Văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản

Văn hóa Uchi-Soto trong ứng xử của người Nhật

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao trong tiếng Nhật lại có khiêm nhường ngữ và tôn kính ngữ? Bạn có thắc mắc tại sao khi nói về những người trong gia đình mình với người khác thì không cần thêm hậu tố -san sau tên? Đó không chỉ là một thói quen trong giao tiếp, câu trả lời của hai câu hỏi trên nằm trong nét văn hóa Uchi-Soto, một nét văn hóa đặc trưng ăn sâu vào con người Nhật.  Hãy cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiều về nét văn hóa Uchi- Soto trong ứng xử của người Nhật nhé.

Văn hóa Uchi-Soto trong ứng xử của người Nhật

Uchi-soto trong tiếng nhật là sự phân biệt giữa “trong nhóm” (uchi, 内) và “ngoài nhóm” (soto, 外). Sự phân biệt giữa các nhóm này là một phần căn bản trong tập quán xã hội Nhật Bản, thậm chí phản ánh trực tiếp trong ngôn ngữ tiếng Nhật.

Điều cơ bản của văn hóa này xoay quanh việc phân chia mọi người vào “trong nhóm” hay “ngoài nhóm” Khi nói chuyện với ai đó ở ngoài nhóm, người ngoài nhóm được tôn kính, còn người trong nhóm thì khiêm nhường. Điều này phản ánh trong tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ, cũng như những động từ liên quan đến nhận và cho trong tiếng Nhật.

Một trong những điểm phức tạp trong quan hệ uchi-soto nằm ở việc các nhóm không cố định, có thể chồng chéo lên nhau hoặc thay đổi theo thời điểm, theo tình huống. Các nhóm soto-uchi có thể biểu diễn bằng các vòng tròn giao nhau. Vị trí của một người trong nhóm và quan hệ với những người khác phụ thuộc vào vai vế, tình huống và thời điểm. Chẳn hạn như, mỗi người thường có một gia đình, một công việc, và các nhóm, các tổ chức khác mà họ tham gia. Vị trí của họ trong nhiều nhóm và nhiều mối quan hệ với các nhóm khác nhau thay đổi vào hoàn cảnh cụ thể.

Như vậy, một nhân viên trong công ty có thể giữ vị trí được tôn kính trong công ty đó, nhưng lại là người khiêm nhường trong các mối quan hệ với khách hàng của công ty.

Trong môi trường làm việc, có một ví dụ điển hình như sau: Các nhân viên dưới quyền một quản lí là người trong nhóm đối với anh ta, người quản lí có thể sử dụng ngôn ngữ thông thường với họ. Ông chủ của người quản lí đó, hoặc là nhân viên của bộ phận khác, đều là người ngoài nhóm và anh ta phải dùng kính ngữ. Tuy nhiên, khi đi đàm phán với người của công ty khác, toàn bộ người trong công ty của người quản lí kia lại là người trong nhóm, và công ty đàm phán kia là ngoài nhóm. Như vậy, việc anh ấy nói về công ty của mình, thậm chí là cả ông chủ của công ty mình mà không dùng tôn kính ngữ là vẫn được chấp nhận.

Một ví dụ khác, khi nói chuyện với cấp dưới, người quản lí có thể lược bỏ đuôi –san sau tên, anh không thể làm như vậy đối với cấp trên của mình. Mặt khác, khi nói chuyện với người ngoài, với bất kì người nào không có quan hệ với công ty mình, anh ấy có thể bỏ mọi hậu tố trong tên để nói về người đó, bao gồm cả cấp trên.

Tuy nhiên, khi người quản lí nói với một cấp dưới về gia đình của người cấp dưới đó. Anh đề cập tới gia đình của người cấp dưới, có nghĩa là “trong nhóm” của người cấp dưới, nhưng không bao gồm người quản lí, trong trường hợp này người quản lí dùng kính ngữ với cấp dưới. Còn khi người quản lí đề cập đến gia đình của bản thân, là người “trong nhóm” so với bản thân, thì có thể dùng ngôn ngữ thông thường.

Khi này, người quản lí và cả người cấp dưới sẽ giống nhau, gọi gia đình của bản thân là kazoku và gia đình của người còn lại là go-kazoku (thêm tiền tố kính ngữ go).

