượng lớn khán giả người Nhật và quốc tế. Anime được phân phối tại các rạp chiếu phim, phát sóng qua hệ thống đài truyền hình, xem trực tiếp từ phương tiện truyền thông tại nhà và trên internet. Nó được phân loại thành nhiều thể loại hướng đến các mục đích đa dạng và những đối tượng khán giả thích hợp.

Anime là hình thái nghệ thuật phong phú với các phương pháp sản xuất đặc biệt và nhiều kỹ thuật đã được cải tiến theo thời gian trong việc đáp ứng những công nghệ mới nổi. Nó bao gồm một thủ pháp kể chuyện về ý tưởng, kết hợp với nghệ thuật đồ họa, bản ngã nhân vật, kỹ thuật điện ảnh, các hình thái khác của sự sáng tạo và kỹ thuật mang tính chất chủ nghĩa cá nhân. Quá trình sản xuất anime tập trung ít hơn vào hoạt họa cử động mà quan tâm nhiều hơn đến cách xây dựng chủ nghĩa hiện thực, cũng như các hiệu ứng camera: bao gồm việc đảo máy, cách thu phóng và các góc quay. Khi được vẽ tay, anime được tách rời so với thực tế bởi một sự thu hút chủ yếu từ trí tưởng tượng, cung cấp một hướng đi về ý tưởng cho khuynh hướng thoát ly thực tế mà khán giả có thể dễ dàng chìm đắm bản thân vào bên trong với mối quan hệ không bị ràng buộc.  Nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau đã được sử dụng cùng với các tỷ lệ nhân vật và những nét nổi bật có thể hoàn toàn được biến đổi, bao gồm các đặc trưng gây nhiều xúc động hoặc đôi mắt có kích thước thực tế.

Năm 2015, công nghiệp anime gồm khoảng 622 xưởng phim gia công, bao gồm những cái tên chính như Studio Ghibli, Gainax và Toei Animation. Mặc dù chỉ gồm một thị phần nhỏ thuộc thị trường phim nội địa tại Nhật Bản, anime lại chiếm một thị phần khá lớn doanh thu băng đĩa tại Nhật Bản. Anime cũng cho thấy sự thành công quốc tế sau sự trỗi dậy của các chương trình sản xuất tại Nhật Bản được lồng tiếng Anh ngữ. Sự gia tăng trong văn hóa đại chúng quốc tế dẫn đến nhiều phim hoạt hình không phải của người Nhật sử dụng phong cách anime, những tác phẩm này thường được miêu tả như hoạt hình bị anime ảnh hưởng hơn là anime đúng nghĩa. Anime chiếm khoảng 60% số lượng phim hoạt hình sản xuất trên toàn thế giới.

3. Ý nghĩa của phim hoạt hình tại Nhật Bản

Ý nghĩa của phim hoạt hình tại Nhật Bản
Ý nghĩa của phim hoạt hình tại Nhật Bản

Nhật bản luôn là đất nước rất kỳ lạ. Sự khác biệt trong văn hóa, suy nghĩ và cả các nhu cầu giải trí thường ngày của người dân nước này so với phần còn lại của thế giới khiến cho nơi đây luôn là một quốc gia vô cùng thú vị, thu hút sự quan tâm khám phá của nhiều người ở khắp nơi trên thế giới. Một trong những khác biệt đáng kể về văn hóa, có lẽ là việc Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới mà người dân sẵn sàng bỏ thời gian và tiền bạc để thưởng thức các bộ phim anime hơn bất kỳ một thể loại phim nào khác.

Phim anime phản ánh góc nhìn sâu sắc của người Nhật qua từng giai đoạn khác nhau. Chắc hẳn các khán giả yêu thích anime có thể dễ dàng nhận thấy, những bộ phim được sản xuất trước thế kỷ 21 bằng cách này hay cách khác đã khơi gợi lại cơn ác mộng mang tên Thế Chiến Thứ II, cái bóng u ám đã bao trùm nước Nhật, nhắc lại về nỗi đau sau khi hai quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Đơn cử là những bộ phim như Akira, Mộ Đom Đóm, Nausicaa Của Thung Lũng Gió. Thế nhưng, khi đã bước sang thiên niên kỷ mới thì Nhật Bản lại đặt thêm nhiều niềm tin, hy vọng hơn vào các bộ phim anime. Các bức tranh được tái hiện trở nên nhiều màu sắc hơn, nhẹ nhàng hơn, với sự góp mặt của một thế hệ trẻ hơn, giàu tình cảm, giàu mộng mơ và niềm tin vào tương lại cuộc sống.

Nhân vật trong anime Nhật Bản thông thường đều là trẻ em, nhưng nó không chỉ dành cho khán giả ít tuổi. Khác với quan niệm của đa số các quốc gia khác, ở Nhật Bản, văn hóa anime/manga không phải là mặc định dành cho trẻ em. Còn theo nhiều nhiều trưởng thành, khi còn nhỏ, đứa trẻ nào cũng thích phim hoạt hình trên các kênh của Cartoon Network, Nickelodeon, Disney… Nhưng sau đó, khi bắt đầu lớn lên, già đi, chúng ta cảm thấy những bộ phim đó đúng là chỉ dành cho trẻ con. Trong khi đó, anime thì không thế. Nếu cartoon (phim hoạt hình) có nội dung đơn giản, thì anime luôn có một chiều sâu của cốt truyện. Người ta có thể xem chúng khi còn bé, khi trưởng thành và thậm chí khi đã già. Anime không hề bị hạn chế bởi tuổi tác hay giới tính. Bất cứ ai cũng có thể xem chúng. Đó là lý do anime luôn có một lượng khán giả vô cùng lớn tại Nhật bản.

Khác với các loại phim hoạt hình khác, anime thường có cốt truyện rõ ràng, miêu tả cuộc sống đời thực (ngoại trừ các anime có đề tài phép thuật, thần tiên), từ tình bạn, tình yêu, gia đình, những kịch tính, biến cố… Anime cũng bao gồm rất nhiều thể loại khác nhau như hành động, hài, tình cảm, phiêu lưu, mỗi thể loại phù hợp với một đối tượng người xem.

Rất nhiều phim hoạt hình dạy cho người xem một bài học hay khám phá ít nhất một vấn đề liên qua đến sự tồn tại của con người. Do đó, khác với hầu hết các phim hoạt hình khác, anime là những câu chuyện mang lại cho người xem những trải nghiệm thực, cảm xúc thực, thậm chí có những cao trào cảm xúc khiến người ta khóc cười không thua gì một bộ phim tình cảm kiểu Hàn Quốc hay của Hollywood.

4. Tổng hợp 10 bộ phim hoạt hình nổi tiếng tại Nhật Bản

10 bộ phim hoạt hình nổi tiếng tại Nhật Bản
10 bộ phim hoạt hình nổi tiếng tại Nhật Bản

 

1. A letter to Momo (Hirouki Okiyura, 2011)

“Lá thư gửi Momo” là bộ phim nói về cô bé Momo vì cảm giác tội lỗi khi cha cô qua đời sau một tai nạn ngoài biển, cô dần sống xa lánh người mẹ của mình. Nhưng nhờ ba quái thần mà chỉ một mình cô thấy đã giúp Momo thích ứng được với cuộc sống mới và vui vẻ lại với người mẹ.

Tuy không có nhiều cảnh thần tiên hay cả một thế giới thần đạo như Spirited Away, A letter to Momo vẫn đủ sức càn quét các giải thưởng như Tokyo Anime Award, Awards of the Japanese Academy, Asia Pacific Screen Awards và Annie Awards.

2. From Up on Poppy Hill (Goro Miyazaki, 2011)

“Từ ngọn đồi hoa mỹ nhân” siêu phẩm của hãng hoạt hình nổi tiếng Ghibli có một cái tên khá mĩ miều, và câu chuyện tình cảm của đôi nhân vật chính cũng vô cùng đáng yêu. Hằng ngày trên đỉnh đồi cứ đến đúng giờ lại có một cô gái thường kéo những lá cờ hiệu để chờ ngày người cha mất tích trong chiến tranh trở về, hành động đó đã thu hút một nam sinh đẹp trai mà sau này cả hai sẽ học chung trường trung học. Sau nhiều giây phút bên nhau lãng mạn, bất chợt nghi vấn đôi bạn trẻ có thể là anh em của nhau vì chàng nam sinh lúc nào cũng giữ bức ảnh của cha cô và đã mang theo bên mình từ bé.

3. Howl’s Moving Castle (Hayao Miyazaki, 2004)

Howl’s Moving Castle
Howl’s Moving Castle

“Tòa lâu đài di động của Howl” từng được đề cử giải Oscar là một trong những hoạt hình có nét vẽ đẹp nhất của Ghibli. Phim kể về cô nàng Sophie vì một lần gặp gỡ với phù thủy đẹp trai Howl khiến cho ‘người tình’ của anh ghen tức biến cô thành một bà già lụm khụm. Trốn tránh khỏi gia đình, trong lúc lang thang, Sophie lại vào được chính tòa lâu đài biết đi của Howl và biết được nhiều sự thật đáng sợ khác.

4. Kimi no Na Wa (Your Name)

Kimi no Na Wa kể về câu chuyện của cô bé học sinh cấp 3 Mitsuha sống tại vùng nông thôn nằm sâu trong núi. Mitsuha là một cô bé trung thực nhưng không hề thích truyền thống thờ thần đạo của gia đình mình cũng như việc bố cô tham gia chiến dịch tranh cử.

Cô bất mãn và than vãn khi phải sống trong một thị trấn nông thôn chật hẹp và ao ước được sống tại Tokyo rộng lớn, phồn hoa. Còn anh chàng Taki là một học sinh cấp 3 sống tại Tokyo, với cuộc sống như bao người khác: dành thời gian với bạn bè, làm bán thời gian tại một nhà hàng Ý và có hứng thú đặc biệt với kiến trúc mỹ thuật.

Vào một ngày nọ, cả Mitsuha và Taki cùng nằm mơ về nhau, là bắt đầu một tình yêu ngang trái.

5. The cat returns (Hiroyuki Morita, 2002)

Bộ phim này có một sự kết nối với một phim cũng của hãng Ghibli là ‘Whisper of the heart’. Trong anime này có sự xuất hiện của chú mèo ú Muta và Baron – hai chú mèo đã từng xuất hiện trong Whisper of the heart. Phim nói về cô gái Haru, trong một lần cứu một chú mèo khỏi tai nạn trên đường, nào ngờ chú mèo ấy lại là vị hoàng tử của xứ sở mèo bí mật. Một ngày kia, bầy mèo mời cô đến xứ của mình nhưng thật chất là một hành động bắt cóc để cô mãi mãi không trở về được thế giới loài người. Vì thế mà Baron đã tìm mọi cách để cứu cô thoát khỏi âm mưu này.

6. Wolf Children (2012)

Wolf Children Ame & Yuki – Ame & Yuki Những Đứa Con Của Sói là câu chuyện xuyên suốt 13 năm cuộc đời của cô gái Hana. Hana đã kết hôn với “tình yêu định mệnh” của đời mình – một chàng trai người sói rồi hạ sinh hai đứa bé người sói tên là Yuki (nghĩa là tuyết) và Ame (nghĩa là mưa). Cuộc đời Hana bắt đầu rẽ sang một chương mới khi người cha là sói của chúng qua đời, người mẹ trẻ buộc phải chuyển đến một thị trấn hẻo lánh cách xa thành phố để một mình nuôi dạy hai đứa con.

“Wolf Children” được đánh giá là một khúc tráng ca dịu dàng về tình mẹ thông qua những khó khăn từ lúc sinh thành dưỡng dục cho đến khi con cái trưởng thành. Nghiêm túc và có chiều sâu tâm lý, chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh, “Wolf Children” đã đạp đổ những định kiến cho rằng hoạt hình là thể loại thuần túy giải trí và chỉ dành cho trẻ em.

Mặc dù bộ phim này không nổi tiếng đến mức được tất cả mọi người biết đến như Spirited Away, Your Name,… nhưng đây thực sự là một tác phẩm rất đáng xem.

7. Ngôi Mộ Đom Đóm (Grave Of The Fireflies) – 1988

Ngôi Mộ Đom Đóm

Ngôi mộ đom đóm (Grave Of The Fireflies) là bộ anime được dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của Nosaka Akiyuki. Bộ phim đặt trong bối cảnh giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới 2 ở Nhật Bản, kể lại câu chuyện chua xót nhưng cảm động về tình anh em của hai đứa trẻ mồ côi Seita và em gái Setsuko. Hai anh em mất mẹ sau cuộc thả bom dữ dội của không quân Mỹ vào thành phố Kobe trong khi cha của hai đứa đang chiến đấu cho Hải quân hoàng gia Nhật. Seita và Setsuko phải vật lộn để tồn tại giữa một bên là nạn đói và một bên là sự thờ ơ đến nhẫn tâm của những người xung quanh, trong đó có cả những người họ hàng của hai đứa trẻ. Grave Of The Fireflies không chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn về lòng tự trọng hơn và trên hết là về tinh thần phản chiến của người dân Nhật Bản qua số phận hai đứa trẻ.

8. Cô Bé Người Cá Ponyo (Ponyo On The Cliff By The Sea)

Cô Bé Người Cá Ponyo
Cô Bé Người Cá Ponyo

Cô bé người cá Brunhilde đang chạy trốn khỏi vương quốc của cha mình thì bị kẹt vào chiếc lọ thủy tinh, theo sóng dạt vào một bờ biển ở Nhật Bản. Gần bờ biển ấy là một thị trấn nhỏ xinh đẹp, nơi cậu bé 5 tuổi Sousuke đang sống cùng với gia đình. Sousuke tình cờ bắt gặp chiếc lọ, cậu đã cứu Brunhilde ra và gọi cô bé là Ponyo. Ponyo yêu mến Sousuke và muốn trở thành con người. Cha Ponyo tìm mọi cách để đưa cô về với biển cả.Ponyo bị nhốt trong lâu đài của cha mình trong khi các chị em khác cố gắng giúp cô thành người. Ponyo quyết tâm đánh cắp bảo bối của cha để thực hiện mơ ước đó, nhưng cô không ngờ rằng chính điều này đã gây ra một tai họa khủng khiếp. Cô bé biến thành người và trốn khỏi lâu đài một lần nữa.

9. Những đứa trẻ đuổi theo tinh tú (Children who chase lost voices from deep below)

Children who chase lost voices from deep below
Children who chase lost voices from deep below

Bộ phim xoay quanh câu chuyện của cô bé học sinh tiểu học Asuna phải trưởng thành sớm hơn so với những người bạn đồng trang lứa khi không may mất cha. Bất ngờ, Asuna bị một con quái vật cổ xưa tấn công và được một chàng trai cứu thoát nhưng chàng trai ấy lại biến mất vì trúng độc của quái vật khiến Asuna đau buồn vô hạn.

Thế rồi, cô lại bị một toán lính bắt cóc, cho rằng cô sẽ là người đưa họ đến cánh cổng sinh tử. Và tại nơi ấy, họ đã gặp được những loài vật cổ xưa âm thầm bảo vệ trái đất và quan trọng hơn hết vùng đất họ đặt chân đến chính là nơi những người đã chết đang sinh sống.

Những thước phim khiến khán giả không thể nào không xem đi xem lại nhiều lần với những thông điệp ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải về ranh giới của sự sống chết vô cùng mong manh. Và nhiều khán giả đã bị ám ảnh bởi những góc quay và các cảnh trong phim.

10. Bộ 5 Centimeters Per Second (2007)

Bộ 5 Centimeters Per Second (2007)
Bộ 5 Centimeters Per Second (2007)

Bộ phim 5 Centimeters Per Second (5 Centimét/giây) đã ẵm về giải phim hoạt hình xuất sắc nhất tại lễ trao giải điện ảnh châu Á Thái Bình Dương và Giải bạch kim lớn Lancia tại Liên hoan phim chủ đề tương lai cho phim có hình ảnh và hiệu ứng xuất sắc nhất. Có thể nói, trước “bom tấn” Your Name, 5 Centimét/giây là bộ phim nổi tiếng nhất của đạo diễn Makoto Shinkai.

Lấy bối cảnh từ những năm 90 khi nhân vật chính mới 13 tuổi cho tới hiện tại khi anh đã đi làm, bộ phim kể chuyện tình buồn của anh chàng Takaki Tono. Tình đầu dang dở và những cảm xúc vụn vỡ tuổi trưởng thành được trải dài trong 3 chương nhỏ gộp lại dài 62 phút. 5 Centimét/giây khiến người xem cảm thấy chới với bởi một thực tế phũ phàng được thể hiện trong khung cảnh đẹp miên man của tháng tư mùa hoa anh đào nở hoa, đôi bạn trẻ chỉ còn cách nhau bởi 1 đoàn tàu xe lửa nhưng mọi cố gắng vẫn là vô vọng.

Hoạt hình Nhật Bản được chuyển dựa trên truyện tranh, những câu chuyện dân gian hoặc một số bộ phim ngắn tập có cốt truyện hoàn toàn mới. .Một số bộ phim hoạt hình Nhật Bản phổ biến đến mức chắc chắn ít nhiều thì bạn đã từng xem qua một lần (như Doremo,Pokemon…),một số bộ phim còn đạt giải thưởng tại những liên hoan phim quốc tế. Qua bài viết chúng tôi đã giúp bạn tổng hợp 10 bộ phim hoạt hình Nhật Bản hay nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *