Chào các bạn! Bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về Vai trò của phó từ tiếng Nhật.
Quả thật, phó từ là một trong những thành phần linh hoạt nhất trong ngữ pháp tiếng Nhật phải không?
Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ cùng các bạn tìm hiểu các cách thứ phân loại phó từ trong tiếng Nhật nhé!
Phân loại phó từ tiếng Nhật.
I. Phân loại theo từ loại:
- Phó từ vốn dĩ là phó từ như 「つねに」、「時々」、「とても」…
例:私は時々日本の漫画を読みます。
- Tính từ làm phó từ như 「よく」、「はやく」、 「きれいに」(nguyên là các tính từ「よい」、「はやい」、「きれいな」、 đổi đuôi ~い thành ~く và đuôi ~な thành ~に).
例:明日は大切なテーストがあるので、早く寝てください。
- Vừa là phó từ vừa là danh từ như 「ほとんど」、 「時々」、 「しばらく」…
例:ほとんどの原材料は日本から輸入されます。
- Động từ làm phó từ như 「はじめて」、 「かえって」、 「きまって」(nguyên là các động từ 「はじめる」、 「かえる」、 「きまる」 đổi đuôi ở dạng ~て)
例:初めて納得を食べたけど、案外おいしかった。
- Vừa là phó từ vừa là tính từ đuôi na như 「そっくり」、 「じゅうぶん」、 「わずか」…
例:そっくり返って歩いてください。
- Vừa là phó từ vừa là động từ (nếu cộng thêm đuôi suru) như 「ちゃんと」、 「がっかり」.
例:彼女とちゃんと話さないことには、彼女の気持ちが分からないよ。
- Vừa là phó từ vừa là danh từ vừa là tính từ đuôi na như 「たいへん」、 「ひじょうに」…
例:その絵が非常に美しいですね。
- Từ tượng thanh và từ tượng hình làm phó từ như 「ぼろぼろ」、 「ぐるぐる」、「りんりん」…
例:ぼろぼろこぼしながら食べる。
II. Phân loại theo ngữ nghĩa:
Nếu phân loại theo ngữ nghĩa, hơn 400 phó từ tiếng Nhật có thể được được phân loại như sau :
- Phó từ biểu thị thời gian và tần số như 「いつも」、「ずっと」、「ただちに」…
例:あなたをずっと愛しているよ。
- Phó từ biểu thị mức độ và số lượng như 「ずいぶん」、「きわめて」、 「たいへん」…
例:兄弟でも性格はずいぶん異なる。
- Phó từ biểu thị trạng thái con người về tính tình, thái độ, tình trạng sức khoẻ v.v… như 「さっぱり」、 「しっかり」、 「がっしり」…
例:ご飯とおかずをしっかり食べる。
- Phó từ biểu thị động tác của con người như 「ぐっしゅり」、 「すやすや」、 「のろのろ」…
例:亀のようにのろのろ歩いた。
- Phó từ biểu thị trạng thái của sự vật như 「つぎつぎ」、 「すらすら」、 「どんどん」…
例:日本のことがどんどん好きになった。
- Phó từ biểu thị sự quyết đoán (cách nói phủ định, cách nói nghi vấn-phản luận) như 「ぜったい」、「けっして」、 「ぜんぜん」、 「なぜ」、「 どうして」…
例:絶対に頑張ります!
Phó từ biểu thị sự phán đoán, dự đoán, nhấn mạnh như 「かなざる」 、「おそらく」、 「そうも」、 「ほんとうに」、…
例:小犬は本当に可愛いですね。
Phân biệt phó từ いっぱい、たっぷり
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt phó từ いっぱい và たっぷり để thấy sự khác nhau giữa chúng nhé!
1. たっぷり nhấn mạnh số lượng nhiều hơn bình thường
Ý nghĩa: đầy
Ví dụ 1:
(a) お風呂(ふろ)にお湯(ゆ)がいっぱい入(はい)っている。
(b) お風呂にお湯がたっぷり入っている。
Trong bồn tắm đầy nước nóng.
– Với いっぱい, chỉ số lượng nước nóng có nhiều trong bồn.
– Với たっぷり nhấn mạnh có nhiều nước nóng trong bồn tắm đến nỗi có thể tràn ra ngoài bất cứ lúc nào.
Ví dụ 2:
(a) 給料はたっぷりいただいています。
(b) 給料はいっぱいいただいています。
Tôi nhận tiền lương cao.
– Như vây, たっぷりsẽ tạo ấn tượng về số lượng nhiều hơnいっぱい
– Khi dùng いっぱい, người nói hình dung về một vật chứa và vật chứa đó được sắp xếp với số lượng vừa đủ.
Ví dụ 3:
(a) 終電(しゅうでん)まで時間(じかん)がたっぷりありますよ。お茶(ちゃ)でも飲(の)みませんか。
Từ đây đến ga cuối vẫn còn nhiều thời gian, uống trà nhé?
(b) 母(はは)はいつもおかずをたっぷり作(つく)る。
Mẹ tôi lúc nào cũng nấu nhiều món ăn.
(c) 彼女(かのじょ)は自信(じしん)たっぷり話(はな)す。
Cô ấy nói chuyện rất tự tin.
2. いっぱい được dùng trong ngữ cảnh khi: một người làm một việc gì đó liên tục không nghỉ.
Ví dụ:
(a) 来月(らいげつ)いっぱいニューヨークにいる予定(よてい)です。
Tôi sẽ ở New York trong suốt tháng sau.
(b) 来月(らいげつ)いっぱい忙(いそが)しいので無理(むり)です。
Tháng sau tôi sẽ bận rộn suốt nên không thể giúp anh việc đó được.
(c) 力(ちから)いっぱいがんばります。
Tôi sẽ cố gắng hết sức.
Phân biệt phó từ 十分、みっちり、たくさん
Chuyên mục phân biệt phó từ trong tiếng Nhật đã quay trở lại rồi đây các bạn!
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt 十分、みっちり、たくさん để thấy sự khác nhau giữa chúng nhé!
1. Phân biệt nét nghĩa
Ví dụ:
(a) 今日(きょう)は十分働(じゅうぶんはたら)いた。
(b) 今日はみっちり働いた。
(c) 今日はたくさん働いた。
Hôm nay, tôi đã làm việc rất nhiều.
– Khi dùng 十分, người nói không chỉ đề cập đến khối lượng công việc mà còn muốn nói anh ta hài lòng với công việc đó.
– Với たくさん, người nói muốn nói đến độ dài về thời gain và khối lượng công việc.
– Với みっちり, người nói muốn nhấn mạnh anh ta đã làm việc chăm chỉ và không hề nghỉ ngơi tí nào cả.
2. みっちり thường xuất hiện với những động từ sau:
– 勉強(べんきょう)する、研究(けんきゅう)する、きたえる、練習(れんしゅう)する
Ví dụ:
みっちり勉強(べんきょう)すれば、合格(ごうかく)するでしょう。
Nếu học chăm chỉ con sẽ thi đậu.
3. みっちりdiễn tả sự nhiệt tình hăm hở của người thực hiện hành động.
Ví dụ:
Không nói:
昨夜(さくや)はみっちり寝(ね)た。
Mà nói:
昨夜は十分寝た。
昨夜はたくさん寝た。
Tối qua tôi đã ngủ rất nhiều.
Phân biệt phó từ 少し và ちょっと
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt phó từ 少し và ちょっと để thấy sự khác nhau giữa chúng nhé!
1. Ý nghĩa: một chút, một ít, hơi
Ví dụ 1:
(a) 砂糖(さとう)を少(すこ)し入(い)れてください。
(b) 砂糖をちょっと入れてください。
Làm ơn cho vào đây chút đường.
Ví dụ 2:
(a) 少(すこ)し待(ま)ってください。
(b) ちょっと待ってください。
Làm ơn đợi tôi một lát.
Ví dụ 3:
(a) お腹が少(すこ)し痛(いた)い。
(b) お腹がちょっと痛い。
Tôi hơi bị đau họng.
2. ちょっと thể hiện sự e ngại, dè dặt khi nhờ vả ai đó.
Ví dụ 1:
(a) ちょっとお金(かね)を貸(か)してください。
(b) 少しお金を貸してください。
Cho tôi mượn một ít tiền nhé.
– Với ちょっと người nói thể hiện sự e dè, ngại ngần khi hỏi vay tiền.
– Với 少し chỉ đề cập đến về số lượng: là một ít tiền.
Ví dụ 2:
Không nói:
少(すこ)しすみませんが、駅(えき)に行(い)く道(みち)を教(おし)えてください。
Mà nói:
ちょっとすみませんが、駅に行く道を教えてください。
Xin lỗi, làm ơn chỉ cho tôi đường đến nhà ga.
3. ちょっと dùng khi muốn từ chối trực tiếp một lời đề nghị hay một lời mời.
Ví dụ 1:
A: いっしょに帰(かえ)りませんか。
B: 実はちょっと。。。
A: Chúng ta về chung nhé?
B: À, thật ra thì tôi… (ý bỏ lửng câu để từ chối)
Phân biệt các phó từ: 全部、そっくり
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt 全部、そっくり để thấy sự khác nhau giữa chúng nhé!
1. Dùng そっくり khi muốn đề cập đến các chi tiết
Ví dụ:
(1)
黒板(こくばん)に書(か)いてあることをそっくりノートに書(か)き写(うつ)す。
黒板に書いてあることを全部ノートに書き写す。
Nghĩa: Tôi chép vào vở tất cả những gì viết trên bảng.
Hai câu trên đều có nghĩa là người nói chép toàn bộ nội dung viết trên bảng vào tập vở, tuy nghiên, nếu chỉ chép đơn giản thì dùng 全部 , còn nếu muốn nhận mạnh việc chép lại một cách chính xác và giống y hệt những gì có trên bảng thì dùng そっくり.
(2) ボーナスをそっくり女房(にょうぼう)に渡(わた)す。
Tôi giao toàn bộ tiền thưởng cho vợ (giao toàn bộ và chính xác số tiền).
(3) 部品(ぶひん)をそっくり新(あたら)しいものに取(と)り換(か)える。
Tôi sẽ thay toàn bộ cái cũ thành cái mới. (thay tất cả các bộ phận, không ngoại trừ bộ phận nào).
2. そっくり diễn tả sự di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điều kiện vốn có của nó.
(1) 子供(こども)の時住(ときす)んでいたうちが、今(いま)もそっくり残(のこ)っている。
Ngôi nhà tôi sống hồi nhỏ bây giờ vẫn còn nguyên.
(2) 高山(たかやま)では昔(むかし)の町並(まちな)みがそっくり保存(ほぞん)されている。
Những khu phố cổ ở Takayama vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Hai ví dụ trên cho thấy, そっくりđược sử dụng khi tình trạng của một sự vật vẫn được giữ nguyên như trước đây.
Chúng ta có thể sử dụng 全部trong câu này nhưng nó sẽ đánh mất đi ý nghĩa “tình trạng còn nguyên vẹn” của sự vật.
3. Không dùng そっくりvới trạng thái sự vật đã bị biến đổi
Ví dụ:
Không nói: りんごがそっくり腐(くさ)ってしまった。
Mà nói: りんごが全部腐ってしまった。
Nghĩa: Tất cả mấy trái táo này đã bị hư hết rồi.
Phân biệt các phó từ: ほとんど、ほぼ
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt ほとんど、ほぼ để thấy sự khác nhau giữa chúng nhé!
1. ほとんどđược dùng để nhấn mạnh điều gì đó là gần như hoàn hảo, hoàn toàn.
Ví dụ:
(1) 日常会話(にちじょうかいわ)はほとんど不自由(ふじゆう)なく話(はな)せる。
(2) 日常会話はほぼ不自由なく話せる。
Nghĩa: Anh ấy có thể nói chuyện rất thoải mái.
Với ほとんど, khả năng hội thoại của người nói gần như là hoàn hảo.
Với ほぼ, người nói có thể nói tốt một ngoại ngữ nhưng không hoàn hảo trong đàm thoại hàng ngày.
2. ほぼthường đứng trước từ chỉ số lượng trong câu.
Ví dụ:
田中(たなか)さんの給料(きゅうりょう)はほぼ20万円(まんえん)だった。
Lương của anh Tanaka là khoảng 200 ngàn Yên.
Trong trường hợp này, lương của anh Tanaka có thể là 210 ngàn yên hoặc 190 ngàn yên. Con số thường không chính xác, do đó không sử dụng ほとんど trong ví dụ này.
3. ほぼ còn chỉ thời gian, vị trí, trạng thái của sự vật, sự việc
Ví dụ:
(1) お昼休(ひるやす)みはほぼ一時間(いちじかん)です。
Thời gian nghỉ trưa là khoảng một tiếng.
(2) あの山(やま)のほぼ中腹(ちゅうふく)に山小屋(やまごや)がある。
Có một ngôi nhà nhỏ ở lưng chừng núi.
4. Trong câu phủ định thường sử dụng ほとんど, không sử dụng ほぼ
Ví dụ:
彼(かれ)のことはほとんど知(し)らない。
Tôi hầu như không biết gì về anh ấy.
Không nói: 彼のことはほぼ知らない。
Phân biệt các phó từ: たいてい、たいがい、だいたい
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt たいてい、たいがい、だいたい để thấy sự khác nhau giữa chúng nhé!
1. たいてい、たいがい được dùng khi muốn nói đến một việc gì đó lặp đi lặp lại thường xuyên, không dùng だいたいcho trường hợp này.
Ví dụ:
家(うち)で一番早(いちばんはや)く起(お)きるのは、たいてい母(はは)です。
家で一番早く起きるのは、たいがい母です。
Người thường hay dậy sớm nhất trong nhà là mẹ tôi.
2. Khi だいたいdùng với từ chỉ số lượng, nó có nghĩa là “độ khoảng” chứ không có nghĩa là “hầu hết”
Ví dụ:
A: そのホテルに一泊(いっぱく)すると、どのぐらいかかるんですか?
B: だいたい一万円だそうです。
A: Nghỉ ở khách sạn này tốn bao nhiêu tiền một đêm vậy?
B: Nghe nói độ khoảng 10 ngàn yên.
3. Khi だいたいkhông đi với từ chỉ số lượng, nó có nghĩa là “phần lớn”
Ví dụ:
A: もうできましたか?
B: はい。だいたいできました。
A: Bạn đã làm xong chưa?
B: Vâng, cũng gần xong rồi.
Nếu muốn nhấn mạnh nghĩa “phần lớn” của たいてい、たいがい thì dùng:
たいてい + の + N 、たいがい + の + N
4. だいたい còn dùng để nhấn mạnh nghĩa phủ định hay phê phán
A: 君(きみ)は昨日(きのう)の午後(ごご)、授業(じゅぎょう)にでないんで、映画(えいが)を見(み)に行(い)ったんだって。
B: とんでもない。だいたい、僕(ぼく)は授業(じゅぎょう)をサボったことなんかないよ。
A: Nghe nói chiều qua em không đi học mà đi xem phim phải không?
B: Không có chuyện đó đâu. Em chưa bao giờ trốn học cả.
Phân biệt các phó từ: 全部、皆、すべて、残らず
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt 3 phó từ 全部、皆、すべて、残らず về cách sử dụng và ý nghĩa nhé!
Trước tiên, 全部(ぜんぶ)、皆(みな)、すべて、残(のこ)らず đều được dùng cho cả danh từ đếm được và danh từ không đếm được. Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể, cách sử dụng của chúng cũng có một số điểm khác nhau.
1. 皆: thường được dùng để chỉ người
- 今日(きょう)の試験(しけん)は全部(ぜんぶ)よくできました。
- 今日の試験は皆よくできました。
- 今日の試験はすべてよくできました。
- 今日の試験は残らず よくできました。
Trong ví dụ trên, cả 3 trạng từ 全部、すべて、残らず đều cho biết rằng: “Người nói đã làm rất tốt tất cả các câu trong bài thi”.
Riêng 皆, bên cạnh nghĩa: “Người nói đã làm rất tốt tất cả các câu trong bài thi”, nó còn có một ý nghĩa khác: “Tất cả mọi người tham dự kỳ thi này đều làm bài tốt”.
2. Không dùng すべて khi đề cập đến vật duy nhất
Ví dụ:
- 図書館(としょかん)から借(か)りた本(ほん)はすべて読(よ)みました。
Nghĩa: “Tôi đã đọc hết toàn bộ sách mượn ở thư viện”.
Trong ví dụ trên, người nói phải mượn nhiều hơn 1 quyển sách từ thư viện và anh ta đã đọc hết chúng.
Nếu người nói chỉ mượn một quyển sách và đã đọc hết quyển sách đó thì sẽ dùng 皆 hoặc 全部.
Ví dụ:
- 図書館(としょかん)から借(か)りた本(ほん)は全部読(ぜんぶよ)みました。
- 図書館(としょかん)から借(か)りた本(ほん)は皆読(みなよ)みました。
3. 残らず có nghĩa gốc là: “không còn lại gì”.
Có nghĩa là: khi muốn nhấn mạnh đến kết quả: “hoàn toàn không còn gì” thì người ta sẽ dùng 残らず .
Ví dụ:
(1) 暖(あたた)かくなって雪(ゆき)が残(のこ)らず解(と)けた。
Trời đang ấm lên và tuyết đã tan hết.
(2) 品物(しなもの)は残(のこ)らず売(う)れた。
Tất cả hàng hóa đã được bán hết sạch.
Phân biệt phó từ ざっと、だいたい、およそ
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt phó từ ざっと、だいたい、およそ để thấy sự khác nhau trong cách dùng giữa chúng nhé!
1. Khi đi kèm với từ chỉ số lượng, mang ý nghĩa: khoảng, xấp xỉ
Ví dụ:
(a) 今回(こんかい)の選挙(せんきょ)の投票率(とうひょうりつ)はざっと75%の見込(みこ)みです。
(b) 今回の選挙の投票率はだいたい75%の見込みです。
(c) 今回の選挙の投票率はおよそ75%の見込みです。
Ý nghĩa: Chúng tôi hi vọng có khoảng 75% cử tri đi bầu cử lần này.
2. Trường hợp diễn tả sự qua loa, không chi tiết. nên dùng ざっと、だいたい, không dùng およそ
Ví dụ:
(a) 報告書(ほうこくしょ)にざっと目(め)を通(とお)した。
(b) 報告書(ほうこくしょ)にだいたい目(め)を通(とお)した。
Tôi đã xem lướt qua bài báo cáo.
3. ざっと chỉ đi theo từ diễn tả hành động
Không nên nói:
彼(かれ)は言(い)いたいことはざっとわかった。
Vì, わかるlà từ diễn tả điều kiện hoặc trạng thái của sự vật.
Mà nên nói:
彼は言いたいことはだいたいわかった。
彼は言いたいことはおよそわかった。
Tôi hiểu đại khái những gì anh ấy muốn nói.
4. およそ được sử dụng khi người nói cho rằng: “chỉ có một khả năng duy nhất”
(a) いくら努力(どりょく)してもおよそ無駄(むだ)だ。
Dẫu có cố gắng bao nhiêu cũng vô ích thôi
(b) 何(なに)をしてもおよそ効果(こうか)がない。
Dẫu có làm gì đi nữa cũng không hiệu quả
Phân biệt phó từ おおいに và ひじょうに
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt おおいに và ひじょうに để thấy sự khác nhau giữa chúng nhé!
Ý nghĩa: rất
1. Trong câu xuất hiện động từ chỉ hành động, nên sử dụng おおいに, không sử dụng ひじょうに
Ví dụ:
(a) 昨夜私(さくやわたし)たちはおおいに飲(の)んだ。
Tối qua chúng tôi đã uống rất nhiều
(b) 昔(むかし)の同級生(どうきゅうせい)と20ねんぶりに会(あ)っておおいに語(かた)り合(あ)った。
Tôi đã gặp lại một người bạn cũ gần 20 năm và chúng tôi đã nói chuyện với nhau rất nhiều.
2. おおいにthường xuất hiện trong các dạng câu sau đây
(1) Danh từ + が + おおいにある
(2) おおいに + Danh từ + ある
Ví dụ:
(a) そのことは、あなたにもおおいに責任(せきにん)がある。
Anh cũng có trách nhiệm lớn trong chuyện đó
(b) 我々(われわれ)がそのは部屋(へや)を使(つか)う権利(けんり)はおおいにある。
Chúng ta có quyền sử dụng căn phòng đó.
3. Không dùng ひじょうにtrong thể mệnh lệnh hay mời mọc
Không nói:
パーティーでひじょうに楽しんでください。
Mà nói:
パーティーでおおいに楽(たの)しんでください。
Ý nghĩa: Bạn hãy thưởng thức bữa tiệc nhé!
4. ひじょうにcó thể đứng trước bất kỳ tính từ nào. Nhưng おおいにthì bị hạn chế trong trường hợp này
Không nói:
今年の夏はおおいに暑かった。
Mà nói:
今年(ことし)の夏(なつ)はひじょうに暑(あつ)かった。
Ý nghĩa: Mùa hè năm nay đã rất nóng.
Phân biệt phó từ すごく và とても
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt phó từ すごく và とても để tránh nhầm lẫn khi sử dụng nhé!!
1. すごく、とても thường được sử dụng trong văn nói nhiều hơn trong văn viết, với ý nghĩa là “rất”.
Ví dụ:
(a) テーキをすごくたくさん食べた。
(b) テーキをとてもたくさん食べた。
Tôi đã ăn rất nhiều bánh ngọt.
2. とても có nghĩa là “rất”. Khi dùng nó phải kèm với một trạng từ hoặc một tính từ khác để chỉ mức độ của tình huống mà người nói định diễn đạt
Không thể nói:
テーキをとても食べた。
Mà phải nói đầy đủ:
テーキをとてもたくさん食べた。
Ngược lại, với すごく bạn có thể lược bỏ たくさん thì câu vẫn có nghĩa như cũ:
Vẫn nói được: テーキをすごく食べた。
Lưu ý: Thông thường người Nhật dùng すごく nhiều hơn とても khi họ muốn nhấn mạnh sự bất thường của một điều gì đó. Tuy nhiên, nó là một từ dùng trong ngữ cảnh bình thường, tránh dùng trong các ngữ cảnh trang trọng.
Phân biệt phó từ まあまあ、わりあい
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt phó từ まあまあ và わりあい để hiểu rõ khác biệt trong ý nghĩa và cách sử dụng của chúng nhé!
1. Ý nghĩa: tàm tạm, tạm được
Ví dụ:
(a) テストはまあまあできました。
(b) テストはわりあいできました。
Bài kiểm tra tôi làm tàm tạm.
– Với trạng từ わりあい người nói không có hàm ý so sánh.
– Với trạng từ まあまあ người nói muốn nhấn mạnh anh ta không hài lòng hoàn toàn nhưng cũng đã thỏa mãn một phần nào đó. Trong một số trường hợp nó còn mang ý nghĩa khiêm tốn khi người nói rất hài lòng với kết quả mình đạt được.
2. Không dùng まあまあ trong trường hợp diễn tả sự bất mãn hay không vui của người nói.
Ví dụ:
Nói:
(a) この仕事(しごと)は給料(きゅうりょう)が安(やす)いのに、わりあいたいへんだ。
Công việc này vất vả mà lương lại thấp.
Không nói:
(b) この仕事は給料が安いのに、まあまあたいへんだ。
3. まあまあcó thể không đóng vai trò làm trạng từ trong câu nhưng nghĩa vẫn không thay đổi
Ví dụ:
(a) テストはまあまあの成績(せいせき)でした。
Kết quả bài kiểm tra cũng tạm được.
(b)この品物(しなもの)は高(たか)いだろうと思(おも)っていたら、まあまあの値段(ねだん)でした。
Tôi nghĩ mặt hàng này giá cao nhưng giá của nó có thể chấp nhận được.
(c)
A:日本(にほん)の生活(せいかつ)はいかがですか。
B: まあまあです。
A: Cuộc sống ở Nhật thế nào?
B: Cũng tạm ổn.
Phân biệt phó từ たくさん、いろいろ
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu sự khác nhau về cách sử dụng của 2 phó từ たくさん và いろいろ nhé!!
1. Khi đề cập đến số lượng thì dùng たくさん, khi muốn đề cập đến chủng loại thì dùng いろいろ
Ví dụ 1:
(a) あの店(みせ)でたくさん買(か)うと安(やす)くしてくれます。
(b)あの店でいろいろ買うと安くしてくれます。
Nếu mua nhiều hàng ở cửa tiệm đó sẽ được giảm giá.
– Trong câu trên, たくさんchỉ số lượng lớn, còn いろいろkhông chỉ có nghĩa là nhiều mà còn có nghĩa là đa dạng về mặt chủng loại.
Ví dụ 2:
(a) 鈴木(すずき)さんはケーキをたくさん買(か)いました。
(b) 鈴木さんはケーキをいろいろ買いました。
Cô Suzuki đã mua rất nhiều bánh ngọt.
– Với ví dụ 2a: Chỉ rằng cô Suzuki mua bánh ngọt với số lượng lớn.
– Với ví dụ 2b: Ngoài ý nghĩa về số lượng lớn, nó còn mang ý nghĩa rằng: “Cô Suzuki đã mua nhiều loại bánh ngọt khác nhau.”
2. Trong một số ngữ cảnh đặc biệt nên dùng riêng biệt たくさん và いろいろ
Ví dụ 3:
昨日(きのう)は雪(ゆき)がたくさん降(ふ)りました。
Ngày hôm qua, tuyết đã rơi rất nhiều.
Ví dụ 4:
いろいろ考(かんが)えましたが私(わたし)は政治家(せいじか)になります。
Sau khi suy nghĩ rất nhiều, tôi đã quyết định sẽ trở thành một chính trị gia.
Phân biệt phó từ よく và たびたび
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt よく và たびたび để thấy sự khác nhau trong ý nghĩa và cách dùng giữa hai phó từ này nhé!
1. Ý nghĩa: diễn tả mức độ thường xuyên của hành động
Ví dụ 1:
(a) 主人(しゅじん)はよく出張(しゅっちょう)します。
(b) 主人はたびたび出張します。
Chồng tôi thường xuyên đi công tác.
Ví dụ 2:
(a) 田中(たなか)さんはよく同(おな)じ間違(まちが)いをする。
(b) 田中さんはたびたび同じ間違いをする。
Anh Tanaka thường mắc phải những sai lầm giống nhau.
– Khi dùng よく: người nói không chỉ đề cập đến việc mắc sai lầm của anh Tanaka mà còn nhấn mạnh đến sự bất cẩn và hấp tấp của người này.
– Khi dùng たびたび: người nói đề cập đến sự mắc lỗi thường xuyên.
2. Không dùng よくtrong câu mệnh lệnh, mời mọc hay yêu cầu
Ví dụ 3:
Nói : 同(おな)じ間違(まちが)いをたびたび繰り返(かえ)さないでください。
Không nói : 同じ間違いをよく繰り返さないでください。
Xin đừng lặp đi lặp lại những sai lầm giống nhau.
Ví dụ 4:
Nói : とても楽(たの)しかったら、このような会(かい)をたびたびやりましょう。
Không nói : とても楽しかったら、このような会をよくやりましょう。
Buổi họp mặt này vui quá nên thỉnh thoảng chúng ta tổ chức họp như thế này nhé.
Phân biệt phó từ すでに và もう
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt すでに và もう để thấy sự khác nhau trong ý nghĩa và cách dùng giữa hai phó từ này nhé!
1. Ý nghĩa: đã
Ví dụ 1:
(a) 彼女(かのじょ)に着(つ)いたとき、講演(こうえん)はすでに終(お)わっていた。
(b) 彼女に着いたとき、講演はもう終わっていた。
Khi cô ấy đến thì buổi diễn thuyết đã kết thúc.
2. すでに được dùng trong văn viết, もう được dùng trong văn nói
Ví dụ 2:
(a) 晩(ばん)ご飯(はん)の支度(したく)はすでにできている。
(b) 晩ご飯の支度はもうできている。
Bữa tối đã dọn xong rồi.
Ví dụ 3:
(a) 太郎はすでに一年生です。
(b) 太郎はもう一年生です。
Tarou đã là học sinh lớp một rồi.
Tuy nhiên, khi muốn nói: “Tarou đã là học sinh lớp một rồi à, nhanh quá nhỉ” thì:
Nói : 太郎はもう一年生ですか、早いですね。
Không nói : 太郎はすでに一年生ですか、早いですね。
Vì:
– すでに không dùng cho văn nói
– すでに dùng cho sự việc đã xảy ra trong quá khứ và hoàn toàn kết thúc tại thời điểm mà người nói nói.
3. Trong một số trường hợp có thể dùng もう đối với sự việc diễn ra trong tương lai
Ví dụ 4:
Nói : 母(はは)からの手紙(てがみ)がもう来(く)る頃(ころ)でしょう。
Không nói : 母からの手紙がすでに来る頃でしょう。
Có lẽ sắp nhận được thư của mẹ rồi.
Phân biệt phó từ とうてい・ない và ちっとも・ない
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt phó từ とうてい・ない và ちっとも・ない để thấy sự khác nhau trong ý nghĩa và cách dùng giữa chúng nhé!
1. Ý nghĩa: không một chút gì
Ví dụ 1:
(a) この問題(もんだい)は私(わたし)にはとうてい分(わ)かりません。
(b) この問題は私にはちっとも分かりません。
Tôi không hiểu vấn đề này một chút gì cả.
2. とうてい・ないđược dùng khi người nói nhận định một việc gì đó là hoàn toàn không thực hiện được (nên không dùng とうてい・ない trong thì quá khứ)
Ví dụ 2:
いくら頑張(がんば)っても彼(かれ)はとうてい合格(ごうかく)できないと思(おも)います。
Tôi nghĩ dù có cố gắng bao nhiêu đi nữa thì nó cũng không đậu đâu.
3. ちっとも・ない được dùng khi người nói mong đợi một điều gì nhưng lại nhận thấy tình hình không thay đổi gì so với trước đây
Ví dụ 3:
彼(かれ)はちっとも手紙(てがみ)をくれなかった。
Anh ấy đã không gửi cho tôi lá thư nào cả.
Ví dụ 4:
彼(かれ)は来(く)るといいながら、ちっとも来(こ)ない。
Anh ấy nói là sẽ đến nhưng chẳng đến gì cả.
4. とうてい có thể được dùng trong câu khẳng định nhưng phải đi cùng liên từ phủ định
Ví dụ 5:
明日出(あしたで)かけるのはとうてい不可能(ふかのう)だ。
Việc đi ra ngoài vào ngày mai là hoàn toàn không thể.
Ví dụ 6:
彼(かれ)にはとうてい無理(むり)。
Anh ấy hoàn toàn không làm được việc này.
5. ちっとも・ない dùng tương tự như 少しも・ない
Ví dụ 7:
(a) ちっとも窓(まど)が開(ひら)かない。
(b) すこしも窓が開かない。
Tôi hoàn toàn không mở được cửa sổ.
Ví dụ 8:
(a) ちっとも思(おも)い出(だ)せません。
(b) すこしも思い出せません。
Một chút cũng không nhớ.
Phân biệt phó từ よくvà 十分に
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt phó từ よくvà 十分に để thấy sự khác nhau trong ý nghĩa và cách dùng giữa hai phó từ này nhé!
1. Ý nghĩa: diễn tả trạng thái đầy đủ, vừa vặn của sự vật, sự việc
Ví dụ 1:
(a) このステーキはよく焼けています。
(b) このステーキは十分に焼けています。
Miếng bít tết này nướng chín kỹ.
Ví dụ 2:
(a) 手をよく洗いました。
(b) 手を十分に洗いました。
Tôi đã rửa tay kỹ rồi.
2. よくdiễn tả sự ngưỡng mộ, hài lòng, khen ngợi dành cho người khác
Ví dụ 3:
(a) 彼の日本語でよく分かりました。
(b) 彼の日本語で十分に分かりました。
Với tiếng Nhật của anh ấy thì tôi có thể hiểu rõ được.
– Với 十分に diễn tả hàm ý người nghe đang tìm cách hiểu những gì mà khác đang nói.
– Với よく diễn tả hàm ý khen ngợi tiếng Nhật của người khác tốt, anh ta có thể hiểu rõ những gì người khác nói.
Ví dụ 4:
よくやった、よくやった。
Làm tốt lắm.
よくいらっしゃいました。
Chào mừng anh đã đến đây.
よく遊べ、よく学べ。
Học chăm chỉ và chơi hết mình nhé.
3. よくdiễn tả hành động người nói thực hiện cho đến khi cả người nói và đối tượng giao tiếp hiểu rõ đề tài được đề cập
Ví dụ 5:
よく読んで質問に答えなさい。
Hãy đọc kỹ và trả lời câu hỏi.
よく噛(か)んで食べなさい。
Hãy nhai kỹ rồi ăn nhé.
Phân biệt phó từ よくvà たくさん
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt よくvà たくさん để thấy sự khác nhau trong ý nghĩa và cách dùng giữa hai phó từ này nhé!
1. Ý nghĩa: rất
Ví dụ 1:
(a) ゆべはよく寝(ね)た。
(b) ゆべはたくさん寝た。
Tối qua tôi ngủ rất ngon.
2. よくkhông dùng trong ngữ cảnh mang tính phủ định
Ví dụ 2:
雨がたくさん降ったので、畑(はたけ)は水浸(みずびた)しになってしまった。
Vì trời mưa rất to nên cánh đồng bị ngập nước.
Không nói:
雨がよく降ったので、畑は水浸しになってしまった。
3. たくさんđề cập đến số lượng, よくđề cập đến cả số và chất lượng
Ví dụ 3:
(a) 今年は稲がよく実った。
(b) 今年は稲がたくさん実った。
Vụ lúa năm nay rất tốt.
– Với よく: có nghĩa thu hoạch được nhiều lúa mà chất lượng lúa cũng tốt.
– Với たくさん: chỉ đề cập đến sản lượng thu hoạch được lớn.
Ví dụ 4:
風呂(ふろ)に水(みず)をたくさん入(い)れました。
Tôi đã đổ đầy nước vào bồn tắm.
Phân biệt phó từ まったく・ない và ぜんぜん・ない
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt phó từ まったく・ない và ぜんぜん・ない để thấy sự khác nhau trong ý nghĩa của hai cấu trúc mang ý nghĩa phủ định này nhé!
1. Ý nghĩa: hoàn toàn…không
Ví dụ 1:
(a) 彼女(かのじょ)とは全(まった)く性格(せいかく)が合(あ)わない。
(b) 彼女とは全然性格が合わない。
Tôi hoàn toàn không hợp tính cô ta.
Ví dụ 2:
(a) それは全(まった)く覚(おぼ)えていません。
(b) それは全然覚えていません。
Tôi hoàn toàn không nhớ gì cả.
Ví dụ 3:
(a) その話(はなし)を聞(き)いても全(まった)くうれしくない。
(b) その話を聞いても全然うれしくない。
Dù nghe chuyện đó nhưng tôi không thấy vui gì cả.
2. Khi 全(まった)くđược dùng trong câu khẳng định, nó mang nghĩa nhấn mạnh
Ví dụ 4:
全(まった)く困(こま)った人間(にんげん)だ。
Anh ta vô cùng phiền phức.
Ví dụ 5:
全(まった)く恥(は)ずかしいです。
Thật là xấu hổ.
3. Dùng 全(まった)く để diễn tả sự tán thành với ý kiến của người khác
Ví dụ 6:
全(まった)くそうです。
Thật sự là như thế.
4. 全然 không xuất hiện trong câu khẳng định trừ trường hợp nó mang nghĩa phủ định.
Ví dụ 7:
全然(ぜんぜん)だめだ。
Hoàn toàn không được.
Phân biệt phó từ やはり và 案の定
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt やはり và 案の定 để thấy sự khác nhau trong ý nghĩa và cách dùng giữa hai phó từ thông dụng này nhé!
1. やはり được dùng khi mong ước, dự đoán của người nói trở thành sự thật
Mong ước hay dự đoán có thể là điều tốt hay không tốt.
Đó có thể là dự đoán của một cá nhân hay mong ước chung của nhiều người.
Ví dụ 1:
子(こ)は親(おや)に似(に)てるそうだが、彼(かれ)の性格(せいかく)もやはり父親(ちちおや)によく似(に)ている。
Thường thì con giống bố mẹ nhưng quả thật là tính cách của nó giống hệt người bố.
Ví dụ 2:
あの人(ひと)はいい人(ひと)だろうと思(おも)っていたが、付(つ)き合(あ)ってみたら、やはりいい人だった。
Tôi đã nghĩ người đó là người tốt. Sau khi quen biết thì quả thật cô ấy đúng như vậy.
2. 案の定 dự đoán là điều không tốt
Ví dụ 3:
あの二人(ふたり)はけんかばかりしていたが、案(あん)の定離婚(じょうりこん)した。
Hai người đó toàn cãi nhau và quả thật là họ đã ly hôn.
Ví dụ 4:
彼(かれ)は無駄塚(むだつか)いばかりするのであとで困(こま)るだろうと思(おも)っていたら、案(あん)の定(じょう)お金(かね)がなくて困(こま)っている。
Tôi đã lo lắng là tiêu xài hoang phí như thế sau này nó chắc sẽ khó khăn. Và quả thật là nó đang đau khổ vì không còn tiền.
Phân biệt 案外、意外に
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tiếp tục đến với bài học phân biệt 2 phó từ 案外、意外に về ý nghĩa và cách sử dụng nhé!!
1. Ý nghĩa: diễn tả sự khác biệt giữa thực tế với những gì mà người nói đã nghĩ
Ví dụ 1:
(1) 昨日テストは案外よかった。
(2) 昨日テストは意外によかった。
Bài kiểm tra hôm qua, tôi đã làm tốt hơn tôi tưởng.
2. 意外に được dùng khi có một sự khác biệt lớn giữa suy nghĩa và thực tế
Ví dụ 2:
(3) ロンドンの冬は案外寒いのに驚(おどろ)いた。
(4) ロンドンの冬は意外に寒いのに驚いた。
Tôi ngạc nhiên là mùa đông ở Luân Đôn quá lạnh.
– Khi dùng 案外, có nghĩa là người nói nghĩ là mùa đông ở Luân Đôn lạnh tầm 5 độ C, nhưng thực tế nó lạnh 3 độ C.
– Khi dùng 意外に, có nghĩa là người nói nghĩ là mùa đông ở Luân Đôn lạnh tầm 5 độ C, nhưng thực tế nó lạnh -3 độ C.
3. Có thể dùng かもしれない (có thể) cùng với hai trạng từ trên để diễn tả hàm ý: “tôi cho rằng điều ngược lại có thể đúng”
Ví dụ 3:
(5) 彼は独身(どくしん)だといっているが、案外(あんがい)・以外(いがい)に結婚(けっこん)しているかもしれない。
Anh ấy nói là anh ấy độc thân, nhưng tôi nghĩ chắc anh ta đã có gia đình rồi.
4. Một số trường hợp chỉ được dùng 以外(いがい)に, không dùng 案外(あんがい)
Ví dụ 4:
(6) 彼は独身だといっていたが、意外にも結婚していた。
Anh ấy nói là vẫn độc thân nhưng thật ngạc nhiên là anh ta đã kết hôn rồi.
(7) あの事件の犯人は意外にもAさんだった。
Thật ngạc nhiên vì thủ phạm của vụ này lại là ông A.
Phân biệt phó từ たしか、てっきり
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt phó từ たしか、てっきり để thấy sự khác nhau trong ý nghĩa và cách dùng giữa chúng nhé!
1. Ý nghĩa: diễn tả phán đoán của người nói
Ví dụ 1:
(1) たしかテストは今日だと思った。
(2) てっきりテストは今日だと思った。
Tôi đã nghĩ hôm nay là kiểm tra.
– Khi dùng たしか, phán đoán của người nói có thể là: hôm nay làm kiểm tra hoặc không làm kiểm tra, có nghĩa là họ cũng không biết chắc là có kiểm tra hay không.
– Khi dùng てっきり, họ thừa nhận rõ ràng phán đoán của mình là sai.
Ví dụ 2:
(3) たしか財布(さいふ)をハンドバグに入(い)れたと思(おも)った。
Tôi nghĩ chắc tôi đã bỏ cái ví vào túi xách.
(4) てっきり財布をハンドバグに入れたと思った。
Tôi nghĩ là tôi đã bỏ cái ví vào túi xách (nhưng thật ra tôi đã không làm vậy)
2. たしか dùng cho cả quá khứ và hiện tại, còn てっきりchỉ dùng ở quá khứ
Ví dụ 3:
(5) たしか明日はテストがあります。
Chắc ngày mai có kiểm tra.
Không nói:
てっきり明日はテストがあります。
Bởi lẽ lúc này, người nói chưa hề biết rằng ngày mai có kiểm tra hay không.
Phân biệt phó từ ちゃんと、ちょうど
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt phó từ ちゃんと、ちょうど nhé!
Không nói nhiều nữa, vào bài thôi nào!!!
1. Ý nghĩa: đúng, chuẩn chỉ
Ví dụ:
(a) 8時(じ)に家(いえ)を出(で)てちゃんと学校(がっこう)に間(ま)に合(あ)う。
(b) 8時に家を出てちょうど学校に間に合う。
Ý nghĩa: 8 giờ ra khỏi nhà thì sẽ đến trường đúng giờ.
Khác nhau:
– Với ちゃんと: người nói sẽ đến trường trước khi giờ học bắt đầu
– Với ちょうど: người nói sẽ đến trường vừa đúng vào lúc giờ học bắt đầu
2. ちゃんとđược dùng khi người nói muốn đề cập đến những việc được hoàn thành chỉnh chu, chính xác, không sai sót
Ví dụ:
(1) 目覚(めざ)ましが鳴(な)ったらちゃんと起(お)きなさい。
Nếu đồng hồ báo thức kêu thì phải dậy ngay nhé!
(2) 宿題(しゅくだい)はちゃんとできていますか?
Bạn đã làm xong bài tập chưa?
3. ちょうど dùng khi nói đến sự vừa vặn hay chính xác về mặt số lượng, kích cỡ hay vẻ bề ngoài
Ví dụ:
(1) 家(うち)から学校(がっこう)までちょうど1時間(じかん)かかる。
Từ nhà đến trường mất đúng một tiếng.
(2) ケーキはちょうど三人分(さんにんぶん)あるから食(た)べませんか。
Vì có vừa đúng 3 phần bánh ngọt dành cho ba người, chúng ta cùng ăn nhé!
Phân biệt phó từ つい、うっかり
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt phó từ つい、うっかり để thấy sự khác nhau trong ý nghĩa và cách dùng giữa chúng nhé!
1. Ý nghĩa: lỡ, vô ý
Ví dụ:
(a) 友達(ともだち)の秘密(ひみつ)をつい他(ほか)の人(ひと)にはなしてしまった。
(b) 友達の秘密をうっかり他の人にはなしてしまった。
Tôi lỡ kể bí mật của bạn cho người khác.
– Câu trên thể hiện sự hối tiếc của người nói vì đã vô tình thực hiện hành động gì đó.
Thường đi cùng với ….Vてしまった。
2. Với つい dùng khi người nói thực hiện hành động một cách vô thức, sau đó họ nhận ra lỗi của mình nhưng không cho đó là điều quan trọng
Ví dụ:
(1) 彼(かれ)が勝手(かって)なことばかり言(い)うのでついどなってしまった。
Tôi lỡ lời mắng anh ta vì anh ta toàn nói mấy câu ích kỷ.
(2) 難(むずか)しい本(ほん)を読(よ)んでいると、つい居眠(いねむ)りが出(で)る。
Khi đọc một quyển sách khó, tôi lỡ ngủ quên mất.
3. Người nói dùng つい khi thể hiện sự thông cảm đối với người khác
Ví dụ:
(3) その男(おとこ)は貧(まず)しさのあまりつい店(みせ)のお金(かね)を盗(ぬす)んでしまった。
Người đàn ông đó lỡ ăn trộm tiền của cửa tiệm vì anh ta quá nghèo.
4. うっかり thể hiện trách nhiệm của người nói với những gì anh ta đã làm, không mong đợi sự tha thứ
Ví dụ:
(4) 会場(かいじょう)に書類(しょるい)を入(い)れたかばんをうっかりおいてきてしまった。
Tôi đã lỡ để cái cặp hồ sơ có tài liệu tại hội trường.
5.
5.1 つい + thời gian: cách đây…
Ví dụ:
(5) つい1時間前(じかんまえ)に彼(かれ)に会(あ)いました。
Tôi mới gặp anh ấy cách đây một tiếng.
5.2 Dùng つい khi cho rằng đó là một nơi “rất gần”
(6) 姉(あね)はついそこまで出(で)かけました。
Chị tôi đã ra ngoài, chỗ chị ấy đến cũng gần thôi.
Phân biệt phó từ かならず、きっと
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt phó từ かならず、きっと để thấy sự khác nhau trong ý nghĩa và cách dùng giữa chúng nhé!
1. Ý nghĩa: chắc chắn
Ví dụ 1:
(a) 郵便局(ゆうびんきょく)は必(かなら)ず9時(じ)に開(ひら)きます。
(b) 郵便局はきっと9時に開きます。
Bưu điện chắc chắn sẽ mở cửa vào lúc 9 giờ.
– Khi dùng 必(かなら)ず, người nói phải dựa trên một cơ sở nhất định
– Khi dùng きっと, người nói chỉ suy đoán khả năng xảy ra chứ không chắc lắm.
Ví dụ 2:
(a) この薬(くすり)を飲(の)むと、必(かなら)ず直(なお)ります。
(b) この薬を飲むと、きっと直ります。
Sau khi uống thuốc này, anh sẽ khỏi bệnh.
– Khi dùng 必(かなら)ず, bệnh nhân sẽ cảm thấy tin tưởng lời bác sĩ nói hơn.
– Khi dùng きっと, bệnh nhân sẽ nghĩ mình sẽ khỏi bệnh nhưng không chắc lắm.
2. 必(かなら)ずdùng với những sự thật hiển nhiên, きっとkhông dùng trong trường hợp này
Ví dụ 3:
1たす1は必ず2になります。
1 cộng 1 (chắc chắn) là 2.
Ví dụ 4:
アメリカでは4年(ねん)ごとに必(かなら)ず大統領選挙(だいとうりょうせんきょ)がある。
Ở Mỹ cứ 4 năm lại bầu cử tổng thống.
3. Dùng きっと cho các trường hợp mang tính giả định
Ví dụ 5:
佐藤(さとう)さんはずいぶんやせたね。きっと病気(びょうき)だ。
Chị Sato ốm đi nhiều nhỉ. Chắc là chị ấy bị bệnh rồi.
Ví dụ 6:
いくら電話(でんわ)をかけても誰(だれ)もでない。きっと旅行中(りょこうちゅう)にちがいない。
Gọi điện thoại bao nhiêu cuộc cũng không có ai nhấc máy. Chắc là mọi người đã đi du lịch hết rồi.
Phân biệt phó từ できるだけ、なるべく
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ giúp bạn phân biệt phó từ できるだけ、なるべく về ý nghĩa và cách dùng giữa chúng nhé!
1. Ý nghĩa: cố gắng trong khả năng
Ví dụ 1:
(a) あなたは血圧(けつあつ)が高(たか)いので、できるだけ塩分(えんぶん)をひかえたほうがいい。
(b) あなたは血圧が高いので、なるべく塩分をひかえたほうがいい。
Vì chị bị cao huyết áp nên cố gắng kiêng ăn muối.
– Khi dùng できるだけ, người nói hàm ý, cố gắng hết sức để không ăn muối.
– Khi dùng なるべく, câu này có nghĩa là không ép buộc, chỉ mang tính chất khuyên nhủ là nên tránh ăn muối, nếu cần thiết thì vẫn có thể dùng một chút. Dùng なるべくkhiến người nghe thấy thoải mái hơn.
Ví dụ 2:
(a) できるだけ車(くるま)に乗(の)らないで歩(ある)きます。
(b) なるべく車に乗らないで歩きます。
Tôi cố gắng đi bộ thay vì đi xe.
2. Khi đề cập đến hiện tượng tự nhiên thì dùng なるべく
Ví dụ:
Không nói:
明日は遠足なので、できるだけお天気だといい。
Mà nói:
明日(あした)は遠足(えんそく)なので、できるだけなるべくお天気(てんき)だといい。
Vì ngày mai đi chơi xa, nên hi vọng là trời đẹp.
– Chú ý: Không dùng できるだけ khi người nói không kiểm soát được một tình huống nào đó, như hiện tượng tự nhiên.
Phân biệt phó từ きっぱり、はっきり
Trong bài học ngữ pháp N3 hôm nay, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei phân biệt 2 phó từ きっぱり、はっきり để thấy sự khác nhau giữa chúng nhé!
1. Ý nghĩa: rõ ràng, dứt khoát
Ví dụ 1:
(a) 彼(かれ)に10万円貸(まんえんか)してほしいと頼(たの)まれたがきっぱり断(ことわ)った。
(b) 彼に10万円貸してほしいと頼まれたがはっきり断った。
Anh ấy mượn tôi 10 ngàn Yên nhưng tôi dứt khoát từ chối.
2. きっぱり thường được dùng với các động từ: やめる、諦(あきら)める、決心(けっしん)する để thể hiện quyết tâm của người nói
Ví dụ 2:
ヘロイン をきっぱりとやめる。
Dứt khoát bỏ heroin.
3. はっきりthường được dùng trong các trường hợp sau
a. Khi vẻ bên ngoài của sự vật rõ ràng và dễ phân biệt
Ví dụ 3:
今夜(こんや)は東京(とうきょう)でも星(ほし)がはっきり見(み)える。
Tối nay ngay cả ở Tokyo cũng có thể ngắm sao rất rõ.
b. Khi một điều kiện hay một tình huống được xác định rõ
Ví dụ 4:
故障(こしょう)の原因(げんいん)がはっきり分(わ)かっていますか?
Anh có biết rõ nguyên nhân của sự cố này không?
Ví dụ 5:
コーヒーを飲(の)んだら頭(あたま)がはっきりした。
Sau khi uống cà phê, tôi cảm thấy tỉnh táo hẳn.