Thêm một ví dụ nữa về ngôn ngữ, với động từ “ăn” có thể có các dạng sau

  • taberu (ăn, ngôn ngữ dùng thông thường)
  • itadaku (ngôn ngữ khiêm nhường, nghĩa đen là “nhận”, được sử dụng nói về bản thân hay người trong nhóm)
  • meshiagaru (ngôn ngữ tôn kính, dùng để nói về người ngoài nhóm)

Bên cạnh yếu tố ngôn ngữ Nhật, uchi-soto còn mở rộng ra tới những hoạt động xã hội. Chẳng hạn như trong gia đình Nhật Bản, người có vai vế lớn nhất, thường là ông bà, sẽ là người đi tắm đầu tiên, sau đó là những người còn lại trong gia đình xếp theo vai vế.

Tuy nhiên khi có khách thăm nhà, vị khách sẽ được mời tắm trước tên. Tương tự, nếu khách ở lại qua đêm sẽ được chuẩn bị, sắp xếp chỗ ngủ tiện nghi nhất, mặc dù điều này sẽ gây bất tiện lớn cho những người còn lại trong gia đình. Điều này là một vấn đề khó cho những người phương Đông ở Nhật Bản, khi họ là những người được dạy rằng cần phải lịch sự từ chối những tiếp đãi ân cần dành cho mình nhưng gây bất tiện cho người khác.

Văn hóa hẹn hò kiểu Nhật

Tìm hiểu văn hóa hẹn hò thú vị và kì lạ của người Nhật. Nếu bạn muốn hẹn hò với người Nhật thì hãy đọc ngay bài viết này của trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé!

Văn hóa hẹn hò kiểu Nhật

Ở Nhật, trước khi chính thức trở thành 1 đôi, 2 người con trai và con gái sẽ chỉ tạm gọi là quen biết  hay đi chơi với nhau thôi, sau khi tỏ tình(告白・こくはく・kokuhaku) thì mới được phép gọi là “hẹn hò” (デート).

Về cơ bản, chúng chỉ khác nhau ở tên gọi, nhưng vấn đề ở đây chính là, người Nhật rất coi trọng việc “tỏ tình”, và họ xem điều đó như là một bước ngoặc để khẳng định một mối quan hệ chính thức được bắt đầu.

Vậy để trở thành 1 cặp đôi chính thức người Nhật phải trải qua những giai đoạn như thế nào?

Giai đoạn 1: Làm quen

2 người quen nhau qua 1 nhóm bạn hoặc tình cờ hoặc sao đó, nhưng thường con trai Nhật sẽ không bao giờ nói chuyện với con gái lạ trước, tốt nhất là nên được giới thiệu bởi 1 người bạn chung.

Và nếu như 1 trong 2 người quan tâm và có cảm tình với người kia thì họ sẽ chủ động mời người đó đi chơi riêng.

Giai đoạn 2: Tìm Hiểu

2 người có thể đi chơi với nhau chung 1 nhóm, hoặc đi chơi riêng vài lần. Dù cuộc hẹn chỉ có 2 người nhưng khi đi chơi cùng nhau họ chẳng bao giờ nắm tay hay một hành động nào tương tự  vì  họ không cho rằng đây là HẸN HÒ, với họ hẹn hò là chỉ dành cho các cặp đã chính thức bước vào mối quan hệ.

Tuy nhiên khi đề cập tới việc sẽ tiếp tục hẹn nhau vào lần sau thì họ lại trả lời là “Đương nhiên rồi! Bao giờ vậy?”, trong trường hợp đó, họ đang trông đợi lời tỏ tình được thốt ra từ chính đối phương mà thôi!

Trong một số trường hợp yêu đơn phương, có nhiều người còn không có cơ hội trải qua bước 2 này mà tiến thẳng lên giai đoạn 3.

Giai đoạn 3: Tỏ Tình

Lời thú nhận tình cảm như một công tắc vậy. Một khi công tắc đã được gạt, họ sẽ bước vào mối quan hệ chính thức. Hay nói cách khác, họ thường không hành động như một bạn trai hay bạn gái đúng nghĩa nếu hai người chưa chính thức hẹn hò.

Nếu bạn đã từng đọc manga, xem phim anime sẽ thấy hình ảnh một cô gái bẽn lẽn cầm thư đi tỏ tình với con trai là chủ yếu và nghĩ rằng con trai Nhật thật thụ động trong việc tỏ tình thì bạn nhầm rồi nhé! Trên thực tế thì các chàng trai Nhật Bản vẫn luôn là những người tỏ tình trước.

Hầu hết sau 3-4 buổi đi chơi như ở trên thì đến buổi tiếp theo người bạn trai nên “tỏ tình” nếu không người con gái sẽ buồn và thất vọng vì phải chờ đợi.

Khi thổ lộ tình cảm họ sẽ “tỏ tình”, bằng cách nói:

1. 付き合ってください!(つきあってください)

“Chúng mình hãy hẹn hò đi!”,

2. あなたのことが大好きです。(あなたのことが だいすきです。)

“Anh thích em rất nhiều!”

Lưu ý người Nhật hạn chế nói câu: 愛してる(あいしてる) vì nhiều lí do.

Nếu được đối tượng còn lại đồng ý thì cả 2 chính thức bước vào mối quan hệ mới với những buổi hẹn hò, và lễ kỉ niệm tình yêu vào chính ngày lời tỏ tình được nói ra. Lúc này họ cũng trở thành bạn trai – bạn gái của nhau. Và sau khi trở thành người yêu của nhau, nếu bạn hẹn hò với một người con gái hay con trai khác, hành động đó sẽ bị coi là “lừa đảo” bởi vì khi đó hai người đã chính thức trở nên độc quyền của nhau.

Có nhiều người nghĩ rằng, sẽ phí thời gian cho việc tỏ tình, hẹn hò với ai đó mà không tiến đến hôn nhân hay một mối quan hệ lâu dài. Nhưng đối với người Nhật, thì đây là một trong những điều kiện cần thiết, để những cặp đôi có thể bắt đầu bước vào một mối quan hệ nghiêm túc với nhau, và đây cũng được xem như là một trong những nét văn hoá truyền thống đặc trưng của người dân xứ sở Mặt trời mọc.

Văn hoá Nhật Bản khi tiếp xúc với người Nhật

Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa mang tính tập thể cao. Chính vì vậy nên việc tránh biểu lộ yếu tố cá nhân trở thành một hệ quả tất yếu. Khi giao tiếp, cần phải có văn hoá nhật bản khi tiếp xúc với người Nhật. Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ cho các bạn thấy những nét văn hoá đó nhé.

Văn hoá Nhật Bản khi tiếp xúc với người Nhật

Khi người Nhật giao tiếp, họ tương tác dựa vào người nghe, lấy người nghe làm trung tâm và rất chú trọng làm thế nào để cho đối phương cảm thấy dễ chịu. Họ rất ít khi làm phiền người khác bởi cảm xúc riêng của mình, dù cho có chuyện buồn nhưng khi giao tiếp họ luôn mỉm cười.

Vậy khi chúng ta giao tiếp với người Nhật cần lưu ý những điểm gì?? Học hỏi văn hoá Nhật Bản nào cần cho giao tiếp.

1. Lần đầu tiếp xúc

Đối với người Việt Nam, khi chào hỏi, gặp nhau, mọi người thường bắt tay hay vỗ vai. Tuy nhiên, đối với người Nhật, giữ khoảng cách là điều rất quan trọng. Nếu không sẽ bị coi là xô bồ, gây khó chịu.

Hành động cúi gập người trước người khác rất được để ý và đầy hàm ý. Cúi gập người thấp hơn và lâu hơn là biểu hiện của sự tôn trọng.

Hãy coi đó là một tục lệ thông thường khi tiếp xúc với người Nhật, nhưng không nên bắt chước nếu không hiểu rõ hết các nguyên tắc. Một cử chỉ đơn giản là cái gật đầu vui vẻ là đủ thể hiện sự tôn trọng.

Khi giới thiệu về bản thân, người Nhật thường không giới thiệu tỉ mỉ về bản thân của họ như nghề nghiệp, nơi ở,… Và chúng ta cũng tránh hỏi những thông tin mang tính cá nhân riêng tư như tuổi tác, gia đình.

2. Trang phục

Nguyên tắc là sang trọng và hợp mốt. Người Nhật rất để ý và coi trọng chất lượng, đẳng cấp. Ăn mặc xuềnh xoàng bị coi là không tôn trọng họ. Bạn còn phải đặc biệt để ý đến đôi tất vì rất nhiều trường hợp không ngồi vào bàn để trao đổi  mà ngồi thấp, phải cởi bỏ giầy.

3. Tiết chế cảm xúc

Xin đừng bao giờ để sa vào tranh cãi với người Nhật.

Người Nhật không tranh cãi công khai. Nếu có chuyện gì thì xin bạn hay cố gắng che giấu suy nghĩ và ấn tượng riêng. Nói thẳng ra hoặc để cho người Nhật nhận thấy sẽ bị coi là không tinh tế.

4. Nói giảm nói tránh

Người Nhật Bản thường rất câu lệ về ngôn từ trong giao tiếp. Họ rất ghét và không bao giờ nói Không. Ngôn từ đều được kết hợp hài hòa để tránh hiểu lầm, xung đột từ đối tượng giao tiếp.

Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật hay nói quanh co hoặc nhẹ nhàng đưa ra gợi ý. Tuy nhiên, cũng có đôi khi họ nói thẳng ra ý kiến của mình rõ ràng nhưng cẩn thận để người khác không nổi giận.

Sự tự chủ của người Nhật giúp họ giữ bình tĩnh và không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Để lĩnh hội kĩ năng này, bạn cần phải lắng nghe kĩ từng từ người khác lẫn bản thân nói. Nhờ đó, bạn sẽ nhận biết những dấu hiệu xấu và thay đổi trước khi mọi chuyện trở nên xấu hơn.

5. Lời khen

Nói lời khen với người Nhật cũng nên hết sức cẩn thận.

Chẳng hạn như nếu khen – cho dù thật lòng – “Ông/Bà thuyết trình thật tuyệt vời” sẽ khiến người Nhật bối rối và hiểu nhầm là phê phán theo đường vòng. Ai muốn khen ngợi người Nhật Bản thì chỉ nên đề cập đến cái yếu kém của chính mình chứ không tán dương thành tích của người khác.

Khen ngợi người Nhật cách tốt nhất, lý tưởng nhất là xin họ một lời khuyên.

6. Điện thoại

Khi nói chuyện điện thoại, người Nhật thậm chí còn mỉm cười hoặc cúi người chào người bên kia, như thể đang đứng trước người đó vậy. Vì thế, bạn nên để người Nhật bỏ máy xuống trước, sau đó mới bỏ máy điện thoại, hoặc tắt máy của mình, để tránh bị coi là thiếu lịch sự hay không được chỉ bảo cặn kẽ.

Người Nhật thường giao tiếp với  nhau như thế nào qua điện thoại?

7. Quà tặng

Không bao giờ được phép tặng người Nhật các món quà như dao, kéo và cái mở thư vì người Nhật coi những thứ đó là điềm báo hiệu chia tay, phân ly hoặc ly hôn.

Không được tặng tranh có hình con cáo hoặc con thằn lằn vì chúng bị coi là không tao nhã.

Không được phép mở món quà được tặng ngay trước mặt người tặng vì như thế sẽ bị coi là tham lam.

8. Trả tiền

Khi đi ăn, nếu bạn muốn là người trả tiền thì trước đó bạn hãy nói với người phục vụ. Không được tính cộng lại, kiểm tra con tính trên hóa đơn thanh toán.

Sa đà công khai vào chuyện tiền bạc như vậy bị coi là không tinh tế và tao nhã.

Văn hóa thần tượng tại Nhật Bản

Thần tượng ở Nhật Bản là những con người đặc biệt, làm nên cả một nét văn hóa đặc sắc. Bài viết này các bạn sẽ cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu về văn hóa thần tượng tại Nhật Bản nhé.

Văn hóa thần tượng tại Nhật Bản

Văn hoá thần  tượng ở Nhât Bản không phải là điều quá mới mẻ, vốn đã tiếp diễn từ khoảng 40 năm trước tới giờ. Văn hoá này phát triển rất nhanh từ thập niên 70, thường là những cô gái 14-16 tuổi, những anh chàng 15-18 tuổi, biểu diễn những bài hát “kawaii” trên sân khấu.

Thần tượng, tượng trưng cho 2 điều mang tính trọng tâm trong văn hoá Nhật Bản. Đó là tuổi trẻ và sự thuần khiết. Họ phải luôn cho người khác thấy sự thuần khiết của mình ngay cả trong đời sống thường ngày. Điều này cũng là một sự mâu thuẫn kì lạ, khi họ cần phải thu hút người khác giới với tư cách là thần tượng.  Phần lớn khi tuổi cao họ cũng sẽ rời khỏi ngành, được gọi là “tốt nghiệp”.  Một số thì sẽ bắt đầu sự nghiệp solo sau khi không còn là thần tượng nữa.

Các thần tượng ngay cả trong cuộc sống riêng tư cũng phải thuần khiết. Bởi vậy nên những mối quan hệ với người khác giới là một điều cấm kị.

Ngoài ra còn có một thứ goi là “Sự kiện bắt tay”. Là sự kiện các fan có thể đến gặp thần tượng, trò chuyện và bắt tay với họ, nhờ đó mà bức tường ngăn cách giữa fan và thần tượng có thể được xóa bỏ.

Trước đây, vào những năm 1970, những  điều riêng tư về thần tượng luôn là những điều bí mật mà các fan khó mà biết được. Ngày nay thì nhớ internet và các phương tiện truyền thông, các fan có thể dễ dàng đến gần hơn, tìm hiểu về các thần tượng mình thích.

Còn một điều đặc biệt tại Nhât Bản rằng thần tượng có thể vẫn còn là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, số ngày đi học không đủ vẫn có thể tốt nghiệp nếu có bản báo cáo trình bày lí do.  Trong đó, “Hoạt động thần tượng” cũng được coi là một trong những lí do nghỉ học được chấp nhận.

Không phải tất cả những thần tượng ở Nhật đều biết hát. Đương nhiên, những người biết hát, biết nhảy sẽ lấy đó là điểm mạnh và dễ được nổi tiếng hơn. Nhưng bản chất của thần tượng được yêu thích là nhờ sự dễ thương, nên việc thần tượng không hát hay cũng không phải là điều quá ngạc nhiên ở Nhật Bản.

Mặc dù vậy,  các thần tượng ở Nhật Bản vẫn được yêu thích và nổi tiếng. Những buổi hòa nhạc, đĩa nhạc, sự kiện, sản phẩm của họ vẫn được các fan ủng hộ. Không phải ngẫu nhiên mà thần tượng lại trở thành một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản đúng không?

Các kiểu cúi chào ở Nhật

Nhật Bản là một nước rất coi trọng nghi thức và lễ nghĩa. Đối với người Nhật, việc đánh giá một người không chỉ dựa vào cách nói chuyện mà còn dựa vào những cử chỉ, thái độ mà người. Vậy nên hôm nay, Trung tâm tiếng nhật Kosei giới thiệu đến các bạn các kiểu cúi chào trong văn hóa nhật nhé.

Các kiểu cúi chào ở Nhật Bản

 

Nhật Bản là một nước rất coi trọng nghi thức và lễ nghĩa. Đối với người Nhật, việc đánh giá một người không chỉ dựa vào cách nói chuyện mà còn dựa vào những cử chỉ, thái độ mà người đó thể hiện có đúng chuẩn mực hay không. Bởi vậy, nếu bạn muốn làm việc trong môi trường Nhật Bản thì điều đầu tiên bạn nên học đó là các lễ nghi trong cách làm việc của họ. Và điều gây ấn tượng với họ trước hết là cách chào hỏi. Hãy cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu về các cách cúi chào ở Nhật nhé.

Tư thế cúi chào: Khi chào, đầu tiên là đứng thẳng lưng, đồng thời ngẩng cao đầu, nửa thân trên chuyển động cúi hướng về phía trước, phần thân dưới giữ nguyên trên một đường thẳng, không để cong ra phía sau.

Tuy nhiên, giữa nam và nữ tư thế cũng khác nhau:

  • Đối với nam: hai bàn tay duỗi thẳng, khép ngón, khép 2 cánh tay bên sườn và cúi xuống.
  • Đối với nữ: Hai tay đặt trước bụng tạo thành chữ V, tay phải đặt lên tay trái, ngón tay duỗi thẳng và khép lại rồi từ từ cúi chào.

Ở Nhật, có 3 kiểu chào (Ojigi):

Kết quả hình ảnh cho Kiểu Eshaku

Các kiểu cúi chào ở Nhật Bản

  • Kiểu Eshaku (会釈): Đây là Ojigi ở mức độ nhẹ nhất, dùng khi chào hỏi bạn bè hoặc những người cùng cấp bậc với mình. Với kiểu Eshaku, người Nhật sẽ cúi đầu khoảng 15º khi chào nhau.
  • Kiểu Keirei (敬礼): Đây là kiểu Ojigi dùng để chào cấp trên, khách hàng hoặc những người lớn tuổi hơn mình. Người Nhật sẽ cúi đầu khoảng 30 ~ 35º khi thực hiện kiểu chào này.
  • Kiểu Saikeirei (最敬礼): Đây là kiểu chào lịch sự nhất trong Ojigi, dùng để nói lời cảm ơn, lời xin lỗi hoặc thể hiện thành ý của mình với đối phương. Người Nhật sẽ cúi đầu khoảng từ 45~60º khi thực hiện kiểu chào này. Khi tiến hành chào, người Nhật sẽ nói lời chào trước rồi cúi đầu chào hoặc vừa nói lời chào, vừa cúi đầu chào.

Có thể đây chỉ là những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng nó lại rất quan trọng. Nó là yếu tố đầu tiên giúp bạn để lại ấn tượng với người Nhật. Vì thế, khi tiếp xúc với người Nhật, đừng quên những cách chào hỏi như này nhé.

Các bạn tìm hiểu thêm nhiều lễ nghĩa truyền thống khác của Nhật tại đây nhé:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *